Phía Công ty xây lắp điện 1 cho rằng việc đổ, gẫy cột điện đường dây 500kV là do giông lốc gây ra. Thời tiết liệu có phải là nguyên nhân chính?
Tin nên đọc
Vụ cột điện 500Kv đổ gục: Bu lông thiết kế sai (!?)
Vụ cột điện 500Kv đổ gục: Người lái máy xúc phá hiện trường chính là đơn vị thi công!
Đơn vị thi công cột điện 500Kv bị "đổ gục" có năng lực ra sao?
Vụ cột điện 500Kv bất ngờ đổ gục: Lộ diện "hung thủ" phá móng cột điện trong đêm
Như Pháp Luật Plus đã đăng tải, ngày 22/4/2016, 2 cột điện 500kV (ký hiệu 199 và 200) tại xã Tiến Dũng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang bất ngờ đổ gãy. Nguyên nhân chính thức vẫn chưa được cơ quan chức năng công bố.
Dư luận đang đặt ra nhiều câu hỏi xoay quanh nguyên nhân việc đổ gãy của 2 cột điện trên. Theo ý kiến từ phía đơn vị thi công là Công ty cổ phần xây lắp điện 1 thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do giông lốc, nhưng điều này có thực sự thuyết phục với một công trình là dự án năng lượng cấp I, có tổng mức đầu tư hơn 2.260 tỷ đồng?
|
Công trình hơn 2.000 tỷ đổ kềnh do giông lốc? |
Theo thông tin dự báo thời tiết trên kênh truyền hình Bắc Giang tối ngày 21/4/2016 có dự báo: "Thành phố Bắc Giang và các vùng phụ cận (Yên Dũng) nhiều mây đêm và sáng có mưa, mưa rào và giải rác có giông. Sau có mưa vài nơi, gió Đông Nam cấp 2, cấp 3. Nhiệt độ từ 23-30 độ".
Trao đổi qua điện thoại với Pháp luật Plus sáng 4/5, bà Lâm Thị Kim Anh - Giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Giang cho hay: Ngày 22/4 tại TP Bắc Giang và các huyện lân cận (Yên Dũng) có mưa giông. Khu vực huyện Yên Dũng cách xa điểm đo, điểm đo ở TP Bắc Giang cách xa tầm 30km, tại điểm đo có mưa giông, 9m/s gió cấp 5. Hiện nay, tỉnh bắc giang có 4 điểm đo là huyện, Sơn Động, Lục Ngạn Hiệp Hoà, TP Bắc Giang".
Qua các kênh thông tin từ tỉnh Bắc Giang, có thể thấy ngày 22/4 thời tiết tại TP Bắc Giang, huyện Yên Dũng ngày 22/4 không có bão lớn, giông lốc mạnh.
Ở diễn biến khác, trả lời VTV1, ông Trần Quang Năng, Phòng dự báo ngắn hạn, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương cho hya: Đối với hiện tượng giông, gió lốc, quy mô rất nhỏ nên chúng tôi chỉ cảnh báo là hiện tượng có khả năng cao xảy ra tố lốc, mưa đá hay gió giật mạnh, chứ còn không nói cấp.
Trong những thời tiết giao mùa này thì khu vực vùng núi và trung du là khu vực có khả năng cao, vùng đồng bằng cũng có nhưng mà xác suất so với vùng kia thì thấp hơn.
Cột điện 500kV là công trình an ninh quốc gia, nhưng vì sao thiết kế chịu được bão cấp 12 mà chỉ một cơn lốc đã đổ. Và vì sao ngay sau khi đổ, thì móng cột đã bị bí mật múc tung hết đi?
Thực hư ra sao chúng ta vẫn phải chờ kết luận từ phía cơ quan chức năng.
Trao đổi với Pháp luật Plus, ông Nguyễn Văn Hiến, Trưởng Công an xã Tiến Dũng cho biết: “Mẫu vật bê tông cốt thép hiện đã được công an tỉnh xuống lấy đem về rồi".
Một ý kiến khác từ phía người dân sống quanh khu vực cột điện đổ thì cho rằng thời tiết đúng là có gió khá to nhưng để làm đổ cột điện kiên cố như vậy thì không có.
|
Ông Khang cho rằng sức gió của ngày hôm ấy không đủ để làm đổ cột điện cao thế. |
Ông Khang, người dân có trang trại ở cạnh đó, cũng là người theo dõi toàn bộ sự việc cho biết: "Hôm qua lúc đổ cột điện gió khá to, nhưng mức gió như thế mà làm đổ cột điện kiên cố thì không có, tôi nghĩ là cột điện cao thế thì gió phải giật cấp bao nhiêu mới đổ chứ. Cột này làm tác động đổ cột kia, tôi thấy có sự chuyển động của cột khoảng 10 phút, cột nghiêng sau đó nó vặn rơi cột kia. Hôm qua nhìn cái cọc như cái chân răng thì ăn thua gì, các cọc ấy không nhầm thì 70 phân, không biết còn bao cột điện khác có tình trạng như thế này".
Ông Trần Đức Khôi đưa ra đánh giá cá nhân của mình.
Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin.