Hà Nội 30 °C
TP Hồ Chí Minh 0 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 31 °C
  • Hà Nội Hà Nội 30°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 0°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 31°C

FECON lấy tiền đâu làm dự án khi lợi nhuận liên tiếp lao dốc, dòng tiền kinh doanh âm?

Thương trường
13/09/2023 08:48
Hiền Anh - Hải Lê
aa
FECON dù gặp khó khăn về dòng tiền nhiều năm nay nhưng vẫn gia tăng các khoản đầu tư tài chính, nắm giữ cổ phần ở nhiều công ty.


Chỉ sau nửa đầu năm 2023, Công ty CP FECON (Mã HoSE: FCN, sau đây gọi tắt là: FECON) đã trúng nhiều gói thầu mới với tổng giá trị hơn 1.500 tỷ đồng. Dù nhiều việc, nhưng áp lực nợ vay lớn khiến chi phí lãi vay “bào mòn” đáng kể lợi nhuận của FECON, cùng với dòng tiền âm khiến nhiều nhà đầu tư (NĐT) đặt câu hỏi về nguồn vốn FECON huy động để tiếp tục làm dự án.

Việc FECON ký mới 6.000 tỷ đồng năm nay liệu có khả thi?

Năm 2023, FECON đặt kế hoạch doanh thu 3.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 125 tỷ đồng, đều tăng mạnh so với năm trước đó.

Mục tiêu doanh thu năm nay là một con số kỷ lục, do Ban lãnh đạo (BLĐ) dự kiến 2.500 tỷ đồng backlog sẽ cho ra 1.800 tỷ đồng doanh thu, đồng thời FECON phấn đấu ký mới 6.000 tỷ đồng.

FECON1

Thực tế, tháng 5/2023, FECON trúng thầu tổng giá trị gần 300 tỷ đồng, nâng mức lũy kế 5 tháng đầu năm đạt gần 800 tỷ đồng, là các dự án thi công nền móng và công trình ngầm. Tiêu biểu nhất trong tháng 5 là gói thầu thi công hạng mục “Cửa nhận nước làm mát và nhà bơm” thuộc Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 trị giá 192 tỷ đồng. Đây là hạng mục ngầm sâu được đánh giá khó thi công và có tính chất phức tạp nhất của dự án.

FECON trúng thêm các gói thầu có giá trị lớn khác như gói thầu thi công Kè bê tông thuộc Dự án Cầu Hôn trị giá gần hơn 59,7 tỷ đồng tại Phú Quốc; gói thầu thi công Cọc xi măng đất D1200 thuộc dự án Royal Group Headquarters (tại Campuchia) trị giá hơn 22,2 tỷ đồng hay Gói sản xuất và ép cọc tại Dự án Clubhouse Vũng Bàu (Phú Quốc) trị giá 12,2 tỷ đồng. Ngoài ra, FECON cũng ghi nhận nhiều gói thầu phụ khác tại nhiều dự án tiêu biểu trên cả nước như Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2, Dự án Vinhomes Gardenia (Hà Nội)…

MOI

Tháng 7/2023, FECON trúng thêm 5 gói thầu mới với tổng giá trị 537,1 tỷ đồng, gồm Gói thầu Thiết kế và thi công hạ tầng thuộc Dự án TH Healthcare (172,8 tỷ đồng), Gói thầu Thi công cọc đại trà, tường vây và Kingpost thuộc Dự án Khu dịch vụ du lịch ven sông Hàn (75,9 tỷ đồng), Gói thầu Thi công cọc thuộc Dự án Toà nhà Văn phòng Betrimex (gần 44,8 tỷ đồng), một phần việc tại Dự án Đầu tư xây dựng nút giao Phú Thứ và tuyến đường kết nối tại xã Tiên Hiệp, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (65 tỷ đồng), và Gói thầu Sản xuất khối neo trọng lực cho Dự án điện gió ngoài khơi thuộc vùng biển Malaysia trị giá 178,6 tỷ đồng.

