Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 25 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 25°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Tranh cãi xung quanh đề xuất gộp Tết H’Mông vào Tết Nguyên đán

Nhà nước và Pháp luật
12/01/2019 18:05
Thùy Dương
aa
Mới đây, UBND xã Pà Cò (Mai Châu, Hòa Bình) có văn bản đề nghị người dân không ăn Tết cổ truyền của người H’Mông để chuyển sang ăn Tết Nguyên đán như cả nước. Việc “gộp Tết” này đã có nhiều ý kiến trái chiều. Về phía cơ quan quản lý, đại diện Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT&DL) nêu quan điểm cơ quan nhà nước không nên can thiệp làm mất tính truyền thống, phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc cả nước.


Tết người Mông độc đáo. Ảnh: Thanh Hà- TTXVN
Tết người Mông độc đáo. Ảnh: Thanh Hà- TTXVN

Đề xuất gây tranh cãi

Người Việt đón Tết Nguyên đán theo lịch âm, người H’Mông đón Tết theo lịch nông nghiệp. Khoảng cuối tháng 11 âm lịch, khi những bắp ngô trên gác bếp đã khô, lúa đã đóng cẩn thận vào bồ cũng là lúc người H’Mông bắt đầu ăn Tết.

Ngày mùng 1 Tết H’Mông không cố định, mỗi năm có thể xê dịch rơi vào khoảng tháng 12 dương lịch. Đây là lúc bà con thu hoạch xong vụ mùa, các gia đình thay ban thờ cúng thần, tổ tiên, tạ ơn cha mẹ, thăm hỏi người thân và chơi hội. Tết là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Mông và thường kéo dài trong khoảng 20 ngày gồm cả phần hội và phần lễ diễn ra đan xen nhau.

Trước Tết gia chủ làm sạch nhà tượng trưng bằng cách quét với ba cây tre tươi và nhiều hạt ngô màu đỏ; người dân sửa sang bàn thờ, nhà cửa, giã bánh dầy, thịt gà, mặc váy áo đẹp ăn mừng đón xuân. Mỗi nhà giã một chiếc bánh dày lớn làm “sân chơi” cho các thần linh. Ngày 30 tết, họ làm bánh dầy xong và mâm lễ cúng tổ tiên đón giao thừa.

Đêm 30, người H’Mông “treo niêu”, không ăn uống một ngày và tin rằng nếu ai ăn uống sẽ bị cháy nhà. Sáng mùng 1, mọi người được ngủ thẳng giấc mà không ai được đánh thức. Người H’Mông quan niệm rằng đây là giấc ngủ đầu năm, nếu đang ngủ mà bị gọi dậy tức là gọi sâu bọ về, cả năm mùa màng sẽ thất bát. Tết của người H’Mông đậm đà bản sắc với những tập tục, lễ nghi thể hiện văn hóa truyền thống độc đáo riêng và đề cao tính cộng đồng.

Tết của người H’Mông diễn ra trước Tết Nguyên đán hơn một tháng. Nhưng vài năm gần đây, một số nơi, người H’Mông tổ chức đón Tết cổ truyền trùng với Tết Nguyên đán. Và mới đây, UBND xã Pà Cò (Mai Châu, Hòa Bình), ngày 18/12 có văn bản đề nghị người dân không ăn Tết cổ truyền của người H’Mông để chuyển sang ăn Tết Nguyên đán như cả nước.

Xã đề nghị các đơn vị thông báo đến toàn thể nhân dân để cùng thực hiện, từ Tết Kỷ Hợi năm 2019. Thông báo trên là kết quả của hội nghị tiếp giáp bốn xã Lóng Luông, Vân Hồ (Vân Hồ, Sơn La) và Pà Cò, Hang Kia (Mai Châu, Hòa Bình) tổ chức ngày 7/12/2018. Và gần 100% người dân đồng tình.

Ông Sùng A Màng - Chủ tịch xã Pà Cò lý giải, vì Tết H’Mông và Tết Nguyên đán cách nhau hơn một tháng gây ra những khó khăn nhất định cho người dân. Cụ thể, học sinh, sinh viên, người người con H’Mông làm ăn xa chỉ được nghỉ dịp Tết Nguyên đán.

