Hà Nội 37 °C
TP Hồ Chí Minh 34 °C
Hải Phòng 31 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 33 °C
  • Hà Nội Hà Nội 37°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 34°C
  • Hải Phòng Hà Nội 31°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 33°C

10 sự kiện giáo dục đáng chú ý năm 2017

Sức khỏe - đời sống
30/12/2017 10:06
Phạm Trang (T/H)
aa
30 điểm vẫn trượt đại học; Điểm chuẩn ngành sư phạm "rớt đáy"; cải cách tiếng Việt... là những sự kiện giáo dục nổi bật trong năm 2017.


Tin nên đọc

1.30 điểm vẫn trượt ĐH

Mức điểm cao hơn hẳn mọi năm, số lượng thí sinh điểm tuyệt đối gia tăng đột biến đã khiến cuộc cạnh tranh vào đại học trở nên khốc liệt. Đặc biệt, nhiều thí sinh có điểm thi cao trên 29, thậm chí 30 điểm vẫn có thể trượt đại học do cách xét tiêu chí phụ và cộng điểm ưu tiên. Đặc biệt, điểm chuẩn trong ngành công an, quân đội lấy cao kỉ lục: 30- 30,5 điểm.

Nhiều vấn đề cộng điểm ưu tiên được đặt ra sau kỳ thi THPT (tienphong.vn)
Nhiều vấn đề cộng điểm ưu tiên được đặt ra sau kỳ thi THPT (tienphong.vn)

Sự việc trên đã gây phân rẽ trong ngành quản lý giáo dục, bên cạnh luồng ý kiến cho rằng cân thay đổi việc cộng điểm ưu tiên, một số ý kiến khác lại bảo vệ quan điểm giữ nguyên mức điểm cộng để đảm bảo công bằng đối với các học sinh vùng sâu, vùng xa và dân tộc thiểu số.

Ngoài ra, nhiều tỉnh, thành phố đã công bố tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao, tăng hơn hẳn các năm trước khi đạt 98-99%. Với tỉ lệ tốt nghiệp đỗ cao như vậy, dư luận băn khoăn đặt câu hỏi có nên giữ kỳ thi THPT.

2. Điểm chuẩn các trường sư phạm "chạm đáy"

Trong kỳ tuyển sinh 2017, vấn đề điểm chuẩn vào các trường sư phạm cũng đã gây ra rất nhiều hoang mang trong dư luận. Ngoài hai trường top đầu trong khối ngành sư phạm là ĐH Sư phạm Hà Nội và ĐH Sư phạm TP HCM, các trường khác đều tuyển dụng với số điểm đặc biệt thấp.

Điểm chuẩn sư phạm thấp kỷ lục (vietnamnet.vn)
Điểm chuẩn sư phạm thấp kỷ lục (vietnamnet.vn)

Nhiều vấn đề được đặt ra về tương lai của nền giáo dục sau này, đặc biệt với đội ngũ giáo viên có chất lượng không đạt chuẩn.

GS Ngô Bảo Châu khẳng định tình hình lấy điểm đầu vào thấp của một số trường sư phạm như hiện nay là điều đáng lo ngại.

Cố PGS Văn Như Cương cho rằng, chúng ta đang tiến hành đổi mới cơ bản và toàn diện, với một lực lượng giáo viên đầu vào chỉ có 9-10 điểm thì 3 năm nữa thì sao cáng đáng công việc đổi mới giáo dục được? Đổi mới giáo dục lâm nguy nếu chúng ta có đội ngũ xung kích chất lượng không có. Điều này được báo trước.

3. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

Chiều 27/7, Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã chính thức thông qua Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (GDPTTT).

Chương trinh giáo dục phổ thông tổng thể được thông qua (tienphong.vn)
Chương trinh giáo dục phổ thông tổng thể được thông qua (tienphong.vn)

Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).

Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học tự chọn.

Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần. Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày. Cơ sở giáo dục tổ chức dạy học 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất đối với tất cả cơ sở giáo dục trong cả nước.

4. Lùi chương trình, sách giáo khoa mới vì chưa yên tâm về chất lượng

Chiều 21/11, 89,21% đại biểu Quốc hội đã tán thành thông qua nghị quyết điều chỉnh lộ trình triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới được quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị quyết số 88 năm 2014 của Quốc hội.