Trong quý III, dự án Metro3 TP Hà Nội có giá trị hợp đồng hơn 1.000 tỷ đồng ký từ 2 năm trước nhưng bị dừng thi công do vướng mặt bằng có thể sẽ được tái khởi động, Fecon cũng dự kiến sẽ ký được hợp đồng thi công điện gió ở Philippines trị giá hàng nghìn tỷ đồng và các dự án hạ tầng ở Campuchia và Lào…

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, FECON mới chỉ đi được khoảng 1/6 mục tiêu đề ra là 6.000 tỷ đồng ký mới trong năm nay, chưa kể đến áp lực nợ vay lớn khiến chi phí lãi vay “bào mòn” đáng kể lợi nhuận của FECON trong 2 quý đầu năm.

Sức khỏe tài chính của FECON trên đà sụt giảm

FECON không thiếu các dự án để thi công và đầu tư, BLĐ cũng rất tự tin với khả năng sẽ vượt chỉ tiêu, tuy nhiên dòng tiền của doanh nghiệp lại chưa thể hiện được sự lạc quan đó.

Trong giai đoạn 2019 đến 2022, doanh thu của FECON loanh quanh ở mức khoảng 3.000 tỷ đồng, mức doanh thu thuần của năm 2022 cũng chỉ đạt 3.044 tỷ đồng, giảm so với các mức doanh thu năm 2019.

Dù doanh thu đi ngang, tuy nhiên lợi nhuận của doanh nghiệp lại liên tiếp đi xuống. Cụ thể, FECON ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2018 là hơn 248 tỷ đồng, đến năm 2019 giảm xuống còn 211 tỷ đồng, năm 2020 chỉ còn 133 tỷ đồng.

Còn hai năm gần nhất, lãi ròng của FECON lần lượt giảm xuống mức 70,7 tỷ đồng (năm 2021) và 51,6 tỷ đồng (năm 2022).

Nửa đầu năm 2023, mặc dù doanh thu thuần của FECON đạt 1.283 tỷ đồng, giảm 16,7% so với kết quả thực hiện nửa đầu năm ngoái, nhưng nhờ biên lợi nhuận gộp được cải thiện lên 19,3%, tăng đến 6,7% so với nửa đầu năm 2022, giúp lợi nhuận gộp đạt 247,9 tỷ đồng, tăng 27,8%.

fianl

Biên lợi nhuận được cải thiện chủ yếu là nhờ biến động giá nguyên vật liệu và nhân công năm nay thuận lợi hơn, không tăng bất thường như nửa đầu năm ngoái, nên Công ty đã tính toán và phản ánh vào đơn giá chào thầu, ký kết hợp đồng với chủ đầu tư/nhà thầu chính.

Tuy vậy, do chi phí tài chính ở mức cao, chủ yếu là chi phí lãi vay (136 tỷ đồng, cao hơn mức 98 tỷ đồng của năm 2022), lợi nhuận sau thuế thu về sau nửa đầu năm chỉ vỏn vẹn 1,37 tỷ đồng. Đáng nói, nửa đầu năm 2023 ghi nhận sự sụt giảm 10 tỷ đồng doanh thu tài chính so với cùng kỳ năm ngoái nhưng chi phí tài chính lại tăng đến 40 tỷ đồng.

Tính đến 30/6/2023, tổng nợ vay ngắn và dài hạn của FECON là 2.962 tỷ đồng, chiếm 38,5% cơ cấu nguồn vốn.

Trong đó, 2.018 tỷ đồng là các khoản nợ vay ngắn hạn hoặc nợ vay dài hạn đến hạn trả. Trong những quý gần đây, số dư nợ vay của FECON có xu hướng tăng trong bối cảnh dòng tiền hoạt động kinh doanh âm, chủ yếu do công nợ phải thu, chi phí xây dựng dở dang của các dự án gia tăng và Công ty phải tăng cường sử dụng nợ vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cũng như đáp ứng nhu cầu dòng tiền đầu tư, thi công các dự án.

Picture3

Nhà thầu phải bỏ vốn và vay ngân hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký nhưng tốc độ nghiệm thu chậm, thanh toán càng chậm.

Tính đến hết quý II/2023, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của FECON ở mức âm gần 101,8 tỷ đồng, gần lớn bằng mức âm dòng tiền cả năm 2021 (110,4 tỷ đồng). Như vậy, FECON không chỉ ghi nhận lợi nhuận sụt giảm 4 năm liên tiếp mà dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cũng âm từ năm 2021 đến nay.

