Hà Nội 25 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 26 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 22 °C
  • Hà Nội Hà Nội 25°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 26°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 22°C

Bài 1 - Vẫn câu chuyện “hạt sạn lớn” trong sách giáo khoa

Giáo dục
31/10/2023 12:57
Hoa Tiên
aa
Những bộ sách giáo khoa (SGK) trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018 (Chương trình mới 2018) được thẩm định và bắt đầu đưa vào giảng dạy năm 2020 ở khối lớp 1. Khi bắt đầu triển khai, một số bộ sách được cho là dính “sạn” và đến nay, những “hạt sạn lớn” vẫn thu hút sự quan tâm của dư luận.

Hơn 4 năm qua, việc biên soạn và phát hành sách giáo khoa (SGK), thực hiện Chương trình mới 2018 đã có một số bộ SGK sử dụng ngữ liệu chưa phù hợp. Đến nay, dù là năm thứ 4 triển khai Chương trình mới 2018 nhưng những “hạt sạn lớn” ở một số bộ SGK vẫn còn nhiều bất cập, thu hút sự quan tâm, khiến không ít giáo viên (GV), phụ huynh lo lắng.

“Sạn” chồng “sạn”

Khi Chương trình mới 2018 được triển khai từ năm học 2020-2021, SGK mới được đưa vào sử dụng lần đầu ở khối lớp 1 và nhiều bộ sách mới được tung ra thị tường. Đến năm học 2021-2022, được áp dụng ở lớp 2 và lớp 6; Năm học 2022-2023 là với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; Năm học 2023-2024, Bộ GD&ĐT phê duyệt SGK lớp 4, lớp 8 và lớp 11. Như vậy, theo lộ trình, lớp 5,9 và 12 sẽ thực hiện chương trình mới từ năm học 2024-2025. Hiện, Bộ GD&ĐT đang tổ chức thẩm định SGK của ba khối lớp này.

Một chương trình nhiều bộ SGK - Chương trình mới 2018 được xã hội hóa hoạt động biên soạn, in ấn, phát hành SGK. Đến thời điểm hiện tại, chủ trương này được xem là đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, qua thời gian triển khai, “sạn” trong SGK vẫn luôn được nhắc tới.

sach giao khoa lop 11

Bộ SGK lớp 1 là bộ sách đầu tiên được biên soạn theo Chương trình mới 2018.

Như thời gian gần đây, phụ huynh liên tục chia sẻ ngữ liệu trong bài Bắt nạt; Cua, cò và đàn cá; Hai con ngựa… Nhiều ý kiến đưa ra đánh giá về đội ngũ biên soạn, thẩm định thiếu năng lực nên ngữ liệu mới không thống nhất như vậy. Đặc biệt, Hội đồng thẩm định cẩu thả và thiếu tính khoa học, thậm chí thiếu tính giáo dục, thẩm mỹ...

Như ở bài thơ Bắt nạt (trích trong tập thơ Ra vườn nhặt nắng) của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh trong sách Ngữ văn lớp 6, tập 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục Việt Nam). Nội dung bài thơ xuyên suốt nói về những mặt tiêu cực, không tốt của việc đi bắt nạt người khác và khuyên các em học sinh (HS) không nên bắt nạt các bạn yếu thế hơn mình.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh nhận xét bài thơ này không hay cả về mặt nội dung tư tưởng lẫn nghệ thuật. Đặc biệt, bài thơ Bắt nạt có tính giáo dục không rõ ràng, ngôn ngữ - hình ảnh ngô nghê, không phù hợp để đưa vào SGK dạy HS.

Hay bài thơ Con chào mào của tác giả Mai Văn Phấn cũng vậy, bên cạnh lời khen thì không ít người bày tỏ ý kiến không hài lòng: “Làm gì có con chào mào mũ đỏ”, “Triu… uýt… huýt… tu hìu…, văn thơ giờ đọc gượng hết cả mồm”, “Người lớn còn khó hiểu huống gì HS lớp 6”... Có ý kiến cho rằng, GV rất khó để giải thích cho học trò hiểu những từ ngữ trong bài thơ như “triu”, “hìu” vì trong từ điển tiếng Việt không có hai từ này.

bat nat

Nhiều phụ huynh nhận xét bài thơ Bắt nạt không hay cả về mặt nội dung tư tưởng lẫn nghệ thuật.

