Hà Nội 27 °C
TP Hồ Chí Minh 34 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 36 °C
Yên Bái 26 °C
  • Hà Nội Hà Nội 27°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 34°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 36°C
  • Yên Bái Hà Nội 26°C

Tại sao Huế xưa, không gọi con gái tên Hoa?

Văn hóa
14/07/2019 06:39
Nguyễn Mỹ
aa
Người Việt xưa nay quan niệm, khi đặt tên cho con, tránh các tên húy kỵ, tên thánh thần, tên vua, tên các vĩ nhân…


Thường khi đặt tên con sẽ hỏi người lớn tuổi trong tộc họ, hoặc đọc kỹ gia phả để tránh đặt tên con phạm húy với tổ tiên, ông bà, cha mẹ… đã qua đời. Đặc biệt, họ cũng tránh đặt tên với những người có bi kịch, số phận… Bởi quan niệm dân gian cho rằng, việc trùng có thể sẽ gặp chuyện không may…

Ở Huế có cách đặt tên con với quy cách riêng, độc đáo

Ở Huế có cách đặt tên con với quy cách riêng, độc đáo

Làm lễ tạ ơn để được đặt tên

Theo nhà Hán học Ngô Đức Thọ, ở Việt Nam, tục lệ kiêng huý có thể đã có trong dân gian từ thời Bắc thuộc, được du nhập từ Trung Quốc. Nhưng quy định chính thức về kiêng huý thì chỉ mới bắt đầu từ thời Trần. Về hình thức kiêng huý bao gồm: Kiêng dùng các chữ huý để viết văn bản, đặt tên đất, tên người; kiêng âm khi đọc và nói.

Ở Huế, sau khi sinh con, đúng 100 ngày sau cha mẹ mới làm lễ tạ ơn “mười hai bà mụ” cho đứa trẻ và bấy giờ mới đặt tên chính thức. Tại một số địa phương khác, trong dịp lễ tổ, các gia đình có con cháu mới sinh sắm sửa cơi trầu, chai rượu, hương hoa, lễ vật đến nhà thờ họ yết cáo tiên tổ và vào sổ họ cho các con, ngày đó mới có tên chính thức, được họ hàng công nhận.

Trong khi vào sổ, họ phải đối chiếu gia phả để xem có trùng tên các vị tiên tổ hoặc ông bà chú bác trong nội thân hay không. Nếu có tức là phạm húy thì phải đổi tên. Ở nông thôn, các vị có uy vọng trong làng, trong họ, thường được dân chúng biếu trầu rượu và nhờ đặt tên cho con. Người đặt tên được gia đình đó nhớ ơn suốt đời.

Không những thế, trong cuộc sống, con cháu kiêng không nói tên ông bà, cha mẹ. Nếu có những tiếng trùng với tên của các bậc này, con cháu sẽ gọi tránh đi, hoặc tìm một tiếng đồng nghĩa để thay vào. Chẳng hạn Hà Đông thành Hà Đương, thịt đông gọi là thịt đặc, hồng gọi là hường, hoa gọi là huê, xuân gọi là xoan, quả bưởi gọi là quả bòng…

Cho đến đầu thế kỷ XX, việc kiêng húy vẫn là một tập tục căn bản và quan trọng của người Việt Nam. Ở thôn quê, làm dâu làm rể mà không biết kiêng những tên quan trọng bên vợ bên chồng thì có khi mất vợ mất chồng hay ít ra cũng phải nghe những lời trách cứ nặng nề. Ở trong Nam, để bày tỏ lòng tôn kính với người chết, người ta không gọi tên thật mà đặt tên mới, gọi là tên hèm (tên cúng cơm), tên thụy để khấn vái lúc cúng tế.

Đối với người sống cũng thế, người ta ít khi gọi tên thật, chỉ gọi theo thứ bậc trong gia đình (Cả, Hai, Ba, Tư…); đặc biệt, với người có địa vị, người ta chỉ gọi bằng chức tước (ông Tham, cụ Thượng, ông Ấm Năm…). Đối với thành hoàng làng, người ta cũng kiêng gọi thẳng tên ra, hoặc tránh đặt tên trùng với tên thành hoàng.

Thời xưa, các gia đình sợ đặt tên con phạm húy

Tới những húy kỵ tên hoàng tộc

Sự kiêng kỵ về cách đặt tên, gọi tên còn đúng cả trong trường hợp tên vua hay hoàng tộc. Trong những giai đoạn lịch sử nhất định, việc phạm húy tên của vua và hoàng tộc còn bị coi là tội, phải chịu quở trách hoặc nặng hơn thì phạt theo luật. Kể từ triều Trần, các hoàng đế khi lên ngôi vua, một trong những việc làm đầu tiên là công bố các chữ quốc huý cho thần dân biết để tránh.

