Chủ nhật 28/04/2024 05:19

Email: [email protected]

Hotline: 0903211537

Hà Nội 28 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 25 °C
  • Hà Nội Hà Nội 28°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 25°C

Nhiễm virus corona: Thủ phạm thực sự gây ra cái chết là gì?

Sức khỏe - đời sống
14/04/2020 08:15
Phạm Hường
aa
Virus corona mới không thực sự là thủ phạm, chính hệ miễn dịch của người bệnh mới phá hủy các cơ quan bên trong cơ thể.


Anh244.

Vấn đề khó khăn nhất với đại dịch Covid-19 hiện nay nằm ở chỗ các nhà khoa học và các bác sĩ chỉ hiểu về virus và căn bệnh nó gây ra trong tình trạng luôn luôn thay đổi. Hiểu biết về nó thay đổi gần như hàng ngày và được đăng tải trên hàng trăm các báo cáo khoa học sơ bộ mà các bác sĩ tuyến đầu có thể không có thời gian để sàng lọc hết thông tin vì họ còn bận cứu sống bệnh nhân.

Một số chuyên gia băn khoăn liệu các nhà khoa học có đang đi quá nhanh trong cuộc chạy đua có chủ ý nhằm hiểu biết được đại dịch này không, thành ra gây hoang mang nhiều hơn.

Những thông tin thay đổi liên tục cũng là một trong những lý do khiến cho chúng ta nhận được những lời khuyên khác nhau, đôi khi còn trái ngược nhau, từ các cơ quan chức năng, ví dụ như việc đeo khẩu trang hay không đeo, hay đâu là các triệu chứng ban đầu để nhận biết căn bệnh.

Một số người vẫn nói rằng “nó chỉ là cúm thường thôi mà” bất chấp bằng chứng cho thấy đây là một căn bệnh chết người có thể xảy đến với bất cứ ai.

Khi đại dịch mới xảy ra, chúng ta được cung cấp thông tin rằng ho và sốt là những dấu hiệu chắc chắn của Covid-19. Còn bây giờ chúng ta biết rằng căn bệnh này có thể gây ra rất nhiều triệu chứng khác hẳn nhau và có khi lại hoàn toàn không có triệu chứng nào.

Người ta cho rằng khoảng 50% người nhiễm virus này không có triệu chứng, đây là một trong những yếu tố chính khiến cho căn bệnh có thể lây lan rất dễ dàng.

Nhiều chi tiết chính xác về căn bệnh này vẫn chưa được tìm ra. Các bác sĩ vẫn đang tìm cách chữa trị căn bệnh này gần như theo từng ca một cho dù hiện nay phác đồ điều trị đang được hoàn thiện dần.

Dưới đây là một số thông tin chính được các bác sĩ ở tuyến đầu cung cấp để giúp mọi người hiểu đúng hơn về căn bệnh, và biết vì sao nó lại nguy hiểm cho cộng đồng và cho hệ thống y tế của chúng ta.

Covid-19 diễn biến như thế nào?

Bác sĩ Roger Paredes, Trưởng khoa bệnh truyền nhiễm của bệnh viện Germans Trias i Pujol, Tây Ban Nha, cho biết có 3 giai đoạn nhiễm bệnh với các triệu chứng như sau:

  • Giai đoạn nhân bản virus: là khi virus nhân bản rất nhanh bên trong hệ hô hấp. Các triệu chứng lúc này giống với cúm thường và tự biến mất sau khoảng 6 đến 10 ngày. Điều này xảy ra với 80% bệnh nhân.
  • Giai đoạn tổn thương phổi: 20 bệnh nhân còn lại có thể sẽ bị viêm phổi. Đây là một dạng viêm phổi đặc biệt, nó tấn công cả hai lá phổi và gây ra suy hô hấp.
  • Giai đoạn bệnh nặng: khoảng 10% bệnh nhân sẽ xuất hiện “bão cytokine”, đây là một phản ứng viêm không thể kiểm soát của hệ miễn dịch và gây ra hầu hết các tình trạng nguy kịch mà cuối cùng sẽ là tử vong.

Thủ phạm thực sự gây ra cái chết là gì?

Các bác sĩ tuyến đầu báo cáo rằng các ca bệnh nặng không dẫn đến tải lượng virus cao (nồng độ virus trong cơ thể) mà họ bị hội chứng bão cytokine.

Bác sĩ Rafael Máñez, Trưởng khoa điều trị tích cực của Bệnh viện Bellvitge, Tây Ban Nha, cho biết bão cytokine là một vấn đề hay gặp ở các bệnh nhân phải điều trị tích cực. Một số căn bệnh gây viêm nhiễm khác hoặc một số loại thuốc có thể gây ra bão cytokine. Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta không có cách điều trị, dù là điều trị chống lại virus hay chống viêm. Chúng ta chỉ có cách điều trị hỗ trợ để bảo vệ các bộ phận quan trọng bên trong cơ thể bệnh nhân. Các bác sĩ thường dùng máy thở, hoặc thuốc huyết áp hoặc thuốc corticoids để giảm triệu chứng viêm. Có một biện pháp nữa là dùng thuốc ức chế interlukin-6, một cytokine do hệ miễn dịch sản xuất ra.

