Hà Nội 32 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 32 °C
Đà Nẵng 32 °C
Yên Bái 30 °C
  • Hà Nội Hà Nội 32°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 32°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 32°C
  • Yên Bái Hà Nội 30°C

'Đánh thức' tiềm năng du lịch từ bảo tàng

Di sản văn hóa
12/06/2024 12:40
Hương Ngọc
aa
Việt Nam có số lượng bảo tàng lớn với hàng nghìn hiện vật mang đậm bản sắc dân tộc. Đây là tiềm năng để phát triển du lịch, thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu văn hóa của đất nước. Tuy nhiên, du lịch bảo tàng ở Việt Nam hiện vẫn chưa thực sự hấp dẫn.
Tiềm năng du lịch bảo tàng ở Việt Nam cần được khai thác tốt hơn. (Ảnh: Một gian trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
Tiềm năng du lịch bảo tàng ở Việt Nam cần được khai thác tốt hơn. (Ảnh: Một gian trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)

Nguồn tài nguyên quý

Việt Nam có lợi thế về chiều dài lịch sử, chiều sâu văn hóa. Nước ta có khoảng 200 bảo tàng cả công lập và tư nhân, trong đó còn lưu giữ rất nhiều di sản về tư liệu, hiện vật. Các bảo tàng chính là một nguồn tài nguyên quý báu để khai thác, phát triển du lịch bền vững.

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, Bộ VH,TT&DL từng nhận định bảo tàng được xem là con đường ngắn nhất để du khách tìm hiểu văn hóa, lịch sử của mỗi quốc gia, dân tộc.

Trên thế giới, có rất nhiều quốc gia đã khai thác triệt để tiềm năng của du lịch bảo tàng, đưa bảo tàng trở thành “điểm vàng” để du khách đến tham quan.

Tại Đông Nam Á, Singapore là một đất nước có điểm yếu về tài nguyên thiên nhiên, bù lại quốc đảo này có những bảo tàng nổi tiếng với khách du lịch nước ngoài, như: Bảo tàng lịch sử tự nhiên Lee Kong Chian, Bảo tàng Quốc gia Singapore, Bảo tàng Văn minh châu Á,.. Các bảo tàng được đầu tư cả nội dung và hình thức giúp cho Singapore thu về hàng trăm nghìn lượt khách tham quan.

Ngoài sức hấp dẫn công chúng đến tham quan, du lịch của các bảo tàng còn đem về nguồn thu rất lớn cho các quốc gia. Như tại Pháp, có hơn 1.000 bảo tàng, chiếm khoảng 17% GDP. Còn ở Mỹ, số liệu năm 2019 cho thấy các bảo tàng tại đây đã thu về khoảng 13 tỷ USD.

Tại Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, bảo tàng đang được đầu tư cả về khoa học, công nghệ, nghệ thuật và có chỗ đứng trong lòng người dân, khách du lịch. Một số bảo tàng được nhiều du khách biết đến, như: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam... Có thể thấy bảo tàng Việt Nam đang trên con đường “đánh thức” tiềm năng của mình.

Tuy nhiên, nhìn nhận thực tế, bảo tàng Việt Nam đang còn rất nhiều hạn chế về nhân lực, công tác truyền thông, cơ sở hạ tầng, nghèo nàn về ý tưởng để thu hút du khách và trở thành một sản phẩm du lịch đặc trưng của từng tỉnh, thành phố.

Tăng cường liên kết để phát triển du lịch bảo tàng

Chia sẻ với phóng viên, bà Nguyễn Thị Thắm - Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ nhận định, hiện nay, mối liên kết giữa du lịch và bảo tàng đang còn tồn tại những “khoảng trống”.

Việt Nam có rất nhiều bảo tàng thú vị, độc đáo với các di sản mang tầm vóc quốc tế, đậm đà bản sắc dân tộc, đáng lẽ những bảo tàng này phải được đông đảo du khách biết đến từ lâu.

Bà Thắm cho biết: “Bảo tàng là một trong các tiêu chí mà du lịch cần phải đưa vào. Ở nhiều nước trên thế giới, các tour du lịch đều được Chính phủ yêu cầu đưa du khách đặt chân đến một vài bảo tàng, di tích lịch sử nổi tiếng. Hiện nay, ở Việt Nam vẫn chưa có quy định đó”.

