Chủ nhật 28/04/2024 13:09

Email: [email protected]

Hotline: 0903211537

Hà Nội 34 °C
TP Hồ Chí Minh 37 °C
Hải Phòng 31 °C
Đà Nẵng 33 °C
Yên Bái 41 °C
  • Hà Nội Hà Nội 34°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 37°C
  • Hải Phòng Hà Nội 31°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 33°C
  • Yên Bái Hà Nội 41°C

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc: Làm gì để phá bỏ tình trạng im lặng ?

Sức khỏe - đời sống
29/10/2018 09:43
Hồng Minh
aa
Khi tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xảy ra QRTD thì người lao động (là nạn nhân của QRTD) chỉ có nghĩa vụ thông tin rằng đã có hành vi QRTD.


Trong bài báo “Quấy rối tình dục tại nơi làm việc – Sửa luật để bảo vệ cả nam và nữ” trong số báo PLVN ra ngày 22/10 có đề cập đến một trong những giải pháp được đề xuất để phòng chống quấy rối tình dục (QRTD) tại nơi làm việc, đó là khi tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xảy ra QRTD thì người lao động (là nạn nhân của QRTD) chỉ có nghĩa vụ thông tin rằng đã có hành vi QRTD, còn người sử dụng lao động có nghĩa vụ chứng minh sự tồn tại cũng như tính chất của hành vi ấy, để từ đó có căn cứ xử lý.

Tuy nhiên, trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay khi mà QRTD vẫn là vấn đề có nhiều “kiêng dè” khi nói đến; hành vi QRTD chưa được cụ thể hóa; và Bộ luật Lao động đang được sửa đổi thì giải pháp nói trên vẫn gợi lên rất nhiều băn khoăn.

Người lao động và người sử dụng lao động cùng phải có trách nhiệm đối phó với nạn QRTD tại nơi làm việc (ảnh minh họa)
Người lao động và người sử dụng lao động cùng phải có trách nhiệm đối phó với nạn QRTD tại nơi làm việc (ảnh minh họa)

Để phần nào giải đáp, phóng viên đã có cuộc trao đổi với TS. Dương Thị Thanh Mai – một trong những chuyên gia thuộc Nhóm chuyên gia đánh giá tác động giới (Nhóm GIA) – nhóm tác giả của “Báo cáo đánh giá tác động giới của chính sách trong đề nghị xây dựng Bộ luật Lao động sửa đổi” vừa được trình bày hội thảo “Tham vấn thúc đẩy bình đẳng giới trong sửa đổi Bộ luật Lao động” do Bộ LĐTB&XH tổ chức mới đây.

Bộ quy tắc “bất lực” vì thiếu chế tài thực hiện

Trong cuộc trao đổi, TS. Dương Thị Thanh Mai đề cập đến “Báo cáo phòng chống QRTD tại nơi làm việc – đánh giá hệ thống pháp luật và thực tiễn thi hành các quy định này trong các nhà máy dệt may tại Việt Nam” (Báo cáo) của Tổ chức CARE. Theo đó, Báo cáo đưa ra nhận định, ở cấp độ doanh nghiệp có sự phân hóa trong việc áp dụng quy định về phòng chống QRTD.

Có 3 nhóm doanh nghiệp bao gồm: Nhóm 1 là một số doanh nghiệp có vốn nước ngoài trực thuộc các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp sản xuất hoặc gia công hàng xuất khẩu và các khách sạn cao cấp; Nhóm 2 là một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp; Nhóm 3 là các doanh nghiệp còn lại.

Các doanh nghiệp tại Nhóm 1 thường hoặc có sổ tay lao động (handbook) phổ biến cho người lao động hoặc đưa thẳng các quy định chi tiết về phòng chống QRTD vào nội quy lao động, văn bản có tính ràng buộc với cả người sử dụng lao động và người lao động. Doanh nghiệp tại Nhóm 2 cũng đưa các quy định phòng chống QRTD vào nội quy lao động.

Tuy nhiên, các quy định này thường được đưa vào “cho có”, tức là họ chỉ đơn thuần sao chép nguyên văn một số quy định của BLLĐ mà không đưa ra bất cứ quy định chi tiết thêm nào và điều này có nghĩa là các quy định về phòng chống QRTD không thể triển khai được trên thực tế.

Doanh nghiệp tại Nhóm 3 hoặc không có nội quy lao động (thường là các doanh nghiệp trong nước) hoặc có nội quy lao động nhưng không đưa các nội dung về phòng chống QRTD vào.