Dẫn nguồn “truyện dân gian Việt Nam” qua lời kể lại của một tác giả có bút danh Ngọc Khanh, tác phẩm “Cua, cò và đàn cá” trong tiếng Việt 1 (bộ sách Cánh diều) bài 63 - Ôn tập với phần Tập đọc có nội dung: “Cò kiếm ăn ở ven hồ. Gặp cá rô, nó ra vẻ thật thà: - Dăm hôm nữa, hồ bị tát cạn, cá tôm sẽ bị bắt hết. Đàn cá nhờ cò giúp. Cò hứa đưa đàn cá đến xóm bên. Lũ cá nghe cò. Thế là cò dần dần chén hết đàn cá” - lừa lọc và mưu mẹo là những gì mà dư luận nhận xét về bài thơ này.

Họ cho rằng, từ bao đời nay, khi nhắc đến con cò là gợi lên hình ảnh tần tảo, lam lũ, vậy sao lại duyệt bài này đưa vào SGK?. Hơn nữa, Việt Nam có cả kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ và truyện dân gian, sao không đưa vào giảng dạy?

Cũng trong bộ sách Tiếng Việt 1 (bộ sách Cánh Diều), có nhiều chỗ sử dụng ngôn ngữ địa phương, không mang tính phổ thông, gây khó hiểu cho HS, thậm chí GV cũng thấy rất khó để giải thích cho HS hiểu được nghĩa của câu. Đặc biệt, bộ sách trên còn đưa vào những bài tập đọc thiếu tính giáo dục, thậm chí cổ xúy bạo lực.

cua codan ca

Bài Cua, cò và đàn cá được nhận xét là lừa lọc và mưu mẹo.

Sau khi dư luận phản ánh về “sạn” trong SGK, việc đính chính, sữa lỗi, thậm chí thu hồi… lại diễn ra. Dù vậy, những cuốn SGK kế tiếp lại “sạn chồng sạn”, “lỗi chồng lỗi”... Có thể thấy, từ khi triển khai Chương trình mới 2018, hầu như các bộ SGK nào cũng từng được dư luận “nhặt sạn”. Qua các năm, việc “nhặt sạn” từ ngữ liệu hơn là sai kiến thức khiến dư luận lên tiếng.

Trong văn bản trả lời đại biểu Quốc hội, tháng 1/2022, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, NXB Giáo dục Việt Nam đã phải thu hồi 110.000 cuốn SGK, đồng thời hủy và in lại 38.000 cuốn sách Khoa học tự nhiên 6 của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống và một số cuốn sách khác vì những sai sót ảnh hưởng đến việc tiếp nhận kiến thức chuẩn của các cuốn sách này.

Giáo viên chủ động điều chỉnh ngữ liệu chưa phù hợp

Qua các năm, hàng loạt lỗi sai trong SGK đã được báo chí, dư luận xã hội góp ý và năm nay vẫn vậy, ngữ liệu trong SGK vẫn còn nhiều “sạn”. Trước những “hạt sạn” đó, nhiều phụ huynh lo lắng rằng SGK còn không nhất quán thì lấy gì làm cơ sở để dạy HS?. Trong khi đó, ở các kỳ thi như tuyển sinh vào lớp 10, thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT luôn nhấn mạnh việc ra đề phải căn cứ vào chương trình SGK, không đánh đố, không ngoài chương trình SGK.