Theo bà Thắm, đây cũng là một trong những lý do bảo tàng Việt Nam chưa được du khách quốc tế biết đến nhiều. Mặc dù các bảo tàng Việt Nam hiện nay đã và đang nỗ lực áp dụng công nghệ hiện đại như 2D, 3D, ảnh 360 độ, thay đổi cách trưng bày, tổ chức nhiều hoạt động, nhưng một mình bảo tàng nỗ lực thì vẫn chưa đủ.

Muốn bảo tàng trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn, cần phải có sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, công ty du lịch - lữ hành phối hợp với bảo tàng nhằm thu hút du khách đến tham quan và quay trở lại nhiều lần.

Ngoài việc tạo mối liên kết giữa du lịch và bảo tàng, để “kéo” du khách đến gần với bảo tàng, các hoạt động giáo dục hướng tới đối tượng thanh, thiếu niên, học sinh cần được tích cực tổ chức.

Ông Nguyễn Văn Vũ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm, TP Hội An - chia sẻ, Cù Lao Chàm hướng đến phát triển du lịch một cách bền vững gắn với bảo tồn, phát huy giá trị của nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa nghìn năm tại nơi đây. Đặc biệt, các hoạt động giáo dục là một tiềm năng du lịch đang được Cù Lao Chàm khai thác.

Ông Vũ cho biết: “Sứ mệnh của bảo tàng là thu thập, bảo quản, giải thích và trưng bày các hiện vật có ý nghĩa nghệ thuật, văn hóa, khoa học cho việc nghiên cứu và giáo dục.

Các bảo tàng ở Cù Lao Chàm rất chú trọng đến đối tượng học sinh, sinh viên ở địa bàn và rộng hơn nữa là các du khách, các đoàn của những trường trung học, đại học tới du lịch, học tập. Những chương trình giáo dục bảo vệ thiên nhiên, di sản sẽ được lồng ghép tinh tế vào trong mỗi chuyến đi”.

bài liên quan
Tiềm năng du lịch ở lòng hồ thủy điện Bảo Lâm 3

Tiềm năng du lịch ở lòng hồ thủy điện Bảo Lâm 3

Nằm giữa 2 tỉnh Hà Giang và Cao Bằng, lòng hồ thủy điện Bảo Lâm 3 đang phô diễn vẻ đẹp tựa như nàng tiên giữa núi rừng cực Bắc hùng vĩ.
Khánh Hòa: Cần xử lý hình sự vụ giang hồ đập phá tan hoang cơ sở du lịch để tránh tiền lệ xấu

Khánh Hòa: Cần xử lý hình sự vụ giang hồ đập phá tan hoang cơ sở du lịch để tránh tiền lệ xấu

Trưởng Công an TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà khẳng định tài sản của bà Loan được pháp luật bảo hộ, không có cá nhân nào được phép huỷ hoại. Tuy nhiên, các chuyên gia pháp luật nhận định trong xử lý sự việc này, cơ quan chức năng địa phương có một số thiếu sót tắc trách, cần bổ sung ngay.
Hội Báo Toàn quốc 2016: Nơi ngưng tụ tinh hoa báo Việt

Hội Báo Toàn quốc 2016: Nơi ngưng tụ tinh hoa báo Việt

Hội Báo Toàn quốc 2016 với chủ đề “Mừng Xuân mới, Mừng thành công của Đại hội Đảng lần thứ XII, Mừng đất nước 30 năm đổi mới”.
Đất nền Sapa, Lào Cai sốt vì tiềm năng du lịch

Đất nền Sapa, Lào Cai sốt vì tiềm năng du lịch

Những tiềm năng, thế mạnh về du lịch với lượng du khách tăng mạnh, cùng với việc cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi vào hoạt động, đã khiến thị trường bất động sản Lào Cai “sốt” lên từng ngày.
Chiêm ngưỡng: “Thiên đường sống ảo” giữa lòng Hà Nội

Chiêm ngưỡng: “Thiên đường sống ảo” giữa lòng Hà Nội

Ghé Làng lụa Vạn Phúc( Hà Đông) vào một ngày nắng đẹp rực rỡ, du khách như thể đang lạc vào một “thiên đường sống ảo” có một không hai giữa lòng thủ đô.
Mới nhất
Đọc nhiều
Hoàn tiền không giới hạn khi mua sắm trên ứng dụng PVConnect

