Hà Nội 35 °C
TP Hồ Chí Minh 36 °C
Hải Phòng 31 °C
Đà Nẵng 40 °C
Yên Bái 38 °C
  • Hà Nội Hà Nội 35°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 36°C
  • Hải Phòng Hà Nội 31°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 40°C
  • Yên Bái Hà Nội 38°C

Lấp 'lỗ hổng' về quyền tham gia của trẻ em

Xét xử
01/06/2017 11:12
Hồng Minh
aa
Từ xưa đến nay, trong suy nghĩ của gia đình, cộng đồng người Việt Nam, trẻ em luôn bị phụ thuộc vào người lớn về nhiều mặt. Với lý do “còn nhỏ”, “trẻ người non dạ”, hầu như trẻ em không được tham gia, không được tự quyết định những vấn đề liên quan đến mình.


Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trên thực tế, sự phụ thuộc này đã bộc lộ nhiều hạn chế ảnh hưởng đến quyền của trẻ em, hay nói cách khác, “lỗ hổng” về quyền tham gia của trẻ em đã đến lúc cần phải lấp đầy.

Không muốn nghe trẻ nói

Đó là tâm lý của nhiều người lớn, trong đó có cả thầy cô giáo ở trường và cha mẹ ở nhà. Theo số liệu điều tra năm 2010, ở các tỉnh miền Nam 77,4% cha mẹ được hỏi có thái độ lắng nghe ý kiến của trẻ em, 52% khuyến khích trẻ tham gia ý kiến, 6% không muốn nghe trẻ em nói và 5,7% trách mắng trẻ.

Ở các tỉnh miền Bắc tỷ lệ lắng nghe và khuyến khích trẻ tham gia ý kiến thấp hơn miền Nam: 42,6% và 40,1%, tỷ lệ không muốn nghe trẻ em nói và trách mắng trẻ em cao hơn.

Với người Việt Nam, thói quen trói buộc trẻ em dường như đã trở thành một “căn bệnh nan y” mà không phải ai cũng nhận ra. Lẽ dĩ nhiên, chẳng ai trách phụ huynh mong muốn con em mình thành đạt.

Thế nhưng, nhiều người để thực hiện được mong muốn của mình đã mặc quyền thay con định đoạt mọi chuyện với quan niệm “rút kinh nghiệm đời bố, củng cố đời con”.

Vì thế, mới có những câu chuyện mỗi mùa thi cử, hàng loạt câu hỏi được đặt ra là chọn nghề theo đam mê hay theo ý của bố mẹ, bố mẹ ép đi du học, bị bắt làm những điều mà các em không muốn… Thậm chí, ngay cả mặc gì, ăn gì, chơi như thế nào, nhiều đứa trẻ cũng không được quyền tự chọn.

Tại chương trình đối thoại “Sự tham gia của trẻ em trong quá trình xây dựng - hoạch định chính sách liên quan đến trẻ em” diễn ra ngày 16/3/2017, bà Nguyễn Phương Linh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững (MSD) thẳng thắn nêu ra vụ việc tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) để minh chứng cho việc quyền trẻ em bị xâm phạm.

Theo bà Linh, học sinh ở Trường Tiểu học Nam Trung Yên vừa qua bị áp đặt tham gia vào cuộc khảo sát với sự chỉ đạo của người lớn. Các em đã bị tước đi quyền của mình và thậm chí không được nói “không tham gia”.

Nói về vụ việc xâm hại tình dục trẻ em ở Hoàng Mai, Hà Nội, Luật sư Lê Văn Luân nhận định, trong vụ việc ở Hoàng Mai, có nhân chứng chứng kiến, trên cơ thể nạn nhân có dấu vết phù nề, có sự thừa nhận của nghi can trong băng ghi âm. Nhưng không phải vụ xâm hại tình dục trẻ em nào cũng có được “may mắn” nhiều chứng cứ như vậy.

Trong khi đó, hiện nay các cơ quan điều tra trọng chứng hơn trọng cung, luôn yêu cầu phải có “dấu vết vật chất”, còn lời khai nạn nhân là trẻ em bị xem nhẹ vì thế mà nhiều vụ dâm ô trẻ em mãi bị “chìm xuồng”.

Trong nhiều trường hợp, trẻ em cũng được quyền tham gia nhưng chỉ dừng lại “ở mức độ thông báo, hỏi cho có, thậm chí các em cũng không biết có hay không. Do đó, sự tham gia của trẻ em mang tính chất hình thức chứ không trực tiếp”, theo bà Nguyễn Phương Linh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững (MSD).

Luật “vá lỗ hổng” về quyền tham gia của trẻ em

Quyền tham gia của trẻ em là một trong 4 nhóm quyền quan trọng được quy định trong Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 (quyền sống còn, quyền phát triển, quyền bảo vệ và quyền tham gia).

Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước này. Nhóm quyền tham gia bao gồm: quyền được hình thành quan điểm riêng và tự do phát triển những quan điểm đó về các vấn đề có tác động đến trẻ em; quyền tự do bày tỏ ý kiến (không trái với pháp luật); quyền tự do giao kết, hội họp tụ tập một cách hòa bình.

Tại Công ước này, Liên Hợp quốc cũng khuyến khích cha mẹ cùng con cái giải quyết vấn đề về các quyền của trẻ em “một cách phù hợp với khả năng tư duy của trẻ”.

Ở Việt Nam, Hiến pháp 2013 khẳng định, trẻ em được Nhà nước, gia đình, xã hội bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và được tham gia vào các vấn đề của trẻ em.

Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em. Luật Hôn nhân và Gia đình đề cập cụ thể về quyền được chăm sóc nuôi dưỡng của trẻ em, quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con cái.

Bộ luật Hình sự có nhiều điều quy định các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người, các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình trực tiếp và gián tiếp liên quan đối với việc lạm dụng thể chất của trẻ em.

Luật Trẻ em có hiệu lực từ 1/6/2017 dành hẳn một chương để thể chế hóa quy định tại khoản 1 Điều 37 Hiến pháp năm 2013 “trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em” quy định về quyền tham gia của trẻ em (Chương 5: Trẻ em tham gia vào các vấn đề của trẻ em) bao gồm các quy định nhằm đảm bảo sự tham gia của trẻ em và biện pháp bảo vệ sự tham gia của trẻ em trong gia đình, nhà trường, xã hội, cơ sở giáo dục khác và trong cộng đồng.

Để cơ chế giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em được khả thi và hiệu quả, Luật Trẻ em quy định rõ nhiệm vụ của tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em là Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Bà Lê Thị Lan Hương - Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia về Trẻ em Việt Nam:

Những việc hệ trọng của trẻ em như học ở đâu, chọn nghề gì, chọn đồ chơi hay hình thức giải trí nào thì hầu như trẻ ít khi được lựa chọn mà đều bị cha mẹ áp đặt.

Trẻ em gái thường không được có ý kiến về những vấn đề trong gia đình, thậm chí có nơi các em đóng góp công sức vào thu nhập gia đình thì hầu hết vẫn không được tham gia vào quyết định sử dụng nguồn thu nhập đó.

Bà Trần Thị Mai Hương, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam:

Trẻ em Việt Nam đang gặp các rào cản trong việc thực hiện quyền tham gia của mình vì nạn tảo hôn, phải tham gia lao động sớm, chưa được đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần và bị bố mẹ bao bọc hoàn toàn từ việc ăn, học, học nghề, xin việc, lập gia đình đến việc chăm sóc con cái…

Các bậc cao niên không bao giờ coi con là bạn mà chỉ áp đặt, vẫn coi chúng là những đứa trẻ to xác, khởi nghiệp muộn và đến khi có gia đình vẫn phụ thuộc vào bố mẹ.

Tất cả người lớn đều rất kỳ vọng vào tương lai của con cháu, họ mong con mình sẽ có cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ, tự lập, biết lựa chọn bạn đời, có việc làm ổn định, biết giúp đỡ người khác, có sức khỏe…

Bà Nguyễn Phương Linh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững (MSD):

Chúng ta cam kết thực hiện Công ước Quốc tế về quyền trẻ em và có những hành lang pháp lý rất tốt cho sự tham gia của các em. Nhưng đâu đó trong thực tế, việc thực hành cho sự tham gia này không tồn tại hoặc hình thức chưa hiệu quả để trẻ em có thể lên tiếng.

Chúng ta thấy những vụ việc xảy ra gần đây cho thấy “lỗ hổng” trong sự tham gia của các em rất rõ. Bây giờ chúng ta quy định chi tiết hơn, có những hướng dẫn, tập huấn, nâng cao năng lực, nhận thức cho cộng đồng cũng như cán bộ nhà nước.

Và, tất cả chúng ta cùng chung tay. Tôi nghĩ đây không phải là trách nhiệm của mình Nhà nước, mà chính trong gia đình, cộng đồng tạo ra môi trường an toàn để trẻ em tham gia.

bài liên quan
Tăng cường bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Tăng cường bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 22/4/2024, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị chuyên đề Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội nghị.
Trung tâm Ghép tạng trẻ em Bệnh viện Nhi đồng 2 sẽ hoạt động vào năm 2025

Trung tâm Ghép tạng trẻ em Bệnh viện Nhi đồng 2 sẽ hoạt động vào năm 2025

Ngày 9/4, Sở Y tế TP.HCM cho biết, Trung tâm Ghép tạng trẻ em sẽ được hoàn thành và đưa vào hoạt động nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Im lặng và thỏa hiệp: Rào cản lớn trong phòng, chống xâm hại phụ nữ, trẻ em

Im lặng và thỏa hiệp: Rào cản lớn trong phòng, chống xâm hại phụ nữ, trẻ em

Có đến 39,2% gia đình nạn nhân bị xâm hại từ chối hỗ trợ, không hợp tác; 35,29% gia đình chấp nhận, thỏa hiệp với thủ phạm, chờ trẻ đủ tuổi sẽ cho tổ chức đám cưới. Đây là số liệu vừa được công bố tại Hội nghị sơ kết 1 năm thí điểm “Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trên địa bàn TP Hồ Chí Minh”.
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Mới nhất
Đọc nhiều
Tử hình là gì, những trường hợp bị thi hành án tử hình?

