Hà Nội 35 °C
TP Hồ Chí Minh 34 °C
Hải Phòng 31 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 30 °C
  • Hà Nội Hà Nội 35°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 34°C
  • Hải Phòng Hà Nội 31°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 30°C

Thúc đẩy giải ngân cứu kinh tế: Phải tạo áp lực lên bộ máy

Thương trường
26/07/2020 09:51
Tư Giang
aa
Tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm đè nặng nên đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý nên không ai dám quyết, dám làm.


Từ việc nhỏ, đến việc lớn đều phải xin ý kiến cấp trên, cấp trên lại xin ý kiến cấp trên nữa, rồi cấp trên lại trình ra xin ý kiến tập thể. Do đó, nhiều dự án đã không thể thực hiện được.

6 tháng vs 4 năm

Ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng giám đốc Trung Nam Group – doanh nghiệp tư nhân tiên phong trong lĩnh vực phát triển truyền tải điện – có một bí quyết kinh doanh mà không ít doanh nghiệp nhà nước cần học hỏi. Đó là khát vọng và sự tự chủ. “Doanh nghiệp tư nhân như chúng tôi rất năng động, dám suy nghĩ, dám làm”, ông nói khi được hỏi về chủ trương của Bộ Chính trị khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển điện qua Nghị quyết 55.

Trung Nam đang có trạm biến áp 500kV mà doanh nghiệp tư nhân này nói, chỉ mất 6 tháng để xây dựng trong khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), một doanh nghiệp nhà nước, phải mất 4 năm để hoàn thành. “Nói điều này không phải là vì tư nhân hay hơn, mà bởi EVN, dù có tiềm lực tài chính, nhưng họ chưa dám làm vì có quá nhiều quy trình cản trở. Còn tư nhân nghĩ ngay, làm ngay”, ông nói tại Diễn đàn Cấp cao về Năng lượng Việt Nam 2020 được Ban Kinh tế Trung ương tổ chức cuối tuần trước tại Hà Nội.

Phát biểu của lãnh đạo Trung Nam Group, đáng ngạc nhiên, không làm phật lòng lãnh đạo EVN, người khi được hỏi đã nói: “Ông ấy nói đúng. Đó là sự thật và chúng tôi phải nhìn vào sự thật đó”.

Anh217.

Cùng dự án điện mà doanh nghiệp tư nhân thực hiện mất 6 tháng, còn doanh nghiệp nhà nước mất 4 năm?

Doanh nghiệp tư nhân tự quyết, tự chịu trách nhiệm với vốn đầu tư của mình nên họ có thể đưa ra các quyết định kinh doanh nhanh chóng và linh hoạt. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhà nước phải tuân thủ rất nhiều thủ tục và quy trình, phụ thuộc vào rất nhiều bên, nên quá trình ra quyết định dài lê thê đối với các dự án phát triển.

Đường dây 500 kV mạch 3 là ví dụ rõ ràng nhất. Dự án này có vốn 12.000 tỷ đồng và được xếp vào dạng “công trình cấp bách” trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia với mục tiêu truyền tải điện từ Trung tâm Điện lực Quảng Trạch lên hệ thống điện quốc gia. Được khởi công vào cuối năm 2018 và dự kiến đưa vào vận hành vào khoảng tháng 6/2020, nhưng đến nay dự án này vẫn còn đang được thi công ì ạch và mốc hoàn thành đã được kéo dãn vào cuối năm nay.

Do đường dây có chiều dài 742 km, với tổng số 1.606 vị trí cột, đi qua địa bàn 9 tỉnh, thành phố nên công việc giải phóng mặt bằng rất vất vả. Lãnh đạo địa phương nào không quyết liệt thì công việc đình đốn. Thậm chí tháng Sáu vừa qua, chủ đầu tư còn phải làm công văn gửi lãnh đạo một tỉnh trong dự án “cầu cứu, xin xỏ” được quan tâm hơn.

Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình điện Miền Trung (CPMB) Nguyễn Đức Tuyển than thở trên báo chí: ”Văn phòng Ban Chỉ đạo phát triển điện lực, EVN, EVNNPT và CPMB đã nhiều lần làm việc và báo cáo địa phương các cấp nhưng vẫn không được tháo gỡ”. “Chúng tôi có những dự án 2 năm chưa xong thủ tục chuyển đổi đất rừng”, ông nói.

Đất nước đang đối diện với nguy cơ thiếu điện nặng nề, Thủ tướng đang quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công vậy mà dự án lớn như thế này đến này vẫn ì ạch thì thật là đáng trách.

Giải phóng mặt bằng chỉ là một lý do

Chưa bao giờ giải ngân đầu tư công lại được Thủ tướng quan tâm đến vậy. Từ đầu năm nay, Thủ tướng đã tổ chức nhiều cuộc gặp để gây sức ép lên các chủ đầu tư là các bộ, ngành và địa phương trong bối cảnh nguồn lực cho phát triển ngày càng teo do dịch Covid-19 mà vốn ngân sách cho phát triển lại còn nhiều đến vậy, khoảng 1/3 trong tổng số vốn 2 triệu tỷ đồng cho giai đoạn 5 năm.

Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, dù giải ngân đã được tăng tốc nhưng tỉ lệ giải ngân 6 tháng đầu năm vẫn thấp so với yêu cầu. Có 3 bộ, cơ quan Trung ương và 9 địa phương có tỉ lệ giải ngân trên 50%; 33 bộ, cơ quan Trung ương và 3 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt dưới 20%, trong đó, có 7 bộ, cơ quan Trung ương có tỉ lệ giải ngân đạt dưới 5%.

Trong nhiều năm trước đây, chi đầu tư công thường vượt cao so với dự toán được Quốc hội phê duyệt. Chẳng hạn, năm 2016, Quốc hội dự toán chi 254.950 tỷ đồng cho đầu tư công, nhưng khi Quốc hội quyết toán, con số này vọt lên tới 296.451 tỷ đồng, vênh gần 42.000 tỷ đồng chứ không phải ít.

Vì sao cũng hệ thống quy định đó, luật pháp đó, thủ tục đó, con người đó mà năng lực giải ngân trước lại vượt so với hiện nay, mà con số của Bộ Tài chính nêu trên đã nói? Bế tắc nằm ở đâu trong toàn bộ quãng đời dự án, từ khâu phê duyệt, thẩm định, giải phóng mặt bằng, xây dựng, giải ngân?

Ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Giao thông Vận tải – ngành trong nửa đầu năm nay mới giải ngân được 35% trong tổng số vốn đầu tư công gần 40 nghìn tỷ đồng – nói trong hội nghị ngần đây của Chính phủ: “Mặt bằng không xong thì không làm được gì cả, nên nhân hội nghị này, rất mong Thủ tướng gửi một thông điệp mạnh mẽ với các địa phương”.

Bộ trưởng gây sức ép: “Nếu mặt bằng các địa phương không hoàn thành thì xử lý trách nhiệm địa phương vì nếu không có mặt bằng chúng tôi không làm được… Nếu chủ tịch các tỉnh không quyết liệt thì chậm và chúng tôi sẽ điều chuyển vốn. Điều đó khiến có khả năng là sẽ thiếu vốn và sắp tới sẽ là điểm bức xúc của địa phương. Do đó rất mong các địa phương thúc đẩy giải phóng mặt bằng”.

Lý giải của Bộ trưởng Giao thông, người nắm trong tay nhiều vốn đầu tư công nhất, là tương đồng với giải thích của nhiều doanh nghiệp và chuyên gia về tình trạng giải ngân đầu tư công chậm.