Tổng cộng nợ vay của FECON tăng 343 tỷ đồng trong 4 quý gần nhất để bù đắp thâm hụt dòng tiền kinh doanh và đầu tư. Nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cũng tăng thêm hơn 240 tỷ đồng so với nửa đầu năm 2022, lên 3.395 tỷ đồng, nợ ngắn hạn cao gần bằng mức vốn chủ sở hữu là 3.407 tỷ đồng.

Số dư nợ vay lớn khiến chi phí lãi vay của FECON trong nửa đầu năm nay lên đến 137 tỷ đồng, tăng 38,8% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương với 96% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (chưa bao gồm hoạt động tài chính và thu nhập khác).

Việc thu hồi công nợ của FECON gặp nhiều khó khăn, bằng chứng là công nợ phải thu ngắn hạn đến cuối quý II/2023 chiếm đến 58,2% tài sản ngắn hạn với giá trị 3.102 tỷ đồng.

Trong khi đó, chi phí xây dựng dở dang là 1.644 tỷ đồng, chiếm 31,8% tài sản ngắn hạn. Việc thu xếp dòng vốn trả nợ và tái đầu tư đang là bài toán khiến BLĐ của FECON phải đau đầu, trong thời gian vừa qua FECON cũng phát hành trái phiếu để bổ sung vốn lưu động nhưng đến khi trái phiếu đáo hạn, doanh nghiệp sẽ cần phải thu xếp dòng tiền thay thế. Trong khi đó, tiền và tương đương tiên của FECON sau 2 quý đầu năm dừng ở mức 273,6 tỷ đồng.

FECON có kế hoạch chuyển nhượng dự án năng lượng

Theo dự tính, mảng xây dựng năm 2023 sẽ đóng góp khoảng 40% lợi nhuận cho tập đoàn; 60% còn lại sẽ đến từ hoạt động đầu tư, trực tiếp là thương vụ chuyển nhượng dự án năng lượng tái tạo Quốc Vinh Sóc Trăng. Theo lãnh đạo FECON, thương vụ này hiện nay đã “chốt” xong các thỏa thuận, dự kiến sẽ hoàn tất vào quý III hoặc muộn nhất là quý IV năm nay.

fbe5a33947658e3bd774

Dự án năng lượng tái tạo Quốc Vinh Sóc Trăng (Ảnh: Fecon)

Trước đó, thời điểm giữa năm 2022, Năng lượng FECON đã bơm thêm tiền cho Điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng thông qua việc cho ông Lê Anh Tùng - chủ tịch HĐQT đồng thời nắm giữ vốn của Công ty TNHH Điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng, vay khoản tiền hơn 76 tỷ đồng.

Mục đích Năng lượng FECON cho ông Lê Thanh Tùng vay là chỉ được sử dụng thực hiện nghĩa vụ thanh toán của ông Lê Thanh Tùng với Ecotech Việt Nam theo hợp đồng chuyển nhượng vốn tại Công ty TNHH Điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng giữa Ecotech Việt Nam với ông Lê Anh Tùng. Lãi suất áp dụng cho khoản cho vay nói trên là 9%/năm, thời điểm trả nợ không muộn hơn ngày 28/10/2025.

111

Như vậy, ngoài khoản tiền hợp tác đầu tư thực góp 79 tỷ đồng, thông qua công ty con là Năng lượng FECON, số tiền FECON đã rót vào Điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng gần 160 tỷ đồng (bao gồm 76 tỷ đồng Năng lượng FECON cho ông Lê Anh Tùng vay để mua lại một phần vốn góp của Ecotech Việt Nam tại Điện gió Quốc Vĩnh Sóc Trăng).

Năm ngoái, doanh nghiệp cũng đã hoàn tất thoái vốn ở một công ty năng lượng khác là Vĩnh Hảo 6. Theo giới thiệu, Năng lượng Vĩnh Hảo 6 được thành lập từ tháng 3/2018, là đơn vị trực tiếp thực hiện, quản lý và vận hành Dự án Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo 6.

Đến năm 2019, FECON đã bán 60% cổ phần của dự án nhà máy cho đối tác từ Ả rập xê út với giá 45 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2022, trên FECON báo lãi 49 tỷ đồng nhờ ghi nhận doanh thu tài chính đột biến 123 tỷ đồng do thoái vốn Dự án Điện mặt trời Vĩnh Hảo 6 vào tháng 10/2022. Đến thời điểm hiện tại, FECON đã thoái hoàn toàn vốn

fecon-1637896203

FECON lấy đâu ra vốn để đầu tư dự án?

