Hà Nội 30 °C
TP Hồ Chí Minh 0 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 31 °C
  • Hà Nội Hà Nội 30°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 0°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 31°C

Phía sau cơn sốt phân lô đất nông nghiệp - Bài 1: Về “thủ phủ” phân lô, băm nát ruộng vườn

Bạn đọc
18/05/2024 08:13
Thiên Phúc
aa
Nhiều năm qua, kết quả kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai vừa qua cho thấy 5 địa phương đang “nóng” về tình trạng tự phân lô, bán nền là TP Biên Hòa, huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Vĩnh Cửu.

Trái đắng “sở hữu chung”

Mấy năm nay, tại Khu Cầu Xéo, thuộc thị trấn Long Thành (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), hàng chục con người đang nháo nhào kiện thưa vì mua phải đất nông nghiệp phân lô kèm những lời hứa ngon ngọt.

Nguyên do từ mấy năm trước, trên diện tích 5738m2 (trong đó có hơn 5338m2 là đất trồng cây lâu năm) tại Khu Cầu Xéo, các cò đất đã vẽ ra một dự án dân cư ngay trung tâm thị trấn với 47 lô đất. Tất cả đều có đường thông, thuê công ty đo đạc lập bản vẽ, cắm mốc từng lô. Giá bán tùy vị trí, từ 500 – 700 triệu đồng/lô (khoảng 100m2).

Phía sau cơn sốt phân lô đất nông nghiệp  - Bài 1: Về “thủ phủ” phân lô, băm nát ruộng vườn

Đất nông nghiệp bị bỏ hoang hóa sau nạn phân lô bán nền. Trong ảnh: một dự án tại xã Bình Sơn, Long Thành

Tìm hiểu nguồn cơn, chúng tôi biết được, trên mảnh đất này, vợ chồng chủ đất (tên Nguyễn Văn Năm và Nguyễn Thị Thu Hiền – ngụ ở Thủ Đức, TP.HCM) có hai Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Chủ đất ký ủy quyền cho bà Từ Thị Thu Thảo (ngụ ở huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) đứng ra chuyển nhượng số đất trên cho tổng cộng 46 người. Tất cả đều đứng tên chung (một sổ đỏ 19 người, sổ còn lại 27 người).

Tuy nhiên, người đứng ra bán nền lại không phải bà Từ Thị Thu Thảo (người ký hợp đồng chuyển nhượng) mà là bà Nguyễn Thị Nga (ngụ tại xã Long Đức, huyện Long Thành) và ông Bùi Thanh Hùng (thị trấn Long Thành). Một số người mua đất kể lại, bà Nga, ông Hùng khi bán đất, thu tiền đều cam kết làm đường đi nội bộ, kéo điện và xây được nhà ở. Thực tế, khu đất phân lô đã được đổ đá để làm đường nội bộ. Thế nhưng, sau khi nhận được sổ đỏ chung, một vài người mua gọi vật liệu đến xây nhà thì bị chính quyền tới lập biên bản, xử phạt và cào luôn phần đường đã đổ đá.

Bà Lê Thị Mộng Dung, một công nhân mua đất tại đây cho biết, nhiều vợ chồng là công nhân gom góp vay mượn mua được lô đất, tính xây nhà để ở giờ dở khóc dở cười. “Khi đặt cọc và mua bán, họ cam kết sẽ xây dựng được nhà. Tuy nhiên, đến nay chúng tôi vẫn chưa thể sử dựng lô đất này để xây dựng nhà như lời cam kết, đất cũng chưa có đường đi và chưa kéo điện” – bà Dung kể.

Phía sau cơn sốt phân lô đất nông nghiệp  - Bài 1: Về “thủ phủ” phân lô, băm nát ruộng vườn

Hai bên tuyến đường tại ấp 8, xã Bình Sơn, huyện Long Thành là hàng loạt dự án phân lô đất nông nghiệp nằm sâu trong rừng cao su, không thấy đường vào.

Sau nhiều lần liên hệ, những người mua chung miếng đất này đã nhận được câu trả lời từ người bán “không thực hiện được các cam kết”. Phía bán cũng không trả lại tiền, chuyển chỗ ở mới về Bà Rịa – Vũng Tàu, người mua không tìm được. Số tiền mua mảnh đất này có thể là toàn bộ tài sản sau nhiều năm gom góp của một đôi vợ chồng làm công nhân, với mong muốn mua được miếng đất để xây dựng nhà có thể an cư đã thành mây khói. Công việc hiện nay với mảnh đất nông nghiệp đã lỡ mua chỉ còn là nộp đơn cầu cứu các cơ quan chức năng.

