Chủ nhật 28/04/2024 10:57

Email: [email protected]

Hotline: 0903211537

Hà Nội 31 °C
TP Hồ Chí Minh 34 °C
Hải Phòng 31 °C
Đà Nẵng 35 °C
Yên Bái 38 °C
  • Hà Nội Hà Nội 31°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 34°C
  • Hải Phòng Hà Nội 31°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 35°C
  • Yên Bái Hà Nội 38°C

Nhà ngoại giao Palestine “bật mí” nguyên nhân sang Việt Nam du học

Pháp luật 4 phương
19/02/2018 10:33
Minh Ngọc
aa
Tốt nghiệp trung học với điểm số cao thứ 3 của cả thành phố, nhận được một số học bổng nhưng nhà ngoại giao Osama Qawareeq của Palestine lại “không mất một giây” suy nghĩ đã quyết định tới Việt Nam du học. Hơn 6 năm sau, giọng đầy hào hứng, Osama nói rằng ngày đặt chân tới Việt Nam là “ngày không thể quên” trong cuộc đời anh.


Nhà ngoại giao Osama Qawareeq của Palestine
Nhà ngoại giao Osama Qawareeq của Palestine

Mối lương duyên từ cuốn sách lịch sử

Hẹn gặp Osama vào một chiều đông của đợt rét đậm giữa tháng 1 vừa qua, tôi đã rất bất ngờ khi nhà ngoại trẻ đến từ một đất nước xa xôi như anh lại sử dụng tiếng Việt thành thạo và “chuẩn” như người bản địa đến từng câu cảm thán.

Cuộc chuyện trò chỉ sau câu chào hỏi và giới thiệu đã trở nên rất đỗi thân tình bên tách trà đặc trưng của Palestine mà anh mời. Osama kể rằng anh sang Việt Nam hơn 6 năm trước.

“Chính xác là ngày 25/11/2011”, anh nói và nhấn mạnh đây là ngày “không thể quên” trong cuộc đời anh. Nhà ngoại giao trẻ thú nhận trước đây cũng đã có rất nhiều người hỏi tại sao anh lại chọn Việt Nam mà không phải một nước nào khác để đặt những viên gạch đầu tiên trong sự nghiệp của mình.

“Câu trả lời là, trước đây, khi tôi mới 12 tuổi, trong sách lịch sử Palestine ở trường học của tôi có một bài học nói về những quốc gia đã giành được độc lập và thống nhất đất nước sau nhiều năm chiến tranh đau khổ, một trong những nước đó là Việt Nam. Bài học đó nói chung và phần nói về cách mạng Việt Nam đã thu hút tôi, khiến tôi bắt đầu cảm thấy tò mò, muốn biết nhiều hơn về Việt Nam, về văn hóa, về con người Việt Nam”, Osama cho hay.

Kết thúc bài học, Osama đã tự mày mò tìm hiểu về đất nước Việt Nam xa xôi mà anh mới biết qua trang sách. Nhưng, tiếc là ở thời điểm cách nay hơn chục năm, ở nơi anh sinh sống chưa có internet, trong thư viện thành phố cũng không có nhiều tài liệu bằng tiếng Ả rập viết về Việt Nam.

Vốn tiếng Anh của một đứa trẻ 11 tuổi lúc đó cũng không đủ để anh có thể hiểu thêm được nhiều về Việt Nam. Nỗi tò mò về Việt Nam vì thế vẫn luôn hiện hữu trong anh. Cơ hội để Osama có thể thỏa sự tò mò về Việt Nam cuối cùng cũng đến khi anh tốt nghiệp trung học.

Khi đó, anh tốt nghiệp trung học với điểm số rất cao, đứng thứ 3 của cả thành phố và nhận được một số học bổng cả trong lẫn ngoài nước.

“Điểm số cao như vậy, tôi có thể đi đâu cũng được vì các nơi đều nhận”, Osama kể. Bước đầu tiên trong quá trình lựa chọn, Osama quyết định sẽ ra nước ngoài du học. Lúc này, anh lại đứng giữa các lựa chọn về đất nước mà mình sẽ đến, sẽ gắn bó ít nhất là trong vài năm đại học.