Tử hình là gì, những trường hợp bị thi hành án tử hình?

Trong trường hợp nào thì người phạm tội bị thi hành án tử hình, đang là câu chuyện được nhiều bạn đọc quan tâm.
TP.HCM: Đoàn tàu Metro số 1 lần đầu chạy tự động

TP.HCM: Đoàn tàu Metro số 1 lần đầu chạy tự động

Sáng 26/4, đoàn tàu Metro số 1 lần đầu tiên chạy tự động trên toàn tuyến từ ga trung tâm Bến Thành đến ga bến xe Suối Tiên.
Lào Cai: Rừng tự nhiên bị phá tan hoang để thi công Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Biển Mây

Lào Cai: Rừng tự nhiên bị phá tan hoang để thi công Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Biển Mây

Quá trình thực hiện dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Biển Mây tại huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai), Công ty TNHH Vượng Đạt đã tự ý san gạt, đào bới, xây dựng làm thay đổi hiện trạng của rừng và đất không có rừng với tổng diện
Tin bài khác
Cựu Giám đốc Công ty CP đăng kiểm Bắc Kạn và thuộc cấp lĩnh án vì “Nhận hối lộ”

Cựu Giám đốc Công ty CP đăng kiểm Bắc Kạn và thuộc cấp lĩnh án vì “Nhận hối lộ”

TAND tỉnh Bắc Kạn vừa mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án hình sự đối với bị cáo Trần Đức Dương (SN 1970, trú tại tổ 4, phường Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn) và các đồng phạm về tội “Nhận hối lộ”.
Bắc Kạn tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm vụ án hình sự

Bắc Kạn tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm vụ án hình sự

Việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp mà Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn, chỉ đạo.
Chuẩn bị mở lại phiên phúc thẩm xét xử mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên

Chuẩn bị mở lại phiên phúc thẩm xét xử mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên

Bị cáo Trần Thị Hiền là mẹ của nữ sinh giao gà ở Điện Biên chuẩn bị được đưa ra xét xử phúc thẩm.
Bị cáo Trương Mỹ Lan nhận án tử hình

Bị cáo Trương Mỹ Lan nhận án tử hình

Tòa án tuyên bị cáo Trương Mỹ Lan mức án tử hình, 85 bị cáo khác trong vụ án này cũng phải nhận bản án thích đáng.
Phiên phúc thẩm vụ kiện ở toà nhà Victory Tower sẽ chấm dứt tranh chấp?

Phiên phúc thẩm vụ kiện ở toà nhà Victory Tower sẽ chấm dứt tranh chấp?

Trước đó, như Báo Pháp luật Việt Nam đã phản ánh việc chủ đầu tư và nhà quản lý xảy ra tranh chấp khiến người dân, khách hàng sinh sống và làm việc tại căn nhà trên rơi vào cảnh khốn khổ.
Quảng Ninh: Phạm tội về ma túy, 8 bị cáo lĩnh án tù

Quảng Ninh: Phạm tội về ma túy, 8 bị cáo lĩnh án tù

Ngày 5/4 Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đưa ra xét xử đối với 8 bị cáo về tội: “Mua bán trái phép chất ma túy”; “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy".
Vụ tranh chấp tại Dự án Phố Wall: Vì sao TAND cấp cao tại Hà Nội lại quyết định kháng nghị giám đốc thẩm?

Vụ tranh chấp tại Dự án Phố Wall: Vì sao TAND cấp cao tại Hà Nội lại quyết định kháng nghị giám đốc thẩm?

TAND Cấp cao tại Hà Nội ra Quyết định số 28A/2023/KN-DS kháng nghị bản án đã có hiệu lực pháp luật của TAND thành phố Hà Nội.
Quảng Ninh: Khởi tố nhóm đối tượng mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Quảng Ninh: Khởi tố nhóm đối tượng mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Công an tỉnh Quảng Ninh vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng về tội “ mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.
Viện Kiểm sát đề nghị mức án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan

Viện Kiểm sát đề nghị mức án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan

Chiều 19/3, sau khi nêu quan điểm luận tội, đại diện VKS đề nghị mức án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Vụ án mẹ nữ sinh giao gà buôn ma túy: Hoãn phiên tòa do bị cáo ngất xỉu

Vụ án mẹ nữ sinh giao gà buôn ma túy: Hoãn phiên tòa do bị cáo ngất xỉu

Bị cáo Trần Thị Hiền - mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên bị ngất xỉu tại phiên tòa nên HĐXX quyết định hoãn phiên tòa.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.