Chủ nhật 01/09/2024 17:17

Email: [email protected]

Hotline: 0904309996

Hà Nội 30 °C
TP Hồ Chí Minh 0 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 31 °C
  • Hà Nội Hà Nội 30°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 0°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 31°C

Tiết học giữa sân đình làng Chòng

Sức khỏe - đời sống
21/02/2018 10:35
Nghiêm Huệ
aa
Thưởng trà, cho chữ, làm diều, vẽ tranh Đông Hồ… đã được đem đến với những học sinh vùng quê, nơi chốn lưu giữ những hồn cốt của dân tộc.


Tin nên đọc

Đình làng Chòng, xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa, Hà Nội rộn rã tiếng cười, lời ca của học sinh khối 10 trường THPT liên cấp Olympia và học sinh khối 7 trường THCS Trầm Lộng, Ứng Hòa, Hà Nội. Bởi đây là một tiết học đặc biệt ngay giữa sân đình. Các em học sinh khối 7 trường THCS Trầm Lộng được nghe các anh chị khối 10 trường THPT Olympia hát dân ca, được nghe các anh chị kể câu chuyện khoa cử Việt Nam, tìm hiểu về thư pháp, tục xin chữ đầu xuân của người Việt và vẽ tranh Đông Hồ.

Học sinh hào hứng với tranh Đông Hồ. Ảnh: Nghiêm Huê. 
Học sinh hào hứng với tranh Đông Hồ. Ảnh: Nghiêm Huê.


Hội xuân làng Chòng được các em học sinh trường Olympia mô phỏng đúng theo không gian của một làng, xã cổ xưa với 6 khu vực chính: Khu cổng làng, khu chợ làng - Giới thiệu các món ăn dân dã ngày xưa; Khu sân làng - Tổ chức các trò chơi dân gian như: bắt chạch trong chum, ô ăn quan, đập niêu, kéo co, cướp cờ…; Khu trường làng - Dạy học về ca dao – dân ca và một số thể loại văn học dân gian khác: viết chữ thư pháp, tái hiện một số hoạt động dạy học thi cử ngày xưa; Khu sân đình - Góc dạy nghề làm tranh Đông Hồ, làm quạt giấy; góc phong tục tập quán (thực hành cắt bánh chưng, cắt giò, cắm hoa ngày tết); góc biểu diễn nghệ thuật truyền thống; Khu cuối làng - Trưng bày các sản phẩm của học sinh bao gồm: bài viết, photobooth, postcard, phong bao lì xì, lịch bàn in hình tranh Đông Hồ...

Với nhiều học sinh của trường THCS Trầm Lộng, dù được sinh ra và lớn lên ở nông thôn nhưng lần đầu tiên các em được tự tay bắt chạch, được nhìn thấy “lính lệ” , được chơi trò chơi đập niêu.

Em Phạm Văn Khánh, học sinh lớp 7B, trường THCS Trầm Lộng cho biết đây là lần đầu tiên em được biết đến vẽ tranh Đông Hồ. Khánh đã tự tay vẽ bức tranh gà trống trên nền giấy dó để mang về nhà khoe bố mẹ. “Không chỉ lần đầu tiên biết tranh Đông Hồ được vẽ như thế nào mà cũng là lần đầu tiên, em được học cách làm quạt, làm diều” – Khánh cho hay.

Chia sẻ về ngày hội, em Nguyễn Hảo Anh, lớp 10 trường Olympia cho biết dù học chương trình quốc tế thì bọn em vẫn được học chương trình Việt Nam, được tìm hiểu các tác phẩm văn học trong SGK. Thế nên, dù học ở trường nào thì mỗi người Việt cũng vẫn có ý thức tìm hiểu văn hóa dân gian Việt Nam để lan tỏa đến mọi người xung quanh. Việc tổ chức hội làng cho học sinh Trầm Lộng giúp lan tỏa tình yêu văn hóa dân gian của mình tới người Việt. Giúp các thế hệ sau biết được giá trị của nó.

ô Trần Phương Thanh, giáo viên Ngữ văn, người cùng học sinh xây dựng dự án Hội làng Chòng cho biết đây là dự án học tập phục vụ cộng đồng do học sinh trường Phổ thông Liên cấp Olympia tổ chức, kết hợp kiến thức từ các môn Ngữ văn, Lịch sử, Mỹ thuật, Âm nhạc, Văn hóa dân gian cùng các kỹ năng xã hội.

Tất cả bắt đầu từ khi một học sinh tâm sự với giáo viên Trần Phương Thanh về khát vọng tìm về bản sắc dân tộc trước khi đi du học.

“Em ấy đọc tôi nghe câu thơ của Đồng Đức Bốn “Hồn thơ lục bát ra đi / Xin người ở lại sống vì nhau hơn”. Tôi đã rất xúc động đồng thời nhận ra học sinh chính là sứ giả văn hóa”, cô Thanh tâm sự.