“Thực ra, tôi có anh trai ở Mỹ và cũng có nhiều bạn bè ở nước ngoài. Thế nhưng, khi phải chọn giữa việc đến Việt Nam hay sang những nước cực kỳ phát triển như Mỹ, tôi đã không mất một giây nào suy nghĩ mà đã chớp lấy “cơ hội vàng” để chọn ngay Việt Nam. Tôi cảm thấy rất may mắn vì nhận được học bổng sang Việt Nam học nhờ quan hệ hợp tác giáo dục phát triển giữa 2 nước”, nhà ngoại giao trẻ chia sẻ, không quên nhắc đi nhắc lại việc anh đã “không mất giây nào” nghĩ lại quyết định sang Việt Nam.

Việt Nam đã trở thành quê hương thứ hai

Osama cho biết, khi mới sang, anh theo học tiếng Việt ở Khoa Việt Nam học thuộc Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn trong 1 năm rồi chuyển sang Khoa Việt Nam học của Trường Đại học Hà Nội học thêm 4 năm nữa.

Khi mới sang, Osama mới chỉ là một cậu thanh niên mười mấy tuổi và chưa từng ra nước ngoài. Tiếp xúc với một đất nước mới ở rất xa quê hương, một nền văn hóa mới, một ngôn ngữ mới, anh cảm thấy tất cả đều rất khác lạ.

Tất nhiên, với một thứ ngôn ngữ mới và được nhiều người nhận xét là khó học như tiếng Việt, Osama cũng đã không ít lần gặp phải tình huống “dở khóc dở cười”, như hẹn gặp bạn mà không hiểu bạn nói đang ở đâu nên phải đi lòng vòng mất cả nửa tiếng đồng hồ vẫn không đến được điểm hẹn…

Nhưng, sau cùng, với quyết tâm mạnh mẽ của mình, Osama đã thành công trong việc chinh phục tiếng Việt – phần công việc mà anh tự cho là đã làm tốt nhất từ trước đến nay. Nhờ học tiếng Việt, Osama nói anh đã có thể giao lưu và hòa nhập được với cuộc sống ở Việt Nam.

Không những vậy, học tiếng Việt cũng giúp anh hiểu được rõ hơn về văn hóa, con người Việt Nam, biết được suy nghĩ của người Việt Nam để có cách cư xử phù hợp, tôn trọng người tiếp xúc.

Osama cũng nói rằng, sau khi đã học tiếng Việt, anh hiểu hơn về văn hóa của người Việt và dần nhận thấy có rất nhiều điểm tương đồng giữa văn hóa của Việt Nam với văn hóa của người Palestine, ví dụ như sự tôn trọng người lớn tuổi hay lòng yêu quê hương, đất nước.

“Người Việt và người Palestine đều rất yêu nước. Bác Hồ nói “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, người Palestine cũng tin vậy”, Osama cho hay. Đặc biệt, sau 6 năm ở Việt Nam, Osama càng ngày càng thấy người Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng vô cùng mến khách.

“Hiện nay, tôi có một gia đình ở Việt Nam. Gia đình đó cũng như gia đình của tôi ở Palestine, cũng có bố, có mẹ, anh chị. Điều này khiến tôi ngày càng gắn bó với đất nước và con người Việt Nam”, anh nói.

Bật mí về gia đình Việt Nam của mình, Osama kể rằng, thực ra, anh có một người bạn thân và chính người bạn này đã giới thiệu anh với gia đình của bạn. Dần dà, gia đình người bạn đã trở thành gia đình thứ 2 của anh.

“Mặc dù tôi là người nước ngoài nhưng họ luôn khẳng định rằng Osama là người nhà chứ không phải người lạ hay chỉ là người bạn”, Osama vui vẻ kể. Sau 6 năm ở Việt Nam, Osama nay đã trở thành một nhà ngoại giao.

Anh nói rằng đây là một vinh dự lớn với bản thân vì anh muốn trở thành cầu nối cho quan hệ bạn bè truyền thống giữa Việt Nam và Palestine.

“Tôi cũng muốn trở thành người có đóng góp tích cực để quan hệ lâu dài giữa Việt Nam và Palestine phát triển mạnh mẽ hơn nữa trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, văn hóa…”, anh chia sẻ.

Nói về những dự định trong tương lai của mình, Osama bày tỏ hy vọng sẽ được tiếp tục ở Việt Nam. Nhưng, đặc thù công việc của một nhà ngoại giao là sẽ phải đi một số nước khác nhau, do đó, cũng có thể trong tương lai anh sẽ được điều động đến các nước khác làm việc.

