Chủ nhật 28/04/2024 06:14

Email: [email protected]

Hotline: 0903211537

Hà Nội 27 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 24 °C
  • Hà Nội Hà Nội 27°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 24°C

Vùng đất Hưng Yên với những biến đổi về địa giới hành chính

Văn hóa
16/12/2021 16:38
Theo https://www.quanlynhanuoc.vn/
aa
Trải qua những biến cố của lịch sử, vùng đất Hưng Yên đã diễn ra nhiều lần thay đổi, điều chỉnh địa giới hành chính qua các thời kỳ. Tuy nhiên, cho đến nay, tỉnh Hưng Yên vẫn luôn giữ gìn là một vùng đất văn hiến và phát triển.


phohienhungyen

Khu vực Phố Hiến xưa – thành phố Hưng Yên nay.

Lịch sử vùng Hưng Yên từ thời Hùng Vương và qua suốt thời kỳ Bắc thuộc là đất Giao Chỉ. Đến thời Ngô, Đinh gọi là Đằng Châu; thời Tiền Lê đổi đất Đằng Châu thành phủ Thái Bình; thời Lý đổi lại thành Châu Đằng, Châu Khoái. Đến thời Trần đổi châu thành lộ, tên gọi Khoái Lộ; thời thuộc Minh nhập vào phủ Kiến Xương; thời Lê đổi thành đạo Thiên Trường; sau lại đặt ra thừa tuyên Sơn Nam. Thời Hậu Lê đổi thành trấn Sơn Nam, xong chia làm hai trấn (Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ). Đến tháng 10/1831, thời Nguyễn, bỏ các trấn lập ra tỉnh, thành lập tỉnh Hưng Yên.

Dấu ấn đặc biệt của vùng đất Hưng Yên được nổi danh từ thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh với tên gọi Phố Hiến, là thương cảng quan trọng bậc nhất ở Đàng Ngoài. Thuyền bè ngược sông Hồng vào Kinh thành Thăng Long đều dừng ở đây. Thời kỳ đó, Kinh thành Thăng Long có 36 phường, thì Phố Hiến có trên 20 phường và Phố Hiến thực sự được coi là một “Tiểu Tràng An”. Do vậy, dân gian đã có câu: “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”.

Theo sách sử Đại Nam Nhất Thống Chí ghi lại khi thành lập tỉnh Hưng Yên: năm (Minh Mệnh) thứ 12, chia tỉnh hạt, tách 5 huyện (Đông An, Kim Động, Thiên Thi, Phù Dung, Tiên Lữ) thuộc phủ Khoái Châu trấn Sơn Nam và 3 huyện (Hưng Nhân, Thần Khê, Duyên Hà) thuộc phủ Tiên Hưng trấn Nam Định đặt làm tỉnh Hưng Yên”1.

Những thay đổi, điều chỉnh rất đáng chú ý trong quá trình phát triển tỉnh Hưng Yên qua các thời kỳ

– Thời kỳ trước năm 1831

Từ thời Hùng Vương, qua thời kỳ Bắc thuộc, vùng đất Hưng Yên tên gọi Tượng Quận cho đến thời Triệu, nhà Hán đổi tên thành quận Giao Chỉ. Năm 607, thời Tùy chia đất Giao Châu thành các quận, vùng Hưng Yên vẫn thuộc quận Giao Chỉ. Năm 679, thời Đường đã chia đất Giao Châu ra thành các huyện, vùng Hưng Yên thuộc huyện Vũ Bình. Năm 938, thời Ngô, vùng Hưng Yên thuộc đất Đằng Châu. Năm 974, thời Đinh chia trong nước ra các đạo, vùng Hưng Yên thuộc Đằng Đạo. Năm 1002, thời Tiền Lê đã đổi đạo thành ra lộ, phủ và châu, vùng Hưng Yên thuộc về Đằng Châu. Năm 1005, đã đổi Đằng Châu thành phủ Thái Bình. Năm 1010 – 1222, thời Lý chia cả nước ra thành các lộ, Hưng Yên thuộc Lộ Khoái. Năm 1242, thời Trần, chia các lộ trong nước và Hưng Yên thuộc Khoái Lộ. Năm 1407, thời Minh đổi An Nam thành Giao Chỉ, vùng Hưng Yên thuộc Phủ Kiến Xương. Năm 1426 – 1428, thời Lê, vùng Hưng Yên thuộc Nam Đạo. Năm 1466, đã chia ra các đạo thừa tuyên, Hưng Yên thuộc Thừa tuyên Thiên Trường. Năm 1469, Hưng Yên thuộc Thừa tuyên Thiên Trường đổi thành Sơn Nam. Năm 1490, vùng đất Hưng Yên thuộc xứ Sơn Nam. Năm 1527, thời Mạc, vùng Hưng Yên thuộc vào Hải Dương. Năm 1741, thời Hậu Lê, chia Sơn Nam thành Sơn Nam thượng và Sơn Nam hạ. Năm 1778, thời Tây Sơn đã đổi lại như cũ, vùng Hưng Yên thuộc trấn Sơn Nam. Năm 1802, đặt lại các trấn, phủ, huyện, Trấn Sơn Nam Thượng thuộc Bắc Thành. Năm 1822, Trấn Sơn Nam Thượng đổi thành Trấn Sơn Nam. Năm 1831, tên tỉnh Hưng Yên lần đầu tiên xuất hiện.