Lo “một ngày đẹp trời”

Vậy, ở góc độ các lãnh đạo địa phương, họ đang đối mặt với những vấn đề gì của mình, của hệ thống trực thuộc để thúc đẩy giải ngân? Những lời trình bày bộc trực và thẳng thắn của các lãnh đạo địa phương tại hội nghị với các tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng Tây Nguyên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 18-7 ở Đà Nẵng lý giải rất nhiều.

Thủ tướng gặp lãnh đạo các tỉnh miền Trung tại Đà nẵng ngày 18/7. Ảnh Chinhphu.

Báo chí tường thuật, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho biết, kinh tế của tỉnh tăng trưởng âm gần 11,5% dù cán bộ rất muốn “làm mạnh, bứt phá, đổi mới”. “Thế nhưng làm không khéo thì một "ngày đẹp trời" nào đó cũng rất tội cho anh em. Cho nên rất mong có một cơ chế để động viên anh em yên tâm làm việc, vì công việc chung, vì trong sáng”.

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân cho biết, tỉnh vừa phải tập trung khắc phục COVID-19, vừa phải kiểm tra, thanh tra kiểm điểm, kỷ luật đội ngũ cán bộ chủ chốt và cán bộ một số sở ngành.

“Một thời gian dài khoảng sáu tháng, chúng tôi không có chủ tịch UBND tỉnh. Bản thân cán bộ chủ chốt của tỉnh cũng vừa trải qua những ngày như anh Lê Trí Thanh nói là "ngày đẹp trời" - phải kiểm điểm, xem xét kỷ luật”, ông Tuân được tường thuật.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, Ông Nguyễn Tăng Bính bổ sung, việc bí thư và chủ tịch tỉnh này bị kỷ luật giống “ngày đẹp trời” mà ông Lê Trí Thanh nói đến, ảnh hưởng rất lớn đến tâm tư cũng như khí thế làm việc của cán bộ tỉnh.

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành Trung ương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến những sai phạm đất đai của Đà Nẵng: “Có những dự án không nằm trong danh mục thanh tra, điều tra… đã cấp sổ đỏ rồi, thu tiền rồi, trở thành lịch sử rồi thì bây giờ có thể có biện pháp nào đó để khép lại. Còn cứ tiếp tục kéo dài mãi thì không làm được gì hết”.

Trước những tâm tư như vậy, Thủ tướng nói: “Thủ tướng khuyến khích những cán bộ, những địa phương dám nghĩ dám làm, sáng tạo. Sắp tới đây Bộ Chính trị ban hành quy định bảo vệ những người, những tổ chức vì việc nước mà sáng tạo, đổi mới”.

Thúc đẩy dũng khí

Rõ ràng, những tâm tư của các lãnh đạo địa phương là rất đáng chú ý. Họ rất muốn bứt phá, đổi mới để phát triển nhưng do ràng buộc bởi hệ thống pháp luật của nhà nước và cả các quy định của Đảng nên khó bề hành động. Tuân thủ đúng các quy định của Đảng đồng thời tuân thủ đúng luật pháp của nhà nước trong nhiều trường hợp là khó.

Điều đó dẫn đến tâm lý thủ thế của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Họ thà không làm, thà đi chậm cho an toàn còn hơn là đột phá, đổi mới để rồi bị xử lý, kỷ luật. Tình trạng này không chỉ xuất hiện ở một bộ, một địa phương đâu.

Tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm đè nặng nên đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý nên không ai dám quyết, dám làm. Từ việc nhỏ, đến việc lớn đều phải xin ý kiến cấp trên, cấp trên lại xin ý kiến cấp trên nữa, rồi cấp trên lại trình ra xin ý kiến tập thể. Do đó, nhiều dự án đã không thể thực hiện được. Trong mấy năm gần đây, nhìn chung không có một công trình lớn nào được triển khai thực hiện.

