Hà Nội 29 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 30 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 29°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 30°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Thiêng liêng nghĩa tình đồng đội…

Tôn giáo - Dân tộc
03/07/2024 16:21
Triệu Quang Định
aa
Hàng năm, cứ mỗi dịp Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, trong tôi lại bồi hồi xúc động khi nghĩ về nghĩa tình đồng đội; nhớ khôn nguôi những người thủ trưởng, những anh em đồng đội đã cùng tôi “vào sinh ra tử” chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong những năm tháng thanh xuân đẹp đẽ nhất của cuộc đời…
LTS: Nhân Kỷ niệm Ngày Thương binh, Liệt sĩ 27/7, Báo Pháp luật Việt Nam xin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Triệu Quang Định, nguyên Kiểm sát viên Cao cấp - Viện kiểm sát nhân dân Tối cao. Tác giả Triệu Quang Định là thương binh hạng 2/4 thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từng tham gia chiến đấu tại các trận đánh Xuân Lộc, Chi khu Định Quán, La Ngà - mở màn cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Năm nay, tôi đã làm được một việc hết sức ý nghĩa là tự tôi tổ chức được một số cuộc thăm viếng về gia đình các đồng đội cũ. Điều này tôi đã tâm nguyện từ khá lâu, nhưng do bộn bề công việc cùng những vất vả mưu sinh nên suốt gần nửa thế kỷ trôi qua, đến nay tôi mới thực hiện được…

Một bức ảnh chụp tác giả cùng những người đồng đội của mình khi đất nước mới giải phóng.
Một bức ảnh chụp tác giả cùng những người đồng đội của mình khi đất nước mới giải phóng. Ảnh: NVCC

1. Hôm tôi bắt xe khách tìm về nhà anh Trần Văn Hực ở huyện Tĩnh Gia (tỉnh Thanh Hóa) là một ngày cuối tháng 4/2024. Anh Hực nguyên là Đại đội trưởng Đại đội 6, đến năm 1973 anh được đề bạt lên làm Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 5. Sở dĩ đến tận bây giờ tôi mới có được địa chỉ nhà anh Hực sau bao lâu tìm kiếm, là nhờ trong cuộc trò chuyện tình cờ với Thiếu Tướng Trần Trọng Ngừng (nguyên lãnh đạo Quân đoàn 4), tôi đã xin được địa chỉ nhà anh Hực.

Có thể nói, anh Trần Văn Hực là một người anh, người thủ trưởng mà tôi luôn kính trọng và tự hào. Câu chuyện về cuộc đời anh Hực là điển hình của hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ để đồng đội học tập, noi theo.

Trong trận chiến Xuân Lộc (Đồng Nai) tháng 4/1975- trận đánh mở màn cho bộ đội ta tiến vào Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, anh Trần Văn Hực là người trực tiếp chỉ huy Tiểu đoàn 5 của chúng tôi chiến đấu, giành thắng lợi to lớn và hạn chế lớn nhất những tổn thất, thương vong. Bằng tài trí của người chỉ huy, cùng tinh thần xả thân vì đồng đội, anh Hực còn cứu sống nhiều đồng đội bị thương, trong đó có tôi.

Khi ra trận anh can trường, dũng cảm bao nhiêu, thì trong tình yêu anh lãng mạn, tinh tế bấy nhiêu. Người yêu anh là chị Nguyễn Thị Thơi, một cô gái đẹp cùng quê, hai người học cùng lớp với nhau từ nhỏ. Năm 1969, anh đi theo tiếng gọi của Tổ quốc vào miền Nam chiến đấu, chị học Đại học Sư phạm để trở thành cô giáo. Suốt những năm tháng chiến tranh, chị một lòng thủy chung chờ đợi anh. Đất nước giải phóng, khi đa phần những người lính như chúng tôi được trở về với gia đình thì người thủ trưởng như anh Hực vẫn bộn bề với công tác và trách nhiệm…

Năm 1976, trong một lần anh được về phép thăm nhà, anh chị làm đám cưới. Hết phép, anh lại trở về đơn vị. Những lần anh được về phép thăm nhà sau đó cũng ngắn ngủi vội vàng không kém, trong khi vợ chồng anh và đôi bên gia đình vẫn đang mong ngóng anh chị có đứa con đầu lòng thì năm 1978, anh Hực nhận được lệnh lên đường đi chiến đấu tại chiến trường Campuchia.

