Hà Nội 32 °C
TP Hồ Chí Minh 36 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 32 °C
Yên Bái 29 °C
  • Hà Nội Hà Nội 32°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 36°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 32°C
  • Yên Bái Hà Nội 29°C

Tại sao vẫn nhiều sai sót trong đầu tư công, BT, BOT?

Pháp luật hình sự
09/07/2019 19:05
Anh Minh
aa
Chiều 5/7, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã họp báo Công bố Kết quả kiểm toán năm 2018 và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm 2017. Theo đó, KTNN tiếp tục phát hiện nhiều sai sót, tồn tại trong đầu tư công và thực hiện các dự án BOT, BT…


Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên cho biết, năm 2018, KTNN thực hiện kiểm toán đối với 212 đơn vị, đầu mối và chủ đề. Về kết quả kiểm toán 256 báo cáo kiểm toán năm 2018 đối với niên độ ngân sách năm 2017, ông Trần Khánh Hòa Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (KTNN) cho biết, KTNN đã kiến nghị xử lý 92.499 tỷ đồng, trong đó tăng thu 19.858 tỷ đồng, giảm chi Ngân sách nhà nước (NSNN) 23.722 tỷ đồng.

fffffff

Đầu tư công chưa hiệu quả ở nhiều khâu

KTNN cho biết: Đã chuyển 5 vụ việc sang Cơ quan Cảnh sát điều tra kiến nghị điều tra làm rõ để xử lý về hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can 2 vụ.

Có 160 văn bản đã được kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế vì còn không phù hợp với quy định pháp luật hoặc chưa phù hợp với thực tiễn nhằm bịt lỗ hổng về cơ chế, tránh thất thoát, lãng phí. Theo KTNN kết quả kiểm toán, chi ngân sách 2017 có chuyển biến tích cực, số chi ít hơn số được giao, tuy nhiên nợ công tiếp tục gia tăng so với năm 2016 (tăng 7,13%, số tiền 204.413 tỷ đồng).

Dư nợ công đến 31/12/2017 là hơn 3 triệu tỷ đồng, bằng 61,37% GDP (nợ Chính phủ hơn 2,5 triệu tỷ đồng, bằng 51,67% GDP; nợ được Chính phủ bảo lãnh 455.923 tỷ đồng, bằng 9,1% GDP; nợ Chính quyền địa phương 29.999 tỷ đồng, bằng 0,6% GDP), trong giới hạn cho phép của Quốc hội (65% GDP).

Về đầu tư công, KTNN chỉ ra còn nhiều sai sót, tồn tại trong quản lý chi đầu tư từ khâu thẩm định, phê duyệt chủ trương, quyết định đầu tư dự án; tổ chức đấu thầu, thực hiện dự án; nghiệm thu, thanh và quyết toán...

Qua kiểm toán 2.067 dự án, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 5.218 tỷ đồng. Thông tin về vấn đề này, Phó Tổng KTNN Đoàn Xuân Tiên cho biết: Có hiện tượng chưa xác định rõ nguồn, khả năng cân đối vốn khi quyết định đầu tư; xác định tổng mức đầu tư không chính xác, phải điều chỉnh nhiều lần, giá trị lớn trong quá trình thực hiện.

Bên cạnh đó công tác nghiệm thu, thanh toán tại hầu hết các dự án còn nhiều sai sót. Theo KTNN, vốn đầu tư công chậm giải ngân đang là vấn đề mà Chính phủ đã liên tục nhắc nhở. Một trong những nguyên nhân, theo KTNN bắt nguồn từ việc giao vốn và phân bổ vốn.

“Vốn đầu tư được phân bổ chậm, dàn trải, phân tán, giao vốn thì lắt nhắt và không đủ, có trường hợp gần hết năm biên độ mới phân bổ, các bộ ngành, địa phương không đủ thời gian làm thủ tục đầu tư công, thực hiện giải ngân”, ông Đoàn Xuân Tiên cho biết.

