Hà Nội 39 °C
TP Hồ Chí Minh 36 °C
Hải Phòng 32 °C
Đà Nẵng 34 °C
Yên Bái 40 °C
  • Hà Nội Hà Nội 39°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 36°C
  • Hải Phòng Hà Nội 32°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 34°C
  • Yên Bái Hà Nội 40°C

Báo động tình trạng “chảy máu” sắc phong

Văn hóa
29/09/2018 16:00
Thùy Dương
aa
Sắc phong (gọi đầy đủ là đạo sắc phong) xuất hiện từ khoảng thế kỷ 15, dưới triều nhà Lê, được xác nhận bằng ấn triện của nhà vua mang nội dung công nhận có tính nhà nước, đồng thời thể hiện quyền lực của triều đình đối với các làng xã.


Sắc phong - hồn của làng quê - hàng trăm tuổi cần được bảo quản, giữ gìn
Sắc phong - hồn của làng quê - hàng trăm tuổi cần được bảo quản, giữ gìn

Sắc phong truyền tải lại cho hậu thế các tư liệu quý giá và trung thực về tên tuổi và công lao của một số nhân vật lịch sử, biểu thị sự tôn vinh của vương triều và cộng đồng cư dân với vị thần đó... Điều đáng buồn, hiện nay có không ít sắc phong bị mục nát và bị kẻ gian lấy mất.

“Phần hồn” làng bị đánh cắp

Theo các nhà nghiên cứu, về cơ bản, sắc phong gồm có hai loại. Loại thứ nhất dùng để phong cấp, tưởng thưởng chức tước cho các công thần. Đây được xem là vật gia bảo và thường được cất giữ cẩn thận tại các gia đình hoặc nhà thờ họ. Hiện, những sắc phong này còn khá nhiều ở các dòng họ ở Nghệ Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Vĩnh Phúc, Thái Bình. Loại thứ hai là sắc phong thần cho các thần linh hoặc những bậc hiển thánh (thành hoàng làng), là tài sản chung của cả cộng đồng làng xã cho nên thường được cất giữ tại các đình, đền, miếu mạo.

Mang trong mình nhiều giá trị về lịch sử nên bảo vệ các đạo sắc phong trở thành điều cấp thiết khi thời gian qua, vấn đề bảo tồn các đạo sắc phong còn nhiều hạn chế. Phương pháp bảo quản phổ biến hiện nay là đựng trong ống tre, hoặc hộp gỗ, bên ngoài bọc giấy những với khí hậu nóng ẩm nên sắc phong rất dễ bị mục nát, bị mối mọt, rách và mất chữ.

Điều đáng nói hơn cả, sắc phong bị mất nhiều do kẻ gian lấy cắp. Rạng sáng 9/8/2018, kẻ gian đã đột nhập vào trong cung cấm của đình Hoàng Châu (xã Hoàng Châu, huyện Cát Hải, Hải Phòng) lấy đi một kiệu thờ Mẫu có niên đại trên 100 năm, một bức tượng cổ thờ mẫu Liễu Hạnh và sắc phong từ thời nhà Nguyễn.

Di tích văn hóa cấp quốc gia đền Hậu (xã Đông Kết, Khoái Châu, Hưng Yên), cuối tháng 7/2018 bị trộm đột nhập lấy đi 5 đạo sắc phong từ thời Nguyễn và 2 bát hương cổ bằng gỗ. Năm 2017, tại đình Thượng Trung, xã Liên Am (Vĩnh Bảo, Thái Bình) mất một sắc phong, trong đó có 4 đạo sắc.

Đình Trần Xá làng Trần Xá, xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam) có 38 đạo sắc phong nhưng bị kẻ gian lấy đi một lúc 16 sắc phong kiến cả làng bàng hoàng. Tháng 3/2013, tại đền Bồng Châu (Kim Động, Hưng Yên) bị kẻ gian phá két lấy đi 69 đạo sắc phong cổ…

Đối với các làng quê Việt, những tế bào sống trong xã hội truyền thống thì những bản sắc phong chính là thể hiện những giá trị về văn hóa tinh thần. Vì vậy, nhiều nơi, khi bị mất đi sắc phong thì họ cảm thấy như mất đi phần hồn của làng và đời sống tâm linh bị ảnh hưởng.