Tác giả thắp hương người đồng đội, thủ trưởng Trần Văn Hực
Tác giả thắp hương cho người đồng đội, thủ trưởng Trần Văn Hực. Ảnh: NVCC

Năm 1979, trong một trận chiến ác liệt bên nước bạn, anh Hực bị thương rất nặng: mất nửa bàn tay trái, mất cánh tay phải, mất chân trái và gẫy 3 rẻ xương sườn ngực. Với tỉ lệ thương tật trên 90%, anh được chuyển về điều dưỡng tại Trung tâm điều dưỡng thương binh nặng Hoàng Long (huyện Gia Viễn, Ninh Bình).

Biết tin, chị Thơi và gia đình đã xin đón anh về nhà nuôi dưỡng, chăm sóc. Được sống trong vòng tay yêu thương của vợ, anh Hực như được tiếp thêm sức mạnh, sức khỏe anh hồi phục như có phép màu. Đến năm 1980, anh chị đón tin vui có con trai đầu lòng, rồi những năm sau đó anh chị lần lượt sinh tiếp hai con gái và một con trai nữa. Cả 04 người con của anh chị (2 trai, 2 gái) đều khỏe mạnh, hiếu thảo, chăm ngoan, học giỏi.

Chị Thơi tâm sự, trong suốt hành trình 28 năm tình nghĩa vợ chồng, chị luôn yêu thương, thấu hiểu và nhẫn nại xoa dịu, bù đắp cho những mất mát, hy sinh của anh do di chứng chiến tranh. Chưa bao giờ chị kêu ca, than vãn nửa lời, ngược lại chị luôn coi anh luôn là niềm tự hào, là chỗ dựa cho mẹ con chị. Chị và các con chỉ mong được chăm sóc, phụng dưỡng anh suốt đời. Thế nhưng vào ngày 26/6/2004, trong cơn đau tái phát các vết thương cũ, anh Hực được đưa đi cấp cứu nhưng đã không qua khỏi do bệnh tình quá nặng.

Kể chuyện về anh cho tôi nghe, chị Thơi rơi nước mắt vì xúc động. Ngày anh mất, các con anh chị vẫn đang đi học, chưa ai ra trường, chưa ai được dựng vợ gả chồng. Khi đó con trai lớn của anh chị hồi đó đang là sinh viên năm cuối Đại học Y Hà Nội, con gái thứ 2 của anh chị hồi đó cũng đang học năm cuối Đại học Sư phạm, cháu gái thứ 3 đang học năm thứ nhất Đại học Y Hà Nội, còn con trai út mới học lớp 11.

Đến nay, các con anh chị đều đã trưởng thành, xây dựng gia đình riêng, con cái đề huề, có công việc ổn định, có công danh sự nghiệp.

2. Với riêng tôi, anh Trần Văn Hực vừa là thủ trưởng, cũng là đồng đội có ảnh hưởng đến tôi nhiều nhất.

Bản thân tôi trong trận đánh Xuân Lộc (Đồng Nai) đã bị thương và bị sức ép bom, anh Hực chính là người đã không quản hiểm nguy che chắn, bảo vệ, cõng tôi và nhiều anh em bị thương đi cấp cứu, giúp chúng tôi bảo toàn tính mạng. Chính tinh thần bao bọc, yêu thương đồng đội như ruột thịt của anh Hực đã truyền cảm hứng mạnh mẽ sang chúng tôi, khiến chúng tôi học tập, làm theo. Tại trận đánh vào cứ điểm La Nga (thuộc Chi khu Định Quán - Đồng Nai), tôi cùng với một đồng đội nữa là anh Bình cũng đã xuyên rừng, lội suối suốt 13 giờ đồng hồ ròng rã cáng anh Lâm Văn Thạch (quê xã Nam Thắng, Nam Trực, Nam Định, khi đó anh Thạch bị thương gãy nát cánh tay bên phải) đi cấp cứu, nhờ vậy mà anh Thạch được cứu sống kịp thời.