Lùi thời gian ra bộ SGK mới (giaoduc.net)
Lùi thời gian ra bộ SGK mới (giaoduc.net)

Cụ thể, thời hạn áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo hình thức cuốn chiếu chậm nhất từ năm học 2020-2021 đối với cấp tiểu học, từ năm học 2021-2022 đối với cấp trung học cơ sở và từ năm học 2022-2023 đối với cấp trung học phổ thông.

Để triển khai lộ trình trên, Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, bảo đảm không tăng kinh phí; bố trí đủ nguồn lực, chuẩn bị đồng bộ các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cơ sở vật chất để triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

"Khi chuẩn bị đủ các điều kiện, Chính phủ báo cáo Quốc hội thời điểm áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo lộ trình quy định", nghị quyết này nêu.

Nhóm chuyên gia độc lập thực hiện đề án bảng xếp hạng 49 đại học Việt Nam.

5. Bảng xếp hạng giáo dục đại học gây tranh cãi

Bảng xếp hạng với 49 trường đại học ở Việt Nam do một nhóm chuyên gia độc lập công bố chiều 6/9 đã gây ngạc nhiên khi nhiều đại học trẻ "lên ngôi" trong khi các trường khối kinh tế nổi tiếng nằm ở vị trí khá thấp.

Theo bảng xếp hạng tổng thể mà nhóm chuyên gia này công bố, ĐHQG Hà Nội đứng đầu bảng với số điểm trung bình là 85.3. Các ĐH vùng và ĐHQG khác như ĐHQG TP.HCM, ĐH Đà Nẵng, ĐH Cần Thơ, ĐH Huế… đều nằm trong tốp 10.

Bảng xếp hạng ĐH với nhiều bất ngờ (dantri.com)
Bảng xếp hạng ĐH với nhiều bất ngờ (dantri.com)

Đáng chú ý, trong bảng xếp hạng này là các trường ĐH "trẻ" như Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Duy Tân đều có mặt trong tốp 10. Trong đó, Trường ĐH Tôn Đức Thắng xếp thứ 2 với mức điểm 72.0 điểm còn ĐH Duy Tân xếp ở vị trí thứ 9.

Chi tiết các tiêu chí và trọng số tiêu chí được sử dụng để xếp hạng các trường ĐH.

Các trường ĐH khối kinh tế có vị trí khá thấp trong bảng xếp hạng này. Cụ thể Trường ĐH Ngoại thương xếp thứ 23. Trường ĐH Thương mại xếp thứ 29. Trường ĐH Kinh tế quốc dân xếp thứ 30. Học viện Tài chính xếp thứ 40 và Học viện Ngân hàng xếp thứ 47.

Nguyên nhân được nhóm chuyên gia giải thích là các trường này có quy mô đào tạo lớn song sự hiện diện trên các ấn phẩm khoa học quốc tế thì không cao.

Tỉ lệ lượng hóa các tiêu chí do nhóm chuyên gia đưa ra là: 40% (nghiên cứu khoa học), 40% (giáo dục đào tạo) và 20% (cơ sở vật chất và quản trị).

Với "phép đo" này, một số ĐH được xếp các thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng của quốc tế như Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chỉ xếp hạng 7 trong bảng xếp hạng tổng thể của nhóm. Trường ĐH Y Hà Nội cũng khiêm tốn xếp ở hạng thứ 20.

Nhóm chuyên gia cũng xếp hạng các trường ĐH theo các nhóm tiêu chí bảng xếp hạng gồm: Nghiên cứu khoa học, Giáo dục đào tạo và Cơ sở vật chất và quản trị.

Theo đó, về nghiên cứu khoa học, Trường ĐH Tôn Đức Thắng xếp hạng 1. Về giáo dục đào tạo và cơ sở vật chất, ĐHQG Hà Nội đứng đầu.

6. Dự thảo Luật giáo dục đại học

Bộ GD&ĐT vừa chính thức công bố dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học để lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học đề xuất một số nội dung đáng chú ý như các phương án về công nhận hiệu trưởng và hiệu phó, trường đại học tự quyết định mức học phí...Dự kiến, có 36 điều thuộc 10 chương trên tổng số 73 điều, 12 chương của Luật Giáo dục Đại học sẽ được sửa đổi nhằm mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ giáo dục đại học, nâng cao năng lực quản trị của các cơ sở giáo dục đại học cũng như đổi mới quản lý đào tạo để đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tiệm cận với các chuẩn quốc tế.