Lãnh đạo KTNN cho rằng, việc xác định danh mục các dự án đầu tư công trong kế hoạch đầu tư trung hạn vẫn còn bất cập, nguyên nhân đầu tiên do các bộ ngành, địa phương xây dựng nhu cầu, danh mục chưa chuẩn, còn Bộ KHĐT thẩm định chưa chi tiết, rà soát cắt giảm chưa kỹ càng, đúng tiêu chí…

Nhiều lỗ hổng cần khắc phục với các dự án

Về kết quả kiểm toán chuyên đề, KTNN đã chỉ ra những hạn chế trong một số hoạt động quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Công tác quản lý hoàn thuế Giá trị gia tăng (GTGT) còn bất cập, chưa thống nhất về cơ chế, chính sách cũng như sai sót trong quá trình tổ chức thực hiện: Hoàn thuế GTGT không đúng quy định 183 tỷ đồng; hoàn thuế GTGT khi chưa đủ cơ sở xác nhận điều kiện hoàn 902 tỷ đồng; hoàn thuế GTGT cho các dự án BT không hình thành tài sản cố định 529 tỷ đồng, hoàn cho dự án đầu tư mở rộng 64 tỷ đồng.

Việc thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư tại các khu kinh tế ven biển chưa phát huy hết hiệu quả, không đạt mục tiêu đề ra; quy hoạch còn mang tính cục bộ, một số dự án không còn phù hợp với quy hoạch, nhiều dự án chậm tiến độ do đó tỉ lệ lấp đầy của các khu kinh tế thấp (chỉ đạt 13%); việc đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật thiết yếu chủ yếu dựa vào nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương, chưa huy động được nhiều từ các nguồn lực xã hội; chính sách ưu đãi đầu tư chưa phù hợp với đặc thù của từng địa phương.

Qua kiểm toán đã kiến nghị xử lý tài chính 303 tỷ đồng. Hiệu quả sử dụng các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi chưa tương xứng với nguồn lực đầu tư, chất lượng công trình chưa cao, công nghệ chưa thực sự tiên tiến; các định mức, đơn giá vật tư đặc thù quá cao, tổng mức đầu tư thay đổi nhiều lần, giải ngân chậm;

Việc đàm phán, ký kết Hiệp định vay vốn gặp những ràng buộc bất lợi dẫn đến phải chỉ định thầu cho nhà thầu nước ngoài, sử dụng hàng hoá, dịch vụ có nguồn gốc từ bên cho vay, sử dụng tư vấn quốc tế với chi phí cao; đàm phán nhiều điều khoản bất lợi trong hợp đồng; nhiều dự án điều chỉnh quy mô trái thẩm quyền, giá trị điều chỉnh lớn so với phê duyệt lần đầu; điều chỉnh dự án có các tiêu chí quan trọng quốc gia không đúng thẩm quyền, chưa đảm bảo quy định. Kết quả kiểm toán 9 chương trình, 23 dự án, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 21.725 tỷ đồng.

Về các dự án BOT, BT, ông Trần Khánh Hoà, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, KTNN cho hay: Kết quả kiểm toán 8 dự án BOT trong năm 2018 cho thấy hầu hết các dự án thực hiện chỉ định nhà đầu tư, chỉ định nhà thầu thi công; xác định sai, tăng tổng mức đầu tư, phê duyệt dự án có sử dụng vốn hỗ trợ từ nguồn trái phiếu Chính phủ không đúng nội dung được sử dụng theo Nghị quyết số 65/2013/QH13 ngày 15/11/2013 của Quốc hội; chưa quy định khung giá vé đối với dự án đầu tư của công trình giao thông; nghiệm thu, thanh toán sai…

KTNN đã kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn của 7/8 dự án là 16,2 năm so với phương án tài chính ban đầu (năm 2017 trở về trước, KTNN đã kiến nghị giảm 227,4 năm của 67 dự án). Kết quả kiểm toán 7 dự án BT cho thấy việc giao đất chỉ định cho nhà đầu tư là trái với quy định của Luật Đất đai; tạm tính tiền sử dụng đất để xác định giá trị đối ứng khi giao đất cho dự án BT tại thời điểm thực hiện dự án BT, đồng thời xác định giá đất theo phương pháp thặng dư cho phép tính chi phí dự phòng trong chi phí phát triển còn bất hợp lý, không sát hoặc phụ thuộc yếu tố chủ quan dẫn đến giá đất thấp, không sát giá thị trường làm thất thoát lớn tài sản, NSNN.