“Việt Nam đã trở thành quê hương thứ hai của tôi. Sau này, dù có đi đâu thì tôi cũng sẽ vẫn luôn nhớ về Việt Nam, dù có đi đâu thì Việt Nam vẫn luôn chiếm một phần trong trái tim tôi. Cũng giốn như bây giờ ở đây thì tôi nhớ Palestine nhưng khi về Palestine thì tôi lại nhớ Việt Nam vậy”, anh cho hay.

Mối lương duyên từ cuốn sáchlịch sửHẹn gặp Osama vào một chiều đôngcủa đợt rét đậm giữa tháng 1 vừa qua,tôi đã rất bất ngờ khi nhà ngoại trẻ đếntừ một đất nước xa xôi như anh lại sửdụng tiếng Việt thành thạo và “chuẩn”như người bản địa đến từng câu cảmthán. Cuộc chuyện trò chỉ sau câu chàohỏi và giới thiệu đã trở nên rất đỗi thântình bên tách trà đặc trưng của Palestinemà anh mời.Osama kể rằng anh sang Việt Namhơn 6 năm trước. “Chính xác là ngày25/11/2011”, anh nói và nhấn mạnh đâylà ngày “không thể quên” trong cuộc đờianh. Nhà ngoại giao trẻ thú nhận trướcđây cũng đã có rất nhiều người hỏi tạisao anh lại chọn Việt Nam mà khôngphải một nước nào khác để đặt nhữngviên gạch đầu tiên trong sự nghiệp củamình. “Câu trả lời là, trước đây, khi tôimới 12 tuổi, trong sách lịch sử Palestineở trường học của tôi có một bài học nóivề những quốc gia đã giành được độclập và thống nhất đất nước sau nhiềunăm chiến tranh đau khổ, một trongnhững nước đó là Việt Nam. Bài học đónói chung và phần nói về cách mạngViệt Nam đã thu hút tôi, khiến tôi bắtđầu cảm thấy tò mò, muốn biết nhiềuhơn về Việt Nam, về văn hóa, về conngười Việt Nam”, Osama cho hay.Kết thúc bài học, Osama đã tự màymò tìm hiểu về đất nước Việt Nam xaxôi mà anh mới biết qua trang sách.Nhưng, tiếc là ở thời điểm cách nay hơnchục năm, ở nơi anh sinh sống chưa cóinternet, trong thư viện thành phố cũngkhông có nhiều tài liệu bằng tiếng Ả rậpviết về Việt Nam. Vốn tiếng Anh củamột đứa trẻ 11 tuổi lúc đó cũng khôngđủ để anh có thể hiểu thêm được nhiềuvề Việt Nam. Nỗi tò mò về Việt Nam vìthế vẫn luôn hiện hữu trong anh.Cơ hội để Osama có thể thỏa sự tòmò về Việt Nam cuối cùng cũng đến khianh tốt nghiệp trung học. Khi đó, anh tốtnghiệp trung học với điểm số rất cao,đứng thứ 3 của cả thành phố và nhậnđược một số học bổng cả trong lẫn ngoàinước. “Điểm số cao như vậy, tôi có thểđi đâu cũng được vì các nơi đều nhận”,Osama kể. Bước đầu tiên trong quá trìnhlựa chọn, Osama quyết định sẽ ra nướcngoài du học. Lúc này, anh lại đứnggiữa các lựa chọn về đất nước màmình sẽ đến, sẽ gắn bó ít nhất là trongvài năm đại học. “Thực ra, tôi có anhtrai ở Mỹ và cũng có nhiều bạn bè ởnước ngoài. Thế nhưng, khi phải chọngiữa việc đến Việt Nam hay sangnhững nước cực kỳ phát triển như Mỹ,tôi đã không mất một giây nào suynghĩ mà đã chớp lấy “cơ hội vàng” đểchọn ngay Việt Nam. Tôi cảm thấy rấtmay mắn vì nhận được học bổng sangViệt Nam học nhờ quan hệ hợp tácgiáo dục phát triển giữa 2 nước”, nhàngoại giao trẻ chia sẻ, không quênnhắc đi nhắc lại việc anh đã “khôngmất giây nào” nghĩ lại quyết định sangViệt Nam.Việt Nam đã trở thành quêhương thứ haiOsama cho biết, khi mới sang, anhtheo học tiếng Việt ở Khoa Việt Namhọc thuộc Trường Đại học Khoa học, Xãhội và Nhân văn trong 1 năm rồi