Hà Nội 31 °C
TP Hồ Chí Minh 31 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 30 °C
Yên Bái 28 °C
  • Hà Nội Hà Nội 31°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 31°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 30°C
  • Yên Bái Hà Nội 28°C

Ngày cận tết, người xưa chuẩn bị gì để đón Tết

Sức khỏe - đời sống
07/02/2024 10:45
Việt Quỳnh
aa
Người xưa tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, vì vậy những ngày trước Tết, thường trang hoàng lại nhà cửa cho sạch đẹp...


Tết Nguyên Đán là lễ hội đầu tiên của năm và là lễ hội lớn nhất trong truyền thống của người Việt. Đó là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thời điểm “tống cựu nghinh tân”, rũ bỏ quá khứ và chào đón tương lai.

Tết Nguyên Đán, "Nguyên" nghĩa là bắt đầu, "Đán" nghĩa là sớm mai. Như thế, Tết Nguyên Đán mang ý nghĩa bắt đầu một buổi sớm mai. Nghĩa từ nguyên là vậy nhưng chỉ cần nhắc đến 3 từ Tết Nguyên Đán là mọi người Việt, dù ở đâu, dù làm gì, dù giàu hay nghèo cũng đều thấy rộn ràng niềm vui. Những gì thuộc về năm cũ được gác lại để đón chào một tương lai tươi sáng.

Tái hiện khung cảnh đón Tết xưa . (Nguồn ảnh: YN)

Tái hiện khung cảnh đón Tết xưa . (Nguồn ảnh: YN)

Người xưa tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết, thường trang hoàng lại nhà cửa cho sạch đẹp. Họ cũng tất bật sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết, người xưa kiêng không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là cơ hội để chuộc những lỗi lầm. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Để những ngày Tết vẹn tròn, người Việt thường sắm sanh, chuẩn bị từ cả nửa tháng trước.

Mâm ngũ quả

Đây là mâm lễ vật sẽ được bày lên bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên trong suốt những ngày Tết, gồm có 5 loại quả. Điều này xuất phát từ quan niệm cho rằng các quy luật phổ biến đều tựu trung vào con số 5. Ví dụ có ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung ương), ngũ sắc, ngũ vị, ngũ tạng, ngũ kim, ngũ quan, ngũ luân, ngũ cốc…

Như vậy, số 5 là biểu hiện chung của sự sống và mâm ngũ quả biểu trưng cho sự đầy đủ của loại lễ vật là hoa quả, thanh tịnh và biểu thị sự kính ngưỡng đến thần Phật, gia tiên tiền tổ. Cũng theo quan niệm cổ nhân, quả biểu tượng cho sự sung túc, dồi dào, thành tựu. Quả thường chứa nhiều hạt cũng là nguồn gốc, sự khởi đầu nên quả còn biểu trưng cho sự phồn thực, sinh sôi...

Tùy theo vùng miền mà các loại quả trái trong mâm lễ vật cũng khác nhau. Ví dụ như theo cách phát âm Nam Bộ thì mâm ngũ quả với ước mong “cầu vừa đủ xài” nên thường bao gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và đôi khi thêm sung hoặc chùm nho. Mâm ngũ quả miền Nam ít khi có nải chuối (sợ bị “chúi”, xui xẻo cả năm) hay trái cam (sợ “quýt làm cam chịu”). Ở miền Bắc thì thường bày biện phong phú nhiều loại quả, miễn sao đủ 5 loại và đẹp mắt là được.

Tựu trung lại, người xưa cho rằng mâm ngũ quả phải hài hòa về mặt âm dương, ngũ hành, có các yếu tố bổ sung, tương hỗ cho nhau. Cụ thể, cần cân đối giữa những trái cây có màu xanh hay màu nhạt, dịu mát tượng trưng cho âm với các trái màu nóng như đỏ cam, vàng rực… tượng trưng cho dương. Người Việt cũng thiên nhiều về hai hành thổ (bởi thổ sinh kim - tượng trưng cho tiền tài) và mộc (là cây cối, phát triển, nảy lộc, bám rễ lâu bền) nên mâm ngũ quả chủ yếu là các trái có vị ngọt (thuộc thổ) như lê, dưa hấu, đu đủ, xoài… và những trái có vị chua (thuộc mộc) như bưởi, cam.

Tranh Tết

Tranh Tết được trưng bày ở Hoàng Thành Thăng Long. (Nguồn ảnh: Dangcongsan.vn)

Tranh Tết được trưng bày ở Hoàng Thành Thăng Long. (Nguồn ảnh: Dangcongsan.vn)

Không phải là vật trưng đặt ở bàn thờ nhưng tranh Tết từ lâu đã trở thành một tập quán, một thú chơi của cổ nhân. Nó là một phần không thể thiếu trong không gian của ngày Tết cổ truyền xưa. Tranh Tết hàm chứa phần hồn Việt trong lành, nhân hậu, đồng thời cũng là nơi lưu giữ những giá trị tâm linh sâu sắc. Những gam màu rực rỡ như khơi gợi lên cảm giác mới mẻ, ấm cúng, rộn rã sắc xuân trong mỗi gia đình.

