Hiện tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành 100% công tác xây dựng và lắp đặt thiết bị.
Lỡ hẹn, công nhân “dài cổ” chờ việc
Với lợi thế chạy trên đường riêng, không giao cắt đồng mức với hệ thống giao thông đường bộ trong thành phố nên đường sắt đô thị loại bỏ hoàn toàn xung đột với các phương tiện giao thông khác. Cùng với khả năng chuyên chở khối lớn, tốc độ khai thác cao và ổn định gấp hơn 2 lần so với xe buýt, đường sắt đô thị sẽ đem lại cho người dân một dịch vụ đi lại nhanh chóng, thuận tiện và an toàn.
Việc phát triển tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông nhằm đáp ứng các tiêu chí trên, với tổng mức đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng (tương đương 552 triệu USD), được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt đầu tư vào tháng 10.2008. Dự án được thực hiện theo hình thức hợp đồng EPC với Tổng thầu là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc. Trong quá trình triển khai, thực hiện dự án đội vốn lên hơn 18.000 tỉ đồng (tương đương 868,04 triệu USD), trong đó vốn vay của Trung Quốc là 669,62 triệu USD và 198,42 triệu USD vốn đối ứng Việt Nam. Nhưng sau hơn 10 năm thi công, đến nay tuyến đường này vẫn chưa được bàn giao để đưa vào khai thác thương mại.
Tại lễ Tổng kết công tác năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020 của Bộ Giao thông Vận tải ngày 2.1.2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải phối hợp thành phố Hà Nội tập trung tháo gỡ vướng mắc tại tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vì hiện chỉ còn vướng thủ tục nhỏ, cơ bản là trách nhiệm và thẩm quyền của bộ nên sớm giải quyết để đưa vào khai thác thương mại phục vụ người dân. Trước đó, vào tháng 9.2019 trong chuyến thị sát tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Phó Thủ tướng đã yêu cầu tổng thầu Trung Quốc và yêu cầu Bộ trưởng Giao thông Vận tải trong năm 2019 phải đưa vào khai thác thương mại. Nhưng đến thời điểm đầu năm 2020 này vẫn chưa thực hiện được. Nguyên nhân chính do chưa hạng mục nào được nghiệm thu.
Theo Chủ tịch, Tổng Giám đốc Hanoi Metro Vũ Hồng Trường, hiện 681 nhân viên làm việc tại tuyến Cát Linh - Hà Đông đang phải nghỉ chờ việc và hiện đời sống rất khó khăn. Được biết, để duy trì hoạt động của toàn tuyến mỗi ngày rất lớn và đoàn tàu chạy thử thấp nhất là 5.000km, có đoàn chạy đến 10.000km đã vượt tiêu chuẩn chạy thử. Trong đó tiền điện mỗi ngày khoảng 100 triệu đồng, nếu cắt điện không duy trì hệ thống cũng sẽ dẫn đến hỏng hóc thiết bị và tổn thất sẽ lớn. Theo tính toán, mỗi ngày, chi phí cho dự án khoảng 80.000USD.
Tổng thầu không đủ hồ sơ
Nguyên nhân chính của việc chậm bàn giao do tổng thầu chưa cung cấp được các chứng chỉ an toàn của 13 đoàn tàu, chưa có các kết quả thử nghiệm an toàn từ nhà sản xuất khiến tư vấn chưa thể hoàn tất đánh giá an toàn theo yêu cầu cầu của ACT. Trong khi đó Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu phải hoàn thành đánh giá an toàn hệ thống mới nhận bàn giao.
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho dự án, vừa qua Cục Đăng kiểm đã cấp chứng nhận đăng kiểm tạm thời cho đoàn tàu để đủ điều kiện vận hành thử toàn hệ thống. Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị tư vấn rà soát phương thức đánh giá an toàn hệ thống, xem xét cấp tạm thời làm cơ sở vận hành thử và đưa vào khai thác. Nhưng tổng thầu cho rằng dự án đã hoàn thành xong và đề nghị bàn giao ngay.
