Hà Nội 24 °C
TP Hồ Chí Minh 31 °C
Hải Phòng 26 °C
Đà Nẵng 30 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 24°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 31°C
  • Hải Phòng Hà Nội 26°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 30°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, giai đoạn mới: Phát triển hài hòa, đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN

Kinh doanh - Thương mại
22/01/2023 14:30
GIA KHÁNH
aa
Bộ Công Thương vừa hoàn thành việc lập Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Chiến lược) trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.


Sự cần thiết xây dựng Chiến lược

Theo Bộ Công Thương, trong giai đoạn 2007 - 2020, ngành năng lượng đã đạt được nhiều thành tựu, đã tích cực phát huy và thực hiện hiệu quả vai trò là đầu tàu kinh tế của đất nước. Nguồn lực lớn cho đầu tư phát triển ngành năng lượng được huy động với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, nòng cốt là các doanh nghiệp Nhà nước.

Theo đó, tổng tiêu thụ năng lượng cuối trong giai đoạn 2010 - 2020 tốc độ tăng bình quân 5,2%/năm, từ 39,8 triệu tấn dầu quy đổi (TOE) vào năm 2010 lên 66,0 triệu TOE vào năm 2020. Giai đoạn 2016 - 2020 có tốc độ tăng tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng cao hơn giai đoạn 2010 - 2015 với tốc độ tăng bình quân hàng năm 6,8%.

Trong đó, điện có mức tăng 8,9%/năm, than có tốc độ tăng rất cao trong giai đoạn 2016 - 2020 với mức tăng bình quân 20,8%/năm, khí tự nhiên 5,1%/năm và xăng dầu có mức tăng bình quân 1,7%/năm (do tác động của dịch COVID19, nhu cầu xăng dầu vào năm 2020 giảm so với năm 2019).

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, sau 10 năm, ngành năng lượng nước ta đã có bước phát triển mạnh, tương đối đồng bộ trong tất cả các phân ngành, lĩnh vực và phù hợp với các định hướng đề ra. Tuy nhiên, ngành năng lượng vẫn còn nhiều tồn tại và đang phải đối diện với nhiều thách thức.

Khu vực miền Trung có lợi thế sản xuất điện gió và điện mặt trời. (Ảnh minh họa)

Khu vực miền Trung có lợi thế sản xuất điện gió và điện mặt trời. (Ảnh minh họa)

Đứng trước yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, cần có những đổi mới về tư duy và cách tiếp cận trong phát triển năng lượng quốc gia, sớm ban hành một số chủ trương, định hướng chính sách mới làm cơ sở cho xây dựng các chiến lược, quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trước những vấn đề ngành năng lượng đang gặp phải, ngày 11/02/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 55-NQ/TW). Theo đó, quan điểm xuyên suốt của Nghị quyết số 55-NQ/TW là ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững, đi trước một bước, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường.

Trong bối cảnh tình hình trong nước đã xác định hướng đi ưu tiên cho phát triển năng lượng theo chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 55-NQ/TW, trên diễn đàn thế giới, Việt Nam cũng đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, song song với phát triển kinh tế, đồng thời đóng góp có trách nhiệm cùng với cộng đồng quốc tế.

Tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam cũng đã tuyên bố sẽ triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Trên cơ sở Nghị quyết số 55-NQ/TW và trong bối cảnh thực hiện Cam kết của Việt Nam tại COP26 về phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, để ngành năng lượng Việt Nam phát triển bền vững phù hợp với xu hướng chuyển dịch năng lượng trên toàn thế giới, việc xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển năng lượng được kỳ vọng sẽ tiếp tục góp phần hoạch định hướng phát triển toàn diện ngành năng lượng quốc gia và kết nối việc phát triển năng lượng với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội - môi trường của Việt Nam.

Phấn đấu vào top 4 dẫn đầu ASEAN về cung cấp điện năng

Theo Bộ Công Thương, một trong những mục tiêu quan trọng của Chiến lược giai đoạn tới là phải bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Tiến hành chuyển đổi năng lượng góp phần quan trọng đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Ngành năng lượng phát triển hài hoà giữa các phân ngành với hạ tầng đồng bộ và thông minh, đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN.

Xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước kết hợp với xuất, nhập khẩu năng lượng hợp lý; triệt để thực hành tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng.

Chủ động sản xuất được một số thiết bị chính trong các phân ngành năng lượng; nâng cấp, xây dựng lưới điện truyền tải, phân phối điện tiên tiến, hiện đại. Trong bối cảnh thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 về phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, các mục tiêu chính của Chiến lược phát triển năng lượng được đề xuất để phù hợp và đạt hơn so với với Nghị quyết số 55-NQ/TW như sau: Đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng trong nước, phục vụ cho các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, trong đó năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt khoảng 155 - 195 triệu tấn dầu quy đổi (TOE), đến năm 2045 đạt khoảng 260 - 350 triệu TOE.

Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng sơ cấp 20 - 25% năm 2030 và 60 - 65% năm 2045; Tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng đến năm 2030 đạt mức 105 - 115 triệu TOE, năm 2045 đạt mức 140 - 190 triệu TOE. Cường độ năng lượng sơ cấp năm 2030 đạt từ 400 - 460kgOE/1.000 USD GDP, năm 2045 từ 330 - 410kgOE/1.000USD GDP.

Đồng thời xây dựng hệ thống điện thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối an toàn với lưới điện khu vực; bảo đảm cung cấp điện an toàn, đáp ứng tiêu chí N1 đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng.

Một mục tiêu khác theo Bộ Công Thương là đến năm 2030, độ tin cậy cung cấp điện năng thuộc tốp 4 nước dẫn đầu ASEAN, chỉ số tiếp cận điện năng thuộc tốp 3 nước dẫn đầu ASEAN. Các cơ sở lọc dầu đáp ứng tối thiểu 70% nhu cầu xăng dầu cả nước; bảo đảm mức dự trữ chiến lược xăng dầu đạt tối thiểu 90 ngày nhập ròng sau năm 2030. Đủ năng lực nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) khoảng 8 - 15 tỷ m3 vào năm 2030 và khoảng 20 tỷ m3 vào năm 2045.

Cùng với đó, tỉ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát triển bình thường đạt khoảng 7 - 9% vào năm 2030 và khoảng 14 - 20% vào năm 2045; Giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng so với kịch bản phát triển bình thường ở mức 20% vào năm 2030, lên mức 70% vào năm 2045.

Đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò

Về định hướng phát triển các phân ngành năng lượng, đáng chú ý, theo Bộ Công Thương, giai đoạn tới sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò tại các khu vực nước nông, truyền thống: các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Mã Lai - Thổ Chu, Sông Hồng, đặc biệt 03 khu vực: bể Cửu Long, Mã Lai - Thổ Chu, Nam bể Sông Hồng và Trung tâm bể Nam Côn Sơn; song song với công tác tận thăm dò, thăm dò mở rộng đối tượng truyền thống nhằm bổ sung trữ lượng và đưa vào phát triển khai thác sử dụng hệ thống hạ tầng cơ sở có sẵn, dần chuyển hướng nghiên cứu, thăm dò các đối tượng tìm kiếm thăm dò mới để bổ sung trữ lượng phục vụ khai thác lâu dài. Tiếp tục mở rộng thăm dò tại khu vực nước sâu, xa bờ như khu vực bể Phú Khánh, bể Tư Chính - Vũng Mây,…

Tiếp tục đo đạc khảo sát, thu thập các số liệu địa chấn - địa vật lý trong nước để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa chất và đánh giá tiềm năng dầu khí khu vực bể Trường Sa - Hoàng Sa khi điều kiện thuận lợi. Phát triển và đưa các mỏ đã có phát hiện dầu khí của các giai đoạn trước vào khai thác hợp lý và có hiệu quả để sử dụng tài nguyên dầu khí trong nước lâu dài.

Xây dựng phương án hợp tác phù hợp với pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982. Tiếp tục triển khai công tác phát triển, đưa vào khai thác cùng với việc triển khai công tác tận thăm dò các dự án khí Lô B, mỏ khí Cá Voi Xanh, các mỏ thuộc dự án khí Tây Nam và mỏ Báo Vàng, Báo Trắng. Tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ hai dự án khí lớn: dự án Lô B&48/95 và 52/97 và dự án Cá Voi Xanh.