– Giai đoạn từ năm 1831 – 1945

Tháng 10/1831 (Minh Mệnh thứ 12), triều đình nhà Nguyễn ở Huế thực hiện cải cách hành chính xóa bỏ tổng, trấn và chia đặt địa hạt các tỉnh. Tỉnh Hưng Yên được thành lập gồm 2 phủ, 8 huyện; phủ Khoái Châu có 5 huyện: Đông An, Kim Động, Thiên Thi, Phù Dung, Tiên Lữ của trấn Sơn Nam và phủ Tiên Hưng có 3 huyện: Hưng Nhân, Thần Khê, Duyên Hà. Năm 1832, chia tách hai huyện (Phù Cừ và Tiên Lữ) lập phủ Khoái Châu. Năm 1842, đổi tên huyện Phù Dung thành huyện Phù Cừ. Năm 1851, đặt huyện Phù Cừ vào phủ Khoái Châu, huyện Tiên Lữ thuộc phủ Khoái Châu chuyển về phủ Tiên Hưng. Năm 1862, đổi huyện Thiên Thi thành huyện Ân Thi. Năm 1885, đổi tên huyện Đường Hào thành huyện Mỹ Hào.

Năm 1890, Toàn quyền Đông Dương thành lập đạo Bãi Sậy, gồm 4 huyện: Yên Mỹ, Mỹ Hào, Cẩm Lương, Văn Lâm từ một số tổng thuộc Đông Yên, Ân Thi của tỉnh Hưng Yên, một số tổng huyện Mỹ Hào của tỉnh Hải Dương, một số tổng của huyện Văn Giang, Gia Lâm và Siêu Loại tỉnh Bắc Ninh. Năm 1890, đã cắt huyện Thần Khê thuộc tỉnh Hưng Yên sáp nhập vào tỉnh Thái Bình; huyện Tiên Lữ thuộc phủ Tiên Hưng chuyển trở về phủ Khoái Châu. Năm 1891, bãi bỏ đạo Bãi Sậy, đưa các huyện Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào sáp nhập vào tỉnh Hưng Yên. Năm 1894, cắt hai huyện Hưng Nhân và Duyên Hà thuộc phủ Tiên Hưng của tỉnh Hưng Yên chuyển về tỉnh Thái Bình. Năm 1898, thành lập một số trung tâm hành chính ở Bắc Kỳ, trung tâm hành chính của tỉnh Hưng Yên đặt ở Bần Yên Nhân.

Văn miếu Hưng Yên dựng năm 1839.

Văn miếu Hưng Yên dựng năm 1839.