7. Cải cách tiếng Việt của giáo sư Bùi Hiền

Ngay khi vừa công bố công trình bộ chữ Tiếng Việt mới, giáo sư Bùi Hiền đã gây tranh cãi đối với dư luận và giới chuyên gia. Với đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền - nguyên Hiệu phó ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy-học phổ thông về cải tiến tiếng Việt, chứ tiếng Việt sẽ từ 38 chữ cái giảm còn 31 để loại bỏ hầu hết thiếu sót và bất cập trong ngôn ngữ Tiếng Việt, đặc biệt là về cách viết. Đáng chú ý, sau khi giảm còn lại 31 chữ cái, cách viết đã thay đổi hoàn toàn so với chữ viết hiện nay.

Đề xuất cải cách tiếng Việt khiến người người
Đề xuất cải cách tiếng Việt khiến người người "dậy sóng (soha.vn)

Rất nhiều người trong giới nghiên cứu đã lên tiếng về sự việc này. Trong đó đáng chú ý là phát ngôn của giáo sư Trần Đình Sử cho rằng, tiếng Việt cải cách sẽ làm phá hoại nền văn hóa Việt Nam.

Bộ GD&ĐT cũng đã lên tiếng về sự kiện này, Bộ cho rằng rất trân trọng tất cả công trình nghiên cứu và đề xuất nghiêm túc của nhà khoa học. Tuy nhiên, để đưa một đề xuất liên quan đến cải tiến chữ viết của ngôn ngữ quốc gia vào thực tế, cần có sự thẩm định của chuyên gia, ý kiến của các tầng lớp nhân dân và sự xem xét, quyết định của Quốc hội, Chính phủ. Bộ không đủ thẩm quyền và không dự kiến áp dụng bất cứ một phương án nào về cải tiến chữ viết quốc gia trong giai đoạn hiện nay.

8. Bạo hành trẻ ở các trường mầm non

Nhiều sự vụ hành hung trẻ bị phanh phui ở các trường mầm non đã khiến dư luận hoang mang suốt một thời gian dài.

Clip ghi lại cảnh các bảo mẫu Vụ việc bảo mẫu dùng tay chân, can nhựa, chổi lau nhà, thậm chí cả dao, hành hạ trẻ mầm non ở TP.HCM khiến dư luận bức xúc.Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết vụ bảo mẫu của cơ sở Mầm Xanh, TP.HCM, bạo hành trẻ được xem là nghiêm trọng. Những người liên quan có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự.

Bà Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng GD&ĐT - nhận định đây có thể là vụ bạo hành trẻ mầm non nghiêm trọng nhất trong nhà trường từ trước đến nay.“Đây là vụ bạo hành trẻ mầm non nghiêm trọng nhất trong nhà trường từ trước đến nay. Sự việc này cho thấy các địa phương, phòng giáo dục cần xem xét lại việc cấp phép cho các cơ sở đã đúng quy định chưa, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, giám sát về hoạt động của trường mầm non”- Thứ trưởng Nghĩa quan điểm.

9. Thầy Văn Như Cương qua đời

Ngày 9/10, PGS Văn Như Cương (Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh) đã qua đời ở tuổi 80 sau khoảng thời gian chống chọi với bệnh tật.

Ngay sau đó, học sinh trường THPT Lương Thê Vinh đã gấp 28.000 hạc giấy tượng trưng cho số năm thành lập trường Lương Thế Vinh để tưởng nhớ PGS Văn Như Cương nhân ngày 20/11.

Thầy Văn Như Cương qua đời sau nhiều năm chống chọi với bệnh ung thư gan (danviet.vn)
Thầy Văn Như Cương qua đời sau nhiều năm chống chọi với bệnh ung thư gan (danviet.vn)

Chương trình mang tên Dấu ấn, được các bạn đoàn viên thanh niên trong trường phát động, tổ chức. Đây là hoạt động tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thế hệ nhà giáo của học sinh toàn trường, đồng thời thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của dân tộc.Triển lãm cuộc đời và những dấu ấn về cố PGS Văn Như Cương được tổng hợp từ rất nhiều nguồn ảnh tư liệu, kỷ vật... và sắp đặt bài trí xung quanh sân trường cùng một phòng trưng bày trang trọng.

Điểm nhấn giữa hàng nghìn cánh hạc giấy là chiếc bánh kỷ niệm ngày ra mắt triển lãm với hình ảnh thân thương của thầy Cương cùng vợ.