Tuy nhiên, trong Chương trình mới 2018, sách chỉ là phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học, học liệu giúp GV thực hiện tốt Chương trình. Yêu cầu quan trọng nhất để Chương trình mới 2018 thành công chính là phương pháp, kỹ thuật dạy học của GV. Vì vậy, thầy cô có thể tham khảo và chủ động điều chỉnh những ngữ liệu chưa phù hợp.

gdtd

GV đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện tốt Chương trình mới 2018. Nguồn: Giaoducthoidai

Cô T - giáo viên dạy Văn (xin được giấu tên) tại một trường trên địa bàn quận Hà Đông (Hà Nội) không đồng tình với ngữ liệu trong SGK mà lan truyền mạng xã hội từ trước đến nay. Tuy nhiên, nếu những ngữ liệu ấy mà GV biết định hướng cho HS tìm hiểu để tự rút ra cho mình bài học từ những việc làm không đúng của một nhân vật, một con người nào đó thì bản thân sẽ không mắc lỗi sai…

Trước những hạn chế của bộ SGK lớp 1 Chương trình mới 2018, Sở GD&ĐT TP HCM đã giao quyền cho GV chủ động sử dụng các ngữ liệu thay thế các ngữ liệu không phù hợp trong sách. Trong quá trình triển khai, Sở cũng đã chỉ đạo các trường phải đảm bảo trong thư viện nhà trường có tất cả các bộ sách của Chương trình lớp 1 mới để GV tham khảo, kịp thời chủ động điều chỉnh những ngữ liệu chưa phù hợp.

Cô T cho biết, trong SGK theo chương trình cũ, cũng có những câu chuyện về mặt trái của cuộc sống để rút ra bài học. Có lẽ, những câu chuyện ấy đã thành “lối mòn” nên mọi người đã nghe quen, còn ngữ liệu SGK Chương trình mới 2018 chắc chắn mới mẻ, tuy nhiên có thể người biên soạn sách cũng có dụng ý riêng.

Theo cô T, với mỗi ngữ liệu trong SGK, trước tiên GV cần nghiên cứu kỹ và nếu cảm thấy còn “sạn”, GV khai thác sao cho phát huy được những thông tin hữu ích. GV cũng có thể đưa thêm nhiều ngữ liệu khác tương tự để HS thực hành đọc, hiểu dưới sự định hướng của GV.

Riêng với bộ sách Cánh Diều, sau 3 năm nghiên cứu và giảng dạy, cô T nhận thấy cấu trúc bài khoa học, nội dung kiến thức phù hợp, rèn được các kỹ năng cho HS. Các bài học không chỉ cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng mà còn giáo dục đạo đức, lối sống.

Tuy 1-2 năm đầu, GV giảng dạy gặp nhiều khó khăn bởi từ trước đến nay HS chủ yếu học theo lối bị động, đặc biệt sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng của COVID-19 nên những ngày đầu HS chưa bắt nhịp kịp theo sự đổi mới trong Chương trình mới 2018.

Điều này khiến người đứng lớp phải vất vả nhưng như vậy cũng giúp GV có nhiều sáng tạo trong phương pháp, kỹ thuật dạy học. Về việc sử dụng ngôn từ với HS, cô T cho rằng, ngôn từ chuẩn toàn dân là tốt nhất. Nhất là ngôn từ sử dụng trong ngữ liệu thì càng đòi hỏi chuẩn.

hoc sinh hn moet

Bộ GD&ĐT kiểm tra tình hình dạy học lớp 1 theo Chương trình mới 2018 (và chuẩn bị triển khai chương trình đối với lớp 2, lớp 6 tại Hà Nội. Ảnh: Moet.vn

Cùng quan điểm như trên, một GV dạy tiểu học tại Hà Nội cho biết, trong bộ Cánh Diều, khối chuyên môn của trường đã chủ động thay thế những ngữ liệu được cho là chưa phù hợp. Do đó, GV đã chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và phân bổ các tiết dạy cho phù hợp với đối tượng HS. Còn một số bài đọc chưa phù hợp hay từ ngữ khó hiểu thì GV thống nhất sẽ dùng các từ phù hợp thay thế.

“Việc triển khai và sử dụng hiệu quả SGK hoàn toàn nằm trong tầm của GV. Nếu thấy từ ngữ, hình ảnh nào trong SGK không phù hợp, GV có thể tìm từ những bộ sách khác, lấy nội dung và hình ảnh thay thế” - GV này cho hay.

