Chủ nhật 28/04/2024 19:42

Email: [email protected]

Hotline: 0903211537

Hà Nội 31 °C
TP Hồ Chí Minh 32 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 30 °C
Yên Bái 30 °C
  • Hà Nội Hà Nội 31°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 32°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 30°C
  • Yên Bái Hà Nội 30°C

Tháo gỡ khó khăn cho ngành xi măng: Cần thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ

Thương trường
08/12/2023 19:36
Lê Hải
aa
Chính phủ đã và đang đưa ra các chính sách hỗ trợ để ngành xi măng vượt qua thách thức, thế nhưng vẫn còn nhiều việc cần phải làm.


Tin nên đọc

Hành trình thoái vốn của Công ty tài chính cổ phần xi măng (CFC) diễn ra như thế nào?

Cần hiểu rõ về Công ty tài chính cổ phần xi măng (CFC)

Ngành xi măng Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng đã phải đóng cửa hoặc giảm sản lượng để giảm thiểu thiệt hại.

Doanh nghiệp xi măng đang gánh áp lực lớn, đó là tình trạng nhu cầu xi măng toàn xã hội giảm, giá bán giảm nhưng giá điện, than và giá nguyên nhiên liệu đầu vào cho sản xuất xi măng tăng, hoặc đang ở mức cao, khiến hiệu quả sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong 12 doanh nghiệp xi măng niêm yết trên sàn chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính quý III/2023, có tới 10 doanh nghiệp báo lỗ.

Nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của ngành xi măng, Báo điện tử Xây dựng tổ chức chương trình Tọa đàm với chủ đề: “Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành Xi măng”.

Buổi tọa đàm có sự tham gia của TS Nguyễn Quang Hiệp - Phó Vụ Trưởng Vụ Vật Liệu Xây dựng, Bộ Xây dựng; PGS.TS Lương Đức Long - Tổng Thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam; Ông Đào Nguyên Khánh – Trưởng bộ phận phát triển bền vững và truyền thông doanh nghiệp, INSEE Việt Nam; TS Trần Bá Việt - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ xây dựng, Phó Chủ tịch Hội Bê tông Việt Nam, thành viên Viện Bê tông Hoa Kỳ.

377a0435-42ab-4906-ac4c-7e32054fda32

Các chuyên gia chia sẻ tại buổi tọa đàm.

Ngành xi măng trong nước đối mặt nhiều thách thức

Tại buổi tọa đàm, chia sẻ về những khó khăn của doanh nghiệp, ông Đào Nguyên Khánh – Trưởng bộ phận phát triển bền vững và truyền thông doanh nghiệp INSEE Việt Nam cho biết: “Ảnh hưởng của đại dịch covid-19 khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy trong đó, ngành bất động sản gặp khó khăn, khiến tổng nhu cầu tiêu thụ xi măng nội địa giảm mạnh. Theo tính toán của INSEE Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ xi măng nội địa trong năm 2023 ước tính sụt giảm mạnh.

Với tình hình tiêu thụ nội địa gặp khó khăn, năm 2023 sẽ là năm có doanh số bán hàng thấp nhất trong lịch sử gần 30 năm của Công ty và ước tính doanh số bán hàng thậm chí có thể giảm khoảng 35%”, ông Đào Nguyên Khánh chia sẻ.

Phân tích về những khó khăn, thách thức của ngành Xi măng Việt Nam hiện nay, PGS.TS Lương Đức Long - Tổng Thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam nhấn mạnh: “Đến năm 2009, thị trường xi măng của Việt Nam vẫn là thị trường của người bán, tức là cung không đủ cầu. Từ 1990 – 2009 chúng ta thường xuyên phải nhập khẩu xi măng, clanhke.

Khi đó, các nhà máy xi măng chỉ việc sản xuất, Chính phủ tìm mọi cách khuyến khích, động viên các nhà đầu tư xây dựng thêm nhà máy. Có thể nói, giai đoạn từ 2000 – 2010 có rất nhiều dự án đăng ký đầu tư xây dựng nhà máy xi măng. Năng lực sản xuất năm 2010 đã đạt mức 55 triệu tấn xi măng/năm, nhu cầu lúc đó là 55,7 triệu tấn. Từ năm 2010 trở về trước, ngành xi măng hầu như không gặp khó khăn gì trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giai đoạn 2000 – 2010, tăng trưởng tiêu thụ nội địa đạt bình quân 15%/năm.