Được biết, hợp đồng đánh giá an toàn hệ thống này được ký giữa chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và ACT của Pháp đánh giá, công tác đánh giá an toàn hệ thống thì trách nhiệm chính là của Bộ Giao thông Vận tải và Ban quản lý dự án. Nguyên nhân vướng mắc chính do thời gian tiếp cận dự án của đơn vị đánh giá an toàn với dự án quá muộn, theo quy định phải được đánh giá từ khi triển khai dự án. Cùng đó nhiều hồ sơ theo yêu cầu không có vì năm 2018, đơn vị tư vấn đánh giá mới vào.
Đại diện Bộ Giao thông Vận tải, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, vướng mắc lớn nhất hiện nay là quá trình cung cấp hồ sơ để đánh giá an toàn hệ thống. Tổng thầu Trung Quốc chưa cung cấp đầy đủ, đặc biệt là hồ sơ liên quan đến các chứng chỉ, minh chứng về thí nghiệm trong quá trình sản xuất, thiết bị đoàn tàu. Đại diện tổng thầu ông Đường Hồng thừa nhận đơn vị đánh giá là của Pháp đã đưa ra cách đánh giá và yêu cầu hồ sơ theo tiêu chuẩn Châu Âu mà có những tiêu chuẩn, tổng thầu Trung Quốc cũng chưa bao giờ được biết. Do đó, tháng 11.2019, Tổng thầu dự kiến vận hành thử toàn bộ hệ thống trong 20 ngày, nhưng mới chạy thử được 5 ngày, Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) yêu cầu tổng thầu hoàn thiện một số thủ tục cần thiết nên việc vận hành thử phải tạm dừng. Do tổng thầu không thể và không có hồ sơ để cung cấp.
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) bắt đầu chuyển sang giai đoạn rải đường ray và hoàn thiện nhà ga mẫu. Ban Quản lý dự án Đường sắt cho biết, đoạn đổ bê tông dài 25m liên kết ray và mặt cầu đã được thử nghiệm thành công trên chiều dài ray khoảng 350 m đã rải.
Sáng 19/2, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh và đoàn công tác của Ủy ban châu Âu đã thăm, kiểm tra tiến độ dự án đường sắt đô thị (metro) Nhổn - ga Hà Nội.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Ngày 23/7, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tại Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An tại xã Nghi Phong (Nghi Lộc - Nghệ An).
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Trong Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2024, lực lượng Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ 49 vụ với 57 đối tượng, tang vật thu giữ tổng cộng 591 kg ma túy các loại.
Ngày 23/7, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, cho biết đã khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 4 cán bộ về hành vi "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình sự sau khi được Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Đối tượng thường xuyên lên địa bàn huyện Tương Dương dụ dỗ, lôi kéo các cháu gái sang nước ngoài làm việc và vẽ ra viễn cảnh giàu sang nơi xứ người, nhưng thực chất là lừa bán sang nước ngoài.
Theo cáo trạng, ông Trần Đắc Sinh (cựu Chủ tịch HĐQT HOSE) quen biết Trịnh Văn Quyết và Doãn Văn Phương (TGĐ Tập đoàn FLC). Quyết và Phương nhờ Sinh tạo điều kiện để cổ phiếu ROS được niêm yết trên sàn chứng khoán trong tháng 9/2016.
Tin vào lời dụ dỗ “việc nhẹ lương cao”, nạn nhân đã bị các đối tượng bán sang Campuchia làm việc trong tổ chức lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau đó, gia đình đã phải chuyển số tiền gần 200 triệu đồng để “chuộc” thân.
Quá trình khai báo, cựu Chủ tịch FLC khẳng định: “Bị cáo chưa bao giờ có mục đích chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư”. Theo ông Quyết, việc mua lại doanh nghiệp và thành lập doanh nghiệp là để làm về lĩnh vực xây dựng.
Với việc đưa ra thông tin gian dối để huy động vốn của bị hại làm đáo hạn ngân hàng cho khách hàng đang có nhu cầu, để chiếm đoạt tổng số tiền trên 05 tỷ đồng, Nguyễn Đình Tuấn đã bị lực lượng chức năng bắt tạm giam.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.