Có lẽ, chiếm “kỷ lục” đứng tên chung 38 người trong một sổ đỏ thuộc về thửa đất nông nghiệp (số tờ 25, thửa 45, diện tích 4.385m2) tại xã Lộc An, huyện Long Thành. Thửa đất này ông Huỳnh Văn Việt (ngụ xã Phước An, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) đứng tên. Đến năm 2019, ông Việt ủy quyền cho ông Đoàn Như Hưng (ngụ tại xã Long Phước, huyện Long Thành) toàn quyền định đoạt thửa đất. Ông Hưng ủy quyền tiếp bà Từ Thị Thu Thảo. Sau đó bà Thảo hoàn tất việc chuyển nhượng và được Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Đồng Nai cấp sổ đỏ cho 38 cá nhân “đồng sở hữu” với hình thức sử dụng chung.

Thửa đất do 38 hộ dân đồng sở hữu đã được lập bản vẽ, phân lô, tiến hành xây dựng nhà ở, việc nhiều căn nhà xây dựng trên 1 thửa đất lớn hàng chục lô (sử dụng chung), mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là điều xa lạ. Tuy nhiên, việc xây dựng thi công nhà ở trên đất nông nghiệp diễn ra liên tục từ năm 2019 đến nay trên cùng một thửa đất.

Và, các trường hợp dính bẫy phân lô đất nông nghiệp như khu Cầu Xéo, Long Thành không phải là trường hợp cá biệt.

La liệt phân lô ven sân bay

Dọc theo quốc lộ 51 từ ngã tư Vũng Tàu (tỉnh Đồng Nai) xuôi về tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đến địa phận huyện Long Thành, rẽ vào các đường tỉnh, đường huyện bây giờ vẫn tràn ngập những ma trận quảng cáo, số điện thoại giới thiệu “dự án” BĐS lớn nhỏ. Tại các xã nằm ven Sân bay Long Thành, như: Bình Sơn, Lộc An, Long Phước… đất nông nghiệp được phân lô tràn lan với đủ mọi tên gọi, diện tích, giá cả. Lớn có khi đến hàng chục hecta, nhỏ chừng dăm ba ngàn mét vuông. Hầu hết những “dự án” này đang còn là đất nông nghiệp, do cá nhân hoặc doanh nghiệp liên kết nhau “hiến đất mở đường”, đổ nhựa vài đoạn đường, làm lề, kéo điện… sau đó phân lô và bán. Nhìn ở ngoài quốc lộ 51 hầu như không thấy bởi hầu hết các dự án đều nằm ở phía trong, nơi có những con đường chạy từ khu dân cư ra quốc lộ.

Phía sau cơn sốt phân lô đất nông nghiệp  - Bài 1: Về “thủ phủ” phân lô, băm nát ruộng vườn
Trên diện tích 5738m2 (trong đó có hơn 5338m2 là đất trồng cây lâu năm) tại Khu Cầu Xéo, thị trấn Long Thành, các cò đất đã “vẽ” ra một dự án dân cư ngay trung tâm thị trấn với 47 lô đất.

Trong vai một nhóm đầu tư đi săn đất nền, chúng tôi ghé vào xã Bình Sơn (huyện Long Thành). Đập vào mắt là hai bên tuyến đường tại ấp 8, hàng loạt dự án lậu mọc lên. Từ nhiều năm trước, nạn phân lô đất nông nghiệp ở đây với tốc độ chóng mặt. Có dự án đóng cọc phân lô rộng cả chục hecta nằm sâu trong rừng cao su, tìm mãi không thấy đường vào. Có dự án đã mọc lên cả chục căn nhà cấp 4 không phép. Cầm điện thoại hỏi cò, giá từ 500 triệu đồng – 700 triệu đồng cho mỗi lô chỉ ngoài trăm mét vuông. Vì là đất nông nghiệp nên tất cả đứng chung sổ đỏ, sau này có cơ hội tách riêng. Có doanh nghiệp gom đất vườn phân thẳng lô lớn, từ 1.000m2 trở lên và có sổ riêng, tất nhiên giá bình quân sẽ cao hơn sổ chung.

Ngay bên cạnh xã Bình Sơn là xã Lộc An, cảnh tượng nháo nhào xẻ đất phân lô cũng không kém. Ngay tại khu vực hồ thủy lợi Lộc An, phải đến hàng chục dự án phân lô lậu, tất cả nằm xúm xít quanh hồ với nhiều tên gọi mỹ miều: dự án sinh thái, trung tâm thương mại, nghỉ dưỡng… Nhìn từ google map, các con đường tự phát xẻ nát, bao vây khu vực quanh lòng hồ chưa đến 10hecta, không khác gì một tấm áo vá.