Tuy nhiên, từ 2011, xuất hiện vấn đề cung vượt cầu. Thị trường xi măng chuyển từ thị trường của người bán sang thị trường cạnh tranh. Có thể nói, khó khăn của ngành xi măng Việt Năm xuất hiện từ năm 2010.

Từ 2010 – 2022 năng lực sản xuất xi măng tăng, tăng trưởng tiêu thụ nội địa xi măng Việt Nam ở mức rất thấp, chỉ đạt trung bình 1,6%/năm. Xi măng Việt Nam buộc phải xuất khẩu. Năm xuất khẩu nhiều nhất (2021), chúng ta xuất khẩu đến 45,7 triệu tấn, tương đương với 42% sản lượng sản xuất của năm.

Tuy nhiên, đến năm 2020, cũng như các ngành kinh tế khác, ngành xi măng phải chịu một cú đấm bồi từ Covid-19 và giá năng lượng, đặc biệt là giá than tăng khủng khiếp. Trong bối cảnh đó, ngành xi măng vẫn còn sức lực và cố được đến năm 2021 nhưng từ năm 2022 bắt đầu đuối sức.

Thêm vào đó, từ 1/1/2023 mức thuế suất xuất khẩu clanhke tăng từ 5 lên 10% và clanhke xuất khẩu không được áp dụng luật thuế GTGT. Cộng hưởng tất cả những điều này, ngành xi măng hiện nay, có thể nói đang đứng bên bờ vực”, PGS.TS Lương Đức Long cho biết.

Thông tin tại buổi tọa đàm, TS Nguyễn Quang Hiệp - Phó Vụ Trưởng Vụ Vật Liệu Xây dựng, Bộ Xây dựng nhấn mạnh: “Không riêng gì ngành xi măng đang gặp khó khăn mà cả ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung cũng đang gặp khó khăn.

Qua 11 tháng đầu năm 2023 cả nước tiêu thụ khoảng 80 triệu tấn, giảm 12% so với cùng kỳ 2022, trong đó tiêu thụ xi măng nội địa là 52 triệu tấn, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2022 và xuất khẩu được gần 29 triệu tấn trong đó xuất khẩu clanhke đạt gần 10 triệu tấn, giảm 29% so với cùng kỳ 2022.

Trong nhiều năm trước, khi GDP quốc gia tăng trưởng 6% - 6,5% thì tăng trưởng tiêu thụ xi măng nội địa vào khoảng 8% - 10%. Như vậy, so với bình thường thì mức tiêu thụ nội địa 11 tháng đầu năm 2023 đã sụt giảm khoảng 23%. Tình trạng này dẫn đến nhiều nhà máy phải ngừng hoạt động một số dây chuyền lò nung, trong đó có những dây chuyền phải dừng dài hạn”, TS Nguyễn Quang Hiệp cho biết.

Nói về nguyên nhân, TS Nguyễn Quang Hiệp phân tích: “Trong thời gian gần đây thị trường bất động sản trong nước giảm sâu bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản gặp nhiều khó khăn do thị trường bất động sản trầm lắng, cầu về bất động sản suy giảm cũng như những khó khăn về nguồn vốn, pháp lý,... dẫn đến doanh nghiệp phải giãn tiến độ, dừng triển khai thực hiện dự án.

Bên cạnh đó, các dự án đầu tư công xây dựng kết cấu hạ tầng triển khai chậm cùng với sự khó khăn về vốn của các doanh nghiệp. Vì vậy, đây là các nguyên nhân chính đã gây tắc nghẽn đầu ra cho chuỗi sản xuất cung ứng vật liệu xây dựng trong đó có xi măng”.

image00120230429162100

Ngành xi măng đang đối mặt với hàng loạt thách thức (Ảnh: Báo Xây dựng)

Cần làm gì để ngành xi măng “vượt khó”?

Để vượt qua giai đoạn khó khăn, các doanh nghiệp trong ngành Xi măng Việt Nam đang phải tìm cách để giảm chi phí, tăng năng suất và tìm kiếm những cơ hội mới để phát triển.

