Chủ nhật 28/04/2024 03:26

Email: [email protected]

Hotline: 0903211537

Hà Nội 29 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 27 °C
  • Hà Nội Hà Nội 29°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 27°C

Ngày Gia đình Việt Nam 28/6: Hoàn thiện pháp luật để gia đình là nơi trú ngụ an toàn nhất

Nhà nước và Pháp luật
28/06/2019 07:29
Hồng Minh
aa
Lâu nay, gia đình thường được coi là nơi yên bình nhất cho đời sống bình thường của con người. Nhưng ở giai đoạn hiện nay, vì nhiều lý do, gia đình nhiều khi đã trở thành nơi kém an toàn. Thực tế này đòi hỏi phải xây dựng một khái niệm pháp lý về không gian an toàn cho phụ nữ và trẻ em trong gia đình để gia đình thực sự trở thành nơi trú ngụ an toàn nhất, là chỗ dựa tinh thần và thể xác tốt nhất cho mỗi người.


0_jhga

Muôn vàn lý do bạo hành gia đình

Con trai bỏ thi THPT quốc gia sau khi chứng kiến cha đâm mẹ tử vong. Đó là câu chuyện buồn vừa mới xảy ra tại xã Quế Thọ huyện Hiệp Đức, Quảng Nam ngày 25/6. Ngày xảy ra án mạng cũng là ngày em Tô Văn Phú học sinh lớp 12 Trường THPT Trần Phú - huyện Hiệp Đức bước vào ngày thi đầu tiên của kỳ thi THPT quốc gia.

Trưa 25/6, sau khi hoàn thành môn Ngữ văn, Phú về nhà ăn cơm để chuẩn bị bước vào thi môn Toán trong chiều cùng ngày thì vô tình chứng kiến cảnh cha đâm mẹ tử vong. Vụ việc đau lòng không chỉ cướp đi sinh mạng người vợ, khiến người chồng vướng vòng lao lý mà còn khiến con trai của họ bỏ dở ước mơ trước giảng đường đại học, vì em Phú phải ở nhà để lo hậu sự cho mẹ và bỏ thi những môn còn lại của kỳ thi THPT quốc gia.

Thống kê của Vụ Gia đình - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, trong 5 năm trở lại đây, số vụ bạo hành gia đình được ghi nhận khoảng 20.000 vụ/năm. Theo số liệu báo cáo của các tổ chức phi chính phủ, cứ 2-3 ngày lại có một vụ án mạng liên quan đến bạo hành gia đình và nạn nhân đa phần là phụ nữ và trẻ em.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo hành trong gia đình, nhưng từ góc độ các ông chồng (là đối tượng chính gây ra bạo lực) có thể thấy xuất phát từ nhận thức chịu ảnh hưởng nặng nề bởi quan niệm bất bình đẳng giới, tư tưởng nam trị, gia trưởng, bởi định kiến truyền thống xem nhẹ vai trò của phụ nữ trong gia đình của họ.

Trình bày tại hội thảo khoa học quốc gia “Không gian an toàn cho phụ nữ và trẻ em - Khuyến nghị chính sách” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức mới đây, Thạc sĩ Ngô Thị Mai Diên – Viện Thông tin – Khoa học xã hội cho biết đàn ông gây ra bạo lực gia đình có muôn vàn lý do để biện minh.

“Nhận thức của người chồng gây bạo hành cũng là một trong những vấn đề được quan tâm. Đa số họ coi hành vi bạo hành của mình là đương nhiên, có thể chấp nhận được: “Đàn ông thì rượu một tí, chè một tí, thuốc nữa có sao đâu, mà tôi cũng không nghiện. Anh em có bữa liên hoan với nhau thôi mà vợ cứ kèo nhèo, khó chịu. Tát thôi chứ đấm đá hay gì gì nữa cũng phải chịu. Để lần sau chừa hẳn không có cái thói đấy nữa”.

Nhiều người trong số họ hàng ngày gây bạo hành gia đình nhưng không hiểu đó là bạo hành gia đình: “Nói bạo hành nghe ghê quá. Mắng mấy câu, tát tai hay đánh mạnh cũng là lúc nóng lên, để vợ chồng hiểu tính nhau chứ thế mà nói thành bạo hành không nghe được”. Có người chồng ý thức được hành vi của mình là bất thường, là không/chưa đúng nhưng không nhận lỗi mà có thiên hướng biện minh, đồng thời tìm cách đổ lỗi cho vợ, vì vợ mà anh ta buộc phải có hành động như vậy: “Báo đài nói là vợ chồng bình quyền cũng đúng thôi. Giờ khác xưa nhiều rồi. Nhưng mấy ông bảo mình nói một câu vợ nói mười câu, có lúc lại câm như hến, hỏi không thèm nói thì tôi chứ bố tôi cũng phải điên lên. Đánh cũng đau nhưng ai bảo. Tôi cũng cố rồi mà không thể kìm được”…

Như vậy, người đàn ông này đã tự cho mình ba thứ quyền: quyền phán quyết hành động của vợ là sai “hỏi không thèm nói”, quyền thể hiện sự tức giận “không thể kìm được” và quyền đánh vợ “đánh cũng đau nhưng ai bảo” – theo bà Diên.