Tìm lại những sắc phong lưu lạc

Xót xa những giá trị của tư liệu cổ, thời gian gần đây, nhiều nhóm các nhà nghiên cứu, những người sưu tầm cổ vật đã thực hiện việc tìm, sưu tập và dịch lại các bản sắc phong trao trả về cho các làng.

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều, một trong 7 thành viên của nhóm Nhân sĩ Hà Đông đã thực hiện ý tưởng tìm sắc phong trả về cho các làng quê Việt. Từ năm 2015 đến nay, nhóm Nhân sĩ Hà Đông đã thu thập được hơn 200 đạo sắc phong. Các nhân sĩ như anh: Trịnh Hữu Sỹ, Đỗ Văn Hiệu, Lê Phương Trung… đặc biệt là những doanh nhân trong nhóm vẫn đang tiếp tục kêu gọi những người đang giữ đạo sắc phong trả lại, thậm chí các nhân sĩ góp tiền từ chục triệu tới hàng trăm triệu mua lại những đạo sắc phong từ những nhà sưu tầm cổ vật để dâng tặng lại cho các địa phương.

Để tìm lại những sắc phong là cả một quá trình gian nan. Nhóm Nhân sĩ Hà Đông phải dò tìm trên internet các diễn đàn rao bán cổ vật, sắc phong, hoặc nhờ các tình nguyện viên tìm hỏi giúp thông qua những người lớn tuổi ở địa phương, qua những người làm ở lĩnh vực dư địa chí và nhiều nguồn thông tin khác.

Theo nội dung địa danh, di tích ghi trong sắc phong, mọi người phải tra cứu vì nhiều tên đất, tên làng, xã đã thay đổi. Trước việc làm tốt đẹp của nhóm Nhân sĩ Hà Đông, có những người tự nguyện cung tiến đạo sắc phong mà họ sưu tầm được hoặc đã bỏ tiền mua từ lâu và đang lưu giữ. Một số họa sĩ, nhà sưu tầm cổ vật, nhà nghiên cứu đã tin tưởng trao cho nhóm Nhân sĩ Hà Đông dịch và trao trả các sắc phong lại cho các địa phương mà không đòi hỏi công sức, tiền bạc.

Cũng cùng mục đích, nhóm Tâm Phát - 6 bạn trẻ yêu di sản gồm: Trần Hiển Anh, Trần Tuấn Anh, Võ Kim Long, Phạm Xuân Thắng, Huỳnh Nhựt, Hồ Hải Hà chuyên đi tìm những sắc phong cổ bị lưu lạc để đưa về lại các di tích đình, đền. Nhóm Tâm Phát đã giúp “hồi hương” gần 100 bản sắc phong. Cùng sự vất vả khi tìm lại sắc phong, nhóm Tâm Phát còn bị người dân nghi kỵ theo kiểu “Nhóm này là bọn trộm sắc phong nay bị thánh phạt, buộc phải tìm cách trả?”...

Vượt qua nghi kỵ, quyết thực hiện tâm nguyện của mình, nhóm Tâm Phát đã trao lại sắc phong và được các cụ ở nhiều địa phương coi như “người làng”, coi như con cháu trong nhà. Nhóm Tâm Phát nhắn nhủ những người sưu tầm cổ vật và những ai có ý định trộm cắp sắc phong: “Sắc phong không chỉ là bảo vật của một cộng đồng dân cư, mà còn thuộc về những thần linh của đất Việt. Chơi gì thì chơi, không nên chơi sắc phong, mạo phạm đến thánh thần”.

Tuy nhiên, dù rất cố gắng nhưng những sắc phong được tìm lại chỉ là phần nhỏ so với những sắc phong bị mất cắp. Điều mà nhà văn Nguyễn Quang Thiều day dứt: “Quá trình sưu tầm, dịch và trao trả sắc phong niềm vui nhiều hơn, song vẫn có nỗi buồn, day dứt. Đó là, việc sắc phong bị đánh cắp, ngay cả ban quản lý di tích, lãnh đạo địa phương cũng thờ ơ, không bảo vệ đúng mức di sản quý giá này”.