Chi phí giá vốn cao và chi phí lãi vay ngày càng tăng đang là hai trở ngại lớn trong việc cải thiện lợi nhuận và dòng tiền của FECON. Nếu như giá vốn ít nhiều phụ thuộc vào khả năng đàm phán của doanh nghiệp thì vấn đề lãi vay khó khăn hơn rất nhiều. FECON hiện tại đẩy mạnh việc vay mượn (phần lớn là vay ngân hàng) không phải chỉ để trang trải chi phí hoạt động mà chủ yếu là để đầu tư.

Việc FECON tập trung vốn để đầu tư không phải một hành động khó hiểu khi doanh nghiệp đang muốn phát triển và lấn sân sang mảng bất động sản, tuy nhiên vấn đề là làm sao để doanh nghiệp có được nguồn vốn với chi phí hợp lý.

Hiện nay, chủ nợ lớn nhất của FECON là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (hơn 700 tỷ đồng), tiếp theo là 3 chi nhánh của ngân hàng TMCP Quân đội (tổng hơn 300 tỷ đồng), cùng nhiều ngân hàng khác. CEO Nguyễn Văn Thanh cho hay FECON đang để ngỏ khả năng phát hành trái phiếu ngắn hạn, quy mô nhỏ để bổ sung vốn lưu động nếu cần thiết.

Được biết, trong tháng 7/2022, FECON đã phát hành thành công 150 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 18 tháng và lãi suất cố định 11%/năm, tài sản đảm bảo là 22,7 triệu cổ phần của Công ty CP Đầu tư FECON và 15,6 triệu cổ phần Công ty CP Công trình ngầm FECON. Đây là 2 công ty con của FECON và chưa được niêm yết trên sàn chứng khoán.

Một điểm đáng chú ý khác, FECON dù gặp khó khăn về dòng tiền nhiều năm nay cùng số lượng dự án cần đầu tư lớn nhưng vẫn gia tăng các khoản đầu tư tài chính, nắm giữ cổ phần ở nhiều công ty. Hiện tại FECON nắm giữ cổ phần ở 12 công ty con trực tiếp và nhiều công ty liên doanh, liên kết, cùng một số đơn vị khác.

Tính đến ngày 30/6/2023, FECON tăng các khoản đầu tư tài chính ở công ty liên doanh, liên kết lên tới 329 tỷ đồng, nâng tổng mức đầu tư tài chính lên 389,9 tỷ đồng. Liệu nguồn vốn từ các công ty mà FECON nắm giữ cổ phần có giúp ích được cho doanh nghiệp trong việc xoay vòng vốn để đầu tư?

Picture2

Tạm kết, lãi suất cho vay đang trên quá trình đi xuống từ quý III sẽ là yếu tố hỗ trợ quan trọng, giảm gánh nặng cho FECON nhưng vấn đề chi phí lãi vay và vốn để tiếp tục đầu tư thi công sẽ vẫn là bài toán khó cho doanh nghiệp trong nửa cuối 2023.

Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin.

bài liên quan
Fecon (FCN): Lợi nhuận 3 tháng đầu năm sụt giảm 77% so với cùng kỳ

Fecon (FCN): Lợi nhuận 3 tháng đầu năm sụt giảm 77% so với cùng kỳ

Sau 3 tháng đầu năm 2024, CTCP Fecon mới chỉ hoàn thành được khoảng 1% về lợi nhuận đã đề ra cho cả năm.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
Fecon (FCN) không phát hành hết được trái phiếu như kỳ vọng

Fecon (FCN) không phát hành hết được trái phiếu như kỳ vọng

CTCP Fecon vừa phát hành thành công lô trái phiếu FCNH2325001, với giá trị phát hành thực tế là 126 tỷ đồng, thời gian đáo hạn là ngày 30/4/2025.
Phó Chủ tịch CTCP Fecon (FCN) đăng ký bán 350.000 cổ phiếu

Phó Chủ tịch CTCP Fecon (FCN) đăng ký bán 350.000 cổ phiếu

Nếu giao dịch hoàn tất, ước tính ông Trần Trọng Thắng - Phó chủ tịch thường trực HĐQT CTCP Fecon có thể thu về hơn 5,16 tỷ đồng.
Fecon (FCN): Chi phí lãi vay đè nặng, lợi nhuận trượt dài