chuyểnsang Khoa Việt Nam học của TrườngĐại học Hà Nội học thêm 4 năm nữa.Khi mới sang, Osama mới chỉ là mộtcậu thanh niên mười mấy tuổi và chưatừng ra nước ngoài. Tiếp xúc với mộtđất nước mới ở rất xa quê hương, mộtnền văn hóa mới, một ngôn ngữ mới,anh cảm thấy tất cả đều rất khác lạ.Tất nhiên, với một thứ ngôn ngữ mớivà được nhiều người nhận xét là khó họcnhư tiếng Việt, Osama cũng đã không ítlần gặp phải tình huống “dở khóc dởcười”, như hẹn gặp bạn mà không hiểubạn nói đang ở đâu nên phải đi lòngvòng mất cả nửa tiếng đồng hồ vẫnkhông đến được điểm hẹn… Nhưng, saucùng, với quyết tâm mạnh mẽ của mình,Osama đã thành công trong việc chinhphục tiếng Việt – phần công việc mà anhtự cho là đã làm tốt nhất từ trước đếnnay. Nhờ học tiếng Việt, Osama nói anhđã có thể giao lưu và hòa nhập được vớicuộc sống ở Việt Nam. Không nhữngvậy, học tiếng Việt cũng giúp anh hiểuđược rõ hơn về văn hóa, con người ViệtNam, biết được suy nghĩ của người ViệtNam để có cách cư xử phù hợp, tôntrọng người tiếp xúc.Osama cũng nói rằng, sau khi đã họctiếng Việt, anh hiểu hơn về văn hóa củangười Việt và dần nhận thấy có rất nhiềuđiểm tương đồng giữa văn hóa của ViệtNam với văn hóa của người Palestine, vídụ như sự tôn trọng người lớn tuổi haylòng yêu quê hương, đất nước. “NgườiViệt và người Palestine đều rất yêunước. Bác Hồ nói “Không có gì quý hơnđộc lập, tự do”, người Palestine cũng tinvậy”, Osama cho hay.Đặc biệt, sau 6 năm ở Việt Nam,Osama càng ngày càng thấy người ViệtNam nói chung và người Hà Nội nóiriêng vô cùng mến khách. “Hiện nay, tôicó một gia đình ở Việt Nam. Gia đình đócũng như gia đình của tôi ở Palestine,cũng có bố, có mẹ, anh chị. Điều nàykhiến tôi ngày càng gắn bó với đất nướcvà con người Việt Nam”, anh nói. Bậtmí về gia đình Việt Nam của mình,Osama kể rằng, thực ra, anh có mộtngười bạn thân và chính người bạn nàyđã giới thiệu anh với gia đình của bạn.Dần dà, gia đình người bạn đã trở thànhgia đình thứ 2 của anh. “Mặc dù tôi làngười nước ngoài nhưng họ luôn khẳngđịnh rằng Osama là người nhà chứkhông phải người lạ hay chỉ là ngườibạn”, Osama vui vẻ kể.Sau 6 năm ở Việt Nam, Osama nayđã trở thành một nhà ngoại giao. Anhnói rằng đây là một vinh dự lớn với bảnthân vì anh muốn trở thành cầu nối choquan hệ bạn bè truyền thống giữa ViệtNam và Palestine. “Tôi cũng muốn trởthành người có đóng góp tích cực đểquan hệ lâu dài giữa Việt Nam và Palestinephát triển mạnh mẽ hơn nữa trên tấtcả các lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, vănhóa…”, anh chia sẻ.Nói về những dự định trong tương laicủa mình, Osama bày tỏ hy vọng sẽđược tiếp tục ở Việt Nam. Nhưng, đặcthù công việc của một nhà ngoại giao làsẽ phải đi một số nước khác nhau, do đó,cũng có thể trong tương lai anh sẽ đượcđiều động đến các nước khác làm việc.“Việt Nam đã trở thành quê hương thứhai của tôi. Sau này, dù có đi đâu thì tôicũng sẽ vẫn luôn nhớ về Việt Nam, dùcó đi đâu thì Việt Nam vẫn luôn chiếmmột phần trong trái tim tôi. Cũng giốnnhư bây giờ ở đây thì tôi nhớ Palestinenhưng khi về Palestine thì tôi lại nhớViệt Nam vậy”, anh cho hay.