Theo GV này, GV đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện Chương trình mới 2018. Để chương trình hoàn thành mục tiêu đạt được, GV phải chủ động, đổi mới thì mới thành công được. GV không nên phụ thuộc SGK mà nên đi vào thực tiễn, phải dạy học vừa đảm bảo khoa học, vừa đảm bảo thực tiễn. Khi thực hiện Chương trình mới 2018, không nên so sánh giữa chương trình mới và chương trình cũ vì những yêu cầu, mục tiêu khác biệt. GV cũng không nóng vội mà cần bám sát các chuẩn kiến thức, kỹ năng để chủ động điều chỉnh theo thực tế lớp học.

Sách có phương ngữ, thông tục hay ngữ liệu chưa ổn thì Hội đồng phải yêu cầu chỉnh sửa. Nếu tác giả không sửa, Hội đồng có quyền không thông qua. Ai cũng biết được, việc dễ dãi, tùy hứng và cẩu thả ... trong biên soạn SGK là sự tối kỵ vì HS cần được học bộ sách chuẩn về tri thức, có tính giáo dục cao, có tính thẩm mỹ và tính nhân văn thì mới lay thức, nuôi dưỡng tâm hồn HS. Điều này phụ thuộc vào trình độ, trách nhiệm và tâm huyết của người biên soạn sách.

Còn tiếp...

bài liên quan
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch cơ sở giáo dục chuyên biệt với người khuyết tật

Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch cơ sở giáo dục chuyên biệt với người khuyết tật

Thủ tướng quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật.
Bộ GD&ĐT phê duyệt sách giáo khoa lớp 9 và 12

Bộ GD&ĐT phê duyệt sách giáo khoa lớp 9 và 12

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT vừa ký Quyết định phê duyệt sách giáo khoa (SGK) lớp 9 và lớp 12 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT).
Bộ GD&ĐT nghiêm cấm tặng quà Tết dưới mọi hình thức

Bộ GD&ĐT nghiêm cấm tặng quà Tết dưới mọi hình thức

Bộ GD&ĐT ký ban hành văn bản gửi các Sở GD&ĐT; Các Đại học, học viện, trường Đại học, trường Cao đắng sư phạm về việc tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
Hà Nội: Diễn biến mới vụ học sinh ngã từ tầng 3 xuống đất tử vong

Hà Nội: Diễn biến mới vụ học sinh ngã từ tầng 3 xuống đất tử vong

Trường Mầm non Huỳnh Cung đã báo cáo vụ việc học sinh 5 tuổi của trường ngã từ tầng 3 xuống đất tử vong lên UBND huyện Thanh Trì, và huyện cũng đã báo cáo Thành ủy và UBND TP theo đúng quy định.
Quy chế thi tốt nghiệp tạo thuận lợi cho thí sinh

Quy chế thi tốt nghiệp tạo thuận lợi cho thí sinh

Theo đánh giá của nhiều giáo viên, về cơ bản kỳ thi giữ ổn định như năm 2023 nên tạo thuận lợi để học sinh có thể yên tâm học, ôn luyện. Thầy cô cũng sẽ lưu ý để hướng dẫn, chuẩn bị cho học sinh tốt nhất.
Tồn tại, hạn chế sau 10 năm thực hiện Nghị Quyết 29

Tồn tại, hạn chế sau 10 năm thực hiện Nghị Quyết 29

Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29 của Ban cán sự Đảng Bộ GD&ĐT chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị để sớm khắc phục.
Mới nhất
Đọc nhiều
Cấm thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử: Liệu có hiệu quả?

Cấm thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử: Liệu có hiệu quả?

