Hà Nội 34 °C
TP Hồ Chí Minh 31 °C
Hải Phòng 33 °C
Đà Nẵng 34 °C
Yên Bái 32 °C
  • Hà Nội Hà Nội 34°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 31°C
  • Hải Phòng Hà Nội 33°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 34°C
  • Yên Bái Hà Nội 32°C

Đừng để lễ hội dân tộc bị “mất gốc” văn hóa

Di sản văn hóa
05/06/2024 11:52
Thùy Dương
aa
Một số lễ hội dân tộc được phục dựng chỉ để phục vụ, thu hút khách du lịch, nhiều yếu tố trong lễ hội được làm mới, xa lạ với truyền thống địa phương. Cách thức tổ chức nhiều lễ hội dân gian chưa tốt, thậm chí lộn xộn, gây bất bình cho người dân lẫn du khách.

Nhiều lễ hội bị hiện đại hóa

Theo thống kê, hiện nay cả nước ta có khoảng 7.966 lễ hội, trong đó có trên 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88%), phần lớn trong số đó là do cấp xã quản lý (5.517 lễ hội, chiếm gần 70%).

Lễ hội dân gian vốn gắn bó với từng làng quê, từng vùng, miền và mang tính đặc trưng, song hiện nay lại được tổ chức theo một khuôn mẫu, một trình tự, một kịch bản gần như nhau, tạo nên sự đơn điệu, kém hấp dẫn.

Một số lễ hội dân tộc thiểu số vẫn chưa khai thác được nhiều, vẫn bị thất truyền và lực lượng nghệ nhân dân gian ngày càng mai một.

Thực trạng đáng buồn hiện nay là nhiều không gian văn hóa, lễ hội của đồng bào đang dần bị hiện đại hóa. Ví như sự kết hợp nhiều khi vụng về, chắp vá vội vàng các yếu tố của lễ hội dân gian trong các lễ hội du lịch hay “sân khấu hóa” nhiều loại hình nghệ thuật dân gian khó được du khách chấp nhận.

Có lễ hội của người Mông, nhà tổ chức đã làm “sân khấu hóa” phông bạt xanh đỏ và hàng loạt các băng rôn, khẩu hiệu, là những thứ không thuộc không gian văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc.

Đừng để lễ hội dân tộc bị “mất gốc” văn hóa
Lễ hội cầu mưa của người Thái Trắng ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La được bảo tồn và phát huy. (Ảnh: Hà Hằng)

Lễ hội đâm trâu là một lễ hội rất có ý nghĩa đối với đồng bào vùng cao, ghi dấu tinh thần đoàn kết của làng và dịp để “báo công” với thần linh.

Nhưng ngay ở phần chính của lễ hội này lại xuất hiện những thanh niên người dân tộc mặc trang phục… hiện đại: quần jean, áo sơ mi và mang dép lê thực hiện nghi thức đâm trâu, trước sự chứng kiến của đông đảo người dân và du khách...

Nhiều người dân đi lễ hội cũng không biết lễ hội đó tôn vinh vị thần nào. Họ cầu cúng trong tâm lý chung là “kéo” thần thánh về gần với cuộc sống đời thường để phục vụ cho những nhu cầu cũng hết sức đời thường. Xu hướng này cũng góp phần làm hạn chế tính thiêng của lễ hội, khiến cho lễ hội trở nên tự do, thậm chí có phần tùy tiện, lộn xộn...

Cần gìn giữ bản sắc dân tộc độc đáo

Không ít người dân, nhất là lớp trẻ hiện nay không mấy mặn mà với các lễ hội truyền thống nói chung. Môi trường diễn xướng hiện nay đã nhiều thay đổi nên tiếng chiêng, những câu hát dân gian đối đáp nam nữ và các điệu múa cổ truyền cũng không còn nhiều dịp thể hiện, thay vào đó là những thùng loa với nhạc chạy chữ karaoke được dân bản cất lên.

Một số lễ hội bị “lai căng” do nhận thức chưa thấu đáo về các giá trị văn hóa của cộng đồng, dẫn đến việc tiếp thu, pha trộn thiếu chọn lọc hay tổ chức các nghi lễ, lễ hội, phong tục sai quy cách, phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực.