Ông Lâm Văn Thạch thương binh hạng ¼
Ông Lâm Văn Thạch thương binh hạng ¼. Ảnh: NVCC

Ngày 1/4/2024 vừa qua, tôi cũng đã tìm về xã Nam Thắng thăm anh Lâm Văn Thạch, người đồng đội mà tôi cáng đi cấp cứu năm nào. Sau tròn 49 năm xa cách, hôm đó tôi và anh Thạch mới có dịp gặp lại nhau, hàn huyên về những ngày tháng anh em cùng “vào sinh ra tử” bên nhau. Đất nước giải phóng, anh Thạch gửi lại chiến trường Đông Nam Bộ cánh tay phải, anh trở về quê tham gia lao động cùng gia đình. Anh xin được công việc bảo vệ ở một xí nghiệp sản xuất gạch ngói, lấy vợ sinh con, cuộc sống tuy vất vả khó khăn nhưng anh luôn sống lạc quan, nhiệt tình và đầy trách nhiệm.

Hôm đó, tôi và anh Thạch cũng đã sang nhà thắp hương cho một đồng đội là anh Lâm Văn Kết ở xã Nam Thắng. Anh Kết hy sinh trong trận đánh Chi khu quân sự Định Quán - Đồng Nai, tháng 3/1975. Chúng tôi mừng vui và cảm động vô cùng khi được biết, sau nhiều năm đi tìm kiếm mộ liệt sĩ Lâm Văn Kết, năm 2016 gia đình đã tìm được và đưa anh Kết về Nghĩa trang liệt sĩ quê nhà.

3. Trong số đồng đội, có một người anh, người thủ trưởng mà tôi cũng luôn đau đáu nhớ về, đó là anh Nguyễn Quốc Tạo (quê tỉnh Thái Nguyên) - Chỉ huy C20 được điều động về làm Chính trị viên trưởng Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 34, Sư đoàn 7.

Tôi vẫn nhớ anh Tạo cao to, điển trai, dáng vẻ phong trần, trên lưng anh hay khoác một tấm dù hoa làm ngụy trang. Nhìn anh có nét giống những nhân vật anh hùng trong trên phim ảnh hay trong truyền thuyết, ở anh toát ra khí phách của người anh hùng trong chiến trận. Dưới sự chỉ huy tài tình của anh, đơn vị chúng tôi liên tiếp giành thắng lợi.

Bức ảnh lưu niệm chụp tác giả và đồng chí Nguyễn Quốc Tạo (bên trái) trên đường phố Sài Gòn lúc mới giải phóng năm 1975. Liệt sĩ Nguyễn Quốc Tạo hi sinh tại chiến trường Campuchia năm 1979.
Bức ảnh chụp tác giả và anh Nguyễn Quốc Tạo (bên trái) trên đường phố Sài Gòn lúc mới giải phóng năm 1975. Sau này anh Tạo hi sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Ảnh: NVCC

Hơn 7 năm anh chiến đấu và chỉ huy các trận chiến khắp chiến trường miền Đông Nam Bộ, nhưng anh Tạo chưa hề bị dính hòn tên mũi đạn. Người chỉ huy can trường của chúng tôi tựa như một bức thành lũy vững chắc, làm chỗ dựa tinh thần cho anh em đồng đội vững tâm chiến đấu; còn quân địch dường như phải khiếp sợ.

Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, năm 1979 anh Tạo tiếp tục được điều động đi chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam. Và trong một trận chiến ác liệt, anh Nguyễn Quốc Tạo đã hy sinh anh dũng. Trong số những kỷ niệm và kỷ vật với anh Nguyễn Quốc Tạo, tôi còn giữ được bức ảnh hai anh em chụp chung giữa đường phố Sài Gòn - TP HCM. Tôi cũng đã liên lạc với nhiều anh em đồng đội để xin thông tin quê quán, gia đình anh, hy vọng có ngày được về quê thắp cho anh nén tâm nhang, nhưng vẫn chưa có được địa chỉ chính xác.