Đâu là không gian an toàn cho phụ nữ và trẻ em ?

Cũng theo bà Ngô Thị Mai Diên, bản chất của gia đình là nơi trú ngụ an toàn, là chỗ dựa tinh thần và thể xác tốt nhất cho mỗi người. Tuy nhiên, với xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, thì các hình thức bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em gái cũng có nhiều biến đổi cả về hình thức và mức độ nghiêm trọng. Bạo lực gia đình không dừng lại ở những gia đình nghèo khó, học vấn thấp mà nó còn xuất hiện cả những gia đình khá giả, có học thức.

Thực tế này cho thấy, cơ sở pháp lý của không gian an toàn nói chung và tại gia đình nói riêng cho phụ nữ và trẻ em là vô cùng cần thiết. Bàn về vấn đề này tại hội thảo khoa học quốc gia “Không gian an toàn cho phụ nữ và trẻ em - Khuyến nghị chính sách”, bà Nguyễn Thị Thùy Dung – Huyện Đoàn Gia Lâm, Hà Nội và ông Nguyễn Tài Tuấn Anh – Văn phòng Luật sư Doanh Thương có chung một quan điểm cho rằng, không gian an toàn trong gia đình đó là an toàn không bị bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ, trẻ em; an toàn trong quan hệ hôn nhân bình đẳng, hạnh phúc, không tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống…

Luật pháp Việt Nam đặc biệt quan tâm bảo vệ cho phụ nữ, trẻ em. Những đạo luật bảo vệ cho phụ nữ, trẻ em đến nay đều đã được ban hành, đi vào cuộc sống như Luật Trẻ em; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình… .

Như vậy, không gian an toàn được tiếp cận và lồng ghép trong quy định của các bộ luật, luật chuyên ngành và các nghị định của Chính phủ. Việc thực hiện tốt các quy định này, cũng đồng nghĩa với việc xây dựng hiệu quả về mặt pháp lý “không gian an toàn” cho phụ nữ và trẻ em.

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Thùy Dung và ông Nguyễn Tài Tuấn Anh, nếu coi việc xây dựng khung pháp lý về “không gian an toàn” nơi công cộng là quan trọng nhất, thì việc xây dựng khung pháp lý “không gian an toàn” trong gia đình cần được quan tâm nhất.

Bởi lẽ, đây chính là không gian tác động một cách sâu sắc, trực tiếp vào tâm lý của phụ nữ và trẻ em, cũng là không gian khó tiếp cận nhất do tính cách của người phụ nữ hay cam chịu, giữ thể diện cho gia đình, cũng như không muốn sự đổ vỡ gây ảnh hưởng đến tâm lý con cái. Còn trẻ em lại là đối tượng yếu thế, sống phụ thuộc về mặt kinh tế vào các thành viên còn lại trong gia đình.

Để hoàn thiện pháp luật về không gian an toàn nói chung và tại gia đình nói riêng cho phụ nữ và trẻ em gái, bà Nguyễn Thị Thùy Dung và ông Nguyễn Tài Tuấn Anh chp rằng có rất nhiều giải pháp. Trong đó, ở góc độ pháp luật cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ, tạo môi trường sống lành mạnh, thân thiện cho phụ nữ và trẻ em.

Bổ sung thuật ngữ “không gian an toàn” và cơ chế đảm bảo không gian an toàn cho phụ nữ và trẻ em vào trong các dự thảo xây dựng pháp luật, nghị định, chương trình hành động, góp phần xây dựng một khung các quy định mang tính đồng bộ, thống nhất; cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động xây dựng không gian an toàn, chế tài xử phạt các cá nhân, tổ chức xâm phạm vào không gian an toàn nói chung, không gian an toàn cho phụ nữ và trẻ em nói riêng.

Hôm nay (28/6) Ngày Hội Gia đình Việt Nam năm 2019 khai mạc tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Hà Nội) và kéo dài đến ngày 30/6. Trong khuôn khổ ngày hội, Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam và Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam phối hợp thực hiện trưng bày chuyên đề “Lễ cưới truyền thống của các dân tộc Việt Nam,” giới thiệu tới công chúng các nghi lễ độc đáo trong lễ cưới truyền thống các dân tộc vẫn lưu giữ được đến ngày nay.