Chính vì vậy, nên cả cô và trò suy nghĩ làm thế nào để biến nó thành văn hóa học tập cộng đồng. Bởi, đó không chỉ đưa kiến thức từ sách vở ra thực tế mà còn là trách nhiệm của những công dân Việt Nam mang tình yêu văn hóa dân tộc đến với những công dân nhỏ tuổi hơn. Để làm sao các em nhỏ cũng thấm thía được tình yêu đối với văn học dân gian, bản sắc dân tộc.

Để hiện thực hóa ý tưởng này, theo cô Thanh, giáo viên trong tổ ngồi bàn cùng với học sinh. Ban đầu có cuộc thi xây dựng ý tưởng dự án, lập thành các nhóm, thi theo nhóm. Ý tưởng nhóm nào tốt nhất thì nhóm sẽ điều phối ý tưởng đó trong cả khối.

“Tham gia dự án với học sinh, điều tôi bất ngờ là có nhiều học sinh trăn trở sắp đi du học, làm thế nào khi quay trở lại các em không cảm thấy xa lạ với quê hương mình” – Cô Thanh cho hay.

Là giáo viên dạy Ngữ văn, cô cho rằng, việc dạy tích hợp liên môn không khó. Cái chính là lên được ý tưởng và giao việc cho học sinh. Học sinh chính là người chủ động. Với các chủ đề, không nhất thiết phải đi ra ngoài không gian của trường học. Tùy từng điều kiện của từng trường mà có thể triển khai được ở bất cứ đâu.

Tuy nhiên, thầy Đặng Việt Hà, hiệu trưởng trường THCS Chu Văn An, Tây Hồ, Hà Nội cho rằng tích hợp liên môn đối với chương trình hiện hành chỉ có thể dạy theo chủ đề, chưa thể trở thành một môn học cụ thể như chương trình mới.

Theo thầy Hà, với chương trình hiện hành, các môn Văn, Sử, Địa... có thể lồng ghép vào một số chuyên đề, nhưng với các môn như Lý, Hóa, Sinh thì khó hơn rất nhiều, vì nó vẫn là một môn chuyên sâu.

Thầy Hà cũng khẳng định, với chương trình mới, khi triển khai dạy tích hợp môn khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội sẽ có khó khăn từ đội ngũ giáo viên, vì họ đều được đào tạo dạy đơn môn.

bài liên quan
Đầu tư liền mạch - hướng đi mới cho dòng sách di sản

Đầu tư liền mạch - hướng đi mới cho dòng sách di sản

Đất nước ta tự hào với nghìn năm văn hiến, rất nhiều di sản vật thể, phi vật thể độc đáo. Nhưng tư liệu về đề tài này vẫn còn khan hiếm...
Hình tượng lợn trong tranh dân gian

Hình tượng lợn trong tranh dân gian

Người ta vẫn nói rằng, những chú lợn tượng trưng cho sự nhàn nhã và sung túc. Con lợn cũng là một con vật gắn bó lâu dài, bền chặt với con người. Thậm chí, hình ảnh heo đất được dùng như là một biểu tượng về tài chính.
Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ: Đứng trước nguy cơ mai một

Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ: Đứng trước nguy cơ mai một

Vừa qua, Bộ VH-TT&DL phối hợp với tỉnh Bắc Ninh xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp” của nhân loại. Nhưng thực tế hơn 90% hộ dân làng Đông Hồ nay đã chuyển sang làm đồ vàng mã. Việc truyền nghề, kế nghiệp các nghệ nhân là những thách thức không nhỏ của công cuộc bảo tồn các di sản văn hóa, trong đó có tranh dân gian.
Ngày

Ngày 'Tết Việt' tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Chương trình 23 tháng Chạp với chủ đề “Tết Việt” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ diễn ra lúc 9h ngày 8/2/2018.
Nghệ nhân đất Kinh Bắc vực dậy tranh dân gian Đông Hồ

Nghệ nhân đất Kinh Bắc vực dậy tranh dân gian Đông Hồ

Một thời, làng Hồ ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) nổi tiếng với nhiều loại vàng mã chứ không phải tranh dân gian như bây giờ. Hầu hết các hộ gia đình đều làm nghề vàng mã để mưu sinh và tranh Đồng Hồ như bị rơi vào quên lãng.
Cao Bằng: Giữ lửa nghề làm giấy bản Lũng Quang

Cao Bằng: Giữ lửa nghề làm giấy bản Lũng Quang

Làm giấy bản là nghề truyền thống của đồng bào Tày ở xóm Lũng Quang, thị trấn Thông Nông thuộc huyện Thông Nông (Cao Bằng). Giấy được làm từ vỏ cây gỗ (mạy sla),chất giấy bền và dai, người dân dùng để gói bánh trong các dịp lễ tết, các thầy cúng dùng để viết sớ phục vụ việc cúng bái.
Mới nhất
Đọc nhiều
Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Ngày 23/7, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tại Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An tại xã Nghi Phong (Nghi Lộc - Nghệ An).
Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.