Hoàn tiền không giới hạn khi mua sắm trên ứng dụng PVConnect

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) mới đây vừa chính thức triển khai tính năng “Mua sắm hoàn tiền” trên ứng dụng ngân hàng số PVConnect.
Chính phủ yêu cầu gỡ khó đối với thị trường bất động sản

Chính phủ yêu cầu gỡ khó đối với thị trường bất động sản

Bộ Xây dựng được giao theo sát tình hình, phải có giải pháp tháo gỡ, xử lý để các khó khăn của thị trường bất động sản "phải có chuyển biến rõ nét 6 tháng cuối năm".
Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm nhân sự 3 cơ quan

Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm nhân sự 3 cơ quan

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành các quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ đối với 3 nhân sự cơ quan.
Tin bài khác
Sôi động du lịch biển đảo Quảng Ninh

Sôi động du lịch biển đảo Quảng Ninh

Mùa hè tới cũng là thời điểm du lịch biển đảo Quảng Ninh vào mùa sôi động nhất, các địa điểm du lịch trong tỉnh đều “bùng nổ” đặc biệt tại các địa phương có thế mạnh biển đảo như Hạ Long, Vân Đồn, Cô Tô, Hải Hà, Móng Cái.
Cần xóa bỏ tư duy làm du lịch

Cần xóa bỏ tư duy làm du lịch 'ăn xổi'

Diễn đàn kinh tế thế giới vừa công bố bảng xếp hạng Chỉ số năng lực phát triển du lịch, Việt Nam xếp thứ 59 trên 119 quốc gia và vùng lãnh thổ. Giảm 3 bậc so với lần đánh giá gần đây nhất (năm 2021), điều này cho thấy du lịch Việt Nam cần nỗ lực hoàn thiện hơn.
Khai mạc triển lãm Văn hoá Phật giáo - Festival Huế 2024

Khai mạc triển lãm Văn hoá Phật giáo - Festival Huế 2024

Chào mừng Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, ngày 7/6, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã diễn ra Khai mạc triển lãm Văn hoá Phật giáo - Festival Huế 2024.
Gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống từ sen Tây Hồ

Gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống từ sen Tây Hồ

Hồ Tây đã từ lâu nổi tiếng với thương hiệu sen Hồ Tây hay còn gọi là sen Bách Diệp. Nhưng từ năm 2018 đến nay, do những sự thay đổi của thời tiết, chất lượng nước… khiến diện tích trồng sen để làm nguyên liệu cho nghề ướp chè sen bị thu hẹp. Do đó, việc khôi phục và phát triển nghề trồng sen là hết sức cần thiết nhằm tạo cảnh quan quanh Hồ Tây cũng như việc phát triển nghề ướp chè sen cũng như các sản phẩm có liên quan đến sen.
Đừng để lễ hội dân tộc bị “mất gốc” văn hóa

Đừng để lễ hội dân tộc bị “mất gốc” văn hóa

Một số lễ hội dân tộc được phục dựng chỉ để phục vụ, thu hút khách du lịch, nhiều yếu tố trong lễ hội được làm mới, xa lạ với truyền thống địa phương. Cách thức tổ chức nhiều lễ hội dân gian chưa tốt, thậm chí lộn xộn, gây bất bình cho người dân lẫn du khách.
Phát triển du lịch ở Vườn quốc gia Yok Don để ứng xử văn minh đối với rừng

Phát triển du lịch ở Vườn quốc gia Yok Don để ứng xử văn minh đối với rừng

Vườn quốc gia Yok Don có vị trí đắc địa thuộc địa phận tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk nên vô cùng rộng lớn. Vườn quốc gia Yok Don nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 38km về phía Bắc và đây cũng là nơi được nhiều người ưa thích bởi hệ sinh thái và những trải nghiệm đa dạng có tại vườn.
Quảng Ninh từng bước đưa du lịch thành điểm đến “Kỳ quan 4 mùa”

Quảng Ninh từng bước đưa du lịch thành điểm đến “Kỳ quan 4 mùa”

Được ví như “một Việt Nam thu nhỏ” với nhiều tiềm năng lợi thế nổi trội, và đặc biệt với những quyết sách mạnh mẽ của tỉnh, du lịch Quảng Ninh đang trở thành điểm đến đầy hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước suốt bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
Khai mạc lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 trên biển: "Bữa tiệc" hấp dẫn, hoành tráng