Duy trì vận hành an toàn, ổn định, hiệu quả các nhà máy: Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy đạm Cà Mau, Nhà máy đạm Phú Mỹ, các nhà máy chế biến condensate, Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn và các nhà máy khác; đa dạng hóa sản phẩm của các nhà máy; Tập trung duy trì sự ổn định trong sản xuất, cung ứng xăng dầu, phân bón và các nguyên, nhiên liệu khác nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao tính cạnh tranh, đổi mới và phát triển; Nghiên cứu, đề xuất và triển khai công tác đầu tư xây dựng các dự án lọc hóa dầu mới gắn với các trung tâm chế biến dầu khí tại các khu vực tiềm năng (Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ).

Về phân ngành công nghiệp than, một trong những định hướng lớn là tập trung phát triển, duy trì các mỏ hầm lò sản lượng lớn theo tiêu chí “Mỏ xanh, Mỏ hiện đại, Mỏ sản lượng cao, Mỏ an toàn”. Phát triển các mỏ khai thác lộ thiên theo hướng nâng cao hệ số bóc giới hạn, phù hợp với điều kiện kỹ thuật - kinh tế và quy hoạch liên quan; thực hiện công tác đổ thải đất đá theo hướng sử dụng tối đa bãi thải trong.

Đầu tư một số đề tài, đề án, dự án nghiên cứu khai thác thử nghiệm tại bể than Sông Hồng để lựa chọn công nghệ khai thác hợp lý. Cùng với đó, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chế biến than nhằm đa dạng hóa sản phẩm từ than đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và cam kết của Việt Nam tại COP26.

Về phân ngành điện, một mục tiêu đáng chú ý là phát triển nhanh và bền vững các nguồn phát điện với cơ cấu và phân bố hợp lý, bảo đảm an toàn, tin cậy, ổn định theo hướng đa dạng hoá, chú trọng nâng cao hệ số công suất khả dụng và có dự phòng công suất phù hợp; đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái; Tiếp tục phát triển nguồn thủy điện có chọn lọc, liên kết đồng bộ với kết cấu hạ tầng thủy lợi để điều tiết, chủ động nguồn nước tại chỗ đáp ứng nhu cầu nước phục vụ đời sống dân sinh, sản xuất, phòng, chống ngập úng, hạn hán, thiếu nước, bảo đảm an ninh nguồn nước, đặc biệt là các khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Phát triển công suất nguồn điện cân đối, hài hòa trên từng vùng, hướng tới đảm bảo cân bằng cung - cầu nội vùng; nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất truyền tải và khai thác hiệu quả các nguồn điện. Phát triển đồng bộ, hợp lý và đa đạng hóa các loại hình nguồn điện. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (đặc biệt là điện gió ngoài khơi), năng lượng mới và điện khí trong nước nhằm khai thác hiệu quả nguồn năng lượng quốc gia. Nâng cao tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo so với các mục tiêu đặt ra trong các chính sách hiện hành.

bài liên quan
Thống nhất phương án xây cầu Cát Lái kết nối TP.HCM và Đồng Nai

Thống nhất phương án xây cầu Cát Lái kết nối TP.HCM và Đồng Nai

TP.HCM và tỉnh Đồng Nai đã thống nhất, bổ sung các vị trí cầu kết nối giữa 2 địa phương qua sông Đồng Nai.
Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Dệt may sắp diễn ra tại TP.HCM

Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Dệt may sắp diễn ra tại TP.HCM

Triển lãm Quốc tế ngành Công nghiệp Dệt & May thiết bị, nguyên phụ liệu & vải (SaigonTex & SaigonFabric 2024) sẽ diễn ra từ ngày 10 đến 13/4/2024 tại Trung tâm Triển lãm Sài Gòn (SECC), 799 Nguyễn Văn Linh, quận 7, TP.HCM.
Đẩy mạnh phát triển du lịch giữa TP.HCM và tỉnh Aichi

Đẩy mạnh phát triển du lịch giữa TP.HCM và tỉnh Aichi

Hai bên đã thảo luận về việc đẩy mạnh phát triển du lịch, góp phần tăng cường hợp tác giữa hai địa phương, cũng như hai nước.
Khai mạc kỳ họp thứ 14 HĐND TP.HCM khóa X