Bác sĩ Máñez nói rằng người bệnh không cần một hệ miễn dịch khỏe mà cần một hệ miễn dịch cân bằng.

Bác sĩ Paredes đang chủ trì một nghiên cứu lâm sàng phối hợp với Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ về việc sử dụng thuốc remdesivir để ngăn chặn bão cytokine. Nghiên cứu này kéo dài trong 3 năm.

Bão cytokine, một hội chứng chưa được biết nhiều

Bác sĩ Parades nói rằng chúng ta gần như chưa biết gì về các cơ chế chính xác của bão cytokine. Phản ứng viêm là phản ứng tự nhiên của hệ miễn dịch. Phản ứng này cần thiết để chữa cho các tế bào bị tổn thương. Ở bệnh viêm phổi thông thường, các vi trùng tấn công tế bào phổi và hệ miễn dịch sinh ra phản ứng viêm để ngăn chặn vi trùng. Hệ miễn dịch tiêu diệt một số tế bào để chữa cho các tế bào khác. Điều đang xảy ra với virus corona hiện nay là thay vì gửi một vài tế bào đi thì hệ miễn dịch lại gửi “hàng tấn” tế bào dẫn đến phản ứng viêm không thể kiểm soát, không chỉ ở phổi mà còn khắp cơ thể.

Đúng là như vậy, đã có các báo cáo về tổn thương thận, ruột hoặc động mạch vành. Bác sĩ Máñez cho biết ông còn có một bệnh nhân Covid-19 trẻ tuổi sau đó đã bị viêm cơ tim.

Một số bệnh nhân còn bị đau đầu dữ dội có thể là do viêm não.

Chưa ai biết những yếu tố nào làm cho bệnh nhân mắc phải những hội chứng này. Đối với Covid-19, yếu tố độ tuổi rất quan trọng. Độ tuổi bệnh nhân là chìa khóa để hiểu ai có nguy cơ cao nhất. Bác sĩ Paredes cho biết khoảng 70% bệnh nhân của ông là người già trên 70 tuổi và khoảng 10-15% là dưới 60 tuổi.

Các nhà khoa học tin rằng gen di truyền đóng vai trò chính trong các ca bệnh hiếm là những người trẻ tuổi gặp phải những hội chứng nói trên.

Bác sĩ Parades cho biết khi bệnh nhân ở bất kì độ tuổi nào bị bão cytokine tấn công thì tình hình sức khỏe suy yếu đi vô cùng nhanh nên điều cực kỳ quan trọng là phải xác định được những dấu hiệu sớm.

Theo bác sỹ Máñez, béo phì có thể làm tăng nguy cơ sinh ra phản ứng viêm.

Covid-19 có thể tấn công hệ thần kinh

Nghiên cứu và kinh nghiệm tại chỗ cho thấy virus corona mới có thể tấn công hệ thần kinh trung ương. Bác sĩ Paredes đã có những báo cáo cho biết một số bệnh nhân suy hô hấp đôi khi không cảm thấy bị thiếu oxygen hoặc không cảm nhận được tình trạng viêm phổi của mình.

Ông nghi ngờ rằng một số bệnh nhân bị suy hô hấp chính xác là do hệ thần kinh của họ không điều khiển việc thở một cách phù hợp. Một số báo cáo trước đó cũng đã đề cập đến vấn đề này.

Bác sĩ Paredes cho rằng trong một số trường hợp, mất khứu giác và vị giác cũng liên quan đến hệ thần kinh.

Các bác sĩ trên khắp thế giới đang báo cáo về các trường hợp có vấn đề về hệ kinh cho thấy virus có thể xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương, như là huyết khối, chóng mặt, bối rối hoặc co giật. Bệnh viện Đại học Brescia ở Ý đã mở riêng một khoa Covid Thần kinh để chăm sóc các bệnh nhân này.

Một nhóm nghiên cứu ở Vũ Hán, Trung Quốc, đã có báo cáo ban đầu cho biết 36,4% trong số 214 bệnh nhân có vấn đề về thần kinh ở các mức độ khác nhau. Virus SARS và virus MERS cũng có thể xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương.

Tất cả các nghiên cứu đều cho thấy đây chỉ là những trường hợp hiếm nhưng không nên đánh giá thấp.

Sau khi hết bệnh thì sao?

Ngay cả khi các nhà khoa học đã bắt đầu và đang dần dần hiểu thêm về căn bệnh này thì vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp về khả năng phục hồi của các bệnh nhân, như là họ sẽ có miễn dịch trong bao lâu hay là ảnh hưởng lâu dài đến các cơ quan bên trong cơ thể ở mức độ nào.

