Hà Nội 38 °C
TP Hồ Chí Minh 36 °C
Hải Phòng 32 °C
Đà Nẵng 39 °C
Yên Bái 40 °C
  • Hà Nội Hà Nội 38°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 36°C
  • Hải Phòng Hà Nội 32°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 39°C
  • Yên Bái Hà Nội 40°C

La Hán Tiếu Sư phóng hạ đồ đao, hộ trì Phật pháp, hóa độ chúng sanh

Văn hóa
21/09/2019 20:30
Vô Ưu
aa
Vị La Hán này trước đây là một người thợ săn, chuyên săn bắt sư tử, sau được một vị Hòa thượng cảm hóa, xuất gia làm tăng, giữ giới không sát hại tất cả loài sinh vật.


Lúc đang tu hành, có một con sư tử nhỏ đến bên Ngài, dường như cảm kích Ngài phóng hạ đồ đao, không giết hại cha mẹ anh em của nó nữa, lúc nào Ngài cũng đem chú sư tử theo bên mình, thường đùa vui với nó, sau khi đắc đạo, chú sư tử cũng trở thành vị thần. Vì vậy, Ngài có tên là Tiếu Sư La Hán.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Hình tượng La Hán Tiếu Sư

Tôn giả Phạt Xà La Phất Đa La hay Đốc La Phật Đa La Tôn Giả, Tiếu Sư La Hán là vị La Hán thứ tám trong mười tám vị La Hán. Hiện tại, ngài cùng một ngàn một trăm vị đệ tử trú ở Bát Thích Noa Châu. Có người nói ngài chính là Kim Cang Tử trong Mật tông Phật giáo Trung Quốc.

Sư tử là đại biểu cho thần uy trong Phật Giáo, vì một khi sư tử phát ra tiếng rống, âm thanh của nó lan khắp cả núi rừng, chấn động cả trời đất, giáo pháp của đức Phật cũng giống như vậy, do đó các chùa của Trung Quốc, đa số đều xây hai con sư tử đá trước sơn môn, ý nghĩa của nó chính là như thế.

Tương truyền khi còn ở thế tục, ngài có thể lực rất tráng kiện, một tay có thể nâng một con voi, hoặc nắm một con sư tử ném xa hơn 10 mét. Mỗi khi muông thú chạm mặt Ngài, chúng đều hoảng sợ lánh xa. Sau khi xuất gia, Ngài nỗ lực tu tập, chứng quả La Hán.

Có lần, Ðề Bà Đạt Đa và vua Vị Sanh Oán bày mưu sát hại đức Phật. Họ dùng rượu phục cho mười mấy con voi lớn uống say, đợi khi đức Phật đi qua đường rồi đem thả chúng ra. Ðám voi say lồng lên như điên, chạy xồng xộc khắp nơi.

Khi chúng sắp xông đến đức Phật, La Hán Tiếu Sư liền nhảy tới trừng vào chúng, không chút sợ hãi. Nhờ thể lực và dũng khí hơn người, ngài xách đầu con voi chúa chế phục, rồi bảo toàn bộ đám voi quỳ xuống thành kính sám hối đức Phật .

Phía bắc tinh xá Trúc Lâm ở nước Ma Kiệt Đà tại Ấn Ðộ có ao Ca Lan Đà, đức Phật thường đến đó giảng kinh thuyết pháp. Nước trong ao rất trong có thể uống và nấu nướng. Uống nước ao này không những trị được bệnh mà còn khiến tinh thần thoải mái sảng khoái.

Nhưng sau khi đức Phật diệt độ, nước trong ao khô dần và cuối cùng không còn giọt nào. Thấy thế, tín đồ ngoại đạo phao tin nhảm: Phật pháp suy vi rồi! Phật pháp sắp diệt rồi!

Nghe tin, Phạt Xà La Phất Đa La từ Bát Thích Noa Châu tức tốc trở về. Ngài đưa tay chỉ xuống ao, lập tức nước trong ao đầy trở lại. Dân chúng đứng xem xung quanh rất đông ai cũng cảm thấy kỳ lạ. Phạt Xà La Phất Đa La nói với mọi người: Này các vị, mặt trăng có thể làm cho nóng lên, mặt trời có thể làm cho lạnh đi, nước sông Hằng có thể khô cạn, nhưng chân lý mà đức Thế Tôn đã dạy thì không bao giờ thay đổi. Các vị có biết vì sao nước trong ao khô không?

Ðó là vì mọi người không có niềm tin kiên cố nơi Phật pháp, không ai chịu dốc sức hộ trì nên nước trong ao ngọt ngào mát mẻ như thế mới khô cạn. Nếu như tất cả đều vâng theo lời Phật dạy, một lòng tín thọ phụng hành như lúc Ngài còn tại thế thì tôi bảo đảm rằng nước trong ao sẽ không bao giờ khô.

Nghe Phạt Xà La Phất Đa La nói, mọi người vô cùng xúc động, ngọn lửa thâm tín Phật pháp tiếp tục được thắp lên. Quả nhiên từ đó, nước trong ao luôn trong xanh, tràn đầy không bao giờ cạn.

Sau đức Phật diệt độ hơn chín trăm năm, Phạt Xà La Phất Đa La chuyển kiếp đầu thai làm thái tử nước Ma Kiệt Đà tên là Phạt Xà La, phụ vương là vua Bà La A Điệt Đa. Trong thời gian tại vị, ngài dốc sức hoằng dương Phật pháp, kiến lập rất nhiều tự viện. Ðiều đó cho thấy, Tôn giả thường xuyên lưu lại nhân gian hộ trì Phật pháp, hóa độ chúng sanh.