Bức ảnh lưu niệm chụp tác giả và đồng chí Nguyễn Quốc Tạo (bên trái) trên đường phố Sài Gòn lúc mới giải phóng năm 1975.
Tấm ảnh lưu niệm chụp tác giả (ngoài cùng, hàng đầu, bìa phải) cùng anh em, đồng đội trong một chuyến tri ân các nghĩa trang liệt sĩ dọc đường Trường Sơn huyền thoại tháng 5/2024. Ảnh: NVCC

…Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, chúng tôi những người lính trẻ ngày ấy giờ đây cũng đã già. Thi thoảng anh em chúng tôi được gặp nhau, ôn lại kỷ niệm thời chiến đấu và càng thấm thía nghĩa tình đồng đội thiêng liêng… Và tôi muốn chia sẻ câu chuyện về những người đồng chí, đồng đội thân thương của mình mới mọi người, nhất là thế hệ trẻ, để họ thấu hiểu những hy sinh mất mát mà cha anh đã cống hiến vì nền độc lập tự do của đất nước. Để từ đó lớp trẻ thêm trân quý giá trị của hòa bình, biết phấn đấu sống có lý tưởng hơn, xứng đáng với những hy sinh mà lớp lớp cha anh đã không quản máu xương vì nền độc lập tự do của dân tộc.

bài liên quan
Tấm thẻ trao đi, nghĩa tình ở lại

Tấm thẻ trao đi, nghĩa tình ở lại

Vẫn biết mỗi người rất cần có một tấm thẻ BHYT phòng thân, song với nhiều người dân hoàn cảnh khó khăn, để có tiền tham gia cũng không đơn giản. Vì vậy, nhiều DN đã chung tay, góp sức cùng cơ quan BHXH làm những việc thiện nguyện đầy ý nghĩa.
Vật thiêng ở Lâm Đồng, mỗi năm xuất hiện vài lần, người dân rất trân quý

Vật thiêng ở Lâm Đồng, mỗi năm xuất hiện vài lần, người dân rất trân quý

"Người K’Ho chúng tôi quý xà gạc này lắm. Chúng được xem là một vật thiêng, chỉ để trên bàn thờ, không rời khỏi nhà, không sử dụng làm việc khác...", già K'Tiếu cho biết.
Vật thiêng ở Lâm Đồng, mỗi năm xuất hiện vài lần, người dân rất trân quý

Vật thiêng ở Lâm Đồng, mỗi năm xuất hiện vài lần, người dân rất trân quý

"Người K’Ho chúng tôi quý xà gạc này lắm. Chúng được xem là một vật thiêng, chỉ để trên bàn thờ, không rời khỏi nhà, không sử dụng làm việc khác...", già K'Tiếu cho biết.
Vật thiêng ở Lâm Đồng, mỗi năm xuất hiện vài lần, người dân rất trân quý

Vật thiêng ở Lâm Đồng, mỗi năm xuất hiện vài lần, người dân rất trân quý

"Người K’Ho chúng tôi quý xà gạc này lắm. Chúng được xem là một vật thiêng, chỉ để trên bàn thờ, không rời khỏi nhà, không sử dụng làm việc khác...", già K'Tiếu cho biết.
Vật thiêng ở Lâm Đồng, mỗi năm xuất hiện vài lần, người dân rất trân quý

Vật thiêng ở Lâm Đồng, mỗi năm xuất hiện vài lần, người dân rất trân quý

"Người K’Ho chúng tôi quý xà gạc này lắm. Chúng được xem là một vật thiêng, chỉ để trên bàn thờ, không rời khỏi nhà, không sử dụng làm việc khác...", già K'Tiếu cho biết.
Tháng 7, cho những bông hồng cài áo…