Theo bác sĩ Paredes, những bệnh nhân ở Tây Ban Nha được ra viện sẽ được cách ly tại nhà thêm 2 tuần, sau đó sẽ được xét nghiệm lại. Vấn đề đang được bàn cãi hiện nay là những bệnh nhân này có thể lây truyền cho người khác trong thời gian bao lâu. Các xét nghiệm PCR hiện nay không thể xác định điều này chính xác 100%, mà phụ thuộc vào các xét nghiệm kháng thể ở số lượng lớn các mẫu của cộng đồng dân cư.

Trong khi nhiều nước đang chuẩn bị kết thúc phong tỏa thì Trung tâm Kiểm soát bệnh tật châu Âu (ECDC) cảnh báo rằng vội vàng như vậy có thể dẫn đến bùng phát đột ngột và với các dữ liệu đã có, không một nước châu Âu nào sẵn sàng dỡ bỏ những hạn chế về đi lại cũng như các biện pháp giãn cách xã hội vì khi đó sẽ rất khó kiểm soát tình hình.

ECDC cho biết trước khi xem xét dỡ bỏ bất cứ biện pháp nào, các nước thành viên cần đảm bảo rằng họ đã hoàn thiện được các hệ thống xét nghiệm và giám sát dân cư và các bệnh viện đã sẵn sàng có các chiến lược trước mọi tình huống và đánh giá các hậu quả dịch tễ.

Cho dù khoa học tiến bộ đến đâu thì việc ở nhà khi không có việc phải ra đường, rửa tay với xà phòng và các biện pháp giữ vệ sinh khác là những cách cơ bản để chống lại virus. Bác sỹ Máñez tổng kết lại rằng “chúng ta đã không hề biết, chúng ta tưởng với kiến thức đã có thì điều này không thể xảy ra, nhưng với cuộc khủng hoảng này, chúng ta nhận ra rằng chúng ta rất dễ bị tổn thương”.

bài liên quan
Đồng Nai ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết

Đồng Nai ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết

Ngày 16/4, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, huyện Vĩnh Cửu vừa ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết Dengue. Đây là ca tử vong đầu tiên trong năm 2024 tại Đồng Nai.
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể được hưởng BHYT lên đến 100%

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể được hưởng BHYT lên đến 100%

Trả lời về mức chi trả bảo hiểm y tế cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết, mức hưởng BHYT từ 80-100% tùy theo đối tượng tham gia, theo thực tế chi phí điều trị tùy thuộc mức độ bệnh lý của mỗi người bệnh.
3 người tử vong nghi do ngạt khí từ hầm chứa nước thải chăn nuôi

3 người tử vong nghi do ngạt khí từ hầm chứa nước thải chăn nuôi

Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai đang điều tra nguyên nhân vụ 3 người tử vong nghi do ngạt khí hầm biogas của một trang trại chăn nuôi trên địa bàn.
Hà Giang: Phát hiện người đàn ông tử vong trong tư thế treo cổ

Hà Giang: Phát hiện người đàn ông tử vong trong tư thế treo cổ

Tối ngày 21/3, thông tin từ các nhà chức trách tỉnh Hà Giang cho biết, trên địa bàn vừa phát hiện thi thể một người đàn ông tử vong trong tư thế treo cổ.
Va chạm giữa xe máy và xe khách, 1 người ở Hà Giang tử vong tại chỗ

Va chạm giữa xe máy và xe khách, 1 người ở Hà Giang tử vong tại chỗ

Xe khách chạy tuyến cố định Thái Nguyên – Hà Giang đến địa phận xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang (Hà Giang) thì va chạm với một chiếc xe máy.
TP HCM: Cứu sống thai phụ bị thoát vị hoành nghẹt bẩm sinh hiếm gặp

TP HCM: Cứu sống thai phụ bị thoát vị hoành nghẹt bẩm sinh hiếm gặp

Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết vừa điều trị thành công cho thai phụ N.T.M.T. (21 tuổi, ngụ Đồng Tháp) bị thoát vị hoành nghẹt bẩm sinh hiếm gặp, cứu sống được cả mẹ và con.
Mới nhất
Đọc nhiều
Ông Hoàng Cương được bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính của Bộ Y tế

Ông Hoàng Cương được bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính của Bộ Y tế

Ông Hoàng Cương, Thạc sĩ Quản lí Kinh tế, Kĩ sư, Trưởng phòng chính sách đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính thuộc Bộ Y tế.
Môi biến dạng, viêm nhiễm sau phẫu thuật hình trái tim

Môi biến dạng, viêm nhiễm sau phẫu thuật hình trái tim

Cô gái 24 tuổi (Hà Nội) tới khám tại khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong tình trạng toàn bộ môi và vùng mặt dưới sưng nề. Vùng môi biến dạng, mất cân đối, chảy nhiều mủ trắng bẩn, viêm nhiễm rất nặng.
2 cán bộ kiểm lâm tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

2 cán bộ kiểm lâm tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Quá trình nỗ lực dập lửa, 2 cán bộ kiểm lâm đã không may tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh tại địa bàn giáp ranh xã Phương Tiến, Lao Chải, Xín Chải, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.