Bên cạnh đó, các dự án BT thực chất là sử dụng nguồn lực NSNN thuộc nhiệm vụ chi ngân sách của các cấp chính quyền nhưng không quy định phải là dự án cần thiết, thực sự cấp bách là chưa phù hợp với các quy định hiện hành. Hầu hết các dự án chỉ định thầu, làm giảm tính cạnh tranh, thiết kế dự toán không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; các dự án BT thực hiện chủ yếu bằng vốn vay, làm tăng chi phí đầu tư dự án, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện. “Đây là lỗ hổng lớn nhất làm thất thoát tài sản, NSNN.

Kết quả kiểm toán đã kiến nghị xử lý tài chính 2.938 tỷ đồng, trong đó có dự án tỷ lệ xử lý tài chính lên đến 29% giá trị được kiểm toán (năm 2017 trở về trước, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 4.515 tỷ đồng tại 30 dự án)“, Vụ trưởng Trần Khánh Hòa nói. Kết quả kiểm toán công tác quản lý, sử dụng đất trong năm 2018 cho thấy hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất còn chưa đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện; nhiều nội dung còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và là nguyên nhân gây nên nhận thức khác nhau dẫn đến vận dụng tạo ra sai phạm và cũng là kẽ hở để thất thoát trong quản lý, sử dụng đất, nhất là đất khu đô thị.

Bên cạnh đó, công tác quản lý và sử dụng đất có hạn chế, tiềm ẩn lớn lãng phí, thất thoát, tham nhũng như: Điều chỉnh quy hoạch sai thẩm quyền; sử dụng đất chưa đúng mục đích được giao, thuê đất; hầu hết các khu đất doanh nghiệp đang sử dụng thuê đất khi chuyển mục đích sử dụng sang đất ở đô thị đều không thông qua đấu giá và giá trị quyền sử dụng đất định giá không sát giá thị trường gây nên thất thoát NSNN...

Qua kiểm toán, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 334 tỷ đồng. Cũng theo báo cáo, năm 2018, KTNN đã kiểm toán Báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước năm 2017 của 253 doanh nghiệp thuộc 31 Tập đoàn, Tổng công ty (TĐ, TCT) và công ty; 1 chuyên đề và 8 dự án độc lập trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Kết quả kiểm toán cho thấy 30/31 TĐ, TCT, công ty Nhà nước được kiểm toán kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển được vốn, đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, phần lớn các TĐ, TCT và công ty Nhà nước còn sai sót trong việc hạch toán kế toán, kê khai nghĩa vụ với NSNN nên qua kiểm toán phải điều chỉnh tăng, giảm tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí; kiến nghị tăng thu NSNN 10.896 tỷ đồng.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trực thuộc TĐ, TCT không hiệu quả, thua lỗ lớn, mất vốn chủ sở hữu, phải giải thể; nhiều khoản đầu tư, góp vốn của các TĐ, TCT không đúng quy định, thua lỗ, trong đó hoạt động đầu tư ra nước ngoài của PVN không hiệu quả, tiềm ẩn rủi ro mất vốn, thua lỗ cao, chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài vượt hạn mức quy định trong giấy chứng nhận đầu tư.

Hoạt động quản lý tài chính, công nợ, TSCĐ, hàng tồn kho và chi phí giá thành còn nhiều hạn chế, chưa chặt chẽ làm phát sinh nợ khó đòi lớn; hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đầu tư TSCĐ không hiệu quả, hệ số nợ phải trả cao… cá biệt trong giai đoạn năm 2010-2015, Ban Quản lý Dự án công trình Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã gửi tiền tại 2 ngân hàng nhưng tiền lãi nhận được để ngoài hệ thống sổ sách kế toán, có dấu hiệu vi phạm pháp luật 22,1 tỷ đồng.

