Hà Nội 27 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 26 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 27°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 26°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Học sinh ăn tạm, ngủ thiếu, phờ phạc vì học thêm… online

Sức khỏe - đời sống
12/11/2021 20:30
Kiều Phương
aa
Ngoài các tiết học online chính khóa, nhiều trẻ còn "mệt phờ" khi phải chạy theo lịch học thêm 6 buổi/tuần, thậm chí cả Chủ nhật theo hình thức trực tuyến.


Lịch học thêm kín mít nên việc vừa làm bài vừa ăn cơm, ngủ 4-5 tiếng với học sinh là chuyện bình thường. (Ảnh minh họa)

Lịch học thêm kín mít nên việc vừa làm bài vừa ăn cơm, ngủ 4-5 tiếng với học sinh là chuyện bình thường. (Ảnh minh họa)

"Ôm" máy tính cả ngày vì học thêm online

Con trai đang học lớp 9, phụ huynh Vũ Thùy Linh (Cầu Giấy, Hà Nội) hướng con thi vào Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên. Để chuẩn bị cho kỳ thi chuyển cấp vào năm tới, sau một tuần khi năm học 2021-2022 bắt đầu, ngoài lịch học trên lớp với 4 tiết buổi sáng và 2 tiết buổi chiều, mỗi tiết kéo dài 45 phút, chị còn cho con học thêm Toán, tiếng Anh và Ngữ Văn, với tổng số 6 buổi học thêm/tuần. Cả việc học thêm và học chính khóa đều được triển khai theo hình thức trực tuyến.

Chưa hết, vị phụ huynh này còn cất công lên một số diễn đàn học tốt, lấy các bộ đề thi vào lớp 10, in ra để những ngày ít bài vở, con sẽ tranh thủ làm, coi như một cách trau dồi và rèn luyện kiến thức.

"Lịch học thêm dày đặc nên con phải thường xuyên ngồi trước máy tính. Thương lắm, nhưng cuối cấp rồi, chỉ học trên trường là chưa đủ. Chưa kể, đỗ trường chuyên là một mục tiêu lớn, do đó cả con và bố mẹ phải cố gắng, tranh thủ từng phút, từng giây", chị Linh bày tỏ.

Sợ việc học của con bị gián đoạn, phụ huynh Thu Huyền (Đống Đa, Hà Nội) đăng ký cho con gái (lớp 4) học thêm lớp Toán, Tiếng Việt và vẽ. Môn Toán và Tiếng Việt học thêm đều online và kéo dài 2 tiếng, chỉ có lớp vẽ là học trực tiếp vào chiều Chủ nhật tại nhà thầy giáo ở chung cư đối diện.

Cả tuần, con gái chị Huyền không có ngày nghỉ trọn vẹn. Buổi sáng, 8h cô giáo ở trường bắt đầu điểm danh, có hôm đến 11h45 lớp học trực tuyến mới kết thúc.

Ăn trưa xong, con vội vàng chợp mắt trước khi vào ca học thêm lúc 14h. Buổi tối, con phải dành ra ít nhất 2 tiếng đồng hồ để giải quyết bài tập ở lớp chính khóa và lớp học thêm. Nhiều hôm, lượng bài vở dồn dập liên tục khiến cô bé làm không kịp.

Con học, mẹ cũng phải vất vả theo. Chị Huyền tâm sự, ngày nào hai mẹ con cũng phải "đánh vật" với máy tính, hết học chính, lại tới học thêm, buổi tối "chong đèn" làm bài tập cho xong rồi Chủ nhật đưa con đi học vẽ.

Nhưng theo phụ huynh này, việc trẻ phải ngồi hàng giờ trước máy tính, chạy theo các lớp học thêm cũng không dễ dàng gì.

"Con hay kêu mệt, tỏ ra uể oải, đặc biệt tại các buổi học thêm môn Toán. Con kêu không thích Toán vì môn này khó, con đuổi không kịp với các bạn.

Tuy nhiên, tôi vẫn yêu cầu con ngồi vào bàn học nghiêm túc, bởi học online chính khóa là chưa đủ vì lớp học thường xuyên bị gián đoạn do nghẽn đường truyền, học sinh ồn ào... Nếu không học thêm, con sẽ bị hổng kiến thức, ảnh hưởng tới năm học này và rất nhiều năm học về sau" - chị Huyền chia sẻ.