Dù sao, sự phát triển là không thể chờ đợi. Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị giao ban trực tuyến đôn đốc triển khai công tác đầu tư công năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ với các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương nêu rõ: “Gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả giải ngân”.

Thủ tướng yêu cầu: “Phân công trách nhiệm từng đồng chí Lãnh đạo của Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phụ trách trực tiếp từng lĩnh vực đầu tư, theo dõi tiến độ thực hiện, giải ngân của từng dự án, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; kiên quyết không để chậm những việc thuộc thẩm quyền được giao và phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành liên quan. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả giải ngân, coi đây là căn cứ quan trọng để đánh giá cán bộ, bình xét thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ.

Trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo tiến độ đề ra, phải kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu, cá nhân có liên quan; kiên quyết chống trì trệ, tham nhũng, tiêu cực trong đầu tư công; điều chuyển, kiểm điểm, xử lý những trường hợp làm chậm, sai phạm theo quy định.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy và yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo sát sao các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các quận, huyện, xã, phường trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng, bồi thường, tái định cư, xử lý kịp thời khiếu nại, tạo sự đồng thuận của nhân dân, không được để chậm, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án đầu tư công.

Đó là một giải pháp rất mạnh tạo áp lực lên bộ máy.

bài liên quan
Bình Dương: Khánh thành công trình cầu Đò hơn 300 tỷ đồng

Bình Dương: Khánh thành công trình cầu Đò hơn 300 tỷ đồng

Sáng 22/4, UBND thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương tổ chức lễ khánh thành công trình xây dựng cầu Đò mới qua sông Thị Tính, chào mừng thị xã Bến Cát lên thành phố.
Quý I/2024, kinh tế Việt Nam có xu hướng phục hồi tích cực

Quý I/2024, kinh tế Việt Nam có xu hướng phục hồi tích cực

Theo báo cáo, tăng trưởng GDP quý I/2024 đạt 5,66%, cao hơn cùng kỳ từ 2020 và cao hơn kịch bản đề ra.
TP.HCM đề nghị sửa chữa nhiều công trình mang tính biểu tượng của thành phố

TP.HCM đề nghị sửa chữa nhiều công trình mang tính biểu tượng của thành phố

Trong năm 2024, TP.HCM sẽ hoàn thiện việc sửa chữa, trùng tu, xây mới nhiều công trình bảo tàng, sân vận động mang tính biểu tượng của thành phố.
Dự án Khu III Nam Lý Chiêu Hoàng gặp khó ở cơ chế bồi thường

Dự án Khu III Nam Lý Chiêu Hoàng gặp khó ở cơ chế bồi thường

Cụ thể, dự án kéo dài đến nay đã hơn 20 năm, do chưa hoàn tất công tác bồi thường thu hồi đất, chưa biết ngày triển khai thực hiện hoàn thành dự án.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thời điểm chấm dứt đợt nắng nóng gay gắt tại nhiều địa phương

Thời điểm chấm dứt đợt nắng nóng gay gắt tại nhiều địa phương

Theo dự báo, khi kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kết thúc cũng là thời điểm nhiệt độ tại nhiều khu vực giảm dần, nắng nóng gay gắt không còn xuất hiện ở nhiều nơi.
Nghệ An: Bắt người đàn ông tàn tật điều hành web khiêu dâm hơn 1 triệu thành viên

Nghệ An: Bắt người đàn ông tàn tật điều hành web khiêu dâm hơn 1 triệu thành viên

Dù mang nhiều bệnh lý nặng, di chuyển khó khăn song Nguyễn Đức Vinh vẫn điều hành web truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet với hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu.
Gia Lai: Va chạm giữa hai xe khách giường nằm, 3 người thương vong

Gia Lai: Va chạm giữa hai xe khách giường nằm, 3 người thương vong

Tại đường tránh Chư Sê (thị trấn Chư Sê, Gia Lai) vừa xảy ra 1 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 1 tử vong, 2 người bị thương.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.