Diện tích, số lượng cơ sở đất mà các TĐ, TCT và DNNN được giao rất lớn song chưa được doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý chặt chẽ; nhiều diện tích đất chưa sử dụng, hoặc sử dụng không hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích; chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với NSNN; tính tiền sử dụng đất phải nộp của dự án bất động sản chưa đúng quy định. Công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng tại một số doanh nghiệp còn thiếu chặt chẽ, KTNN kiến nghị thu hồi, giảm thanh toán 210 tỷ đồng; xử lý tài chính khác 5.681 tỷ đồng…

Đặc biệt, một số dự án của PVN đang gặp khó khăn trong việc huy động vốn, có nguy cơ không đảm bảo cơ cấu vốn được phê duyệt hoặc tiềm ẩn rủi ro phát sinh chi phí, giảm hiệu quả đầu tư.

Thông tin về dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ, đội vốn Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cần nghiêm túc đánh giá về quản lý nhà nước. Đó là nhận định của ông Đoàn Xuân Tiên, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN). Cụ thể, ông Tiên cho rằng dự án phải thực hiện theo thiết kế tổng thể. Nhưng vì chậm tiến độ thì Bộ GTVT sau khi chậm lại cho phép thực hiện theo thiết kế từng phần.

Việc cơ quan quản lý tự đưa giải pháp như vậy, thực hiện chắp vá như thế ảnh hưởng đến tiến độ, đó là chưa nói đến vấn đề rủi ro chất lượng. “Trong vấn đề quản lý nhà nước, Bộ GTVT cần nghiêm túc đánh giá”, lãnh đạo KTNN nhấn mạnh. Về kết quả kiểm toán dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, trả lời báo giới, ông Trần Hải Đông, Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành 5 phân tích thêm, dự án này có hai vấn đề là chậm tiến độ và đội vốn bởi nhiều nguyên nhân.

Về đội vốn, dự án đã tăng mức tổng đầu tư từ 8.700 tỷ lên 18.000 tỷ đồng. Nguyên nhân do trong quá trình lập dự án chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến khi thực hiện thì thay đổi phương án đã làm tăng chi phí; bàn giao mặt bằng chậm, tiến độ thực hiện kéo dài khiến chi phí nhân công, vật liệu tăng cao, tăng tổng mức đầu tư.

Trong quá trình lập dự án còn có một số sai sót. Đó là khi tổng mức đầu tư tăng lên 18.000 tỉ đồng nhưng chủ đầu tư chưa báo cáo lãnh đạo Chính phủ để xin chủ trương Quốc hội về vấn đề này. Trong khi theo quy định của Luật Đầu tư công, dự án có mức vốn đầu tư trên 10.000 tỉ đồng thì phải báo cáo Quốc hội. Ngoài ra, khi phân tích tính kinh tế của dự án, chủ đầu tư chưa xem xét đến chi phí vận hành. Đây lại là chi phí chiếm tỉ trọng lớn trong giai đoạn khai thác dẫn đến đánh giá tính hiệu quả của dự án không chính xác, nếu tính đủ thực tế dự án này có thể lỗ ngay từ đầu.

Về tiến độ dự án, theo như ban đầu, dự kiến dự án thực hiện từ năm 2008 và hoàn thành vào tháng 11 năm 2013. Nhưng sau đó ký hợp đồng EPC (thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình) thì thực hiện 48 tháng kể từ năm 2010 nhưng đến nay vẫn chưa xong dù sau rất nhiều lần điều chỉnh, đến nay vẫn chưa “hẹn” ngày khai thác sử dụng được.

Về nguyên nhân tiến độ dự án này chậm, đại diện KTNN đánh giá đây là dự án đường sắt đô thị đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam. Do đó, các cơ quan chức năng mất nhiều thời gian nghiên cứu ban hành chính sách như chủ đầu tư, tiêu chuẩn kỹ thuật, cơ sở tài chính... Mặt khác, quá trình lập dự án đầu tư có một số hạn chế dẫn tới phát sinh thỏa thuận đấu nối cơ sở hạ tầng, phương án kiến trúc, phê duyệt điều chỉnh dự án, tiến độ bàn giao mặt bằng chậm 1-5 tháng.

