Hà Nội 36 °C
TP Hồ Chí Minh 36 °C
Hải Phòng 32 °C
Đà Nẵng 34 °C
Yên Bái 40 °C
  • Hà Nội Hà Nội 36°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 36°C
  • Hải Phòng Hà Nội 32°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 34°C
  • Yên Bái Hà Nội 40°C

Xử lý nợ xấu: Điểm nghẽn ở tài sản đảm bảo

Thương trường
30/05/2019 16:55
Huyền Anh - Thời báo Kinh doan
aa
Trong thời kỳ Nghị quyết số 42 mới ban hành, nhiều con nợ khá sợ nên hợp tác bàn giao tài sản cho ngân hàng. Nhưng sau này, hiện tượng khách hàng chây ì ngày càng nhiều khiến ngân hàng không thu giữ được tài sản.


da

Trong báo cáo mới đây gửi tới các đại biểu Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất Quốc hội xem xét, chỉ đạo Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao sớm có văn bản gửi tòa án các địa phương yêu cầu các đơn vị này ưu tiên áp dụng các thủ tục rút gọn theo quy định khi giải quyết các vụ án liên quan đến xử lý nợ xấu.

"Có thể tiến hành xét xử điểm một vụ án theo thủ tục rút gọn. Trên cơ sở đó, rút kinh nghiệm để triển khai nhân rộng trong toàn hệ thống ngành tòa án và bổ sung xây dựng cơ chế chính sách được hoàn chỉnh hơn…", báo cáo nêu.

Khó khăn từ phía khách hàng

Báo cáo của NHNN cho biết, Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng TCTD bước đầu đã phát huy hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để xử lý nợ xấu.

Tính từ năm 2012 đến cuối tháng 3/2019, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 907,3 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, riêng trong năm 2018, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 163,14 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD tiếp tục được xử lý, kiểm soát và duy trì ở mức dưới 3%, đến cuối tháng 3/2019 là 2,02%.

Tuy nhiên, báo cáo cũng đề cập đến những khó khăn trong hoạt động xử lý nợ xấu. Trong đó, nổi cộm là vấn đề thu giữ tài sản đảm bảo khi khách hàng không hợp tác.

Trong thời kỳ Nghị quyết 42 mới ban hành, nhiều con nợ khá sợ nên hợp tác bàn giao tài sản cho ngân hàng, nhưng sau này hiện tượng khách hàng chây ì ngày càng nhiều khiến ngân hàng không thu giữ được tài sản. Do đó, bắt buộc ngân hàng phải sử dụng giải pháp thi hành án, nhưng cách này mất rất nhiều thời gian mới thu hồi được.

Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Trịnh Ngọc Thúy (Đoàn TP. Hồ Chí Minh) đánh giá cao việc Quốc hội ban hành Nghị quyết về xử lý nợ xấu, bước đầu đã giúp các TCTD thu hồi được tài sản để xử lý nợ xấu.

Tuy nhiên, bà Thúy cho rằng, không chỉ có ngân hàng khiếu kiện khách hàng không bàn giao tài sản đảm bảo ở những khoản nợ xấu, mà ngay cả khách hàng cũng khiếu kiện ngân hàng.

"Có nhiều trường hợp khi thu hồi xong tài sản thế chấp, mua bán nợ, bán đấu giá tài sản… thì những người có tài sản vẫn được quyền khiếu nại hoặc khởi kiện kết quả bán đấu giá. Khi đó, việc xử lý tài sản sẽ lại phải đi vào con đường tố tụng và quay lại xử lý từ đầu", bà Thúy chia sẻ.

Xử lý nợ xấu vẫn chưa thông

Với tư cách là Phó Chánh án TAND TP. Hồ Chí Minh, bà Thúy cho biết, điểm khác nữa là khi vụ việc được giải quyết theo thủ tục rút gọn và đưa đến cơ quan thi hành án, khi bán tài sản xong thì khoản nợ được giải quyết ưu tiên theo Điều 12 của Nghị quyết 42.

Tuy nhiên, rắc rối là khi bán xong tài sản, các bên đã thu hồi nợ, nhưng tiền án phí và tiền thuế thu nhập của việc bán tài sản đó không ai đóng, nên những người mua được tài sản không thể đứng tên chủ quyền sở hữu tài sản đã mua…

"Đây là các vấn đề còn tồn tại của Nghị quyết 42 cần được Quốc hội xem xét tháo gỡ để đẩy nhanh xử lý nợ xấu", bà Thúy kiến nghị.