Bên kia quốc lộ 51 là hai xã Long Phước và Phước Thái, nhìn những thửa ruộng, mảnh vườn rộng lớn đang bị băm nát, đóng cọc phân lô không khỏi xót xa. Ở những nơi này, đất nông nghiệp bị xẻ nát với hàng trăm dự án lậu. Một viễn cảnh, nếu trong vòng ít năm nữa, khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động, xung quanh nó sẽ là những đô thị lụp xụp, nhếch nhác như đã từng có ở một số đô thị Việt Nam trước đây. Tuy nhiên, tại Long Thành - nơi có mật độ “dự án đất nền” rao bán nhiều nhất tỉnh Đồng Nai này - nhiều thông tin từ giới kinh doanh địa ốc khẳng định “vẫn nhiều cơ hội sinh lời lớn cho nhà đầu tư”.

Những chiêu trò lách luật

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp BĐS không tuân theo quy định của UBND tỉnh Đồng Nai mà coi thửa đất nào đẹp thì phối hợp với một số cá nhân gom đất ở địa phương. Sau đó các cá nhân này ủy quyền lại cho doanh nghiệp bán. Các doanh nghiệp này vẽ ra một dự án rất bắt mắt rồi tự nhận mình là chủ đầu tư, tổ chức sự kiện và diễn các chiêu trò để bán hàng. Khi người mua phát hiện ra thì đã muộn vì thò bút ký kết hợp đồng và xuống tiền.

Phía sau cơn sốt phân lô đất nông nghiệp  - Bài 1: Về “thủ phủ” phân lô, băm nát ruộng vườn
Hàng hàng lô đất trở thành bãi nhốt trâu, bò

Bên cạnh các doanh nghiệp làm ăn kiểu Alibaba, nhiều cá nhân ở nơi khác cũng kết hợp với người địa phương tham gia phân lô, xẻ nền. Thông thường, các cò đi mua gom đất ở, đất vườn, đất trồng cây lâu năm, thậm chí cả đất rừng của người dân ở trong các thôn, xóm. Những thửa lớn thì lập bản vẽ, xin hiến đất làm đường, rồi phân lô, bán nền. Những mảnh đất nhỏ sau khi được gom được, họ làm thủ tục hợp thửa, thành thửa lớn, đầu tư thêm ít kinh phí làm đường bê tông, ngay lập tức được chào bán với giá cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung quanh khu vực. Điều đáng nói, hầu hết những khu đất phân lô, bán nền sau thời gian mua đi bán lại nhộn nhịp phần lớn bị bỏ hoang, không xây dựng được vì không đủ điều kiện.

Phía sau cơn sốt phân lô đất nông nghiệp  - Bài 1: Về “thủ phủ” phân lô, băm nát ruộng vườn

Ngay tại khu vực hồ thủy lợi Lộc An, xã Lộc An, Long Thành, hàng chục dự án phân lô lậu, tất cả nằm xúm xít với nhiều tên gọi mỹ miều: dự án sinh thái, trung tâm thương mại, nghỉ dưỡng…

Bên cạnh chiêu thức tổ chức quảng bá, môi giới, tư vấn, tiếp thị gian dối... nhiều dạng hợp đồng trái luật được người bán đất “đẻ” ra để khách hàng tin tưởng, như: “Hợp đồng thỏa thuận điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất”; “Hợp đồng thỏa thuận điều kiện góp vốn xây dựng nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất”; “Hợp đồng thỏa thuận điều kiện góp vốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất”; “Hợp đồng đặt cọc, góp vốn nhận chuyển nhượng bất động sản”…

Nhiều năm qua, kết quả kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai vừa qua cho thấy 5 địa phương đang “nóng” về tình trạng tự phân lô, bán nền là TP Biên Hòa, huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Vĩnh Cửu. Qua thống kê, cơ quan chức năng Đồng Nai công bố trên các huyện, thị này, hiện diện nhiều dự án có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Phía sau cơn sốt phân lô đất nông nghiệp  - Bài 1: Về “thủ phủ” phân lô, băm nát ruộng vườn
Một thửa đất do 27 hộ dân “đồng sở hữu” đã được lập bản vẽ, phân lô ngay trại trung tâm thị trấn Long Thành – một hiện tượng phổ biến tại Đồng Nai

Tuy nhiên, việc phân lô vườn tược trái phép, phá vỡ quy hoạch mới chỉ là một câu chuyện, tại nhiều địa phương của tỉnh Đồng Nai, đặc biệt là các khu vực xung quanh sân bay Long Thành, nạn xây dựng “lậu” đất nông nghiệp hiện vẫn đang nhức nhối.