Ngoài ra, hồ sơ thiết kế giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng có khác biệt dẫn tới thời gian thiết kế thẩm tra điều chỉnh nhiều lần. Tổng thầu thực hiện dự án được chỉ định trực tiếp từ Hiệp định khung từ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Do đó, khi thực hiện, dự án phụ thuộc nhiều vào vốn và tổng thầu của đối tác…

Tổng thanh tra nói về thông tin “bỏ quên” người dân trong vụ Thủ Thiêm

Tại cuộc họp trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm của Chính phủ với các địa phương chiều 4/7, trước yêu cầu của Thủ tướng, Tổng thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái đã có báo cáo về công tác thanh tra và những vấn đề tồn tại, những nội dung dư luận phản ánh, trong đó có Kết luận thanh tra việc đầu tư xây dựng dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm tại TP.HCM do cơ quan này công bố mới đây.

Theo Tổng thanh tra, sau khi Kết luận được công bố hôm 26/6 vừa qua, có ý kiến cho rằng Thanh tra Chính phủ chưa đề cập đến việc giải quyết khiếu nại của người dân đối với ranh quy hoạch, đặc biệt là khu phố được cho nằm ngoài ranh quy hoạch.

Theo ông Khái, điều này là chưa chính xác. Cụ thể, trong Thông báo 1483 công bố ngày 7/9/2018, Thanh tra Chính phủ đã xác định 4,3 ha (khu phố 1, phường Bình An) bị thành phố thu hồi trước đây là nằm ngoài ranh quy hoạch. Sau đó, lãnh đạo Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng kiểm tra, rà soát, hướng dẫn điều chỉnh quy hoạch và hiện đã có ranh quy hoạch, bản đồ.

Vì vậy, theo Tổng thanh tra, khi người dân khiếu nại thì Tp.HCM phải căn cứ vào Luật Khiếu nại để giải quyết; trường hợp người dân vẫn chưa đồng tình với cách giải quyết của Tp.HCM thì các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục xử lý theo quy định pháp luật.

Đồng thời, Ban Tiếp dân Trung ương và Chủ tịch Tp.HCM đang tích cực vận động 28 hộ dân khiếu nại và sẽ giải quyết dứt điểm khiếu nại của người dân trong tháng 7.

“Nói như vậy để thấy trong kết luận thanh tra chúng tôi rất quan tâm đến những bức xúc, yêu cầu của người dân. Tôi mong muốn thông tin tôi cung cấp ở trên sẽ giúp các cơ quan nắm rõ để tuyên truyền đến người dân”, ông Khái nói.

Bên cạnh đó, tại cuộc họp, Chủ tịch UBND Tp.HCM Nguyễn Thanh Phong cũng đã cam kết với Thủ tướng “sẽ thực hiện nghiêm kết luận của Thanh tra Chính phủ về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai đối với khu đô thị mới Thủ Thiêm”.

bài liên quan
Alisa - Địa chỉ trồng răng implant uy tín Hà Nội

Alisa - Địa chỉ trồng răng implant uy tín Hà Nội

Nha khoa Alisa trở thành địa chỉ trồng răng uy tín Hà Nội được nhiều bậc Giáo sư, Tiến sĩ và hàng ngàn khách hàng lựa chọn.
Bác sĩ Lê Nho Chuyên - Chuyên gia trồng răng toàn hàm tại Hà Nội

Bác sĩ Lê Nho Chuyên - Chuyên gia trồng răng toàn hàm tại Hà Nội

Phương pháp trồng răng implant toàn hàm mang lại rất nhiều lợi ích, cũng như giúp tiết kiệm chi phí nếu bạn tìm được một địa chỉ uy tín.
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Mới nhất
Đọc nhiều
Phía sau cơn sốt phân lô đất nông nghiệp  - Bài 1: Về “thủ phủ” phân lô, băm nát ruộng vườn

Phía sau cơn sốt phân lô đất nông nghiệp - Bài 1: Về “thủ phủ” phân lô, băm nát ruộng vườn

Khi Sân bay quốc tế Long Thành đã nên hình hài và cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đang ngày đêm chạy nước rút, nạn phân lô bán nền trên đất nông nghiệp dường như đang hồi sinh tại nhiều xã của huyện Long Thành (Đồng Nai).
Chế tài xử lý hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình?