Cùng với đó, Chính phủ cũng đang đưa ra các chính sách hỗ trợ để ngành Xi măng vượt qua thách thức, nhưng vẫn còn nhiều việc cần phải làm để đưa ngành Xi măng Việt Nam hoạt động ở trạng thái tương đồng với nền kinh tế.

Tại buổi tọa đàm, các khách mời tham dự Chương trình đã có những ý kiến, chia sẻ nhằm tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của ngành Xi măng Việt Nam.

Nói về xu hướng ngành xi măng Việt Nam trong giai đoạn tới, PGS.TS Lương Đức Long - Tổng Thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho rằng, nhu cầu xi măng của Việt Nam chưa đạt đỉnh. Do đó, nhu cầu xi măng nội địa sẽ tăng.

“Để phát triển bền vững, ngành xi măng cũng sẽ tiếp tục phát triển theo xu thế chung của thế giới, đó là phát triển bền vững, giảm tiêu hao vật liệu, năng lượng, tiến tới trình độ tự động hóa, tối ưu hóa và sử dụng AI trong sản xuất. Cũng nói thêm, thế giới đã xác định, ngành công nghiệp xanh”, PGS.TS Lương Đức Long cho biết.

Trong khi đó, TS Nguyễn Quang Hiệp - Phó Vụ Trưởng Vụ Vật Liệu Xây dựng, Bộ Xây dựng cho biết, cần có định hướng về mặt chính sách để giải quyết các vấn đề nội tại của ngành Xi măng, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn trong tương lai:

“Thứ nhất, cần thúc đẩy hoạt động đầu tư xây dựng, đặc biệt xây dựng kết cấu hạ tầng. Theo đó, các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh đầu tư công, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, nông thôn; Bộ GTVT chỉ đạo các chủ đầu tư tăng tỷ lệ sử dụng cầu cạn bê tông cốt thép đối với các dự án đường bộ cao tốc đang trong giai đoạn thiết kế, đặc biệt là ở những thiếu vật liệu đắp nền đường như vùng ĐBSCL; Tăng cường sử dụng công nghệ gia cố đất bằng xi măng trong xây dựng đường bộ ở; UBND các địa phương tăng cường sử dụng đường bê tông xi măng cho xây dựng đường nông thôn, miền núi và đường tại những vùng thường xuyên ngập lụt.

Thứ hai, thực hiện tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, nhà ở. Các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ. NHNN phối hợp Bộ Xây dựng và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ.

Thứ ba, về chính sách thuế, đề nghị Chính phủ tạm hoãn việc tăng thuế xuất khẩu clanhke từ 5 lên 10% (theo Nghị định 101/2021/NĐ-CP) tạm giữ thuế suất thuế XK Clanhke ở mức cũ 5% thêm 2 năm;

Cùng với đó, đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi chính sách thuế GTGT đối với sản phẩm xuất khẩu (clinker) quy định tại Nghị định số 100/2016/NĐ-CP và Bộ Tài chính sửa đổi các Thông tư liên quan theo hướng sản xuất clanhke không thuộc đối tượng hàng hóa không chịu thuế GTGT.

Chính phủ cũng nên xem xét, sửa đổi Nghị định số 12/2015/NĐ-CP và Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 152/2015/TT-BTC theo hướng quy định lại cách tính thuế tài nguyên đối với sản phẩm chế biến từ khoáng sản trong đó có xi măng, clanhke xi măng để thuế tài nguyên không bị tính trùng lên thuế thu nhập doanh nghiệp như phản ánh của các doanh nghiệp.

Thứ tư, cần thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát chặt nhập khẩu vật liệu xây dựng. Cụ thể, ngoài việc điều chỉnh chính sách thuế liên quan đến xuất khẩu, cần xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng xi măng theo hướng hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xây dựng phải chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường ngoài nước

Thứ năm, cần nâng cao chất lượng tiết giảm chi phí sản xuất. Theo đó, các DN chủ động, đổi mới công nghệ, sử dụng hiệu quả năng lượng, tận dụng tối đa các nguồn nhiên liệu giá rẻ từ phế thải để tiết giảm chi phí sản xuất nâng cao năng lực cạnh tranh”, TS Nguyễn Quang Hiệp chia sẻ.