Già làng Bhơriu Prăm (xã Sông Kôn, Đông Giang, Quảng Nam) nhiều lần trăn trở về văn hóa Cơ Tu đang dần bị “biến dạng”. Câu chuyện về “dùng rượu, bia thay rượu cần” cũng thường xuyên được già lấy làm ví dụ. “Bây giờ văn minh rồi nhưng không có nghĩa bỏ đi văn hóa của dân tộc mình.

Nghĩ vậy là sai trái, đi ngược với sự bảo tồn đó rồi” - già Prăm từng nói. Có rất nhiều nguyên nhân khiến rượu cần ngày càng vắng bóng ở các lễ hội, sinh hoạt văn hóa của đồng bào, như suy nghĩ dùng bia tiện hơn nhiều so với ủ rượu cần với nhiều công đoạn rườm rà, tốn công sức.

Để phục dựng và giữ gìn bản sắc văn hóa lễ hội các dân tộc thiểu số, Bộ VH,TT&DL đã có văn bản yêu cầu các Sở VH,TT&DL chú trọng việc chỉ đạo tổ chức phục dựng lễ hội truyền thống giàu bản sắc, được lưu giữ trong đời sống các dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Các lễ hội cần diễn ra một cách dân dã, tự nhiên, phản ánh sinh hoạt văn hóa cộng đồng, do đồng bào chủ động tham gia mở hội và thụ hưởng những giá trị văn hóa do lễ hội mang lại một cách thiết thực, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm.

Các lễ hội dân gian cần phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, lồng ghép đưa các yếu tố văn hóa mới tiến bộ nhằm tăng cường giao lưu quảng bá, giới thiệu, phù hợp với nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tâm linh của đồng bào các dân tộc, góp phần thúc đẩy phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, loại bỏ yếu tố lạc hậu, hủ tục không phù hợp trong đời sống cộng đồng.

bài liên quan
Cần Thơ: Đưa nhạc cụ dân tộc, âm nhạc truyền thống vào trong học đường

Cần Thơ: Đưa nhạc cụ dân tộc, âm nhạc truyền thống vào trong học đường

Ngày 21/5, Trung tâm hỗ trợ Học sinh Sinh viên (HSSV) TP Cần Thơ phối hợp Trường Phổ thông Thái Bình Dương tổ chức chương trình “Giới thiệu nhạc cụ dân tộc cho đoàn viên, thanh thiếu niên” và ra mắt “Mô hình lớp học dân ca 0 đồng”.
Vợ lẽ con riêng không được di chúc, liệu có được hưởng di sản thừa kế?

Vợ lẽ con riêng không được di chúc, liệu có được hưởng di sản thừa kế?

Cha tôi mất có để lại di chúc cho hai anh em tôi toàn bộ nhà và đất, chúng tôi đã chia thừa kế xong xuôi. Nay có vợ lẽ (không hôn thú) và con riêng (8 tuổi) của cha tìm về đòi hưởng thừa kế dù họ không được di chúc. Xin hỏi trường hợp này vợ lẽ, con riêng của cha tôi có được hưởng thừa kế không? Nếu có, liệu có phải gộp tài sản về nguyên trạng ban đầu để chia lại? (Bạn Hoàng Anh, 28 tuổi, ở Hưng Yên) hỏi.
TP.HCM sắp diễn ra Lễ hội Bánh mì lần 2 năm 2024

TP.HCM sắp diễn ra Lễ hội Bánh mì lần 2 năm 2024

Ngày 23/4, Hiệp hội Du lịch và Sở Du lịch TP.HCM đã phối hợp tổ chức công bố Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 2 năm 2024 với chủ đề "Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực thế giới".
Gần 1.000 người tham gia Liên hoan nghệ thuật quần chúng khu vực TP.HCM

Gần 1.000 người tham gia Liên hoan nghệ thuật quần chúng khu vực TP.HCM

Với chủ đề "80 năm vang mãi bản hùng ca", Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần 10 năm 2024 khu vực 1 - TP.HCM có 927 cán bộ, diễn viên đến từ 24 đoàn nghệ thuật quần chúng tranh tài.
Sắp diễn ra Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc miền núi tỉnh Bình Ðịnh lần thứ XII

Sắp diễn ra Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc miền núi tỉnh Bình Ðịnh lần thứ XII

Ngày hội với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc miền núi tỉnh Bình Định - Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển” sẽ diễn ra từ ngày 6 – 8/6, tại thị trấn Vân Canh (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định).
Về Cần Thơ tham gia Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lớn nhất miền Tây

Về Cần Thơ tham gia Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lớn nhất miền Tây