Theo ghi chép của sử sách thì từ thời Trần đến cuối triều Nguyễn, đã có 40 lần ban bố lệnh kiêng huý. Trong đó, dưới triều Nguyễn, lệnh kiêng huý được ban hành nhiều nhất. Trong thời gian trị vì đất nước, Gia Long đã 2 lần, Minh Mệnh 5 lần, Thiệu Trị 8 lần, Tự Đức 4 lần ra chỉ dụ về kiêng huý. Về các chữ huý, bao gồm tên vua, tên hoàng hậu, tên cha mẹ, ông bà của vua và những người thân thích khác trong hoàng tộc.

Riêng triều Trần còn có lệ kiêng huý họ ngoại (cha mẹ của hoàng hậu), triều Nguyễn kiêng huý tên hoàng thái tử. Nhìn chung, tên vua, tên hoàng hậu, tên cha mẹ và ông bà của vua thì vương triều nào cũng liệt vào chữ quốc huý. Còn tên của những người thân thích khác trong hoàng tộc thì mỗi triều vua quy định có khác nhau.

Dưới triều Nguyễn, các quy định về kiêng huý lại càng cụ thể và chặt chẽ hơn, nhất là về cách đọc và cách viết. Sách Đại Nam thực lục chính biên chép: Năm Gia Long thứ 2 (1803), nhà vua đã “sai bộ Lễ kính gửi chữ huý cho khắp trong ngoài. Phàm tên người, tên đất giống chữ thì phải đổi đi, hành văn thì tuỳ theo ý nghĩa mà đổi sang chữ khác”.

Luật pháp triều Nguyễn xử phạt khá nặng đối với các văn bản tâu trình lên nhà vua và các giấy tờ khác mắc lỗi phạm huý: “Phàm dâng thư và tâu việc lỡ ra phạm đến tên vua và tên huý của các miếu thì phạt 80 trượng. Còn các giấy tờ việc quan khác lỡ ra phạm đến chữ huý thì phải phạt xuy 40 roi. Nếu là tên hay tên tự lỡ ra phạm đến chữ huý (không phải chỉ là nhầm lỡ một lần mà đã bị người ta nhắc nhở) thì phạt 100 trượng”. Triều Nguyễn còn quy định: Đối với văn thư ngoại giao của nước ta gửi cho nhà Thanh, khi soạn thảo cũng phải chú ý tuân theo tục lệ kiêng huý của họ.

Ngoài ra, luật lệ kiêng huý ngoài chữ viết còn phải kiêng cả âm. Khi nói hoặc đọc các âm huý thì phải biến âm, có nghĩa là phải đọc chệch sang âm khác, khi đặt tên đất, tên người không được trùng với âm huý, nếu đã đặt rồi thì phải đổi tên khác. Sử sách đã ghi chép rất nhiều trường hợp do kiêng âm huý mà đã phải nói, đọc biến âm và đổi gọi tên đất, tên người.

Đơn cử, người Việt Nam nào cũng ít nhiều biết được tên thật của vua Gia Long (1802- 1819), người khai sáng triều Nguyễn, là Ánh - Nguyễn Phúc Ánh. Thế nhưng, theo bộ tộc phả mới nhất của họ Nguyễn Phúc lại ghi húy của vua Gia Long là Anh. Vì thế trong dòng họ đều kiêng và đọc trại ra chữ Anh thành Yên, anh em thì đọc thành yên em.

Cùng với đó, bởi vua Gia Long đã khởi nghĩa từ miền đất phương Nam, nên theo truyền thống văn hóa Việt, để bày tỏ sự kính trọng và thương mến người chủ mới của đất nước, dân miền Nam đã kiêng tên Nguyễn Phúc Ánh nên họ gọi ánh sáng thành yến sáng từ đó. Các vua nhà Nguyễn khi còn bé cũng có tên gọi chơi như Mệ Tríu (Dục Đức), Mệ Mến (Hiệp Hòa), Mệ Vững (Bảo Đại), và bà Từ cung húy là Hoàng thị Cúc nhưng tên tục là Khế hồi nhỏ ở Mỹ Lợi nên sau này trong kinh thành Huế gọi cữ trái khế là “trái khến”.

Càng về sau, danh tự và ngự danh là trọng húy, là quốc húy, cả nước phài kiêng phải tránh. Vì vậy từ sau năm 1848, là năm vua Tự Đức lên nối ngôi, dân Huế gọi hoa hồng là bông hường, màu hồng là màu hường, cả nước phải nói trách nhiệm thay cho trách nhậm, thời gian thay cho thì gian. Vì vậy, các sử thần Nhà Nguyễn khi chép sử, nói đến húy của các vua đã không dám viết ra chữ thật mà phải viết theo lối chiết tự, nghĩa là tách chữ ra để nói, ai muốn biết là chữ gì thì tự ghép lại.