Báo PLVN sẽ tiếp tục phản ánh tình trạng trên.

Box:

Năm 2022, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND về tách thửa đất, hợp thửa đất trên địa bàn tỉnh. Trong đó, quy định chi tiết và cụ thể về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất theo các loại đất ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Theo đó, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhu cầu tách thửa đất phải đảm bảo các điều kiện phù hợp như: đối với đất ở muốn tách thửa phải có một cạnh tiếp giáp với đường giao thông. Trong đó, nếu tuyến đường có lộ giới từ 19m trở lên thì cạnh tiếp giáp đường tối thiểu là 5m. Với những tuyến đường có lộ giới dưới 19m hoặc chưa quy định lộ giới thì cạnh thửa đất tiếp giáp đường giao thông từ 4m trở lên.

Đồng thời, thửa đất sau khi tách phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 60m2 với đất ở đô thị và 80m2 với đất ở nông thôn. Trường hợp thửa đất thuộc khu vực đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng thì việc tách thửa phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng.

Đối với đất nông nghiệp ở đô thị diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách là 500m2, khu vực nông thôn là 2 ngàn m2. Thửa đất nông nghiệp khi tách thửa phải tiếp giáp với đường giao thông hoặc phải đảm bảo lối đi cần thiết cho người sử dụng đất ở phía trong.

bài liên quan
Siêu sân bay Long Thành đã thành hình

Siêu sân bay Long Thành đã thành hình

Với 6.000 kỹ sư, công nhân và hàng ngàn máy móc trang thiết bị phục vụ thi công, đến nay siêu dự án sân bay Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đã thành hình, tiến độ đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.
Đường băng sân bay Long Thành vượt tiến độ hai tháng

Đường băng sân bay Long Thành vượt tiến độ hai tháng

Hàng ngày gần 6 ngàn lao động làm việc bất chấp nắng mưa đưa hai hạng mục quan trọng tại dự án sân bay Long Thành gồm nhà ga hành khách và đường băng cất hạ cánh vượt tiến độ.
Phía sau cơn sốt phân lô đất nông nghiệp - Bài 2: Vô tư xây nhà không phép

Phía sau cơn sốt phân lô đất nông nghiệp - Bài 2: Vô tư xây nhà không phép

Hơn ai hết, xã, huyện phải thấy được những biến động trong mua bán đất trên địa bàn, những dấu hiệu bất thường diễn ra trên thị trường để có những động thái kịp thời để tránh hậu quả xấu cho cả người dân lẫn chính quyền.
Khắc phục ô nhiễm bụi do thi công sân bay Long Thành

Khắc phục ô nhiễm bụi do thi công sân bay Long Thành

Liên quan đến tình trạng ô nhiễm bụi do quá trình thi công Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, đơn vị đã và đang triển khai các biện pháp khắc phục.
Đường băng Sân bay Long Thành sẽ hoàn thành trước 30/4/2025

Đường băng Sân bay Long Thành sẽ hoàn thành trước 30/4/2025

Ngày 14/3, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cùng liên danh các nhà thầu đã phát động thi đua hoàn thành thi công và khai thác kỹ thuật công trình đường băng cất hạ cánh sân bay Long Thành trước 30/4/2025.
Hoàn thành dự án sân bay Long Thành vào năm 2026

Hoàn thành dự án sân bay Long Thành vào năm 2026

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao ACV hoàn thành dự án sân bay Long Thành trong năm 2026 và nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất vào tháng 4/2025.
Mới nhất
Đọc nhiều
Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Ngày 23/7, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tại Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An tại xã Nghi Phong (Nghi Lộc - Nghệ An).
Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Tin bài khác
Hà Nam: Công an vào cuộc xác minh các sản phẩm, thực phẩm chức năng do Công ty Minh Vương gia công sản xuất

Hà Nam: Công an vào cuộc xác minh các sản phẩm, thực phẩm chức năng do Công ty Minh Vương gia công sản xuất

Công an huyện Kim Bảng vào cuộc xác minh những dấu hiệu bất thường về sản xuất, in ấn trên bao bì và quảng cáo một số sản phẩm, thực phẩm chức năng do Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Minh Vương gia công, sản xuất.
Phú Thọ: Bar New TPT Club hoạt động khi chưa đủ điều kiện kinh doanh