Để ăn Tết H’Mông, họ rất khó khăn trong việc xin nghỉ: sinh viên phải xin nghỉ học (đúng mùa thi), người làm ăn xa thì nghỉ làm (công việc cuối năm ở cơ quan bộn bề). Mà nếu không về thì không còn Tết. Trong khi, họ được nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày. Nếu các gia đình có người đi xa đã ăn Tết người H’Mông rồi, đến khi con cháu về lại tổ chức ăn Tết Nguyên đán nữa thì gây lãng phí.

Cần tôn trọng bản sắc văn hóa

Chủ tịch xã Pà Cò khẳng định bỏ Tết H’Mông ăn Tết Nguyên đán không làm mất bản sắc văn hóa, bởi: “Nội dung, phong tục, tập quán trong Tết cổ truyền người H’Mông vẫn giữ nguyên, không bỏ chi tiết nào. Chỉ thời gian ăn Tết có sự thay đổi để thuận lợi cho các cháu học hành về nghỉ Tết”.

Trước đề xuất “gộp” Tết này, có nhiều ý kiến trái chiều. TS Trần Hữu Sơn - Phó chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho rằng ý tưởng khuyến khích đồng bào dân tộc thiểu số bỏ Tết cổ truyền của họ để ăn Tết Nguyên đán có từ lâu, nhưng thế là không đúng, đi ngược lại quan điểm của UNESCO khuyến khích tôn trọng đa dạng văn hóa.

Dịp lễ Tết mỗi nơi luôn mang bản sắc văn hóa của từng tộc người và cần được tôn trọng như nhau, không nên coi văn hóa của nơi này là văn minh, nơi khác là lạc hậu để loại bỏ.

Đồng quan điểm trên, ông Lê Quang Thắng nhà nghiên cứu kinh tế, du lịch (Viện Hàn lâm Việt Nam) chia sẻ, có thể thấy “gộp Tết” ấy sẽ tiết kiệm chi phí, thời gian cho người dân nhưng tôi e rằng bản sắc dân tộc của họ sẽ phần nào bị phai nhạt, thậm chí bị hủy hoại văn hóa. Không phải ngẫu nhiên, bao đời nay, tổ tiên họ lại ăn Tết vào những ngày tháng 12 dương lịch.

Trong thế giới phẳng hiện nay, đa dạng văn hóa rất được coi trọng. Dù thế nào, mỗi dân tộc đều mong giữ được bản sắc văn hóa riêng của họ. Ví dụ, người Lào, bao nhiêu năm sinh sống ở Việt Nam nhưng họ vẫn dành thời gian về đất nước họ đón Tết.

“Theo tôi, không nên “gộp Tết”! Các nhà chính sách nên có sự ưu tiên cho những người dân tộc như: người đi làm, học sinh, sinh viên được nghỉ phép 2-3 ngày trong dịp lễ Tết của họ. Ngoài ưu tiên cho nghỉ, cơ quan có người dân tộc còn trích quỹ công đoàn để thưởng chút tiền Tết để động viên họ. Bởi họ là “di sản sống” bảo vệ đa dạng văn hóa các dân tộc”, theo ông Lê Quang Thắng.

GS.Nguyễn Chí Bền, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam lại có quan điểm khác. Theo ông, việc thay đổi lịch ăn Tết của dân tộc H’Mông cùng với Tết Nguyên Đán, chỉ là thời gian thay đổi (chậm hơn 1 tháng). Còn các phong tục, nghi lễ trong ngày Tết của người H’Mông không thay đổi. Hãy để người dân tộc tự quyết định thời gian ăn Tết của mình.

Các nhà quản lý, chính sách, văn hóa cần tôn trọng ý nguyện cộng đồng. Có thể, cùng trong một huyện, có xã vẫn đón Tết H’Mông theo thời gian cũ, có xã “gộp Tết”, chúng ta đều tôn trọng. Các nhà quản lý, văn hóa nên động viên, định hướng họ giữ được “linh hồn” Tết riêng có với những phong tục, nghi lễ, cốt cách của tổ tiên họ bao đời trao truyền. Đó mới là điều quan trọng.