Theo Báo cáo, Bộ Quy tắc về QRTD tại nơi làm việc do Bộ LĐTB&XH, Tổng LĐLĐVN và VCCI phối hợp soạn thảo đã quy định tương đối đầy đủ các nội dung và vấn đề liên quan đến phòng chống QRTD theo chuẩn mực quốc tế chung để người sử dụng lao động có thể áp dụng tại nơi làm việc. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Bộ Quy tắc đã phát huy được tác dụng.

Một luật sư nói chưa thấy một doanh nghiệp nào dẫn chiếu hoặc áp dụng Bộ Quy tắc trong suốt thời gian hành nghề của mình. Còn cán bộ của một hiệp hội đại diện cho doanh nhân nữ cho biết một số doanh nghiệp chỉ dùng Bộ Quy tắc để phổ biến cho người lao động biết mà không đồng nghĩa với việc triển khai cụ thể các quy định này trong quan hệ lao động với người lao động.

Có nhiều lý do giải thích cho thực tiễn trên như: Bộ Quy tắc chỉ mang tính chất khuyến khích mà không phải là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị ràng buộc áp dụng để doanh nghiệp bắt buộc phải áp dụng; Bộ Quy tắc còn một số quy định chung chung, nếu không muốn nói là không rõ ràng, dẫn đến khó áp dụng trên thực tế; một lý do ngoài lề nhưng cũng quan trọng khác là không dễ dàng để doanh nghiệp tiếp cận hoặc có được toàn văn Bộ Quy tắc...

Cần phá bỏ tình trạng “song song cùng im lặng”

Có thể thấy, QRTD tại nơi làm việc không xa lạ trong cuộc sống hiện đại. Cả phụ nữ lẫn nam giới đều có thể là nạn nhân dù trên thực tế phần lớn người bị quấy rối là phụ nữ.

Theo TS. Dương Thị Thanh Mai, QRTD thường xảy ra ở 3 nhóm quan hệ trong cơ quan, doanh nghiệp: Nhóm không có quan hệ lao động tức là giữa đồng nghiệp và đồng nghiệp; Nhóm có một phần sự ủy nhiệm của người sử dụng lao động tức là giữa đốc công, tổ trưởng... với người lao động; Nhóm có quan hệ lao động tức là giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Nhưng dù ở nhóm nào thì khi đối mặt với QRTD, rất nhiều nạn nhân (phần lớn là phụ nữ), thay vì có biện pháp phòng vệ bản thân, sẽ chọn giải pháp im lặng, ít nhất là để bảo vệ công việc đang có, hoặc, khi không còn chịu đựng được nữa thì chấp nhận lặng lẽ bỏ việc.

Họ không nhận thức được đó là QRTD, sợ nói ra, sợ lên án người QRTD vì định kiến xã hội, vì lo chính mình bị đổ lỗi, vì sợ mất việc khi mà trong nhiều trường hợp, thủ phạm QRTD là nhân viên cao cấp hơn, hoặc thậm chí là chủ doanh nghiệp.

Như vậy có thể thấy cách ứng xử thường thấy nhất hiện nay vẫn là “song song cùng im lặng”. Người lao động/nạn nhân im lặng bởi sợ hãi, sợ mang tiếng, sợ mất việc; người sử dụng lao động thì im lặng vì họ có thể là thủ phạm, nếu không cũng im lặng vì để tránh mang tiếng môi trường làm việc không an toàn, tránh gây thiệt hại về uy tín, nhân lực và tài chính cho doanh nghiệp.

Nếu như vậy, một trong những giải pháp được Nhóm GIA đề xuất để phòng chống QRTD tại nơi làm việc, đó là khi tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xảy ra QRTD thì người lao động chỉ có nghĩa vụ thông tin rằng đã có hành vi QRTD, còn người sử dụng lao động có nghĩa vụ chứng minh sự tồn tại cũng như tính chất của hành vi ấy để từ đó có căn cứ xử lý thì giải pháp đó sẽ được hiểu như thế nào, thực thi ra sao?

TS. Dương Thị Thanh Mai cho rằng, pháp luật hiện hành quy định người lao động khi bị QRTD tại nơi làm việc có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, như vậy là họ bị thiệt kép: vừa bị quấy rối, vừa mất việc làm. Mặt khác, về nghĩa vụ chứng minh và thu thập chứng cứ thì trong pháp luật hình sự, hành chính và dân sự quy định khác nhau.

Trong khi đó, trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động nắm quyền sinh quyền sát, còn người lao động luôn luôn yếu thế trước người sử dụng lao động. Do đó, người lao động khó có thể thực hiện được việc chứng minh, thu thập chứng cứ nếu có hành vi QRTD xảy ra trong cơ quan, doanh nghiệp. Bằng chứng ở là Việt Nam chưa ghi nhận một bản án nào về QRTD tại nơi làm việc được xét xử, hiện tại tại TP HCM có một vụ án đang xem xét nhưng vẫn rất vướng mắc về mặt chứng cứ.