Các lớp học thêm cũng chuyển sang hình thức online khiến Đoàn Như Đạt, học sinh lớp 12 tại Gia Lai phải ngồi trước máy tính gần như liên tục mỗi ngày.

Để phục vụ cho kỳ thi đại học, từ năm lớp 11, gia đình đã đăng ký cho Đạt học thêm Toán, Văn, Anh. Năm trước, học thêm là trực tiếp tại nhà giáo viên. Năm nay, do dịch bệnh nên thầy cô đã chuyển sang dạy thêm trực tuyến.

"Các ngày trong tuần, ngoài 2 buổi sáng - chiều học chính khóa, các buổi tối, từ 19-21h, em phải ngồi trước máy tính để học thêm. Học thêm là học những kiến thức nâng cao nên việc giảng "chay" qua màn hình khiến em chán nản vì thấy khó hiểu.

Bài tập trên lớp đã nhiều, khi học thêm, lượng bài về nhà còn gấp đôi, gấp ba. Nhiều hôm thầy môn Toán giao cho chúng em hai trang A4 toàn là bài tập về phương trình, hàm số, hình học… và yêu cầu nộp lại vào buổi học hôm sau.

Lịch học thêm kín mít nên việc vừa làm bài vừa ăn cơm, ngủ 4-5 tiếng một ngày với em là chuyện thường tình".

Thành chia sẻ, phải ngồi học và làm bài liên tục khiến em cảm thấy nhức đầu và mỏi mắt. Đôi khi, em muốn giải tỏa bằng việc chơi game, xem ti vi… nhưng bố mẹ lại cho rằng em bỏ bê học hành, ngay lập tức chỉ trích và giám sát. "Em hy vọng sớm được trở lại trường, vì giờ đây, có những lúc em cảm thấy không thể "thở nổi" với chiếc máy tính".

"Trả" cơ hội tự học lại cho trẻ

Thầy Trần Văn Hải (giáo viên Ngữ Văn cấp 3 tại Thường Tín, Hà Nội) cho biết, học sinh mệt mỏi, phụ huynh "quay cuồng" mỗi khi học trực tuyến là chuyện không hiếm gặp.

Ngay từ khi bước vào năm học mới, nhiều ông bố, bà mẹ vội vàng xếp cho con một lịch học thêm kín mít, đặc biệt với những gia đình có con học cuối cấp. Họ áp lực về điểm số, chất lượng kiến thức, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh, phải triển khai hình thức học từ xa. "Tuy chất lượng không thể bằng học trực tiếp nhưng phụ huynh vẫn tự an ủi, thà để con theo học các lớp học thêm trực tuyến còn hơn các con chơi dài, hổng kiến thức" - thầy Hải chia sẻ.

Theo nhà giáo này, học thêm sẽ giúp các con củng cố, nâng cao nền tảng tư duy, tuy nhiên, nếu không sắp xếp và phân bổ một cách hợp lý, học thêm sẽ gây "tác dụng phụ".

"Con học yếu môn nào, cha mẹ cho học thêm để củng cố kiến thức là điều hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, học theo phong trào, không học sợ con bị hụt hơi, tự nguyện đăng ký học thêm chỉ vì sợ con bị "bỏ rơi" thì vô tình cha mẹ đang hại trẻ.

Trong bối cảnh dịch bệnh, trẻ không có cơ hội để ra ngoài vui chơi, việc học "online chồng online" sẽ dễ đẩy con vào khủng hoảng, từ đó gây chán nản, mất tập trung, vừa phí công học của con, lại tốn nhiều khoản tiền của bố mẹ.

Thay vì đăng ký tràn lan các lớp học thêm online, phụ huynh hãy cân nhắc kỹ trẻ cần trau dồi kiến thức ở môn học nào, sau đó tính toán số buổi học để cho con thời gian nghỉ ngơi, tự học ở nhà thay vì phải "học thầy" suốt ngày đêm".

Ở một góc độ khác, phụ huynh Hải Anh (Hải Phòng) cho rằng, ép học thêm chính là một cách mà các ông bố, bà mẹ tước mất cơ hội tự học của con em, đồng thời thể hiện sự phụ thuộc quá đà vào thầy cô.