Trước đây, dòng tranh Đông Hồ là dòng tranh rất được ưa chuộng để treo Tết. Những bức tranh đều hàm ẩn những nội dung tốt lành, những ý nghĩa may mắn. Có thể phân loại tranh Tết của người xưa gồm: Tranh chúc tụng: Tranh gà, lợn, tiến sĩ, Phúc - Lộc - Thọ (hình vẽ hoặc chữ) mỗi bức tranh đều có ý nghĩa của những lời chúc: an lành, giàu sang, tăng phẩm hàm chức tước hoặc con đàn cháu đống.

Tranh để thờ phụng: như Táo quân, Phật Bà, Thổ công, tứ bình (4 loại hoa hay quả), tứ linh (lân, long, qui, phượng), tứ thời (xuân, hạ, thu, đông). Ngoài ra, còn có tranh lịch sử: Tranh vẽ các anh hùng, liệt nữ của dân tộc như Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền... Tranh giáo dục: cóc đi học, Nhị thập tứ hiếu (24 người giữ đạo hiếu), tranh ngụ ngôn, trào lộng như: Chuột đỗ trạng nguyên, chuột vinh quy, đám cưới chuột, chuột mèo hóa giải, hái dừa, thầy đồ cóc...

Tranh Tết với đường nét giản dị tạo cho tranh một sự mộc mạc, phóng khoáng, đơn sơ, dễ cảm thụ. Màu sắc rực rỡ và chú trọng nhất là đường nét đen chạy viền, bố cục không gò bó theo luật tương xứng. Tranh Tết là loại tranh mộc mạc, chân chất đi thẳng vào lòng người những cảm xúc. Tùy tranh mà mang sự tôn nghiêm thờ phụng, khi thì gửi gắm những ước vọng, cầu mong…

Câu đối Tết

Tục này đến nay không còn phổ biến. Tuy thế, đây là thú chơi không thể thiếu của người xưa. Câu đối Tết thường viết trên nền giấy đỏ với ý màu đỏ tượng trưng cho sự đầm ấm, sum vầy, hạnh phúc phù hợp với không khí của những ngày Tết cổ truyền.

Người xưa thường treo câu đối ở nơi trang trọng, nhiều người thấy như: cửa ra vào nhà, hai bên bàn thờ... Câu đối xưa được viết bằng chữ Hán, Nôm bởi những người học hành, chữ nghĩa giỏi mà dân gian thường gọi là ông đồ. Những dòng chữ thánh hiền không chỉ tỏ ra sự quý trọng “con chữ”, cầu sự học mà con gửi gắm bao ước nguyện thành đạt, rạng rỡ tổ tông.

Ngày nay câu đối Tết còn được viết bằng chữ quốc ngữ, nhưng theo phong cách thư pháp. Câu đối thời xưa được chia thành 2 loại: loại mang tính quy phạm và loại mang tính thi ứng. Câu đối mang tính quy phạm, thường làm ở trường thi, làm để giáo huấn, thờ phụng… Câu đối mang tính chất thi ứng, thường làm trong các dịp hội hè, nơi các văn nhân đàm luận, trào phúng.

Câu đối ngày xuân là một thú chơi tao nhã cho mọi người, mọi nhà. Chính vì thế, ngày xuân thời xưa, nếu thiếu một đôi câu đối đỏ treo trong nhà chắc hẳn là ngày xuân chưa toàn vẹn. Ví dụ ngay trong một câu đối đặc trưng của ngày Tết: "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh".

Đôi câu đối khiến người ta cảm thấy Tết cổ truyền trở nên thiêng liêng hơn, trang trọng hơn và đặc biệt hơn những ngày bình thường khác: "Tối ba mươi, giơ cẳng đụng cây nêu. Ủa! Tết!/Sáng mồng một, lắng tai nghe lời chúc. Ồ! Xuân!".

Cây nêu

Cây nêu tại Đình Hội An. (Nguồn ảnh: BQL)

Cây nêu tại Đình Hội An. (Nguồn ảnh: BQL)

Muộn lắm là tới chiều 30 Tết, mọi nhà phải trồng xong cây nêu. Tục này xuất phát từ một truyền thuyết xa xưa, khi con người phải đối chọi với các thế lực ma quỷ từ phương xa đến. Con người trồng cây nêu cao ngất, treo trên đó những món đồ mà tà ma e ngại. Trận chiến xảy ra, loài người chiến thắng, đuổi lũ ma quỷ khỏi đất đai của mình. Từ đó, ở đâu có cây nêu là chứng tỏ địa phận của loài người, ma quỷ không dám tìm đến quấy nhiễu.