Chế tài xử lý hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình?

Xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình là hành vi xâm phạm đến quyền kết hôn, ly hôn, quyền nuôi dưỡng người thân trong gia đình.
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Khắc phục những tồn tại, hạn chế kéo dài

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Khắc phục những tồn tại, hạn chế kéo dài

Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2023 tuy có nhiều chuyển biến nhưng vẫn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, lãng phí, là nguy cơ dẫn đến tham nhũng, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục siết chặt kỷ cương - kỷ luật tài chính…
Tin bài khác
Quảng Ninh: Tạm giữ nhóm thanh, thiếu niên vác hung khí gây náo loạn đường phố Hạ Long

Quảng Ninh: Tạm giữ nhóm thanh, thiếu niên vác hung khí gây náo loạn đường phố Hạ Long

Công an TP Hạ Long khẩn trương điều tra truy xét và bắt giữ nhóm đối tượng vác hung khí gây náo loạn nhiều tuyến đường trên địa bàn TP Hạ Long.
Công an Quảng Ninh cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm dụ dỗ, lừa đảo học sinh, sinh viên

Công an Quảng Ninh cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm dụ dỗ, lừa đảo học sinh, sinh viên

Cơ quan chức năng Công an tỉnh Quảng Ninh phát hiện các đối tượng có thủ đoạn dụ dỗ các em học sinh, sinh viên tham gia bán thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để dùng vào việc lừa đảo chiếm đoạt tiền của bị hại.
Bắt đối tượng cưa trộm hơn 1000 cây keo lá tràm

Bắt đối tượng cưa trộm hơn 1000 cây keo lá tràm

Để tránh bị phát hiện, đối tượng thường nhân lúc đêm tối khi các rẫy keo, tràm không có người trông coi để thực hiện hành vi.
"Sập bẫy" bán hàng online, người đàn ông mất 2,5 tỷ đồng

"Sập bẫy" bán hàng online, người đàn ông mất 2,5 tỷ đồng

Với lời quảng cáo việc nhẹ lương cao, chỉ cần ngồi một chỗ vẫn có thể kiếm tiền, nhiều nạn nhân đã sập bẫy thủ đoạn này và bị lừa đảo số tiền lên đến hàng tỷ đồng.
Công an Gia Lai cảnh báo về các bẫy lừa đảo trên không gian mạng

Công an Gia Lai cảnh báo về các bẫy lừa đảo trên không gian mạng

Mặc dù cơ quan chức năng liên tục cảnh báo về các thủ đoạn lừa đảo nhưng vẫn xuất hiện nhiều nạn nhân mới.
Quảng Ninh: Xử lý đối tượng bôi nhọ lực lượng Cảnh sát giao thông trên mạng xã hội

Quảng Ninh: Xử lý đối tượng bôi nhọ lực lượng Cảnh sát giao thông trên mạng xã hội

Sử dụng tài khoản facebook để đăng tải, bình luận bài viết có nội dung sai sự thật, bôi nhọ lực lượng Cảnh sát giao thông trên mạng xã hội. Hành vi của L.V. L bị phạt hành chính 7,5 triệu đồng.
Bắt 5 đối tượng mua bán ma túy tổng hợp trên địa bàn TP.Thanh Hóa

Bắt 5 đối tượng mua bán ma túy tổng hợp trên địa bàn TP.Thanh Hóa

Tại cơ quan Công an, các đối tượng khai nhận cầm đầu đường dây mua bán trái phép ma túy này là Nguyễn Văn Tỉnh. Đây là đối tượng mua bán ma túy chuyên nghiệp, có nhiều thủ đoạn tinh vi để che dấu hành vi phạm tội...
Hà Tĩnh: Gây tai nạn chết người rồi bỏ trốn