Điều đáng nói, những sắc phong quý giá giá niên đại hàng trăm năm của cha ông để lại bị biến mất nhưng không một ai đứng ra chịu trách nhiệm và bị xử lý trước pháp luật. Trong khi từ năm 2002, Chỉ thị 05 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường quản lý, bảo vệ cổ vật trong di tích đã yêu cầu chính quyền cấp xã, phường không “khoán trắng” trách nhiệm bảo vệ di tích cho nhân dân địa phương hoặc người được giao trông coi di tích.

Khi sự cố xảy ra thì người đứng đầu cấp xã, phường phải chịu trách nhiệm. Trên thực tế, khi mất cổ vật, người trông coi các di tích ấy chỉ giải trình, bị nhắc nhở, còn chính quyền xã, phường thì “coi như không phải việc của mình”. Sau đó là… hòa cả làng. Và như thế là sẽ còn nhiều sắc phong hàng trăm năm tuổi tiếp tục bị “chảy máu”.

bài liên quan
TP.HCM: Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ Di tích trại giam Bệnh viện Chợ Quán

TP.HCM: Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ Di tích trại giam Bệnh viện Chợ Quán

Sáng 24/4, Quận ủy, UBND quận 5 tổ chức lễ hoàn thành giai đoạn 1 công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử cấp quốc gia Khu trại giam Bệnh viện Chợ Quán, nhân dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh của đồng chí Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024).
Di tích tiếp nhận "hiện vật lạ" có thể mang lại nhiều hệ luỵ nghiêm trọng

Di tích tiếp nhận "hiện vật lạ" có thể mang lại nhiều hệ luỵ nghiêm trọng

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, việc Ban Quản lý di tích tự ý tiếp nhận các hiện vật lạ vào Di tích mà không có sự đồng ý của cơ quan chức năng có thể mang lại nhiều hệ luỵ nghiêm trọng.
Thảo Cầm Viên miễn phí vé cho khách sinh nhật tháng 3

Thảo Cầm Viên miễn phí vé cho khách sinh nhật tháng 3

Thảo Cầm Viên sẽ miễn phí vé vào cổng cho khách tham quan có sinh nhật trong tháng 3 nhân dịp kỷ niệm 160 năm thành lập (23/3/1864 - 23/3/2024).
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Nhằm đáp ứng nhu cầu đọc báo của độc giả trong thời đại kỷ nguyên công nghệ số, 10h sáng ngày 28/2, Chuyên trang điện tử Truyền thông Pháp luật Pháp luật + (Phapluatplus.vn) sẽ chính thức thay đổi giao diện mới với nhiều chuyên mục chuyên sâu, hấp dẫn.
Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Đã có 77 phương tiện cơ giới đường bộ, ô tô điện đủ điều kiện hồ sơ để đăng kiểm trong 2 ngày 24, 25/2 trên địa bàn huyện đảo Cô Tô.
Mới nhất
Đọc nhiều
Ông Hoàng Cương được bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính của Bộ Y tế

Ông Hoàng Cương được bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính của Bộ Y tế

Ông Hoàng Cương, Thạc sĩ Quản lí Kinh tế, Kĩ sư, Trưởng phòng chính sách đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính thuộc Bộ Y tế.
Môi biến dạng, viêm nhiễm sau phẫu thuật hình trái tim

Môi biến dạng, viêm nhiễm sau phẫu thuật hình trái tim

Cô gái 24 tuổi (Hà Nội) tới khám tại khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong tình trạng toàn bộ môi và vùng mặt dưới sưng nề. Vùng môi biến dạng, mất cân đối, chảy nhiều mủ trắng bẩn, viêm nhiễm rất nặng.
2 cán bộ kiểm lâm tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

2 cán bộ kiểm lâm tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Quá trình nỗ lực dập lửa, 2 cán bộ kiểm lâm đã không may tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh tại địa bàn giáp ranh xã Phương Tiến, Lao Chải, Xín Chải, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.