Qua đó, khẳng định lễ cưới là một trong những sinh hoạt văn hóa truyền thống, chứa đựng giá trị về văn hóa, lịch sử và giáo dục, góp phần làm phong phú thêm những dòng chảy văn hóa của các tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đám cưới là khởi nguồn cho một gia đình hạnh phúc, nơi các thành viên trong gia đình sẻ chia, là điểm tựa yêu thương của mỗi người trong suốt cuộc đời.

“Bờ vai ấm áp” gồm 20 câu chuyện cá nhân dung dị, xúc động về vai trò của người đàn ông trong gia đình là trưng bày chuyên đề diễn ra trong khuôn khổ ngày hội. Cũng tại dịp này, sẽ diễn ra lễ trao tặng bảng vàng “Gia đình doanh nhân tiêu biểu - ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền và “Biểu dương gia đình trẻ tiêu biểu lập thân, lập nghiệp” cũng sẽ diễn ra.

bài liên quan
TP.HCM: Rộn ràng Hội Báo toàn quốc 2024

TP.HCM: Rộn ràng Hội Báo toàn quốc 2024

Sáng 15/3, Hội Báo toàn quốc năm 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân” chính thức khai mạc tại TP.HCM.
Hơn 100 cơ quan báo chí sẽ tham gia Hội Báo toàn quốc 2024 tại TP.HCM

Hơn 100 cơ quan báo chí sẽ tham gia Hội Báo toàn quốc 2024 tại TP.HCM

Hội Báo toàn quốc năm nay quy tụ hơn 100 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, các cấp Hội Nhà báo Việt Nam tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Trưng bày 100 bức thư pháp lấy cảm hứng từ Thăng Long - Hà Nội

Trưng bày 100 bức thư pháp lấy cảm hứng từ Thăng Long - Hà Nội

Nhân kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, chiều 2/10, tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã khai mạc triển lãm và liên hoan thư pháp với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội”.
Ngày Gia đình Việt Nam: Thêm yêu thương mỗi nếp nhà

Ngày Gia đình Việt Nam: Thêm yêu thương mỗi nếp nhà

Trong xã hội hiện đại, khi cuộc sống càng bận rộn, gấp gáp thì con người lại càng muốn sát lại gần nhau hơn để cùng chở che, lo lắng và chia sẻ mọi điều.
Mùa xuân này tìm về Nhơn Trạch, tìm về chốn yên bình

Mùa xuân này tìm về Nhơn Trạch, tìm về chốn yên bình

Sau một năm mệt nhoài với những bộn bề lo toan của cuộc sống thì dịp tết đến, xuân sang là lúc người người, nhà nhà được nghỉ ngơi, được sum tụ bên nhau và cũng là lúc có thể cùng nhau đi khắp nơi, khám phá “thế giới” ngoài kia. Và ắt hẳn nhiều người sẽ chọn Nhơn Trạch làm điểm dừng chân cho gia đình trong dịp xuân Canh Tí năm nay.
Phim tài liệu Việt chật vật “phủ sóng” khán giả

Phim tài liệu Việt chật vật “phủ sóng” khán giả

Dù phim tài liệu có nhiều bước tiến, thế nhưng, để thu hút nhiều khán giả xem, nhất là phim lại “đổ bộ” ra rạp chiếu thương mại là điều không hề dễ dàng. Trước sự phát triển mạnh mẽ của phim truyền hình cũng như sự đổ bộ của các phim nước ngoài, phim tài liệu Việt Nam đang phải chật vật tìm đường “phủ sóng” khán giả.
Mới nhất
Đọc nhiều
Ông Hoàng Cương được bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính của Bộ Y tế

Ông Hoàng Cương được bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính của Bộ Y tế

Ông Hoàng Cương, Thạc sĩ Quản lí Kinh tế, Kĩ sư, Trưởng phòng chính sách đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính thuộc Bộ Y tế.
Môi biến dạng, viêm nhiễm sau phẫu thuật hình trái tim

Môi biến dạng, viêm nhiễm sau phẫu thuật hình trái tim

Cô gái 24 tuổi (Hà Nội) tới khám tại khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong tình trạng toàn bộ môi và vùng mặt dưới sưng nề. Vùng môi biến dạng, mất cân đối, chảy nhiều mủ trắng bẩn, viêm nhiễm rất nặng.
2 cán bộ kiểm lâm tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

2 cán bộ kiểm lâm tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Quá trình nỗ lực dập lửa, 2 cán bộ kiểm lâm đã không may tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh tại địa bàn giáp ranh xã Phương Tiến, Lao Chải, Xín Chải, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Tin bài khác
Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Ngày 27/2, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang đồng loạt tổ chức ngày hội giao quân.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.