Tại 5 quốc gia ASEAN cấm thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử, kết quả thực tiễn của lệnh cấm dường như không được như kỳ vọng.
BHXH Việt Nam phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập ngành

BHXH Việt Nam phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập ngành

Ngày 6/5, BHXH Việt Nam cho biết, trong tháng 5.2024, ngành sẽ phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của Đảng và Nhà nước với chủ đề “BHXH Việt Nam – Trụ cột an sinh xã hội”.
Lời nhắn nhủ của người lính Điện Biên năm xưa

Lời nhắn nhủ của người lính Điện Biên năm xưa

Chiến thắng Điện Biên Phủ tròn 70 năm, những nhân chứng lịch sử ngày càng ít đi nhưng những ký ức, những giá trị và bài học thì còn mãi.
Tin bài khác
Hà Nội sẽ thanh tra, kiểm tra xét công nhận tốt nghiệp THCS 2023 -2024

Hà Nội sẽ thanh tra, kiểm tra xét công nhận tốt nghiệp THCS 2023 -2024

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu, hoạt động thanh tra, kiểm tra đảm bảo chính xác, khách quan, công khai, không làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học của đơn vị.
Sở GD&ĐT TP Hà Nội công bố các trường hợp được cộng điểm ưu tiên khi thi vào lớp 10

Sở GD&ĐT TP Hà Nội công bố các trường hợp được cộng điểm ưu tiên khi thi vào lớp 10

Theo hướng dẫn, tại văn bản số 1006/SGDĐT-QLT, về việc hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 đã nêu cụ thể có 03 nhóm đối tượng được cộng điểm ưu tiên trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 tại Hà Nội.
Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư mới quy định về sử dụng văn bằng do nước ngoài cấp

Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư mới quy định về sử dụng văn bằng do nước ngoài cấp

Ngày 02/5/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 7 và thay thế Phụ lục II, Phụ lục III của Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT ngày 15/4/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.
Học sinh trường Liên cấp Newton dẫn đầu bảng tại kỳ thi OLYMPIC Hóa học lần thứ nhất

Học sinh trường Liên cấp Newton dẫn đầu bảng tại kỳ thi OLYMPIC Hóa học lần thứ nhất

Tại cuộc tranh tài này, học sinh Newton đã xuất sắc thể hiện tài năng của mình với bảng thành tích vô cùng rực rỡ. Toàn trường đạt 43 giải. Trong đó, có 40 giải khối THCS và 3 giải khối THPT. Cụ thể: 3 giải vàng; 8 bạc; 13 đồng; 19 KK.
Đã có hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Đã có hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Theo Hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến 17h ngày 2/5, ghi nhận có 196.319 thí sinh đăng kí dự thi tốt nghiệp năm 2024.
Bộ Giáo dục & Đào tạo thành lập 63 đoàn kiểm tra cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Bộ Giáo dục & Đào tạo thành lập 63 đoàn kiểm tra cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng vừa ký ban hành quyết định phê duyệt và hướng dẫn phương án tổ chức thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Hệ thống trường Liên cấp Newton đồng hành cùng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong giáo dục và bồi dưỡng tài năng trẻ

Hệ thống trường Liên cấp Newton đồng hành cùng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong giáo dục và bồi dưỡng tài năng trẻ

Sự kiện đã đánh dấu và mở ra mối quan hệ hợp tác giữa 2 đơn vị uy tín trong công tác giáo dục để phối hợp tổ chức các hoạt động sáng tạo dành cho thanh thiếu nhi.
Hà Nội công bố đề minh họa 3 môn thi lớp 10

Hà Nội công bố đề minh họa 3 môn thi lớp 10

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội mới công bố đề minh họa 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2024-2025.
Việt Nam có 6 cơ sở giáo dục Đại học lọt bảng xếp hạng Châu Á

Việt Nam có 6 cơ sở giáo dục Đại học lọt bảng xếp hạng Châu Á

Theo đó, tổ chức Times Higher Education (THE) công bố bảng xếp hạng ĐH Châu Á năm 2024 với 739 trường đến từ 31 Quốc gia, vùng lãnh thổ.
Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

Đến thời điểm hiện tại, các thí sinh dã được nhà trường cấp tài khoản đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Thời gian đăng ký đến 17h ngày 10/5/2024.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.