Hà Tĩnh: Gây tai nạn chết người rồi bỏ trốn

Sau khi gây tai nạn, Hải đã điều khiển xe ô tô di chuyển đến xã Hương Hoá (Tuyên Hoá - Quảng Bình) thì bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ.
Lào Cai: Cán bộ địa chính xã bị hành hung khi đi làm nhiệm vụ

Lào Cai: Cán bộ địa chính xã bị hành hung khi đi làm nhiệm vụ

Khi anh Trường nhắc nhở, yêu cầu người làm thuê cho ông Q. dừng việc thi công tại công trình vi phạm, ông Q. đã dùng vật cứng đánh vào cổ và vai anh Trường.
Đắk Lắk: Tạm giữ nhóm đối tượng chế tạo mua bán vũ khí trên mạng xã hội

Đắk Lắk: Tạm giữ nhóm đối tượng chế tạo mua bán vũ khí trên mạng xã hội

Tiến khai, 1 khẩu súng liên hệ mua của Toàn ở tỉnh Gia Lai với giá 5 triệu đồng, khẩu còn lại Tiến nhờ Phát đặt mua qua mạng với giá 900 nghìn đồng.
tiet kiem dien tu chinh sach den cuoc song

Tiết kiệm điện – Từ chính sách đến cuộc sống

(PLM) - Chiều 15/5, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm “Tiết kiệm điện - Từ chính sách đến cuộc sống”. Tại tọa đàm các nhà quản lý, các chuyên gia đã hệ thống hóa, phân tích, kiến giải, luận bàn về công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành chức năng trong sử dụng tiết kiệm, hiệu quả điện năng; việc lan tỏa các chương trình tiết kiệm điện năng vào thực tiễn đời sống xã hội; các giải pháp sử dụng hiệu quả, bền vững, tiết kiệm nguồn năng lượng điện...
ve nhieu chang bay ha nhiet manh sau dip nghi le 304 15

Vé nhiều chặng bay hạ nhiệt mạnh sau dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(PLM) - Theo Cục Hàng không Việt Nam, hiện nay, nhiều đường bay tới các điểm du lịch, giá vé giảm chỉ còn khoảng một nửa so với thời điểm nghỉ lễ 30/4-1/5.
toa dam chia se kinh nghiem cua cong hoa phap ve thu hoi tai san tham nhung

Tọa đàm “Chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về thu hồi tài sản tham nhũng”

(PLM) - Ngày 15/5, Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Cộng hòa Pháp phối hợp tổ chức Tọa đàm Chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về thu hồi tài sản tham nhũng. Tọa đàm nhằm trao đổi, tham khảo kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về đấu tranh phòng, chống tham nhũng và thu hồi tài sản phạm tội bị tịch thu nhằm nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế theo tinh thần Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.
bao ve an ninh quoc gia tren khong gian mang bai 1 nhan dien nguy co thach thuc tu toi pham lua dao

Bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng: Bài 1: Nhận diện nguy cơ, thách thức từ tội phạm lừa đảo

(PLM) - Trong bối cảnh hiện nay cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với quy mô và tốc độ chưa từng có, tạo ra những giá trị to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với bảo đảm an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đối với mọi quốc gia.
ngay moi truong the gioi nam 2024 phuc hoi dat chong han han va sa mac hoa

Ngày Môi trường thế giới năm 2024: Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa

(PLM) - Ngày Môi trường thế giới (5/6) năm 2024 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề "Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa". UNEP kêu gọi các quốc gia trên toàn cầu cùng chung tay hướng tới những mục tiêu phục hồi đất đai, chống sa mạc hóa và khả năng chống hạn, làm chậm quá trình biến đổi khí hậu, bảo vệ tự nhiên, tăng cường sinh kế và an ninh lương thực cho hàng tỷ người trên toàn thế giới.