– Từ năm 1945 – 1968

Năm 1946, Ủy ban Hành chính Bắc Bộ thành lập thị xã Hưng Yên gồm hai khu phố là Đẩu Lĩnh và Đằng Giang; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Văn Giang và huyện Văn Lâm (Nghị định số 79-NV-QP/NĐ ngày 06/6/1946 của Liên bộ Nội vụ và Quốc phòng về phương diện kháng chiến và hành chính). Năm 1948, sáp nhập huyện Gia Lâm vào tỉnh Hưng Yên (Sắc lệnh số 263-SL ngày 28/11/1948 của Chủ tịch Chính phủ). Năm 1949, chia huyện Gia Lâm về tỉnh Bắc Ninh (Sắc lệnh số 131-SL ngày 07/11/1949 của Chủ tịch Chính phủ). Năm 1950, Chính quyền thực dân thành lập quận Văn Giang – Khoái Châu, Mỹ Hào, Văn Lâm, Yên Mỹ; quận Phù Cừ, điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Hưng Yên và thành lập quận Phố hiến, Tiên Lữ, Kim Động, Ân Thi.

Năm 1951, tách quận Văn Giang – Khoái Châu thành 2 quận, cắt Văn Giang về Gia Lâm; cắt 3 xã của quận Bình Giang tỉnh Hải Dương về Ân Thi; sáp nhập 4 thôn thuộc xã Yên Từ của quận Duy Tiên vào Kim Động. Năm 1952, sáp nhập hai quận Bình Giang và Thanh Miện vào tỉnh Hưng Yên; cắt hai quận Mỹ Hào và Văn Lâm về Gia Lâm. Năm 1955, đổi tên các phố ở thị xã Hưng Yên; cắt 3 thôn xã Hiến Nam về huyện Tiên Lữ và cắt 2 thôn xã Hiến Nam về huyện Kim Động (Quyết định số 51/TCCB ngày 13/02/1955 của Ủy ban Hành chính tỉnh); điều chỉnh địa giới một số huyện Khoái Châu, Văn Giang, Kim Động, Ân Thi (Quyết nghị số 33-QN, ngày 14/9/1955 của Ủy ban Hành chính tỉnh). Năm 1956, cắt xã Nghĩa Hưng của huyện Văn Lâm về huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Năm 1957, đổi tên 3 xã của huyện Phù Cừ (Quyết nghị số 203/TCCB ngày 17/01/1957 của Ủy ban Hành chính tỉnh); chia hai xã thành ra 4 xã của huyện Phù Cừ (Quyết nghị số 1460/TCCB ngày 25/4/1957 của Ủy ban Hành chính tỉnh).

– Từ năm 1968 – 1996

Năm 1968, hợp nhất hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng (Nghị quyết số 504-NQ/TVQH, ngày 26/01/1968 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội). Năm 1974, đổi tên xã ở các huyện Ân Thi (11 xã), Khoái Châu (5 xã), Kim Động (4 xã), Tiên Lữ (7 xã), Yên Mỹ (6 xã), Mỹ Hào (5 xã), Văn Lâm (4 xã). Năm 1975, thị xã Hưng Yên gồm 2 phường Lê Lợi, Minh Khai và xã Hồng Châu. Năm 1977, hợp nhất 2 huyện Phù Cừ và Tiên Lữ thành huyện Phù Tiên; hợp nhất 2 huyện Văn Giang và Yên Mỹ thành huyện Văn Yên; hợp nhất 2 huyện Văn Lâm và Mỹ Hào thành huyện Văn Mỹ (Quyết định số 58/CP ngày 11/3/1977 của Hội đồng Chính phủ). Năm 1979, hợp nhất hai huyện Kim Động và Ân Thi thành huyện Kim Thi; hợp nhất huyện Văn Mỹ và một phần huyện Văn Yên thành huyện Mỹ Văn; hợp nhất phần còn lại của huyện Văn Yên và huyện Khoái Châu thành huyện Châu Giang (Quyết định số 70/CP, ngày 24/02/1979 của Hội đồng Chính phủ).

Năm 1982, mở rộng thị xã Hưng Yên, sáp nhập các xã Lam Sơn, Hiến Nam của huyện Kim Thi, thôn Phương Độ xã Hồng Nam, các thôn Nam Tiến, Mậu Dương xã Quảng Châu của huyện Phù Tiên (Quyết định số 02/HĐBT ngày 04/01/1982 của Hội đồng Bộ trưởng). Năm 1989, thành lập thị trấn Bần Yên Nhân thuộc huyện Mỹ Văn. Năm 1994, thành lập thị trấn Yên Mỹ thuộc huyện Mỹ Văn. Năm 1995, thành lập thị trấn Vương thuộc huyện Phù Tiên trên cơ sở một phần xã Ngô Quyền và xã Dị Chế (Nghị định số 57/NĐ-CP, ngày 07/10/1995 của Chính phủ). Năm 1996, điều chỉnh địa giới hành chính huyện, chia huyện Kim Thi thành hai huyện như cũ, thành lập thị trấn Ân Thi thuộc huyện Ân Thi trên cơ sở toàn bộ xã Thổ Hoàng và một phần xã Đăng Lễ, Hoàng Hoa Thám, Quảng Lãng (Nghị định số 05/CP ngày 27/01/1996 của Chính phủ). Ngày 06/11/1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX, phê chuẩn việc tách và thành lập lại các tỉnh, tỉnh Hải Hưng chia thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên (Chỉ thị số 857/TTg ngày 15/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc chia tách tỉnh).