Chợ Đông Ba ở cố đô Huế vốn có tên là chợ Đông Hoa

Ngày nay ở Chợ Đông Ba, ngôi chợ lớn nhất cố đô Huế, vốn có tên thật là chợ Đông Hoa - cửa Đông Ba xưa cũng gọi là cửa Đông Hoa. Chỉ vì tránh phạm húy mà người Huế phải gọi trệch ra là Đông Ba, vì tên Hoa là tên của bà Hồ Thị Hoa, vợ vua Minh Mạng, được phong Tá Thiên Nhân hoàng hậu, gốc người Biên Hòa (Nam Bộ). Bởi thế, ở Huế cũng như nhiều miền đất khác, khi đặt tên, các cô gái tên Hoa đã được đặt là Huê, Hồng đã được gọi là Hường…

Nếu ta nghe người Huế xưa gọi “Ánh sáng” là “Yến sáng’” thì cũng không có gì ngạc nhiên vì dấu xưa còn lại chút này, từ xa xưa, họ sợ phạm húy bởi “Ánh” là tên vua Gia Long nên phải đổi ra thành Yến. Lão thi ông Ưng Bình Thúc Giạ khi làm thơ cũng đổi chữ “cánh phồn hoa” ra “cánh phiền ba” bởi hơn ai hết, ông phải kỵ húy vì ông là người trong Hoàng tộc…

Về sau này, trong thời đại Hồ Chí Minh, vào mỗi giai đoạn lịch sử, chúng ta vẫn gặp đâu đó khi các gia đình vẫn lựa chọn đặt tên con theo một số tên chính khách mà họ yêu mến, kính trọng…

bài liên quan
Thanh Hóa: Sẽ phát 10.000 lá ấn tại lễ Khai ấn Đền Trần

Thanh Hóa: Sẽ phát 10.000 lá ấn tại lễ Khai ấn Đền Trần

Lễ khai ấn Đền Trần tại làng Thổ Khối, xã Hà Dương (huyện Hà Trung, Thanh Hóa) diễn ra vào ngày 14-15 tháng Giêng dự kiến sẽ phát gần 10.000 lá ấn cho khách thập phương.
Bình Dương: Lao vào cột điện trên vỉa hè, nam thanh niên tử vong tại chỗ

Bình Dương: Lao vào cột điện trên vỉa hè, nam thanh niên tử vong tại chỗ

Rạng sáng 01/11, nam thanh niên điều khiển xe máy lưu thông trên đường đã không làm chủ tay lái, lao vào cột điện trên vỉa hè, tử vong tại chỗ.
Thanh Hóa: Hoàn thiện công tác chuẩn bị Khai ấn Đền Trần

Thanh Hóa: Hoàn thiện công tác chuẩn bị Khai ấn Đền Trần

Đêm 14, rạng sáng ngày 15 tháng Giêng, tại đền Trần Hưng Đạo ở xã Hà Dương (Hà Trung, Thanh Hóa) sẽ diễn ra lễ Khai ấn, phát ấn cho người dân và du khách thập phương.
Điều tra vụ vỡ hụi hơn 12 tỷ đồng tại Bình Dương

Điều tra vụ vỡ hụi hơn 12 tỷ đồng tại Bình Dương

Công an tỉnh Bình Dương đang điều tra, xử lý sự việc một số người dân tố giác Nguyễn Thị Thanh có hành vi chiếm đoạt tài sản thông qua góp hụi.
Yên Bái: Gia đình nghi phạm đe dọa nhân chứng trong vụ tố dâm ô trẻ em?

Yên Bái: Gia đình nghi phạm đe dọa nhân chứng trong vụ tố dâm ô trẻ em?

Vào lúc gần nửa đêm, nghi phạm Nghiêm Xuân N. cùng vợ và con trai, tới tận nhà của nhân chứng để đe dọa dằn mặt.
Khởi tố vụ bảo vệ bị tố có hành vi dâm ô nhiều học sinh

Khởi tố vụ bảo vệ bị tố có hành vi dâm ô nhiều học sinh

Ngày 29/3, Công an huyện Kim Bảng (Hà Nam) cho biết đã ra quyết định khởi tố, điều tra vụ bảo vệ trường tiểu học bị tố dâm ô nhiều học sinh.
Mới nhất
Đọc nhiều
Sở Y tế TP.HCM cảnh báo về những quảng cáo sai lệch trên Facebook

Sở Y tế TP.HCM cảnh báo về những quảng cáo sai lệch trên Facebook

Thanh tra Sở Y tế TP.HCM vừa có cảnh báo về những quảng cáo sai lệch trên Facebook có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, khi người dân bị thu hút đến các cơ sở không phép và sử dụng các kỹ thuật y tế không an toàn.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 238 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 238 tỷ USD

Trong 4 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế có nhiều khởi sắc, xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam cũng tăng so với cùng kỳ.
Sở Y tế TP. HCM: Tước giấy phép hoạt động Phòng khám chuyên khoa Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng Dr.Allen 2 tháng

Sở Y tế TP. HCM: Tước giấy phép hoạt động Phòng khám chuyên khoa Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng Dr.Allen 2 tháng

Phòng khám chuyên khoa Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng Dr.Allen thuộc Công ty CP Y khoa quốc tế HTH vừa bị phạt hơn 205 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động trong thời gian 2 tháng.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.