10. Từ 2018, bỏ 'cấm thi' vào lớp 6?

Các trường có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu, có thể kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực. Đó là nội dung thay đổi quan trọng được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến rộng rãi về tuyển sinh đầu cấp. Theo các chuyên gia, quy định này sẽ “cởi trói” cho các trường “nóng” về tuyển sinh lớp 6 từ năm tới, tránh hiện tượng chạy chọt tiêu cực như mấy năm vừa qua.

Ngày 18/12, Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014. Theo đó, một trong những nội dung sửa đổi, bổ sung quan trọng của dự thảo là nội dung liên quan đến tuyển sinh vào lớp 6.

Điểm mới quan trọng trong dự thảo sửa đổi, bổ sung lần này ghi rõ: “Trường hợp cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh, Sở GD&ĐT hướng dẫn thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh”.

bài liên quan
Tác giả đề xuất cải cách “Tiếq Việt” lên tiếng

Tác giả đề xuất cải cách “Tiếq Việt” lên tiếng

Gặp gỡ tác giả của đề xuất cải tiến bảng chữ cái tiếng Việt, PGS.TS Bùi Hiển (nguyên Hiệu phó trường Đại học sư phạm ngoại ngữ Hà Nội) để nghe ông giải thích về nghiên cứu của mình.
Nhiều người Việt không còn “tôn sư trọng đạo“?

Nhiều người Việt không còn “tôn sư trọng đạo“?

Từ sự việc của giáo sư Bùi Hiền và giáo sư Hồ Ngọc Đại, nhiều người Việt dù chỉ đáng tuổi cháu, tuổi con của hai thầy đã có lời lẽ thô tục, xúc phạm...
PGS Bùi Hiền: “Tôi để ngoài tai tất cả để làm”

PGS Bùi Hiền: “Tôi để ngoài tai tất cả để làm”

PGS Bùi Hiền- tác giả đề xuất cải cách tiếng Việt gây xôn xao dư luận - đã trải lòng về việc vừa công bố phần 2 đề án cải cách chữ quốc ngữ. Bất chấp dư luận phản ứng, ông Bùi Hiền vẫn miệt mài gấp rút hoàn thiện đề án để “trình làng” sớm hơn dự định.
PGS Bùi Hiền: “Tôi để ngoài tai tất cả để làm”

PGS Bùi Hiền: “Tôi để ngoài tai tất cả để làm”

PGS Bùi Hiền- tác giả đề xuất cải cách tiếng Việt gây xôn xao dư luận - đã trải lòng về việc vừa công bố phần 2 đề án cải cách chữ quốc ngữ. Bất chấp dư luận phản ứng, ông Bùi Hiền vẫn miệt mài gấp rút hoàn thiện đề án để “trình làng” sớm hơn dự định.
Xuất hiện công cụ chuyển đổi nhanh tiếng Việt thành

Xuất hiện công cụ chuyển đổi nhanh tiếng Việt thành 'Tiếq Việt cải tiến'

Trong vài ngày qua, một công cụ giúp tự động chuyển đổi nội dung chữ viết hiện tại sang "ngôn ngữ" mới giản tiện đã xuất hiện.
Ý tưởng và “văn hóa đám đông”

Ý tưởng và “văn hóa đám đông”

Hơn một tuần nay, dư luận “nổi sóng” chỉ vì một ý tưởng cải tiến bảng chữ cái tiếng Việt của PGS. TS. Bùi Hiền (nguyên phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy - học phổ thông).
Mới nhất
Đọc nhiều
Ông Hoàng Cương được bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính của Bộ Y tế

Ông Hoàng Cương được bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính của Bộ Y tế

Ông Hoàng Cương, Thạc sĩ Quản lí Kinh tế, Kĩ sư, Trưởng phòng chính sách đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính thuộc Bộ Y tế.
Môi biến dạng, viêm nhiễm sau phẫu thuật hình trái tim

Môi biến dạng, viêm nhiễm sau phẫu thuật hình trái tim

Cô gái 24 tuổi (Hà Nội) tới khám tại khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong tình trạng toàn bộ môi và vùng mặt dưới sưng nề. Vùng môi biến dạng, mất cân đối, chảy nhiều mủ trắng bẩn, viêm nhiễm rất nặng.
2 cán bộ kiểm lâm tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

2 cán bộ kiểm lâm tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Quá trình nỗ lực dập lửa, 2 cán bộ kiểm lâm đã không may tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh tại địa bàn giáp ranh xã Phương Tiến, Lao Chải, Xín Chải, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.