Chủ nhật 28/04/2024 21:51

Email: [email protected]

Hotline: 0903211537

Hà Nội 28 °C
TP Hồ Chí Minh 32 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 29 °C
Yên Bái 28 °C
  • Hà Nội Hà Nội 28°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 32°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 29°C
  • Yên Bái Hà Nội 28°C

Thăng trầm chợ Đồng Xuân

Sức khỏe - đời sống
12/02/2024 06:38
Nguyễn Văn Ất
aa
Nhắc đến chợ Đồng Xuân, không chỉ người dân Hà Nội mà người dân nhiều tỉnh đều biết tiếng. Đồng Xuân là chợ lớn nhất Thủ đô, lại tọa lạc trong khu phố cổ Hà Nội.


E50392B6-CB17-4E2C-82C0-0AEB887414B1.

Bức phù điêu ở chợ Đồng Xuân làm bằng đồng nguyên khối, nặng hơn 7 tấn, được khánh thành năm 2004 để tái hiện hình ảnh cuộc chiến đấu 60 ngày đêm của Hà Nội mùa đông năm 1946. (Nguồn ảnh: Nam Nguyễn/Toquoc.vn)

Lịch sử hàng trăm năm

Theo sử sách ghi lại: Trong thời gian xây dựng lại thành Thăng Long vào mùa hạ năm Giáp Tý (1804), dưới triều đại nhà Nguyễn, tổng trấn Nguyễn Văn Thành đã cho dân chúng họp chợ trên khu đất trống thuộc phường Đồng Xuân, huyện Thọ Xương nằm trước quán Huyền Thiên (sau đổi thành chùa Huyền Thiên) mà nay là chợ Đồng Xuân.

Tuy nhiên, lúc ấy chợ chưa lớn. Có thể còn thua chợ ở cạnh chùa Cầu Đông, phố Hàng Đường và chợ cạnh đền Bạch Mã, phố Hàng Buồm. Hai chợ này nằm ngay bến sông Tô Lịch, thuyền bè tấp nập, nên rất thuận tiện cho giao thương. Trong mấy chợ trên thì nghe nói chợ Cầu Đông đông đúc và sầm uất hơn cả.

Sau khi người Pháp thiết lập cai trị ở Bắc kỳ và bắt đầu tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa đi kèm với đó là việc xây cất, mở mang. Vào năm 1889, người Pháp quy hoạch lại Hà Nội, lấp sông ngòi, phá tường thành, làm cầu, mở đường, xây công trình… và khúc sông Tô Lịch chạy qua khu phố cổ bị lấp hoàn toàn. Chính quyền thuộc địa Pháp giải tỏa chợ Cầu Đông và chợ gần đền Bạch Mã, dồn tất cả hàng quán vào khu chợ trên đất phường Đồng Xuân. Từ đó chợ mang tên Đồng Xuân thực sự ra đời.

Có thể nói, tuy nằm trong khu phố cổ nhưng tuổi đời của chợ Đồng Xuân “trẻ” hơn nhiều so với tuổi đời các phố cổ xung quanh nó. Lúc đầu chợ Đồng Xuân cũng chỉ có một số lều tranh tre, nứa lá giống như hai chợ cũ bị dồn đến, còn phần lớn vẫn họp ngoài trời trên bãi đất.

Năm 1890, chính quyền thuộc địa bắt đầu cho xây dựng chợ Đồng Xuân với quy mô khá lớn, nhất là so với điều kiện lúc bấy giờ. Chợ được thiết kế với 5 dãy nhà cầu kết cấu vòm. Mỗi nhà có chiều dài 52m, rộng 25m, cao 19m, lợp mái tôn.

Trong chợ xây nhiều bục gạch để người bán bày hàng hóa. Mặt tiền của các nhà cầu đó có kiến trúc theo kiểu Pháp với 5 hình tam giác ứng với 5 nhà cầu vòm. Trên các kết cấu mặt tiền hình tam giác ấy có trổ các lỗ giống như tổ ong. Toàn bộ khu chợ có diện tích khoảng trên 6.500m2. Tầm vóc và kiến trúc của chợ Đồng Xuân rất ấn tượng trong bối cảnh kinh thành Hà Nội khi đó các công trình bê tông, sắt thép còn rất ít.

2840B577-EAC1-4FC2-8737-8221AEEBF7B9.

Để tiện so sánh: chợ Đồng Xuân xây xong năm 1890. Trong khi đó, tháp nước Hàng Đậu xây năm 1894, cầu Long Biên năm 1902 mới có. Nhà hát Lớn Hà Nội hoàn thành năm 1911… Nghĩa là các công trình có “xi măng sắt thép kiểu Tây” này nếu so với chợ Đồng Xuân thì là “hậu sinh”.

Tuy chợ xây cất mới to, bề thế như vậy nhưng sau khi hoàn thành chợ cũng chỉ họp kiểu “cách nhật” tức là hai ngày một phiên. Có thể dân cư Hà Nội lúc ấy còn thưa nên nhu cầu giao thương không nhiều?