Tháng 7, cho những bông hồng cài áo…

Chẳng biết từ bao giờ, dân gian lại gọi tháng 7 âm lịch là tháng “cô hồn”, với hàm ý là tháng xui rủi, đầy những tai ương chờ đón... Và cũng từ quan niệm đó, trong tháng 7 những hoạt động bình thường như mua bán, trao đổi đều lắng xuống... vì những lo ngại rủi ro. Thậm chí, nhiều người lồng ghép các câu chuyện ma quái để làm lý do cúng bái, cầu khẩn, xin xỏ lợi ích bản thân... Nhưng tất cả những lo nghĩ đó dưới góc nhìn của đạo Phật là những lo nghĩ viển vông, xa rời với chân lý, ý nghĩa nhân sinh.
Mới nhất
Đọc nhiều
Nóng: Thêm 1 đối tượng ra đầu thú trong vụ cô gái 22 tuổi bị bắn ở Hà Nội

Nóng: Thêm 1 đối tượng ra đầu thú trong vụ cô gái 22 tuổi bị bắn ở Hà Nội

Tối 5/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, đối tượng Nguyễn Xuân Đạt (sinh năm 1991; trú tại Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội) là 1 trong 3 đối tượng tham gia vụ nổ súng làm một cô gái trẻ tử vong tại quận Long Biên, đã đến Phòng Cảnh sát hình sự đầu thú.
Nghiên cứu các công bố khoa học của FDA về thuốc lá làm nóng

Nghiên cứu các công bố khoa học của FDA về thuốc lá làm nóng

Theo Công điện 47/CĐ-TTg của của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ Y tế có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành giải pháp liên quan thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử.
Mô tô nước phát nổ khiến người lái bị hất văng trên mặt biển Cô Tô

Mô tô nước phát nổ khiến người lái bị hất văng trên mặt biển Cô Tô

Chiếc mô tô nước kéo theo phao chuối chở 5 du khách chuẩn bị xuất phát thì bộ phận két nước phát nổ khiến người lái bị hất văng trên mặt biển Cô Tô, Quảng Ninh.
Tin bài khác
Ngày hội văn hóa dân tộc Mông - Mùa hoa lê huyện Bảo Lạc sẽ diễn ra từ ngày 9/3

Ngày hội văn hóa dân tộc Mông - Mùa hoa lê huyện Bảo Lạc sẽ diễn ra từ ngày 9/3

Ngày hội văn hóa dân tộc Mông - Mùa hoa lê năm 2024 sẽ được tổ chức tại huyện Bảo Lạc, Cao Bằng trong 2 ngày 9/3 và 10/3.
Hơn 2.000 người tham gia nghe giảng pháp tại chùa Long Hưng

Hơn 2.000 người tham gia nghe giảng pháp tại chùa Long Hưng

Ngày 25/2, hội làng chùa Long Hưng diễn ra buổi pháp thoại với chủ đề “Thân khoẻ, tâm an và trí tuệ sáng” của Thượng tọa Thích Tuệ Hải với hàng nghìn người tham dự.
Người Mông tại Lâm Đồng khai hội đầu Xuân

Người Mông tại Lâm Đồng khai hội đầu Xuân

Lễ hội được cộng đồng người H'Mông và các dân tộc anh em Tày, Nùng tại thôn 10C diễn ra vào dịp Tết đến, Xuân về và duy trì 20 năm nay
Đại Đức Thích Đạo Lạc trao quà Tết cho bà con hộ nghèo, cận nghèo

Đại Đức Thích Đạo Lạc trao quà Tết cho bà con hộ nghèo, cận nghèo

Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Đại đức Thích Đạo Lạc – trụ trì chùa Khai Nguyên phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, là nguời con quê hương Trung Nguyên ( Yên Lạc- Vĩnh Phúc) với tấm lòng từ bi của mình, Đại đức đã luôn hướng về quê hương cũng như khắp các vùng miền khác với tinh thần tương thân tương ái, phát huy đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “lá lành đùm lá rách”, góp phần an sinh xã hội.
Mùa vàng quanh đỉnh Ngọc Linh