Sáng 2/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ tổ chức họp báo cung cấp thông tin về Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 11 năm 2024, dự kiến tổ chức tại quảng trường quận Bình Thủy từ ngày 17 đến 21/4.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thi tốt nghiệp THPT năm 2024, có hơn 1 triệu thí sinh dự thi

Thi tốt nghiệp THPT năm 2024, có hơn 1 triệu thí sinh dự thi

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được tổ chức cơ bản giữ ổn định như giai đoạn 2020-2023.
Quảng Ninh: Chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Quảng Ninh: Chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Với sự chủ động về mọi mặt, hy vọng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, ngành GD&ĐT Quảng Ninh sẽ gặt hái nhiều thành công, góp phần nâng cao chất lượng tốt nghiệp THPT, chất lượng thi tuyển đại học, cao đẳng trong năm học 2024-2025 và những năm tiếp theo.
Dự kiến tháng 7/2024, VASEP sẽ phát hành "Bản đồ Doanh nghiệp Thủy sản Việt Nam 2024"

Dự kiến tháng 7/2024, VASEP sẽ phát hành "Bản đồ Doanh nghiệp Thủy sản Việt Nam 2024"

Đây là ấn phẩm cầm tay gọn, nhẹ và đầy đủ thông tin, phát hành rộng rãi trong và ngoài nước với số lượng lớn. Bản đồ là công cụ quảng bá và định danh nhanh - hiệu quả và hợp lý cho các DN chế biến và XK thủy sản Việt Nam.
Tin bài khác

'Đánh thức' tiềm năng du lịch từ bảo tàng

Việt Nam có số lượng bảo tàng lớn với hàng nghìn hiện vật mang đậm bản sắc dân tộc. Đây là tiềm năng để phát triển du lịch, thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu văn hóa của đất nước. Tuy nhiên, du lịch bảo tàng ở Việt Nam hiện vẫn chưa thực sự hấp dẫn.
Sôi động du lịch biển đảo Quảng Ninh

Sôi động du lịch biển đảo Quảng Ninh

Mùa hè tới cũng là thời điểm du lịch biển đảo Quảng Ninh vào mùa sôi động nhất, các địa điểm du lịch trong tỉnh đều “bùng nổ” đặc biệt tại các địa phương có thế mạnh biển đảo như Hạ Long, Vân Đồn, Cô Tô, Hải Hà, Móng Cái.
Cần xóa bỏ tư duy làm du lịch

Cần xóa bỏ tư duy làm du lịch 'ăn xổi'

Diễn đàn kinh tế thế giới vừa công bố bảng xếp hạng Chỉ số năng lực phát triển du lịch, Việt Nam xếp thứ 59 trên 119 quốc gia và vùng lãnh thổ. Giảm 3 bậc so với lần đánh giá gần đây nhất (năm 2021), điều này cho thấy du lịch Việt Nam cần nỗ lực hoàn thiện hơn.
Khai mạc triển lãm Văn hoá Phật giáo - Festival Huế 2024

Khai mạc triển lãm Văn hoá Phật giáo - Festival Huế 2024

Chào mừng Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, ngày 7/6, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã diễn ra Khai mạc triển lãm Văn hoá Phật giáo - Festival Huế 2024.
Gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống từ sen Tây Hồ

Gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống từ sen Tây Hồ

Hồ Tây đã từ lâu nổi tiếng với thương hiệu sen Hồ Tây hay còn gọi là sen Bách Diệp. Nhưng từ năm 2018 đến nay, do những sự thay đổi của thời tiết, chất lượng nước… khiến diện tích trồng sen để làm nguyên liệu cho nghề ướp chè sen bị thu hẹp. Do đó, việc khôi phục và phát triển nghề trồng sen là hết sức cần thiết nhằm tạo cảnh quan quanh Hồ Tây cũng như việc phát triển nghề ướp chè sen cũng như các sản phẩm có liên quan đến sen.
Phát triển du lịch ở Vườn quốc gia Yok Don để ứng xử văn minh đối với rừng

Phát triển du lịch ở Vườn quốc gia Yok Don để ứng xử văn minh đối với rừng

Vườn quốc gia Yok Don có vị trí đắc địa thuộc địa phận tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk nên vô cùng rộng lớn. Vườn quốc gia Yok Don nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 38km về phía Bắc và đây cũng là nơi được nhiều người ưa thích bởi hệ sinh thái và những trải nghiệm đa dạng có tại vườn.
Quảng Ninh từng bước đưa du lịch thành điểm đến “Kỳ quan 4 mùa”