Phải một thời gian khá lâu sau khi kinh tế, thương mại phát triển thì chợ mới họp từ sáng đến tối. Các mặt hàng mới dần dần được các tiểu thương buôn bán đa dạng từ hàng nông sản, rau quả rồi vải vóc, đồ kim khí cùng hàng nhập khẩu từ bên Pháp sang, từ Trung Quốc xuống, Ấn Độ vào…

Đã có nhiều bài vè về chợ Đồng Xuân, ví dụ:

…“Hà Nội như động tiên sa

Sáu giờ tắt hết đèn xa, đèn gần

Vui nhất có chợ Đồng Xuân

Mùa nào thức ấy xa gần đến mua

Cổng giữa có chị hàng dừa

Hàng cau, hàng quýt, hàng mơ, hàng hồng…

Ai ơi đứng lại mà trông:

Hàng vóc, hàng nhiễu, thong dong, rườm rà!

Ngoài chợ có chị hàng hoa

Có người đổi bạc đi ra, đi vào

Trông thấy anh bán thuốc lào

Xăm xăm bước tới, hút vào say sưa”…

Ký ức hào hùng

Tháng 12 năm 1946, khi toàn quốc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, chợ Đồng Xuân nằm trong Liên khu 1 thuộc địa bàn của Trung đoàn Thủ đô bảo vệ Hà Nội. Ngay trong chợ Đồng Xuân đã diễn ra những trận giáp lá cà giữa bộ đội ta và quân địch diễn ra quanh các quầy hàng, phản thịt… Ngày nay ở góc cửa chính vào chợ có Đài kỷ niệm và bức phù điêu để tưởng nhớ trận chiến mùa đông năm 1946 ấy.

Sau năm 1954, hòa bình lập lại, chính quyền cách mạng tiếp quản Thủ đô, chợ Đồng Xuân vẫn là chợ lớn nhất của Hà Nội. Mặt tiền chợ là phố Đồng Xuân, con phố cùng tên với tên chợ, phía Bắc là phố Hàng Khoai, phía Nam là phố Cầu Đông, phía Đông là phố Nguyễn Thiện Thuật.

Ngay sát sau chợ Đồng Xuân là chợ Bắc Qua. Vì vậy, nhiều người gọi cả hai là “chợ Đồng Xuân - Bắc Qua”.

0B44EE5D-43E1-46E3-ABBF-33833D670B94.

Chợ Đồng Xuân chụp năm 1920. (Nguồn ảnh: Flickr Mạnh Hải)

Sau một trăm năm tồn tại, chợ Đồng Xuân xuống cấp và dột nát rất nhiều, đến thập niên 80 của thế kỷ XX mỗi khi có trận mưa lớn thì trong chợ không khác gì ngoài trời. Do đó vào năm 1990, chợ được xây dựng lại, phá bỏ hai dãy hai bên, ba dãy giữa xây lên ba tầng. Hai tấm cửa hai bên cũng bị dỡ, nhưng vẫn còn giữ hai cột ngoài cùng.

Thế nhưng chợ Đồng Xuân mới xây lại, hoạt động chưa được bao lâu thì tối ngày 14 tháng 7 năm 1994, chợ Đồng Xuân bị hỏa hoạn, lửa thiêu rụi gần như toàn bộ các gian hàng trong chợ. Phải đến ngày 19 tháng 7 thì ngọn lửa mới được dập tắt hoàn toàn. Đây có lẽ là vụ cháy chợ lớn nhất tại Hà Nội từ xưa đến nay.

Tôi còn nhớ những ngày chợ Đồng Xuân ấy bị cháy, bởi chợ mới xây xong đưa vào hoạt động chưa được bao lâu, kết cấu toàn bê tông cốt thép. Thậm chí sáng hôm sau khi thông tin cháy chợ loang ra, nhiều người còn không tin, cho rằng ai đó “bịa”. Bê tông cốt thép như thế làm sao cháy được. Chỉ đến khi mấy ngày liền nhìn thấy xe cứu hỏa cắn đuôi nhau lấy nước từ hồ Gươm về để phun dập lửa cháy thì mọi người mới tin là thật.

Năm 1995, chợ Đồng Xuân được xây dựng lại với ba tầng, tổng diện tích mặt bằng các tầng lên tới gần 14.000m2 với khoảng 2.000 gian hàng. Trong chợ có khu giao dịch, khu bán hàng, nhiều cầu thang, cả thang máy cuốn và thang bộ. Có ba lối vào phía trước, ba lối vào phía sau, hai lối vào bên hông… như ta thấy bây giờ.