Để phát triển bền vững ngành xi măng, TS Nguyễn Quang Hiệp nhấn mạnh: “Cần sửa đổi, hoàn thiện hành lang pháp lý (nghị định, thông tư, quy hoạch) và hành lang kỹ thuật (quy chuẩn, tiêu chuẩn) hướng đến phát triển ngành sản xuất xi măng theo đúng quan điểm, mục tiêu của Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021- 2030, định hướng đến năm 2050.

Theo đó, hướng đến sản sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản, tận dụng tối đa phế thải từ các ngành sản xuất khác; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng; tạo ra sản phẩm xi măng xanh, phát thải thấp”.

bài liên quan
Bỏ đề xuất mỗi người chỉ được bán 3-5 căn nhà trong một năm

Bỏ đề xuất mỗi người chỉ được bán 3-5 căn nhà trong một năm

Bộ Xây dựng đã bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê từ 3-5 căn nhà/năm trong dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản.
Chào bán thành công cổ phần tại Tổng công ty Sông Hồng, Bộ Xây dựng thu về 139 tỷ đồng

Chào bán thành công cổ phần tại Tổng công ty Sông Hồng, Bộ Xây dựng thu về 139 tỷ đồng

Với việc chào bán thành công, Bộ Xây dựng thu về hơn 139 tỷ đồng và không còn là cổ đông của Tổng công ty Sông Hồng.
Báo Xây dựng tổ chức giải bóng đá Xây dựng mở rộng lần thứ IV - 2019

Báo Xây dựng tổ chức giải bóng đá Xây dựng mở rộng lần thứ IV - 2019

Nhằm chào mừng kỷ niệm 88 năm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Sáng ngày 16/3, tại Hà Nội, Báo Xây dựng tổ chức giao lưu bóng đá Xây dựng mở rộng lần thứ IV - 2019.
Bộ Xây dựng nói về vụ cháy

Bộ Xây dựng nói về vụ cháy 'chung cư mini': Địa phương buông lỏng quản lý trong cấp phép xây dựng

Ông Vũ Ngọc Anh, Vụ trưởng Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng, cho biết, giấy phép xây dựng cấp cho ông Nghiêm Quang Minh (chủ nhà bị cháy), ghi rõ “được phép xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ” cao 6 tầng, trong đó không mô tả cụ thể nhà này có nhiều “căn hộ” hay không. Thực tế, ngôi nhà bị cháy là nhà ở riêng lẻ kết hợp kinh doanh (cho thuê, hoặc bán), gồm 9 tầng với 45 “căn hộ”, người dân quen gọi “chung cư mini”.
Bộ Xây dựng và Đài truyền hình Việt Nam ký kết chương trình hợp tác truyền thông giai đoạn 2022 - 2026

Bộ Xây dựng và Đài truyền hình Việt Nam ký kết chương trình hợp tác truyền thông giai đoạn 2022 - 2026

Chiều 14/4, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ký kết Hợp tác truyền thông giữa Bộ Xây dựng và Đài Truyền hình Việt Nam giai đoạn 2022 – 2026.
UBKT Trung ương yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Xây dựng kiểm điểm nghiêm túc

UBKT Trung ương yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Xây dựng kiểm điểm nghiêm túc

UBKT Trung ương cho rằng, Ban cán sự đảng Bộ Xây dựng nhiệm kỳ 2016-2021 bên cạnh những ưu điểm còn có một số vi phạm, khuyết điểm.
Mới nhất
Đọc nhiều
Công ty Quốc tế - Mega Gangnam tiếp tục bị Sở Y tế xử phạt

Công ty Quốc tế - Mega Gangnam tiếp tục bị Sở Y tế xử phạt

Vi phạm nhiều lỗi trong lĩnh vực y tế, Công ty cổ phần đầu tư Quốc tế - Mega Gangnam có trụ sở số 105, phố Trần Quốc Hoàn (Hà Nội) bị Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xử phạt hành chính.
Người làm chứng là gì, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng?

Người làm chứng là gì, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng?

Vai trò của người làm chứng góp phần tích cực vào sự thắng lợi của công lý. Vậy người làm chứng có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp ở Thanh Trì

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp ở Thanh Trì

Hội Nhà báo Việt Nam có văn bản gửi UBND và Công an TP Hà Nội đề nghị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các phóng viên, nhà báo xảy ra tại huyện Thanh Trì.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.