Fecon (FCN): Chi phí lãi vay đè nặng, lợi nhuận trượt dài

Sau 9 tháng đầu năm 2023, CTCP Fecon đạt doanh thu thuần trên 1.830 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt vỏn vẹn trên 2 tỷ đồng.
Fecon (FCN) lùi thời hạn trả cổ tức năm 2022 sáng quý I/2024

Fecon (FCN) lùi thời hạn trả cổ tức năm 2022 sáng quý I/2024

HĐQT Công ty cổ phần Fecon cho biết, trong năm 2023, hoạt động sản xuất kinh doanh và cân đối thu chi của Công ty gặp nhiều khó khăn.
Mới nhất
Đọc nhiều
Công an Hà Nội cảnh báo tội phạm buôn bán người

Công an Hà Nội cảnh báo tội phạm buôn bán người

Các đối tượng phạm tội mua bán người thường lợi dụng mạng xã hội, các hội nhóm việc nhẹ - lương cao, xuất khẩu lao động,… để lừa gạt nạn nhân.
Bắt giam Giám đốc lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hoạt động xuất khẩu lao động

Bắt giam Giám đốc lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hoạt động xuất khẩu lao động

Với thủ đoạn tinh vi, Đinh Văn Dương và một số đối tượng khác đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 162 lao động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và nhiều địa phương khác trên toàn quốc với tổng số tiền hơn 2 tỷ đồng.
Hình ảnh đẹp về lực lượng CSGT cùng người dân dọn cây đổ ngang đường

Hình ảnh đẹp về lực lượng CSGT cùng người dân dọn cây đổ ngang đường

Cảnh sát giao thông cùng người dân dọn dẹp cây đỗ chắn ngang đường, giúp phương tiện lưu thông an toàn. Việc làm tuy nhỏ, nhưng mang ý nghĩa lớn, có sức lan toả sâu rộng, được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Đồng Nai thu hút gần 500 triệu USD đầu tư vào khu công nghiệp trong 2 tháng đầu năm

Đồng Nai thu hút gần 500 triệu USD đầu tư vào khu công nghiệp trong 2 tháng đầu năm

Trong 2 tháng đầu năm 2024, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) Đồng Nai đã thu hút 12 dự án mới với tổng vốn đầu tư gần 36 triệu USD.
bao phap luat viet nam ky niem 39 nam doan ket hien dai nhan van

Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 39 năm: Đoàn kết – Hiện đại – Nhân văn

(PLM) - Tối ngày 12/7, Báo PLVN đã tổ chức chương trình Gala dinner kỷ niệm 39 năm ngày Báo PLVN xuất bản số báo đầu tiên (10/7/1985-10/7/2024).
bao phap luat viet nam tang cuong doan ket thong nhat trong trien khai nhiem vu cong tac

Báo Pháp luật Việt Nam: Tăng cường đoàn kết, thống nhất trong triển khai nhiệm vụ công tác

(PLM) - Sáng 12/7, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác Đảng – Đoàn thể, kết quả thực hiện kế hoạch công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư Pháp; đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Tư Pháp, các đồng chí lãnh đạo Ban biên tập cùng toàn thể viên chức, người lao động Báo Pháp luật Việt Nam.
bat 20 tan my pham kem danh rang tre em het han dang dap date moi

Bắt 20 tấn mỹ phẩm, kem đánh răng trẻ em hết hạn đang dập date mới

(PLM) - Trên 50.000 sản phẩm là mỹ phẩm, kem đánh răng đã hết hạn sử dụng đang được tẩy date và in dập date mới đã bị Cục QLTT Thành phố Hà Nội bắt quả tang.
thanh pho ho chi minh de xuat giam hoc phi cho moi cap hoc

Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất giảm học phí cho mọi cấp học

(PLM) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa có tờ trình gửi HĐND thành phố về ban hành Nghị quyết quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2024-2025 và các năm học tiếp theo trên địa bàn.
can co co che de khong bo sot nhung nguoi that su co duc co tai

Cần có cơ chế để không bỏ "sót" những người thật sự có đức, có tài

(PLM) - Sáng 9/7, Đảng ủy, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị trực tuyến quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới; và Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.