Khai mạc kỳ họp thứ 14 HĐND TP.HCM khóa X

Sáng 14/3, HĐND TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc kỳ họp thứ 14 (kỳ họp chuyên đề).
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Mới nhất
Đọc nhiều
Sản lượng điện “đạt kỷ lục mới”, toàn bộ các tổ máy nhiệt điện than được huy động

Sản lượng điện “đạt kỷ lục mới”, toàn bộ các tổ máy nhiệt điện than được huy động

Nắng nóng vẫn diễn biến tiêu cực tuần qua, nhiều kỷ lục mới về công suất cực đại (Pmax) và sản lượng điện tiêu thụ ngày đã được thiết lập.
Sở Y tế TP.HCM cảnh báo về những quảng cáo sai lệch trên Facebook

Sở Y tế TP.HCM cảnh báo về những quảng cáo sai lệch trên Facebook

Thanh tra Sở Y tế TP.HCM vừa có cảnh báo về những quảng cáo sai lệch trên Facebook có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, khi người dân bị thu hút đến các cơ sở không phép và sử dụng các kỹ thuật y tế không an toàn.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 238 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 238 tỷ USD

Trong 4 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế có nhiều khởi sắc, xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam cũng tăng so với cùng kỳ.
Tin bài khác
Sản lượng điện “đạt kỷ lục mới”, toàn bộ các tổ máy nhiệt điện than được huy động

Sản lượng điện “đạt kỷ lục mới”, toàn bộ các tổ máy nhiệt điện than được huy động

Nắng nóng vẫn diễn biến tiêu cực tuần qua, nhiều kỷ lục mới về công suất cực đại (Pmax) và sản lượng điện tiêu thụ ngày đã được thiết lập.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 238 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 238 tỷ USD

Trong 4 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế có nhiều khởi sắc, xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam cũng tăng so với cùng kỳ.
Năm 2024 nguồn cung gạo toàn cầu giảm và cơ hội cho Việt Nam

Năm 2024 nguồn cung gạo toàn cầu giảm và cơ hội cho Việt Nam

Đây là nội dung được Bộ Công thương nêu rõ tại Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, Quý I năm 2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Nắng nóng kéo dài, Miền Bắc tăng hơn 13 triệu kWh/ngày

Nắng nóng kéo dài, Miền Bắc tăng hơn 13 triệu kWh/ngày

Theo Cục điều tiết điện lực, trong tuần từ 15-21/4/2024 nắng nóng diễn ra tại các miền trên cả nước, nhu cầu phụ tải tiếp tục duy trì ở mức cao. Riêng miền Bắc phụ tải bình quân tuần qua tăng hơn 13 triệu kWh/ngày so với tuần trước đó do nắng nóng vào cuối tuần.
Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

Với sự cải tiến vượt bậc về công nghệ, ứng dụng ngân hàng số phiên bản mới - PVConnect của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) không chỉ mang đến những trải nghiệm khác biệt, hiện đại, mà còn tập trung tối ưu tương tác với người dùng, đảm bảo mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng đều trở nên nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng.
TP.HCM tiếp tục phát hiện vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

TP.HCM tiếp tục phát hiện vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường TP.HCM, trong tuần qua đơn vị này đã tiếp tục tăng cường kiểm tra một số doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng và phát hiện vẫn còn vi phạm.
Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Đối với giá điện, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện theo quy định, thẩm quyền, với lộ trình phù hợp, không "giật cục”.
PVcomBank tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024

PVcomBank tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024

Ngày 20/04/2024, tại Quảng Ninh, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2024. Bên cạnh báo cáo về kết quả đạt được trong công tác quản trị, điều hành, các lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong năm 2023, PVcomBank đã thông qua Đại hội nhiều nội dung quan trọng khác.
Canada điều tra chống bán phá giá đối với ghế bọc đệm của Việt Nam

Canada điều tra chống bán phá giá đối với ghế bọc đệm của Việt Nam

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) mới đây đã phát đi thông tin về việc Canada điều tra chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) đối với ghế bọc đệm có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc.
“Bắc Giang cần chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn”

“Bắc Giang cần chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn”

Đây là một trong nhiều ý kiến tâm huyết được các đại biểu đóng góp vào Hội thảo phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang diễn ra mới đây.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.