Chủ nhật 28/04/2024 10:55

Email: [email protected]

Hotline: 0903211537

Hà Nội 31 °C
TP Hồ Chí Minh 34 °C
Hải Phòng 31 °C
Đà Nẵng 35 °C
Yên Bái 38 °C
  • Hà Nội Hà Nội 31°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 34°C
  • Hải Phòng Hà Nội 31°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 35°C
  • Yên Bái Hà Nội 38°C

Tranh cãi chuyện trả các cổ vật thực dân Pháp chiếm đoạt thời thuộc địa

Pháp luật 4 phương
23/12/2018 16:42
Kim Tuyến (tổng hợp)
aa
Ngày 23/11/2018, tổng thống Pháp Emmanuel Macron quyết định trả lại cho quốc gia châu Phi Benin 26 cổ vật mà người Pháp đã chiếm đoạt của Benin trong chiến tranh thực dân năm 1892 và Benin đã yêu cầu Pháp trả lại từ vài năm trước.


Vua Behanzin của Bénin bên cạnh một bức tượng đầu thế kỷ 19 tại Bảo tàng nghệ thuật nguyên thủy, Quai Branly, Paris ngày 07/04/2010
Vua Behanzin của Bénin bên cạnh một bức tượng đầu thế kỷ 19 tại Bảo tàng nghệ thuật nguyên thủy, Quai Branly, Paris ngày 07/04/2010

Quan điểm 40 năm “cân nhắc”

Quyết định của tổng thống Pháp được đưa ra chỉ hai giờ sau khi hai chuyên gia do chính ông Macron đề cử đã đệ trình lên điện Elysée báo cáo đề nghị chính quyền trả lại những cổ vật và những tác phẩm nghệ thuật của châu Phi hiện được các bảo tàng ở Pháp trưng bày và lưu giữ.

Đây cũng là dịp để ông Macron gợi nhắc lại cam kết của ông hồi tháng 11/2017, ở Ouagadougou, thủ đô quốc gia châu Phi Burkina Faso, theo đó giới trẻ châu Phi phải được “tiếp cận với di sản của châu Phi và di sản chung của nhân loại ngay tại châu Phi chứ không phải chỉ ở châu Âu”.

Ông Macron muốn trong vòng 5 năm sẽ trao trả vĩnh viễn hoặc chuyển giao tạm thời, các tác phẩm nghệ thuật cho các nước châu Phi có liên quan.

Chủ nhân điện Elysée cũng tuyên bố ủng hộ mọi hình thức trao trả các tác phẩm nghệ thuật, dù là trả lại vĩnh viễn, tạm thời cho mượn, trao đổi hay để triển lãm … Tổng thống Pháp giao cho Bộ Văn hóa, Bộ Ngoại giao giữ vai trò chính thực hiện tiến trình trao trả các tác phẩm, còn các bảo tàng phải có trách nhiệm xác định các đối tác châu Phi và tổ chức chuyển giao các hiện vật cho các nước có liên quan.

Thực ra, trao trả lại các cổ vật cho các nước từng là thuộc địa của Pháp, nhất là châu Phi, không phải là đề tài mới được nhắc tới lần đầu tại nước Pháp. Chuyên gia Bénédicte Savoy giải thích là bà và đồng nghiệp Felwine Sarr chỉ tìm hiểu kỹ lại về một vấn đề đã từng bị để dở dang trong quá khứ:

“Trong quá trình Felwine Sarr và tôi tìm hiểu, nghiên cứu ở châu Phi và cả trong các tài liệu lưu trữ của các cơ quan của Pháp, chúng tôi đã tìm thấy nhiều hồ sơ tài liệu hồi cuối những năm 1970 - 1980 cho thấy khi đó vấn đề này đã từng được nói đến.

Nhất là khi tra cứu các tài liệu lưu trữ nghe nhìn về các bản tin thời sự 20h trong năm 1978, chúng tôi đã thấy nhà báo, người dẫn chương trình truyền hình Roger Gicquel ngay ở thời đó đã tuyên bố là để giúp người dân các nước ghi nhớ hơn về danh tính, cần phải trao trả lại các tác phẩm cho các nước, cần phải chú ý tới điều đó. Roger Gicquel đã giải thích một cách rất nhiệt tình, phấn khởi.

