Mức độ phụ thuộc của các đội bóng vào ông bầu và ngân sách địa phương không hề giảm đi sau 20 năm giải bóng đá VÐQG, V-League phát triển theo hướng chuyên nghiệp.
Trong nhiều trường hợp, đội bóng vì vậy chỉ là “công cụ” để các ông chủ đạt được những mục tiêu ngoài bóng đá, như bất động sản, đất đai hay cơ chế ưu đãi từ địa phương. Rất ít đội bóng tập trung kiếm tiền từ những sản phẩm bóng đá trực tiếp như vé, áo đấu, tài trợ… Khi lợi ích từ những dự án bên ngoài, các ông chủ lập tức có thể bỏ rơi đội bóng, hoặc “sang tay” cho người khác.
Có khá nhiều ví dụ cho những trường hợp như vậy. CLB Sài Gòn hiện nay vốn là đội Hà Nội B của bầu Hiển, được “chuyển khẩu” vào Tp Hồ Chí Minh khi giành quyền thăng hạng V-League. Thành tích của CLB Sài Gòn nhiều năm liền khá ổn định, cao nhất là vào tốp 5. Đầu mùa giải qua, CLB Sài Gòn đã được bán cho các ông chủ khác và tiếp tục thi đấu thành công với dàn quân cũ. Đội bóng của Chủ tịch kiêm HLV trưởng Vũ Tiến Thành cán đích ở vị trí thứ 3.
Tuy nhiên gần như ngay sau đó, đội bóng này thanh lý gần hết đội hình, đưa về một loạt cầu thủ trẻ và cả những ngoại binh đã luống tuổi như Đỗ Merlo hay Daisuke Matsui. Với cái “gốc” như vậy nên không khó hiểu, CLB Sài Gòn không thu hút được CĐV. Dĩ nhiên với một đội bóng như vậy thì nếu không có nguồn tiền từ các ông bầu, CLB Sài Gòn khó trụ nổi.
Một loạt đội bóng khác ở V-League chỉ “sống” được nhờ một phần nguồn hỗ trợ từ ngân sách các địa phương. Có thể kể tới SLNA, Thanh Hóa, Hải Phòng hay cả Quảng Nam, đội vừa rớt hạng mùa trước. Thanh Hóa mỗi năm đều được tỉnh chi hàng chục tỷ đồng nuôi đội bóng. Hải Phòng tương tự, cũng nằm trong số các CLB ở V-League sống chủ yếu nhờ “nguồn sữa” ngân sách tỉnh.
Chưa đội nào tự nuôi chính mình
Một quan chức bóng đá lâu năm chia sẻ với Tiền Phong, với thực trạng kinh tế và bóng đá hiện nay, việc các đội bóng V-League phải phụ thuộc vào nguồn tài chính từ ông bầu và địa phương là khó tránh khỏi. Nếu sòng phẳng đánh giá, chưa đội bóng nào có khả năng tự nuôi sống chính mình. Đơn cử như CLB Hà Nội ồn ào lâu nay nhưng vẫn nhờ sự chu cấp của bầu Hiển. Ban lãnh đạo mới của CLB Hà Nội khá năng động, đưa ra nhiều kế hoạch rất tham vọng. Tuy nhiên, hiệu quả thu về nếu xét ở khía cạnh tài chính còn rất hạn chế.
Một ví dụ dễ hình dung, giá trị “chạy sô” quảng cáo của tiền vệ Quang Hải thậm chí còn cao hơn các gói tài trợ của CLB Hà Nội mùa giải qua. Sau khi chia tay nhà tài trợ là một tập đoàn từ Thái Lan, CLB Hà Nội ký tài trợ chính với Bamboo Airways với giá trị theo nguồn tin riêng của Tiền Phong không quá 5 tỷ đồng, trong đó chủ yếu quy đổi ra sản phẩm. Thế nên khi CLB Hà Nội đưa ra quy định yêu cầu các cầu thủ chia thu nhập từ hoạt động quảng cáo trên trang cá nhân, nhiều người không khỏi bất ngờ. Tiền thu về từ vé, bán áo đấu…chỉ chiếm một phần nhỏ nguồn thu của đội bóng.
Thực trạng này không hề mới và đã được nhắc tới khá nhiều. Vấn đề là các CLB mặc dù vậy chưa có ý thức “nhúc nhích” để thay đổi. Dù ăn tiền ngân sách để hoạt động nhưng nhiều đội bóng làm kém, không hiệu quả, ví dụ rõ nhất chính là Hải Phòng. Dù Chủ tịch Trần Mạnh Hùng “làm quan” ở VPF nhưng CLB Hải Phòng 2 năm liền không đạt chuẩn chuyên nghiệp, sân bóng kém chất lượng, đào tạo trẻ yếu nếu không muốn nói không có gì. Thành tích của Hải Phòng các mùa giải qua không tốt dẫn tới CĐV cũng chán nản, không ủng hộ cuồng nhiệt như trước. Hải Phòng cũng là đội hiếm hoi ở V-League không tổ chức được hội cổ động viên bài bản dù người hâm mộ đất cảng rất yêu bóng đá.
Để V-League có thể phát triển hơn cần phải đi từ những vấn đề nhỏ, đơn cử như làm sạch nhà vệ sinh, sân vận động, chú trọng hơn tới truyền thông. Đối với những vấn đề này thì Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) hay VPF có lẽ cần có sự tư vấn cho đội bóng.
Thế nên khi CLB Hà Nội đưa ra quy định yêu cầu các cầu thủ chia thu nhập từ hoạt động quảng cáo trên trang cá nhân, nhiều người không khỏi bất ngờ. Tiền thu về từ vé, bán áo đấu…chỉ chiếm một phần nhỏ nguồn thu của đội bóng.
Từ đầu năm 2024, Việt Nam xác định tập trung vào phát triển kinh tế số với 4 trụ cột là: Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, Phát triển kinh tế số các ngành, Quản trị số và Phát triển dữ liệu số. Qua 6 tháng đầu của năm 2024, với 4 trụ cột này, kinh tế số góp phần tạo động lực mới cho kinh tế, tạo lợi thế cạnh tranh mới cho quốc gia.
Tối ngày 12/7 tại thành phố Quy Nhơn(Bình Định), báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức chương trình Gala dinner kỷ niệm 39 năm ngày báo Pháp luật Việt Nam xuất bản số báo đầu tiên (10/7/1985-10/7/2024).
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Ngày 23/7, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tại Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An tại xã Nghi Phong (Nghi Lộc - Nghệ An).
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.