La Hán Khai Tâm

Tôn giả Thú Bát Ca hay Tuất Bác Già Tôn Giả, Khai Tâm La Hán là vị La Hán thứ chín. Ngài cùng chín trăm đệ tử trú trong núi Hương Túy. Ngài còn một tên nữa là Tôn Đà La nhưng người đời thường gọi ngài là Thú Bát Ca. Tên gọi Khai Tâm còn có nghĩa đức Phật đã mở mang tâm hồn, soi rọi ánh hào quang sáng rực giúp người tỏ rõ chân lý sống nên người lấy tên là Khai Tâm La Hán.

Trước khi xuất gia là thái giám, ở tại ngôi chùa nhỏ trong núi, cũng có dị bản nói trước đây là một người ăn mày thường cởi trần để tu hành, móc tim thấy có Phật nên có tên Khai Tâm.

Tượng Khai Tâm La Hán với đặc điểm là một vị Phật đầu nhẵn bóng, hai tay vạch áo để lộ ngực có hình tượng Phật ở giữa chấn thủy thể hiện một lòng thờ Phật, trung thành tuyệt đối với Phật và ánh sáng chân lý của Phật luôn ở trong tim.

Trước khi tin Phật, Thú Bát Ca là một vị Bà La Môn đạo cao đức trọng. Ngài nghe nói thân Phật cao một trượng sáu thì trong lòng hoài nghi nên đến rừng trúc chặt cây trúc dài một trượng sáu, rồi đi tới chỗ Phật. Ngài muốn đích thân mình đo mới tin.

Ông muốn đo thân tôi cao bao nhiêu phải không? Ðức Phật ôn tồn hỏi. Ðúng vậy, tôi không tin Ngài cao đến thế. Thú Bát Ca đáp. Ðược đức Phật đồng ý, Thú Bát Ca cầm sào đến đo. Lạ thay, ngài đo bất cứ cách nào thân Phật cũng cao hơn sào một chút.

Chưa chịu tin, ngài đi tìm một cái thang dài rồi leo lên thang đo lại. Thế nhưng, thân Phật cũng cao hơn sào một chút. Ðo đến mười mấy lần như vậy, không còn cái thang nào dài hơn nữa mà thân Phật vẫn cao hơn sào.

Lúc này, ngài mới tâm phục khẩu phục, thừa nhận đức Phật có thân cao trượng sáu và xin qui y làm đệ tử. Sau khi xuất gia, trải qua bảy năm khổ hạnh tu hành, cuối cùng Ngài cũng chứng quả A La Hán. Vì muốn kỉ niệm chuyện tin Phật ngộ đạo của mình, ngài tìm lại cây sào lúc trước dùng đo thân Phật, rồi đi đến chỗ cũ nói: Nếu như Phật pháp là chân lý bất di bất dịch thì xin cây sào này mọc lại và sinh trưởng nơi đây để làm chứng tích cho muôn đời sau.

Nói xong, ngài dùng sức cắm mạnh sào xuống đất, lập tức cây sào ra lá xanh biếc. Về sau nó mọc thêm rất nhiều măng, măng lớn lên thành trúc. Ðến nay mọc lan thành cả một rừng trúc lớn tại phía đông bắc núi Kê Túc. Có được rừng trúc như bây giờ là do từ cây trúc ngày trước của ngài cắm xuống. Thế nên có người còn gọi đây là Trượng Lâm, rừng gậy.

Tin này lập tức được truyền khắp bán đảo Ấn Ðộ. Hay tin nhiều quốc vương đại thần, chư Tăng, Phật tử tấp nập kéo đến chiêm bái. Nhưng lân cận vùng này là một hoang dã, cỏ cây thưa thớt không đủ che mát, nghiêm trọng nhất là không có nước uống, do đó rất nhiều người ngã bệnh.

Thấy vậy, Thú Bát Ca liền vận thần thông biến ra hai suối nước, một nóng một lạnh để mọi người giải khát, nấu nướng, tắm rửa, giặt giũ. Vì vậy, ai cũng hoan hỷ tán thán cho rằng rất tiện lợi. Hai suối nước này nằm cách hơn mười dặm về hướng tây nam rừng Trượng Lâm.

Mãi đến nay, dân chúng gần đó vẫn còn nhớ mãi ân đức cao dày của Thú Bát Ca. Ngài được coi là hình tượng đem lại trí thông minh, sự tỉnh táo, hạnh phúc và niềm vui trong cuộc sống.

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Tử hình là gì, những trường hợp bị thi hành án tử hình?

Tử hình là gì, những trường hợp bị thi hành án tử hình?

Trong trường hợp nào thì người phạm tội bị thi hành án tử hình, đang là câu chuyện được nhiều bạn đọc quan tâm.
TP.HCM: Đoàn tàu Metro số 1 lần đầu chạy tự động

TP.HCM: Đoàn tàu Metro số 1 lần đầu chạy tự động

Sáng 26/4, đoàn tàu Metro số 1 lần đầu tiên chạy tự động trên toàn tuyến từ ga trung tâm Bến Thành đến ga bến xe Suối Tiên.
Lào Cai: Rừng tự nhiên bị phá tan hoang để thi công Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Biển Mây

Lào Cai: Rừng tự nhiên bị phá tan hoang để thi công Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Biển Mây

Quá trình thực hiện dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Biển Mây tại huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai), Công ty TNHH Vượng Đạt đã tự ý san gạt, đào bới, xây dựng làm thay đổi hiện trạng của rừng và đất không có rừng với tổng diện
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.