Mùa vàng quanh đỉnh Ngọc Linh

Thời gian từ cuối tháng 9 đến giữ tháng 10 là những cánh đồng quanh đỉnh núi Ngọc Linh thuộc huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) vàng rực mùa lúa chín.
Kon Tum: Người Mường đón Tết Độc lập trên vùng đất Tây Nguyên

Kon Tum: Người Mường đón Tết Độc lập trên vùng đất Tây Nguyên

Trong những ngày này, không khí Tết Độc lập ngập tràn khắp các thôn ngõ, những lá cờ Tổ quốc được treo ngay ngắn, trang nghiêm.
Gia Lai: Khai mạc Ngày hội du lịch huyện KBang

Gia Lai: Khai mạc Ngày hội du lịch huyện KBang

KBang là huyện phía Đông của tỉnh Gia Lai, nơi đây có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời; nằm trong quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo.
Làm theo lời Bác: Đồn biên phòng Đồn Hồ Le, hướng những điều tốt đẹp đến nơi biên cương

Làm theo lời Bác: Đồn biên phòng Đồn Hồ Le, hướng những điều tốt đẹp đến nơi biên cương

Việc học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy bằng những việc làm cụ thể để nhân rộng, trở thành việc làm thường xuyên của chiến sỹ trong đơn vị.
Lễ cầu mưa trên đỉnh núi Chư Tao Yang

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi Chư Tao Yang

Vừa đọc lời khấn, ông Siu Phơ vừa lấy gạo trong tô vãi ra chiếu cúng để mời thần Núi, thần Sông, thần Gỗ, thần Đá và các thần…cùng về dự lễ.
Rộn ràng nghi lễ cúng rừng của người Jrai

Rộn ràng nghi lễ cúng rừng của người Jrai

Đồng bào người Jrai ở huyện Ia Grai tổ chức lễ cúng rừng với mong ước một năm bình an, may mắn, giáo dục cho con cháu chung tay bảo vệ rừng.
tong cong ty duong sat viet nam phai thoai sach von tai 13 cong ty

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phải thoái sạch vốn tại 13 công ty

(PLM) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 562/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giai đoạn đến hết năm 2025.
de xuat thi diem thu phi via he o quan hoan kiem

Đề xuất thí điểm thu phí vỉa hè ở quận Hoàn Kiếm

(PLM) - Sau hơn 10 tháng nghiên cứu, tổ soạn thảo (gồm 11 sở, ngành và 4 quận, huyện do Sở Xây dựng là cơ quan thường trực) đã trình UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Đề án quản lý, khai thác, sử dụng lòng đường, hè phố.
bat dau tu 17 vi pham giao thong se bi tam giu giay to tren vneid

Bắt đầu từ 1/7 vi phạm giao thông sẽ bị tạm giữ giấy tờ trên VNeID

(PLM) - Ngày 30-6, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, bắt đầu từ ngày mai (1-7) người dân sẽ xuất trình thông tin các giấy tờ liên quan đến người lái và xe cho lực lượng Cảnh sát giao thông kiểm tra, xử lý. Trong quá trình xử lý mà người vi phạm xuất trình giấy tờ qua VNeID thì lực lượng chức năng sẽ tạm giữ giấy tờ trên môi trường điện tử.
quoc hoi thong nhat tiep tuc cam tuyet doi lai xe co nong do con

Quốc hội thống nhất tiếp tục cấm tuyệt đối lái xe có nồng độ cồn

(PLM) - Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Theo đó, có 357/448 đại biểu có mặt tán thành quy định “cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.
charm of law 2024 tim kiem guong mat dai dien cho ve dep luat hoc

Charm of Law 2024: Tìm kiếm gương mặt đại diện cho vẻ đẹp “Luật học”

(PLM) - Charm of Law 2024, cuộc thi Duyên dáng nữ sinh do Đoàn Thanh niên Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức đang dần đi đến chặng cuối. Đêm chung kết cuộc thi sẽ diễn ra vào tối 30/6. Với sứ mệnh tìm ra gương mặt đại diện cho vẻ đẹp “Luật học”, cuộc thi quy tụ rất nhiều nữ sinh xuất sắc về cả tài năng lẫn sắc đẹp.