Thế nhưng, mọi người đã quên mất điều đó. Và từ 40 năm qua, chẳng có gì tiến triển, có rất ít điều được làm khiến mọi người cũng quên mất rằng vào thời đó UNESCO cũng đã nhắc tới chuyện trao trả cổ vật. Trong các tài liệu lưu trữ, chúng tôi cũng đã tìm thấy những mẫu văn bản của UNESCO được thảo bằng ba ngôn ngữ để yêu cầu trao trả lại các tác phẩm”.

“Vượt rào” luật bảo vệ di sản

Theo luật bảo vệ di sản của Pháp, có 3 nguyên tắc phải tuân thủ: không chuyển nhượng, không tiêu hủy và không tịch thu các tác phẩm nghệ thuật được lưu giữ và trưng bày tại các bảo tàng. Chính vì thế, về nguyên tắc, chính quyền không có quyền trao trả lại các tác phẩm cho các nước châu Phi.

Từ năm 1970, có quy định là chính phủ Pháp có quyền trao trả lại cho các nước có liên quan những tác phẩm bị ăn cắp, mua bán trái phép hay được nhập lậu vào Pháp, nhưng quy định này chỉ được áp dụng với các tác phẩm được mang vào Pháp sau năm 1970.

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử và nghệ thuật Bénédicte Savoy và Felwine Sarr, hiện tại có khoảng 90.000 tác phẩm nghệ thuật, cổ vật của châu Phi tại Pháp, nhất là tại bảo tàng Branly, Paris, nhưng về nguyên tắc, những hiện vật này lại không hội đủ điều kiện để có thể được trao trả lại cho châu Phi bởi vì chúng được đưa vào Pháp trước năm 1970.

Để có thể trao trả cho châu Phi các tác phẩm này, hai nhà nghiên cứu lịch sử và nghệ thuật, Bénédicte Savoy và Felwine Sarr cho rằng Pháp phải thay đổi luật di sản.

Tuy nhiên, trên thực tế, các nguyên thủ Pháp cũng đã một số lần, bằng cách này hay cách khác, trao trả lại cho một số nước các cổ vật quý giá và có ý nghĩa không chỉ về nghệ thuật, mà nhất là về văn hóa và tâm linh. Ông Frédéric Mitterand, bộ trưởng Văn hóa dưới thời tổng thống Nicolas Sarkozy nhắc lại một chuyện:

“Khi François Mitterand tới thăm Hàn Quốc, trong nhiệm kỳ tổng thống thứ nhất hay thứ hai của ông, tôi cũng không nhớ rõ nữa, thì ông ấy đã mang cho nhà chức trách nước này một cuốn sách chép tay đặc biệt quý hiếm.

Ở Pháp chỉ có 5-6 cuốn sách như vậy, và tổng thống Mitterand đã mang trả cho Hàn Quốc 1 hay 2 quyển. Nhưng đó là một trận chiến của tổng thống với một số nhân vật bảo thủ có thẩm quyền về việc giữ lại các cuốn sách chép tay đó”.

Những cuốn sách chép tay của hoàng gia Triều Tiên đã bị Hải quân Pháp chiếm đoạt trong một cuộc viễn chinh sau khi vụ các nhà truyền giáo Pháp bị giết hại ở Triều Tiên. Vào cuối những năm 1980, đầu những năm 1990, quan hệ giữa Pháp và Hàn Quốc trở nên căng thẳng do tranh cãi về những cuốn sách cổ. Năm 1991, Hàn Quốc chính thức đòi Pháp trả lại 297 cuốn sách mà họ gọi là di sản văn hóa và khi đó được lưu giữ tại thư viện quốc gia Pháp François Mitterand ở Paris.

Năm 1993, tổng thống Mitterand đề nghị hình thức “cho mượn chéo” và đằng sau những thương lượng về văn hóa là các mặc cả về kinh tế. Tập đoàn Alstom của Pháp khi đó muốn bán tàu cao tốc TGV cho Hàn Quốc. Pháp trả cho Hàn Quốc cuốn sách đầu tiên nhưng phải đến năm 2010 tiến trình trao trả mới được nối lại.