– Giai đoạn từ năm 1997 đến nay

Năm 1997, điều chỉnh địa giới hành chính huyện, chia huyện Phù Tiên thành hai huyện Phù Cừ và Tiên Lữ; thành lập phường Quang Trung từ một phần phường Lê Lợi; chuyển các xã Hồng Châu, Lam Sơn, Hiến Nam thành các phường thuộc thị xã Hưng Yên (Nghị định số 17/CP ngày 24/02/1997 của Chính phủ); Thành lập thị trấn Khoái Châu trên cơ sở xã Kim Ngưu và một phần của xã An Vĩ (Nghị định số 102/CP ngày 14/9/1997 của Chính phủ). Năm 1999, thành lập Thị trấn Văn Giang trên cơ sở xã Văn Phúc (Nghị định số 35/1999/NĐ-CP ngày 14/5/1999 của Chính phủ); điều chỉnh địa giới hành chính và chia các huyện Châu Giang thành hai huyện Khoái Châu và Văn Giang; chia huyện Mỹ Văn thành ba huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Yên Mỹ (Nghị định số 60/1999 ngày 24/7/1999 của Chính phủ). Năm 2000, thành lập thị trấn Trần Cao thuộc huyện Phù Cừ trên cơ sở toàn bộ xã Trần Cao (Nghị định số 50/2000/NĐ-CP ngày 22/9/2000 của Chính phủ). Năm 2002, thành lập thị trấn Lương Bằng thuộc huyện Kim Động trên cơ sở toàn bộ xã Lương Bằng. Năm 2003, điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã, thành lập phường thuộc thị xã Hưng Yên; sáp nhập xã Bảo Khê của huyện Kim Động và các xã: Hồng Nam, Liên Phương, Quảng Châu, Trung Nghĩa của huyện Tiên Lữ vào thị xã Hưng Yên; thành lập phường An Tảo thuộc thị xã Hưng Yên; thành lập phường An Tảo từ một phần phường Hiến Nam (Nghị định số 108/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ).

Năm 2009, thành lập thành phố Hưng Yên (Nghị định số 04/NĐ-CP ngày 19/01/2009 của Chính phủ). Năm 2013, điều chỉnh địa giới hành chính huyện và mở rộng thành phố Hưng Yên; sáp nhập hai xã Hùng Cường, Phú Cường của huyện Kim Động và ba xã Hoàng Hanh, Phương Chiểu, Tân Hưng của huyện Tiên Lữ vào thành phố Hưng Yên (Nghị quyết số 95/NQ-CP ngày 06/8/2013 của Chính phủ). Năm 2019, thành lập thị xã Mỹ Hào thuộc tỉnh Hưng Yên và 7 phường thuộc thị xã Mỹ Hào (Nghị quyết số 656/NQ-UBTVQH14 ngày 13/3/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội); sáp nhập và đổi tên thôn thuộc các huyện, sáp nhập 10 thôn để thành lập 5 thôn xã Đức Hợp, 6 thôn để thành lập 3 thôn xã Thọ Vinh và đổi tên 5 thôn xã Đức Hợp của huyện Kim Động; sáp nhập hai thôn thành lập một thôn xã Phụng Công, 4 thôn để thành lập hai thôn xã Xuân Quan và đổi tên 4 thôn xã Xuân Quan của huyện Văn Giang; sáp nhập 12 thôn để thành lập 6 thôn xã Lương Tài của huyện Văn Lâm (Nghị quyết số 246/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh).