Thông thường cây nêu là cây tre đẵn tới gốc, còn nguyên ngọn lá, đem trồng trước sân, kết ba cái lại buộc bó vàng mã, có khi còn thêm cỗ mũ nhỏ, cài cái khánh bằng đất nung. Cây nêu là dấu hiệu báo cho biết đất có chủ và đuổi tà ma. Thời xưa, ở những nơi chật hẹp không tiện trồng nêu thì có thể dùng cành đa, lá dừa cài ở cổng để thay thế.

Xung quanh cây nêu thường được rắc vôi bột hoặc vẽ bàn cờ, cung, nỏ có tên bắn ra đằng trước và hai bên… Dấu hiệu này cũng mang ý nghĩa trấn trừ ma quỷ. Cây nêu được hạ và vàng mã trên đó được đem đi hóa vào ngày mùng 7 tháng Giêng là ngày cuối cùng của Tết Nguyên Đán, còn gọi là lễ khai hạ. Thời xưa, mọi công việc chỉ bắt đầu lại bình thường sau khi cây nêu được hạ xuống.

bài liên quan
Người dân Đồng Nai có kỳ nghỉ Tết vui tươi, an toàn và tiết kiệm

Người dân Đồng Nai có kỳ nghỉ Tết vui tươi, an toàn và tiết kiệm

Trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2024, người dân ở khắp các địa phương trong tỉnh Đồng Nai đã hân hoan đón Tết cổ truyền vui tươi, phấn khởi và tiết kiệm.
Xuân Giáp Thìn 2024 – Mang Tết yêu thương đến nơi biên cương

Xuân Giáp Thìn 2024 – Mang Tết yêu thương đến nơi biên cương

Ngoài nhiệm vụ giữ gìn sự bình yên cho nhân dân vui xuân, đón Tết người lính còn tích cực quyên góp, chuẩn bị để mang những phần quà Tết đầy nghĩa.
Công an Hà Nội huy động 100% lực lượng đảm bảo an ninh trật tự đêm giao thừa

Công an Hà Nội huy động 100% lực lượng đảm bảo an ninh trật tự đêm giao thừa

Giám đốc CATP đã ban hành Công văn chỉ đạo Công an các đơn vị, quận, huyện, thị xã tổ chức nghiêm túc công tác trực ban, trực chiến để phục vụ nhân dân đón Tết.
Bí thư Thị ủy Sa Pa thăm, chúc tết các đơn vị lực lượng vũ trang

Bí thư Thị ủy Sa Pa thăm, chúc tết các đơn vị lực lượng vũ trang

Chiều ngày 7/2, Đoàn công tác do ông Phan Đăng Toàn, Bí thư Thị ủy Sa Pa đã đến thăm và chúc tết các đơn vị lực lượng vũ trang, các chiến sỹ trực tết nhân dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Hà Nội: Hàng loạt bệnh viện trực cấp cứu dịp Tết Nguyên đán 2024

Hà Nội: Hàng loạt bệnh viện trực cấp cứu dịp Tết Nguyên đán 2024

Sở Y tế Hà Nội vừa công bố danh sách 41 bệnh viện công lập, 30 trung tâm y tế, Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội; 42 bệnh viện tư nhân và 1 phòng khám đa khoa tư nhân trên địa bàn TP sẵn sàng công tác trực cấp cứu phục vụ nhân dân trong dịp Tết Giáp Thìn 2024.
Thị trường hàng không nhộn nhịp những ngày giáp Tết

Thị trường hàng không nhộn nhịp những ngày giáp Tết

Hiện đang là thời gian cao điểm ngành hàng không phục vụ hành khách dịp Tết Nguyên Đán xuân Giáp Thìn 2024. Tại các sân bay, không khí vận tải hành khách nhộn nhịp hơn bao giờ hết.
Mới nhất
Đọc nhiều
Ông Hoàng Cương được bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính của Bộ Y tế

Ông Hoàng Cương được bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính của Bộ Y tế

Ông Hoàng Cương, Thạc sĩ Quản lí Kinh tế, Kĩ sư, Trưởng phòng chính sách đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính thuộc Bộ Y tế.
Môi biến dạng, viêm nhiễm sau phẫu thuật hình trái tim

Môi biến dạng, viêm nhiễm sau phẫu thuật hình trái tim

Cô gái 24 tuổi (Hà Nội) tới khám tại khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong tình trạng toàn bộ môi và vùng mặt dưới sưng nề. Vùng môi biến dạng, mất cân đối, chảy nhiều mủ trắng bẩn, viêm nhiễm rất nặng.
2 cán bộ kiểm lâm tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

2 cán bộ kiểm lâm tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Quá trình nỗ lực dập lửa, 2 cán bộ kiểm lâm đã không may tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh tại địa bàn giáp ranh xã Phương Tiến, Lao Chải, Xín Chải, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.