Đại biểu Nguyễn Tạo (Đoàn Lâm Đồng) chia sẻ, tinh thần xử lý nợ xấu là cương quyết, các ngành tín dụng và các cơ quan tư pháp vào cuộc tích cực. Tuy nhiên có nhiều món nợ xấu khó giải quyết do những tài sản đảm bảo như bất động sản đó đã để quá lâu, giá trị giảm nên việc bán đúng và đủ giá trị rất khó.

Đồng thời, trong giai đoạn bất động sản "sốt", giá trị tài sản đó thế chấp sẽ cao, nhưng đến nay định giá để bán thì quá thấp. "Vì vậy, việc xử lý nợ xấu cần phải xem xét cả quá trình hình thành nợ xấu đến hiện tại", ông Tạo nêu quan điểm.

Trong khi đó, đại biểu Trần Văn Lâm (Đoàn Bắc Giang) cho rằng thực tiễn triển khai Nghị quyết 42 nổi lên một số vấn đề bất cập về chính sách.

Chẳng hạn, Nghị quyết quy định ưu tiên trả nợ cho ngân hàng, tiếp đến mới giải quyết các chế độ cho người lao động như nợ lương, nợ bảo hiểm. Có ý kiến cho rằng quy định này mới quan tâm bảo vệ lợi ích cho người giàu mà chưa quan tâm đến quyền lợi của người nghèo, người lao động.

Do đó, ông Lâm cho rằng nếu có sự thỏa thuận hành chính giữa các chủ nợ là ngân hàng và các cơ quan đại diện cho người lao động và bảo hiểm xã hội một cách hài hòa sẽ vừa giải quyết được nợ gốc của ngân hàng và cũng giải quyết quyền lợi cơ bản của người lao động.

"Như vậy sẽ xoa dịu được vấn đề xã hội, ngược lại có thể tạo thành làn sóng bức xúc trong xã hội", ông Lâm nói.

bài liên quan
8,5 triệu và 8,84 tỷ đồng

8,5 triệu và 8,84 tỷ đồng

Sự việc một khách hàng ở Quảng Ninh bị một ngân hàng gửi đơn thông báo thu hồi khoản nợ xấu do chi tiêu gần 8,5 triệu đồng bằng thẻ tín dụng từ năm 2013 và qua 11 năm, nợ lãi phát sinh tới nay lên tới 8,84 tỷ đồng; đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm đủ vốn phục vụ nền kinh tế

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm đủ vốn phục vụ nền kinh tế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 18/CĐ-TTg ngày 5/3/2024 về điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024.
Công ty Đông Nam Motor nợ gần 300 triệu đồng tiền thuế

Công ty Đông Nam Motor nợ gần 300 triệu đồng tiền thuế

Công ty TNHH Đông Nam Motor bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế gần 300 triệu đồng tiền thuế.
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo đẩy mạnh xử lý thu hồi nợ xấu

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo đẩy mạnh xử lý thu hồi nợ xấu

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2024.
Thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Xử lý sở hữu chéo, thao túng ngân hàng

Thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Xử lý sở hữu chéo, thao túng ngân hàng

Với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Tổ chức tín dụng bị áp dụng kiểm soát đặc biệt khi nào?

Tổ chức tín dụng bị áp dụng kiểm soát đặc biệt khi nào?

Trên cơ sở ý kiến và đề xuất của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉnh lý theo hướng giao thẩm quyền cho Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt khi thuộc một trong 6 trường hợp.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thời điểm chấm dứt đợt nắng nóng gay gắt tại nhiều địa phương

Thời điểm chấm dứt đợt nắng nóng gay gắt tại nhiều địa phương

Theo dự báo, khi kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kết thúc cũng là thời điểm nhiệt độ tại nhiều khu vực giảm dần, nắng nóng gay gắt không còn xuất hiện ở nhiều nơi.
Nghệ An: Bắt người đàn ông tàn tật điều hành web khiêu dâm hơn 1 triệu thành viên

Nghệ An: Bắt người đàn ông tàn tật điều hành web khiêu dâm hơn 1 triệu thành viên

Dù mang nhiều bệnh lý nặng, di chuyển khó khăn song Nguyễn Đức Vinh vẫn điều hành web truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet với hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu.
Gia Lai: Va chạm giữa hai xe khách giường nằm, 3 người thương vong

Gia Lai: Va chạm giữa hai xe khách giường nằm, 3 người thương vong

Tại đường tránh Chư Sê (thị trấn Chư Sê, Gia Lai) vừa xảy ra 1 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 1 tử vong, 2 người bị thương.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.