Hưng Yên – vùng đất văn hiến và phát triển

Sau nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, hiện nay, tỉnh Hưng Yên có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ, Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ, thị xã Mỹ Hào và thành phố Hưng Yên. Bao gồm 161 xã, phường, thị trấn với diện tích 930,2 km2, dân số 1.280.575 người, mật độ dân số trung bình 1.377 người/km2.

bandohungyen

Bản đồ tỉnh Hưng Yên.

bvqg

Bản đồ tỉnh Hưng Yên.

Với vị trí địa thế trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, giữa các tuyến giao thông quan trọng, đặc biệt giai đoạn từ năm 1997 đến nay, sau 25 năm tái lập tỉnh, Hưng Yên nhanh chóng đạt được những thành tựu nổi bật về tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tự cân đối ngân sách địa phương và có đóng góp cho ngân sách trung ương, đồng thời thực hiện tốt các chính sách xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, chính trị xã hội ổn định. Trên địa bàn tỉnh đã có nhiều khu đô thị mới quy hoạch và xây dựng hiện đại, văn minh như: Khu đô thị Ecopark, V-Green City Phố Nối, Khu đô thị New Ctiy Phố Nối, Khu đô thị đại học Phố Hiến…

Khu đô thị Ecopark.

Khu đô thị Ecopark.

Quá trình chia, tách, sáp nhập đơn vị hành chính trong từng giai đoạn đã đạt được kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế – xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay, có nhiều đơn vị hành chính các cấp không đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nên khi triển khai thực hiện chia tách, sáp nhập đơn vị hành chính có thể gây ra những khó khăn trong định hướng phát triển kinh tế – xã hội, ảnh hưởng đến không gian phát triển, phân tán các nguồn lực, gây xáo trộn đến đời sống nhân dân, không gian văn hóa thay đổi ở một số địa phương. Do vậy, việc sắp xếp các đơn vị hành chính nhằm tinh gọn bộ máy, giảm đầu mối nhưng đồng thời cũng phải bảo đảm sự kế thừa, ổn định phát triển, không nhất thiết phải sắp xếp cơ học máy móc; nên xem xét duy trì những địa danh, địa giới hành chính truyền thống, có lịch sử hình thành từ trước năm 1945 đến nay.

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Hưng Yên được biết đến là vùng đất văn hiến và phát triển, vùng đất cổ với hàng ngàn di tích lịch sử – văn hóa trải khắp cả tỉnh thì việc hoạch định chiến lược và định hướng phát triển không ngừng cả về kinh tế và các lĩnh vực xã hội, dân sinh. Tỉnh Hưng Yên cần thiết nên đặt ra những ưu tiên cụ thể như: Tiếp tục thực hiện mạnh mẽ Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020 – 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 1507/QĐ-UBND ngày 07/7/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên), trong đó đã đề ra mục tiêu: giai đoạn 2021 – 2025 định hướng đến 2030, mục tiêu phát triển đô thị toàn tỉnh đạt tỷ lệ đô thị hóa khoảng 55 – 56% với 32 đô thị (gồm 1 đô thị loại II; 2 đô thị loại III; 3 đô thị loại III và 26 đô thị loại V). Việc xác định và thực hiện phát triển đô thị toàn tỉnh sẽ sớm đưa tỉnh Hưng Yên trở thành một trong các tỉnh, thành phố công nghiệp giàu mạnh…

001 (2)

Lễ hội Đào Nương.

Lễ hội làng Quan Xuyên.

Lễ hội làng Quan Xuyên.

Thu hoạch mật ong hoa nhãn.

Thu hoạch mật ong hoa nhãn.

dongdatkhoaichau

Đồng đất Khoái Châu.

langngequat

Làng nghề quất cảnh.

Nhân dịp chuẩn bị kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh Hưng Yên và 25 năm tái lập tỉnh, để có thể nhận thức sâu sắc hơn về vùng đất Hưng Yên qua các thời kỳ, các giai đoạn lịch sử, đặc biệt đáng chú ý là những thay đổi và điều chỉnh địa giới hành chính đã và đang đặt ra nhiều thách thức cần tiếp tục nghiên cứu trong quá trình xây dựng và phát triển tỉnh Hưng Yên trở thành thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thông minh tương lai và phát huy đầy đủ những giá trị cốt lõi của văn hóa trung tâm đồng bằng sông Hồng.

ecovd

Khu đô thị Ecopark.