Vào tháng 11/2010, tại thượng đỉnh G20 ở Seoul, tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy mới đạt được thỏa thuận với Hàn Quốc. Để “vượt rào” luật bảo vệ di sản, Sarkozy đề nghị dùng vỏ bọc là cho Seoul “mượn sách” phục vụ mục đích nghiên cứu, cứ sau 5 năm thì những cuốn sách lại được gia hạn “cho mượn” tiếp. Những cuốn sách cổ nói trên hiện được lưu giữ ở Hàn Quốc, lần gia hạn cho mượn sách được thực hiện hồi tháng 02/2016.

90% di sản của châu Phi đang nằm ngoài “đất mẹ”

Ngoài chuyện liên quan đến luật bảo vệ di sản, nhiều người Pháp hiện còn lo ngại rằng việc trao trả sẽ gây nhiều thiệt hại cho các bảo tàng Pháp. Thế nhưng, bà Bénédicte Savoy cho biết:

“Khi trao trả các cuốn sách chép tay cho Hàn Quốc, Pháp đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các cơ quan bảo vệ di sản. Nhưng điều gây ấn tượng và làm chúng tôi xúc động là lần này, sau hôm tổng thống Macron đọc diễn văn ở Ouagadougou, giám đốc bảo tàng Branly, Stéphane Martin, qua báo chí đã này tỏ đồng quan điểm với tổng thống Macron và nói rằng ông cũng thấy có điều không bình thường và không thể bỏ qua là châu Phi gần như không còn gì, trong khi đó các bảo tàng ở phương Tây thì gần như là có tất cả”.

Theo báo cáo của hai chuyên gia Bénédicte Savoy và Felwine Sarr, hiện giờ 90% di sản của châu Phi đang nằm ngoài châu lục này, nhất là ở phương Tây. Một câu hỏi được nhiều người đặt ra là liệu có phải quốc gia nào cũng muốn mang về nước những tác phẩm đã bị Pháp chiếm từ thời thuộc địa? Hồi năm 2000, tại Pháp nổ ra nhiều tranh cãi quanh các bức tượng Nok, khi tổng thống Jacques Chirac khai trương khu trưng bày cánh Sessions ở bảo tàng Louvre.

Các tác phẩm nghệ thuật châu Phi được trưng bày tại đó trước khi bảo tàng Branly được khánh thành vào năm 2006. Trong số các hiện vật, có những bức điêu khắc Nok hình 3 đầu người nhỏ bằng đất nung.

Vấn đề là những cổ vật này được tìm thấy một cách bất hợp pháp từ Nigeria. Chính quyền nước này ngay lập tức đòi Pháp trả lại cổ vật. Luật sư Emmanuel Pierrat, tác giả cuốn sách “Có cần phải trao trả lại các tác phẩm nghệ thuật không?”, kể lại:

“Các cổ vật được mua từ một nhóm người hồi năm 1998 với giá 450.000 euro. Lẽ ra khi đó người ta nên kiểm tra kỹ về nguồn gốc của chúng … Rồi có sự xắp xếp hơi đặc biệt một chút giữa tổng thống Jacques Chirac và tổng thống Nigeria thời đó.

Ở Nigeria, các bảo tàng có điều kiện rất tồi, vì thế Nigeria rất tử tế và để lại cho chúng ta giữ bức điêu khắc hình 3 đầu người mà Pháp đã trả lại cho họ. Và trên thực tế, các cổ vật này vẫn đang ở Pháp, ngay cả khi chúng là tài sản của Nigeria”.

Một vấn đề khác khiến nhiều người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật quan tâm là liệu sau khi được trao trả lại cho các nước châu Phi, những tác phẩm nghệ thuật, cổ vật vốn được gìn giữ cẩn thận suốt bao nhiêu năm qua ở Pháp liệu có được các nước châu Phi bảo vệ và lưu giữ trong những điều kiện tốt hay không.