Bộ luật Lao động cũng đang được sửa đổi theo tinh thần chống phân biệt đối xử về giới tính, tình trạng khuyết tật, tuổi tác và đưa ra những hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến việc phân biệt đối xử. Và cũng theo tinh thần này, khi có sự phân biệt đối xử xảy ra trong doanh nghiệp thì người lao động chỉ có nghĩa vụ thông báo là có sự việc, còn người sử dụng lao động có trách nhiệm phải chứng minh là có hay không.

Từ những lý do trên, Nhóm GIA đưa ra nhận định, nạn nhân của nạn phân biệt đối xử trong quan hệ lao động nói chung và nạn nhân QRTD tại nơi làm việc nói riêng là nhóm yếu thế vì những rào cản như đã nói trên và họ không thể thực hiện được việc chứng minh thu thập chứng cứ, mà chỉ có thể thông tin thông báo rằng đã có hành vi QRTD, còn người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ chứng minh sự tồn tại cũng như tính chất của hành vi ấy, để từ đó có căn cứ xử lý.

“Tuy nhiên, để ràng buộc người sử dụng lao động buộc phải thực hiện nghĩa vụ này thì phải có sự đồng bộ từ nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nghĩa vụ chứng minh, thu thập chứng cứ và có sự phối hợp với các cơ quan chức năng khác nhau và đây là một lộ trình dài”, theo TS. Dương Thị Thanh Mai.

Im lặng không có nghĩa là không có nạn nhân nào bị QRTD

Theo Báo cáo của Tổ chức CARE hiện nay trên thế giới có rất nhiều thống kê số lượng nạn nhân nữ bị QRTD tại nơi làm việc, như 52% tại Anh quốc, hơn 50% tại Hoa Kỳ, 80% tại Trung Quốc - công xưởng của thế giới hay xấp xỉ 78% tại Việt Nam.

Trong lĩnh vực dệt may, các vụ việc QRTD hầu như không được báo cáo chính thức. Điều này không có nghĩa là không có một nạn nhân nào bị QRTD mà ngược lại các nạn nhân đều im lặng vì lo sợ các hậu quả không mong muốn nếu nói ra chuyện đó. Như vậy, số nạn nhân bị QRTD nhưng im lặng có thể lớn tới mức nào?

bài liên quan
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Xử phúc thẩm Thảo “lụi” cùng đồng phạm trong vụ án “Hủy hoại tài sản”

Xử phúc thẩm Thảo “lụi” cùng đồng phạm trong vụ án “Hủy hoại tài sản”

TAND tỉnh Bình Thuận mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với Nguyễn Văn Thảo (Thảo “lụi”) cùng Lê Minh Khôi và Phan Anh Kim về tội “Hủy hoại tài sản”.
Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Đã có 77 phương tiện cơ giới đường bộ, ô tô điện đủ điều kiện hồ sơ để đăng kiểm trong 2 ngày 24, 25/2 trên địa bàn huyện đảo Cô Tô.
Bắt giữ đối tượng thuê 2 chiếc ô tô rồi đem bán lấy tiền trả nợ

Bắt giữ đối tượng thuê 2 chiếc ô tô rồi đem bán lấy tiền trả nợ

Với hành vi thuê hai chiếc ô tô rồi mang đi bán lấy tiền trả nợ, Ngô Văn Tỉnh đã bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Lạng Sơn: Tạm giữ hình sự lái xe đâm trọng thương cảnh sát cơ động

Lạng Sơn: Tạm giữ hình sự lái xe đâm trọng thương cảnh sát cơ động

Tại cơ quan điều tra, Ngô Văn Linh khai nhận do không có giấy phép lái xe và sử dụng ma túy tổng hợp nên đã thực hiện các hành vi trên.
Mới nhất
Đọc nhiều
Công ty Quốc tế - Mega Gangnam tiếp tục bị Sở Y tế xử phạt

Công ty Quốc tế - Mega Gangnam tiếp tục bị Sở Y tế xử phạt

Vi phạm nhiều lỗi trong lĩnh vực y tế, Công ty cổ phần đầu tư Quốc tế - Mega Gangnam có trụ sở số 105, phố Trần Quốc Hoàn (Hà Nội) bị Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xử phạt hành chính.
Người làm chứng là gì, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng?

Người làm chứng là gì, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng?

Vai trò của người làm chứng góp phần tích cực vào sự thắng lợi của công lý. Vậy người làm chứng có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp ở Thanh Trì

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp ở Thanh Trì

Hội Nhà báo Việt Nam có văn bản gửi UBND và Công an TP Hà Nội đề nghị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các phóng viên, nhà báo xảy ra tại huyện Thanh Trì.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.