Phú Thọ: Bar New TPT Club hoạt động khi chưa đủ điều kiện kinh doanh

Dù chưa được cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh vũ trường, quán bar, thế nhưng, từ đầu năm 2024, quán bar New TPT Club vẫn công khai hoạt động. Đáng nói, khi trao đổi với phóng viên, lãnh đạo chính quyền địa phương lại không hề nắm rõ về các quy định, các thủ tục, điều kiện để quán bar, vũ trường được phép hoạt động.
Quảng Ninh: Nhiều sai phạm trong việc thực hiện quy hoạch chung và quy hoạch xây dựng tại TP.Cẩm Phả

Quảng Ninh: Nhiều sai phạm trong việc thực hiện quy hoạch chung và quy hoạch xây dựng tại TP.Cẩm Phả

Vừa qua, Thanh tra tỉnh Quảng Ninh đã ban hành kết luận thanh tra về việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng trên địa bàn TP.Cẩm Phả giai đoạn 2015-2022.
Cần giải quyết dứt điểm kiến nghị của người dân tại huyện Đông Anh

Cần giải quyết dứt điểm kiến nghị của người dân tại huyện Đông Anh

Ông Phạm Thanh Nhung đề nghị các cấp chính quyền xem xét giải quyết dứt điểm và làm hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình ông bởi diện tích đất 42m2 được bố ông mua lại của bà Cõn có giấy tờ rõ ràng.
Kiên Giang:   “Đất tặc” hoành hành, nhiều nơi ở Phú Quốc “đất biến thành ao”

Kiên Giang: “Đất tặc” hoành hành, nhiều nơi ở Phú Quốc “đất biến thành ao”

Thoạt nhìn cứ nghĩ là ao hồ nước đọng, tuy nhiên khi hỏi người dân địa phương mới biết rõ đó là hệ lụy của nạn “đất tặc” để lại. Những hố nước sâu hoáy đến 3-4 mét có đường kính chừng 8-10m đã làm biến dạng nhiều mặt nền đất ở Phú Quốc
Đất chưa bồi thường, vì sao UBND tỉnh Bình Thuận cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho chủ đầu tư?

Đất chưa bồi thường, vì sao UBND tỉnh Bình Thuận cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho chủ đầu tư?

Đất chưa bồi thường cho người dân nhưng UBND tỉnh Bình Thuận đã cấp sổ đỏ cho doanh nghiệp khiến cho phát sinh khiếu kiện kéo dài.
(Sóc Sơn – Hà Nội): Chuyển hồ sơ sang công an vụ Chủ tịch HĐND xã Quang Tiến bị tố cáo

(Sóc Sơn – Hà Nội): Chuyển hồ sơ sang công an vụ Chủ tịch HĐND xã Quang Tiến bị tố cáo

Thông tin từ Phòng TNMT huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội cho biết: Vụ việc Chủ tịch HĐND xã Quang Tiến bị tố cáo có dấu hiệu lợi dụng quyền hạn chiếm đoạt tài sản; làm giả hồ sơ giấy tờ; làm giả các tài liệu giao dịch để làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được chuyển hồ sơ sang cơ quan công an thụ lý.
Quốc Oai (Hà Nội): Cần xử lý nghiêm dự án tái chế rác thải không phép

Quốc Oai (Hà Nội): Cần xử lý nghiêm dự án tái chế rác thải không phép

Hiện nay, Dự án khu tập kết, xử lý, tái chế phế thải công nghiệp tại chỗ của hộ ông Đào Văn Tuấn (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội) xây dựng ‘chui’ trên đất nông nghiệp. Thế nhưng, sai phạm trên không được các cấp chính quyền xử lý triệt để, đã tạo điều kiện hình thành khu tái chế rác thải không phép gây ô nhiễm môi trường.
Vì sao chưa thể giải phóng mặt bằng cho dự án Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh?

Vì sao chưa thể giải phóng mặt bằng cho dự án Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh?

Dự án đường Vành đai 3 tại TP Hồ Chí Minh là một trong những dự án trọng điểm của quốc gia, tuy nhiên, đến nay, việc giải phóng mặt bằng vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện dự án và kế hoạch hoàn thành toàn bộ dự án theo dự kiến vào năm 2026.
Quảng Ninh: UBND TP.Cẩm Phả nói gì về vụ việc tranh chấp đất đai tại phường Cẩm Sơn?

Quảng Ninh: UBND TP.Cẩm Phả nói gì về vụ việc tranh chấp đất đai tại phường Cẩm Sơn?

Ngày 1/7, UBND TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản phúc đáp nội dung đơn của công dân Trần Tiến Trường đối với việc cấp các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại một số thửa đất.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.