Từ góc độ quản lý nhà nước về văn hóa, ông Vũ Việt Dũng – Phó Cục trưởng Cục Văn hoá cơ sở, Bộ VH-TT&DL đưa ra quan điểm, cơ quan nhà nước không nên can thiệp làm mất tính truyền thống, phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc cả nước. “Đồng bào người H’Mông có bỏ Tết cổ truyền để ăn Tết Nguyên đán hay không phải do thống nhất từ cộng đồng ở đó.”- ông Việt Dũng nhấn mạnh.

bài liên quan
Bồi dưỡng kỹ năng truyền thông số về BHXH, BHYT

Bồi dưỡng kỹ năng truyền thông số về BHXH, BHYT

Vừa qua tại Hà Nội, BHXH Việt Nam đã tổ chức Khóa bồi dưỡng “Các bước lập kế hoạch và nền tảng thực hiện kế hoạch truyền thông số” tới đội ngũ làm công tác báo chí, truyền thông của BHXH Việt Nam và BHXH TP.Hà Nội. Đây cũng là hoạt động nằm trong chương trình hợp tác giữa BHXH Việt Nam và các đối tác Pháp.
Lãnh đạo TP.HCM gặp gỡ cộng đồng đổi mới sáng tạo

Lãnh đạo TP.HCM gặp gỡ cộng đồng đổi mới sáng tạo

Ngày 28/3, UBND TP.HCM đã tổ chức chương trình gặp gỡ cộng đồng đổi mới sáng tạo TP.HCM.
Sắp diễn ra lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024

Sắp diễn ra lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra từ ngày 28-31/3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP.HCM sẽ giới thiệu hơn 400 món ngon ba miền Việt Nam cùng các chương trình văn hóa - nghệ thuật truyền thống.
Bộ Tư pháp đẩy mạnh truyền thông các hoạt động của ngành

Bộ Tư pháp đẩy mạnh truyền thông các hoạt động của ngành

Bộ Tư pháp tăng cường các giải pháp truyền thông về hoạt động của ngành, đồng thời đẩy mạnh công tác quản lý đối với cơ quan báo chí.
TP.HCM: Rộn ràng Hội Báo toàn quốc 2024

TP.HCM: Rộn ràng Hội Báo toàn quốc 2024

Sáng 15/3, Hội Báo toàn quốc năm 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân” chính thức khai mạc tại TP.HCM.
TP.HCM dự kiến xây thêm chợ đầu mối thứ 4 rộng 100ha ở Hóc Môn

TP.HCM dự kiến xây thêm chợ đầu mối thứ 4 rộng 100ha ở Hóc Môn

Sở Công Thương TP.HCM đề xuất xây thêm chợ đầu mối thứ 4 rộng hơn 100ha ở huyện Hóc Môn, ngoài 3 chợ đầu mối hiện nay là Bình Điền, Hóc Môn, Thủ Đức.
Mới nhất
Đọc nhiều
Mãi xứng danh anh hùng

Mãi xứng danh anh hùng

Ngày 29 tháng 3, tại Nhà số 4 Lý Nam Đế, nhà văn Phùng Văn Khai - Phó Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã có cuộc trò chuyện, phỏng vấn Thiếu tướng, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Phạm Tiến Luật về anh hùng Điện Biên Phùng Văn Khầu. Phóng viên Bảo Thơ đã gh
Thời điểm chấm dứt đợt nắng nóng gay gắt tại nhiều địa phương

Thời điểm chấm dứt đợt nắng nóng gay gắt tại nhiều địa phương

Theo dự báo, khi kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kết thúc cũng là thời điểm nhiệt độ tại nhiều khu vực giảm dần, nắng nóng gay gắt không còn xuất hiện ở nhiều nơi.
Nghệ An: Bắt người đàn ông tàn tật điều hành web khiêu dâm hơn 1 triệu thành viên

Nghệ An: Bắt người đàn ông tàn tật điều hành web khiêu dâm hơn 1 triệu thành viên

Dù mang nhiều bệnh lý nặng, di chuyển khó khăn song Nguyễn Đức Vinh vẫn điều hành web truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet với hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu.
Tin bài khác
Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Ngày 27/2, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang đồng loạt tổ chức ngày hội giao quân.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.