bài liên quan
“Tình địch” Nhã Phương vượt trầm cảm, dành dụm hết cát-xê học đại học

“Tình địch” Nhã Phương vượt trầm cảm, dành dụm hết cát-xê học đại học

Tưởng chừng với biến cố cuộc sống, Tam Triều Dâng sẽ từ bỏ việc học để đi tiếp con đường diễn xuất nhưng cô đã tự vượt qua và dùng hết số tiền kiếm được từ việc quay phim để đi học đại học.
3 mỹ nhân Việt bỗng dưng tạm dừng sự nghiệp giữa đỉnh cao danh vọng

3 mỹ nhân Việt bỗng dưng tạm dừng sự nghiệp giữa đỉnh cao danh vọng

Hai trong số 3 người chọn Mỹ là điểm đến sau khi tạm dừng sự nghiệp ở trong nước vì những lý do riêng. Mỹ nhân còn lại, chọn cuộc sống ăn chay trường, đi từ thiện, giã từ hình ảnh “gái hư”.
Gặp gỡ, giao lưu với sinh viên Campuchia - Lào đang du học tại TP HCM

Gặp gỡ, giao lưu với sinh viên Campuchia - Lào đang du học tại TP HCM

Mới đây, tại Chùa CANDARANSI (ChantarangSay), quận 3, TP HCM đã tổ chức lễ kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia.
Vì sao quy định du học sinh tại Mỹ bị trục xuất nếu trường chỉ dạy online bị dư luận chỉ trích?

Vì sao quy định du học sinh tại Mỹ bị trục xuất nếu trường chỉ dạy online bị dư luận chỉ trích?

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa qua đưa ra một thông báo đáng chú ý, theo đó cảnh báo các sinh viên nước ngoài đang theo học tại Mỹ sẽ phải trở về nước hoặc bị trục xuất nếu trường mà họ theo học chỉ còn giảng dạy qua mạng internet (online).
Tết Việt trên đất Mỹ: Tết ở trong tim những người con xa xứ

Tết Việt trên đất Mỹ: Tết ở trong tim những người con xa xứ

Ở đây vẫn có chiếc áo dài mang theo từ Việt Nam, bánh chưng, bánh tét, có tất cả mọi thứ nhưng không có ba mẹ, không có gia đình ở bên, không có mùi Tết ngọt ngào ấy. Tết với mình rất vui, ký ức tại thị trấn nhỏ quê nhà với mình rất nhẹ nhàng và hạnh phúc, những ngày sum vầy, những ngày đoàn viên.
Nữ nạn nhân trong vụ xe Mercedes đâm liên hoàn là thạc sỹ, mới đi du học Hà Lan về

Nữ nạn nhân trong vụ xe Mercedes đâm liên hoàn là thạc sỹ, mới đi du học Hà Lan về

Nạn nhân chết trong vụ xe Mercedes đâm liên hoàn được xác định là Ths. Đỗ Thị M.Q., vừa hoàn tất chương trình du học tại Hà Lan.
Mới nhất
Đọc nhiều
Công ty Quốc tế - Mega Gangnam tiếp tục bị Sở Y tế xử phạt

Công ty Quốc tế - Mega Gangnam tiếp tục bị Sở Y tế xử phạt

Vi phạm nhiều lỗi trong lĩnh vực y tế, Công ty cổ phần đầu tư Quốc tế - Mega Gangnam có trụ sở số 105, phố Trần Quốc Hoàn (Hà Nội) bị Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xử phạt hành chính.
Người làm chứng là gì, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng?

Người làm chứng là gì, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng?

Vai trò của người làm chứng góp phần tích cực vào sự thắng lợi của công lý. Vậy người làm chứng có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp ở Thanh Trì

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp ở Thanh Trì

Hội Nhà báo Việt Nam có văn bản gửi UBND và Công an TP Hà Nội đề nghị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các phóng viên, nhà báo xảy ra tại huyện Thanh Trì.
Tin bài khác
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra trong trường hợp nào?
Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Người tố cáo cần gì?

Người tố cáo cần gì?

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục bàn luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Sách giáo khoa.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ xin nghỉ công tác từ ngày 1/11 theo nguyện vọng cá nhân.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan ra quyết định của Fed – giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5.25%-5.5%.
Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.