Quảng Ninh từng bước đưa du lịch thành điểm đến “Kỳ quan 4 mùa”

Được ví như “một Việt Nam thu nhỏ” với nhiều tiềm năng lợi thế nổi trội, và đặc biệt với những quyết sách mạnh mẽ của tỉnh, du lịch Quảng Ninh đang trở thành điểm đến đầy hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước suốt bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
Khai mạc lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 trên biển: "Bữa tiệc" hấp dẫn, hoành tráng

Khai mạc lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 trên biển: "Bữa tiệc" hấp dẫn, hoành tráng

Từng bước nâng tầm, khẳng định thương hiệu Carnaval Hạ Long, năm nay chương trình Carnaval Hạ Long 2024 sẽ có nhiều điểm mới so với những năm trước đó. Trong đó, điểm nhấn là vở diễn nghệ thuật thực cảnh và lễ hội Carnaval trên biển đầu tiên tại Việt Nam
Hà Tĩnh: Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hà Tĩnh: Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 21/4, UBND xã Xuân Liên (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) tổ chức lễ đón bằng công nhận Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa

Tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa

Sáng 17/4, tiếp tục chương trình làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Khẳng định dự án Luật đủ điều kiện trình QH tại Kỳ họp thứ 7 tới, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ kỳ vọng dự án Luật khi được thông qua sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa.
toa dam chia se kinh nghiem gop phan trien khai hieu qua de an so 06

Tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm, góp phần triển khai hiệu quả đề án số 06

(PLM) - Ngày 20/6, tại Hà Nội, Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) đã tổ chức tọa đàm về việc thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030" và triển khai Thông tư số 03/2024/TT-BTP sửa đổi, bổ sung 08 thông tư liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
bo truong bo y te thong tin vu viec lanh dao vien phap y tam than bi bat

Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin vụ việc lãnh đạo Viện Pháp y tâm thần bị bắt

(PLM) - Liên quan đến sự việc các cán bộ, nguyên cán bộ Viện Pháp y Tâm thần Trung ương Biên Hoà bị bắt giữ, triệu tập, chiều 17/6 trong buổi gặp mặt cung cấp thông tin cho báo chí quý II năm 2024, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết sẽ xử lý nghiêm nếu có sai phạm.
nang cao nhan thuc cua doan vien thanh nien ve an ninh doi ngoai van hoa ung xu tren khong gian mang

Nâng cao nhận thức của đoàn viên thanh niên về an ninh đối ngoại, văn hoá ứng xử trên không gian mạng

Nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (19/6/1925 – 19/6/2024), ngày 18/6, Ban Thường vụ Đoàn Bộ Tư pháp phối hợp với Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chương trình Toạ đàm: “Nâng cao nhận thức của đoàn viên thanh niên về các vấn đề an ninh đối ngoại và văn hoá ứng xử trên không gian mạng”.
thu tuong du hoi nghi gioi thieu mo hinh chuyen doi so thanh cong cap bo nganh

Thủ tướng dự Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp Bộ, ngành

(PLM) - Chiều 16/6, tại Hà Nội, Ủy Ban Quốc gia về chuyển đổi số phối hợp với Toà án Nhân dân Tối cao đã tổ chức Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp Bộ, ngành. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy Ban Quốc gia về chuyển đổi số dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
vu chay tai pho dinh cong ha da tim duoc 4 thi the

Vụ cháy tại phố Định Công Hạ, đã tìm được 4 thi thể

(PLM) - Liên quan tới vụ cháy tại số nhà 207 phố Định Công Hạ mà Báo Pháp luật Việt Nam đã đưa tin trước đó, hiện đám cháy đã được dập tắt hoàn toàn. Qua tìm kiếm sơ bộ, các lực lượng đã phát hiện 04 thi thể. Theo ghi nhận Đồng chí Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội đã trực tiếp có mặt tại hiện trường chỉ đạo công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Được biết qua công tác cứu hộ cứu nạn, lực lượng chức năng đã phát hiện 04 thi thể. Hiện đồng chí Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội đang chỉ đạo các đơn vị liên quan, Công an quận Hoàng Mai phối hợp với các Cục nghiệp vụ của Bộ Công an khẩn trương điều tra, xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ cháy để giải quyết, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.