Khai mạc lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 trên biển: "Bữa tiệc" hấp dẫn, hoành tráng

Từng bước nâng tầm, khẳng định thương hiệu Carnaval Hạ Long, năm nay chương trình Carnaval Hạ Long 2024 sẽ có nhiều điểm mới so với những năm trước đó. Trong đó, điểm nhấn là vở diễn nghệ thuật thực cảnh và lễ hội Carnaval trên biển đầu tiên tại Việt Nam
Hà Tĩnh: Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hà Tĩnh: Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 21/4, UBND xã Xuân Liên (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) tổ chức lễ đón bằng công nhận Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa

Tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa

Sáng 17/4, tiếp tục chương trình làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Khẳng định dự án Luật đủ điều kiện trình QH tại Kỳ họp thứ 7 tới, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ kỳ vọng dự án Luật khi được thông qua sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa.
bo truong bo y te thong tin vu viec lanh dao vien phap y tam than bi bat

Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin vụ việc lãnh đạo Viện Pháp y tâm thần bị bắt

(PLM) - Liên quan đến sự việc các cán bộ, nguyên cán bộ Viện Pháp y Tâm thần Trung ương Biên Hoà bị bắt giữ, triệu tập, chiều 17/6 trong buổi gặp mặt cung cấp thông tin cho báo chí quý II năm 2024, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết sẽ xử lý nghiêm nếu có sai phạm.
nang cao nhan thuc cua doan vien thanh nien ve an ninh doi ngoai van hoa ung xu tren khong gian mang

Nâng cao nhận thức của đoàn viên thanh niên về an ninh đối ngoại, văn hoá ứng xử trên không gian mạng

Nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (19/6/1925 – 19/6/2024), ngày 18/6, Ban Thường vụ Đoàn Bộ Tư pháp phối hợp với Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chương trình Toạ đàm: “Nâng cao nhận thức của đoàn viên thanh niên về các vấn đề an ninh đối ngoại và văn hoá ứng xử trên không gian mạng”.
thu tuong du hoi nghi gioi thieu mo hinh chuyen doi so thanh cong cap bo nganh

Thủ tướng dự Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp Bộ, ngành

(PLM) - Chiều 16/6, tại Hà Nội, Ủy Ban Quốc gia về chuyển đổi số phối hợp với Toà án Nhân dân Tối cao đã tổ chức Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp Bộ, ngành. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy Ban Quốc gia về chuyển đổi số dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
vu chay tai pho dinh cong ha da tim duoc 4 thi the

Vụ cháy tại phố Định Công Hạ, đã tìm được 4 thi thể

(PLM) - Liên quan tới vụ cháy tại số nhà 207 phố Định Công Hạ mà Báo Pháp luật Việt Nam đã đưa tin trước đó, hiện đám cháy đã được dập tắt hoàn toàn. Qua tìm kiếm sơ bộ, các lực lượng đã phát hiện 04 thi thể. Theo ghi nhận Đồng chí Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội đã trực tiếp có mặt tại hiện trường chỉ đạo công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Được biết qua công tác cứu hộ cứu nạn, lực lượng chức năng đã phát hiện 04 thi thể. Hiện đồng chí Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội đang chỉ đạo các đơn vị liên quan, Công an quận Hoàng Mai phối hợp với các Cục nghiệp vụ của Bộ Công an khẩn trương điều tra, xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ cháy để giải quyết, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
dien dan bao chi thang sau lan thu iii nam 2024 kinh te bao chi truyen thong viet nam trong boi canh phat trien kinh te so

Diễn đàn Báo chí “tháng sáu”, lần thứ III - năm 2024: Kinh tế Báo chí truyền thông Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế số

(PLM) - Ngày 14/6/2024 tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: “Kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế số”. Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ TTTT - Nguyễn Huy Dũng cho biết: Hội thảo diễn ra trong bối cảnh các cơ quan báo chí đang gặp nhiều khó khăn, thách thức khi nguồn thu từ hoạt động quảng cáo bị sụt giảm nghiêm trọng. Trong khi đó, doanh thu từ quảng cáo luôn chiếm trên 60%, thậm chí, đối với một số cơ quan báo chí là trên 90%. Tuy nhiên, hiện nay, các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi khoảng 70% doanh thu quảng cáo của báo chí chính thống.