Nhưng cũng rất lạ là chợ Đồng Xuân từ ngày mới ra đời cho đến bây giờ cũng vậy: tuy chợ hoạt động rất nhộn nhịp nhưng chỉ họp ban ngày, thậm chí chỉ khoảng 3 - 4 giờ chiều là nhiều sạp hàng đã thu dọn, đóng quầy. Có lẽ do chợ là đầu mối bán buôn, khách buôn các tỉnh về cất hàng thì chỉ từ sáng đến trưa, chiều họ về xa nên chợ không họp chiều muộn…

Hiện nay chợ Đồng Xuân là chợ đầu mối chủ yếu dành cho bán buôn.

Tài liệu từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia (trong Triển lãm Chợ Xưa) còn lưu giữ được các tờ sức ngày mồng 8 tháng 5 năm Đồng Khánh 3 (1888) của Tổng đốc Hà An về việc di chuyển một số hộ ở các thôn thuộc tổng Đồng Xuân và tờ sức ngày mồng 7 tháng 11 năm Đồng Khánh 3 (1888) về việc cấp tiền đền bù cho các gia đình có nhà bị phá để xây chợ Hàng Gạo. Khá thú vị là tờ Yết thị của thành phố về việc trưng dụng đất để mở rộng đường khu chợ Đồng Xuân được thể hiện bằng ba ngôn ngữ Pháp, Việt, Hán.

Đồng Xuân ban đầu chỉ là những cầu chợ, quán chợ lợp lá, khung tre, bên ngoài có hàng rào nứa. Cái chợ ấy được gọi là chợ Mới. Chợ họp ngoài trời chỗ chợ nhỏ và lan ra cả phố Hàng Khoai, Hàng Gạo. Tuy là chợ hằng ngày nhưng mỗi tháng có một phiên họp vào ngày đầu tháng âm lịch. Chợ phiên đông đúc kẻ mua, người bán hơn ngày thường do bà con các vùng ngoại thành mang bán các loại cây giống và súc vật giống như lợn, chó, mèo… Vì số người mua bán quá đông nên chính quyền thành phố cho phép tràn sang khu đất mới lấp.

bài liên quan
Sống lại Việt Nam những năm 80 qua triển lãm ảnh của phóng viên của AFP

Sống lại Việt Nam những năm 80 qua triển lãm ảnh của phóng viên của AFP

- L'ESPACE (24 Tràng Tiền, Hà Nội).
Thú vui Xuân tao nhã ở Hà thành

Thú vui Xuân tao nhã ở Hà thành

Thưởng hoa ngày Tết đã trở thành thú vui tao nhã của mỗi người con đất Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng.
Mĩ phẩm: Đừng ham của rẻ!

Mĩ phẩm: Đừng ham của rẻ!

Mỹ phẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu với phái nữ. Chính vì vậy, thực trạng mỹ phẩm nghi là hàng giả tràn lan luôn khiến cho người tiêu dùng phải hoang mang, lo ngại.
Tết Hà Nội xưa và nay

Tết Hà Nội xưa và nay

Hà Nội là đất kinh kỳ, là trung tâm văn hóa Việt, nơi có tầng lớp tinh hoa, có giới trung lưu kinh thành nên Tết Nguyên đán cũng có những nét rất riêng, mang đậm bản sắc văn hóa người Tràng An.
Tết Hà Nội xưa và nay

Tết Hà Nội xưa và nay

Hà Nội là đất kinh kỳ, là trung tâm văn hóa Việt, nơi có tầng lớp tinh hoa, có giới trung lưu kinh thành nên Tết Nguyên đán cũng có những nét rất riêng, mang đậm bản sắc văn hóa người Tràng An.
Kiểm tra công tác chống buôn lậu dịp Tết tại sân bay Nội Bài, chợ Đồng Xuân

Kiểm tra công tác chống buôn lậu dịp Tết tại sân bay Nội Bài, chợ Đồng Xuân

Tại khu vực sân bay quốc tế Nội Bài, lực lượng Hải quan tập trung nhân lực, phương tiện, trang thiết bị kiểm soát chặt chẽ các chuyến bay, đối tượng, mặt hàng trọng điểm.
Mới nhất
Đọc nhiều
Công ty Quốc tế - Mega Gangnam tiếp tục bị Sở Y tế xử phạt

Công ty Quốc tế - Mega Gangnam tiếp tục bị Sở Y tế xử phạt

Vi phạm nhiều lỗi trong lĩnh vực y tế, Công ty cổ phần đầu tư Quốc tế - Mega Gangnam có trụ sở số 105, phố Trần Quốc Hoàn (Hà Nội) bị Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xử phạt hành chính.
Người làm chứng là gì, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng?

Người làm chứng là gì, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng?

Vai trò của người làm chứng góp phần tích cực vào sự thắng lợi của công lý. Vậy người làm chứng có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp ở Thanh Trì

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp ở Thanh Trì

Hội Nhà báo Việt Nam có văn bản gửi UBND và Công an TP Hà Nội đề nghị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các phóng viên, nhà báo xảy ra tại huyện Thanh Trì.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.