Ghi dấu mốc lịch sử 190 năm xây dựng và phát triển, tỉnh Hưng Yên luôn khẳng định vị thế của vùng đất văn hiến, địa linh nhân kiệt đã có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Chú thích:1. Đại Nam Nhất Thống Chí, quyển XV, Tập 3, tr. 332. NXB Thuận Hóa, Huế, 2006.2. Số liệu Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên, 12/2021.

Tài liệu tham khảo:1. Đại Nam Thực Lục. NXB Giáo dục, năm 2002, năm 2007.2. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 – 2025.

TS. Quách Ngọc DũngSở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên

bài liên quan
TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch tại các nước trên thế giới

TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch tại các nước trên thế giới

Ngoài các chương trình xúc tiến, quảng bá trong nước, năm nay, Sở Du lịch thành phố cũng đẩy mạnh hoạt động này tại hàng loạt các quốc gia trên thế giới.
Từ vụ 4 tiếp viên hàng không, phát hiện đường dây ma túy lớn nhất trong lịch sử

Từ vụ 4 tiếp viên hàng không, phát hiện đường dây ma túy lớn nhất trong lịch sử

Từ vụ 4 nữ tiếp viên hàng không “xách tay ma túy”, cơ quan chức năng đã truy xét, triệt phá đường dây ma túy lớn và khởi tố hàng trăm người.
TP HCM: Du lịch văn hóa lịch sử là sản phẩm mũi nhọn

TP HCM: Du lịch văn hóa lịch sử là sản phẩm mũi nhọn

Trong Chiến lược phát triển Du lịch TP HCM đến năm 2030 tầm nhìn 2050, du lịch văn hóa lịch sử được xác định là một trong những sản phẩm mũi nhọn.
VFF tổ chức mừng chiến công và trao thưởng đội tuyển bóng đá nữ quốc gia

VFF tổ chức mừng chiến công và trao thưởng đội tuyển bóng đá nữ quốc gia

Sáng ngày 11/2, tại trụ sở Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã diễn ra lễ mừng công đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đạt thành tích xuất sắc tại giải bóng đá nữ vô địch châu Á 2022, qua đó lần đầu tiên trong lịch sử giành quyền tham dự World Cup nữ 2023.
Phiên chợ Âm Dương: Sinh hoạt văn hóa đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian của Kinh Bắc

Phiên chợ Âm Dương: Sinh hoạt văn hóa đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian của Kinh Bắc

Phiên chợ Âm Dương mở cửa đêm mùng 4, rạng sáng ngày mùng 5 tháng Giêng tại khu phố Xuân Ổ A, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh.
Thắng đậm Trung Quốc, ĐT Việt Nam tưng bừng mở tiệc đầu năm mới

Thắng đậm Trung Quốc, ĐT Việt Nam tưng bừng mở tiệc đầu năm mới

ĐT Việt Nam chơi xuất sắc để thắng ĐT Trung Quốc với tỉ số 3-1 trên SVĐ Mỹ Đình tối 1-2-2022, ở lượt trận thứ 8 vòng loại cuối cùng.
Mới nhất
Đọc nhiều
Ông Hoàng Cương được bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính của Bộ Y tế

Ông Hoàng Cương được bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính của Bộ Y tế

Ông Hoàng Cương, Thạc sĩ Quản lí Kinh tế, Kĩ sư, Trưởng phòng chính sách đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính thuộc Bộ Y tế.
Môi biến dạng, viêm nhiễm sau phẫu thuật hình trái tim

Môi biến dạng, viêm nhiễm sau phẫu thuật hình trái tim

Cô gái 24 tuổi (Hà Nội) tới khám tại khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong tình trạng toàn bộ môi và vùng mặt dưới sưng nề. Vùng môi biến dạng, mất cân đối, chảy nhiều mủ trắng bẩn, viêm nhiễm rất nặng.
2 cán bộ kiểm lâm tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

2 cán bộ kiểm lâm tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Quá trình nỗ lực dập lửa, 2 cán bộ kiểm lâm đã không may tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh tại địa bàn giáp ranh xã Phương Tiến, Lao Chải, Xín Chải, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.