Cựu bộ trưởng Văn hóa Pháp Frédéric Mitterand tỏ ra rất băn khoăn, lo ngại và chia sẻ là cần phải biết chắc chắn trước khi trao trả là những tác phẩm đó sẽ được lưu giữ tốt ở các nước châu Phi. Từng là bộ trưởng Văn hóa, ông đã đi thăm rất nhiều bảo tàng ở châu Phi, có những bảo tàng được xây dựng với kinh phí rất lớn, nhưng ông cho rằng lưu giữ tốt những cổ vật quý giá không phải là điều dễ dàng ở châu lục này.

bài liên quan
Khóc, cười cùng cổ vật

Khóc, cười cùng cổ vật

Đam mê đồ cổ với ông Nguyễn Đức Tuấn (73 tuổi, ngụ đường Lê Lợi, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) bắt nguồn từ sự hoài niệm, trân trọng đối với các đồ vật, giá trị nghệ thuật xưa và niềm say mê tìm hiểu văn hóa, lịch sử.
Yên Bái: Phát hiện chuông đồng có niên đại năm thứ 10 thời vua Tự Đức

Yên Bái: Phát hiện chuông đồng có niên đại năm thứ 10 thời vua Tự Đức

Chuông đồng vừa được phát hiện tại Yên Bái có chiều cao 0,60m; đường kính đáy 31,5cm, cân nặng 29kg, được xác định có niên đại năm thứ 10 thời vua Tự Đức.
Báo Thái Lan khẳng định trọng tài Qatar không "thổi ép" đội tuyển Việt Nam

Báo Thái Lan khẳng định trọng tài Qatar không "thổi ép" đội tuyển Việt Nam

Trái ngược với phản ứng của giới bóng đá Việt Nam, truyền thông Thái Lan cho rằng trọng tài xử lý chính xác trong những tình huống gây tranh cãi nhất.
Đưa bảo tàng lên không gian mạng

Đưa bảo tàng lên không gian mạng

Bảo tảng phải thay đổi để thích ứng theo thời đại, đổi mới cách thức, trưng bày để thu hút khách tham quan qua hình thức online đang là xu hướng mới.
Người lưu giữ “hồn cốt” của văn hóa Mường

Người lưu giữ “hồn cốt” của văn hóa Mường

Ngay từ nhỏ, Nghệ nhân Ưu tú Phạm Thị Tắng đã được ông bà, cha mẹ dạy cho cách gọt cây Chạng Vạng để sử dụng trong Lễ hội Pôồn Pôông. Bà thuộc lòng từng lời hát, điệu múa sử dụng trong lễ hội, trò chơi dân gian truyền thống này của người Mường. Dù đã bước sang tuổi 73 nhưng bà vẫn chủ động dạy hát, dạy múa cho thanh niên trong và ngoài xã để gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Mường.
Người lưu giữ “hồn cốt” của văn hóa Mường

Người lưu giữ “hồn cốt” của văn hóa Mường

Ngay từ nhỏ, Nghệ nhân Ưu tú Phạm Thị Tắng đã được ông bà, cha mẹ dạy cho cách gọt cây Chạng Vạng để sử dụng trong Lễ hội Pôồn Pôông. Bà thuộc lòng từng lời hát, điệu múa sử dụng trong lễ hội, trò chơi dân gian truyền thống này của người Mường. Dù đã bước sang tuổi 73 nhưng bà vẫn chủ động dạy hát, dạy múa cho thanh niên trong và ngoài xã để gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Mường.
Mới nhất
Đọc nhiều
Công ty Quốc tế - Mega Gangnam tiếp tục bị Sở Y tế xử phạt

Công ty Quốc tế - Mega Gangnam tiếp tục bị Sở Y tế xử phạt

Vi phạm nhiều lỗi trong lĩnh vực y tế, Công ty cổ phần đầu tư Quốc tế - Mega Gangnam có trụ sở số 105, phố Trần Quốc Hoàn (Hà Nội) bị Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xử phạt hành chính.
Người làm chứng là gì, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng?

Người làm chứng là gì, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng?

Vai trò của người làm chứng góp phần tích cực vào sự thắng lợi của công lý. Vậy người làm chứng có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp ở Thanh Trì

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp ở Thanh Trì

Hội Nhà báo Việt Nam có văn bản gửi UBND và Công an TP Hà Nội đề nghị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các phóng viên, nhà báo xảy ra tại huyện Thanh Trì.
Tin bài khác
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra trong trường hợp nào?
Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Người tố cáo cần gì?

Người tố cáo cần gì?

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục bàn luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Sách giáo khoa.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ xin nghỉ công tác từ ngày 1/11 theo nguyện vọng cá nhân.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan ra quyết định của Fed – giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5.25%-5.5%.
Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.