Do đó, ngoài chương trình trên lớp, phụ huynh có thể tìm thêm bài tập và dành thời gian đồng hành cùng con thay vì phụ thuộc vào học thêm. Điều này vừa giúp con rèn tính tự lập, vừa trau dồi, củng cố kiến thức, lại giúp gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.

"Học online chính khóa 4-5 tiếng/ngày đã quá mệt mỏi, chúng ta không nên khiến trẻ "bơ phờ" bởi các giờ học thêm nữa. Nhiều đứa trẻ vẫn có kết quả tốt dù chẳng học thêm bao giờ, do chúng được rèn khả năng tự học.

Trong điều kiện dịch bệnh, ngoài chất lượng học tập, sức khỏe của con cũng là điều bố mẹ cần lưu tâm. Phụ huynh chúng ta nên cân nhắc giảm thời gian tương tác với máy tính và cường độ học bằng cách khuyến khích con có các hoạt động lành mạnh như thể dục, tưới cây, đọc sách…".

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Nhà Thủ Đức lỗ quý 1, nợ thuế hơn 91,7 tỷ đồng

Nhà Thủ Đức lỗ quý 1, nợ thuế hơn 91,7 tỷ đồng

Khó khăn ngày càng chồng chất khi Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức nhận quyết định cưỡng chế từ Cục thuế TP Hồ Chí Minh.
Hà Nội đã thanh tra 1.030 vụ buôn lậu trong tháng 4/2024

Hà Nội đã thanh tra 1.030 vụ buôn lậu trong tháng 4/2024

Trong tháng 4/2024, lực lượng chức năng Hà Nội đã thanh tra, kiểm tra 1.030 vụ buôn lậu, hàng giá, gian lận thương mại.
Nhóm đối tượng nào được Bộ Y tế hỗ trợ đóng BHYT?

Nhóm đối tượng nào được Bộ Y tế hỗ trợ đóng BHYT?

Hiện nay, những đối tượng chính sách xã hội đã được Nhà nước mua thẻ BHYT, hỗ trợ 100%.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
tai hien doan quan xe dap tho trong tran dien bien phu

Tái hiện đoàn quân xe đạp thồ trong trận Điện Biên Phủ

(PLM) - Trong chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài từ ngày 13/3 đến 7/5/1954, hơn 2 vạn dân công hỏa tuyến của ta cùng những chiếc xe đạp thồ thô sơ đã khiến địch bất ngờ. Bằng ý chí quyết tâm, mỗi dân công đã vận chuyển hàng trăm kg hàng hóa, đạn dược trên chiếc xe thồ vào chiến trường. Trong lễ diễu binh diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đoàn quân xe đạp thồ huyền thoại sẽ được tái hiện sinh động giúp người dân hiểu hơn về công tác hậu cần từ hậu phương đến tiền tuyến.
ky uc dien bien phu luu giu va trao truyen thien hung ca bat diet

Ký ức Điện Biên Phủ: Lưu giữ và trao truyền thiên hùng ca bất diệt

70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tuy thời gian và chiến tranh đã làm phai mờ đi phần nào dấu tích của quá khứ, nhưng những giá trị tinh thần bất diệt mà chiến thắng này để lại cho muôn đời sau vẫn còn nguyên vẹn. Những dấu ấn lịch sử vẫn còn in đậm khắp nơi, trở thành những di tích vô giá, minh chứng cho một thời kỳ hào hùng của dân tộc. Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ với những hiện vật, hình ảnh chân thực, sống động vẫn sừng sững như những chứng nhân lịch sử, gợi nhắc về sự hy sinh anh dũng của cha ông.
ky uc dien bien phu luu giu va trao truyen thien hung ca bat diet

Ký ức Điện Biên Phủ: Lưu giữ và trao truyền thiên hùng ca bất diệt

70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tuy thời gian và chiến tranh đã làm phai mờ đi phần nào dấu tích của quá khứ, nhưng những giá trị tinh thần bất diệt mà chiến thắng này để lại cho muôn đời sau vẫn còn nguyên vẹn. Những dấu ấn lịch sử vẫn còn in đậm khắp nơi, trở thành những di tích vô giá, minh chứng cho một thời kỳ hào hùng của dân tộc. Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ với những hiện vật, hình ảnh chân thực, sống động vẫn sừng sững như những chứng nhân lịch sử, gợi nhắc về sự hy sinh anh dũng của cha ông.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.