Đề nghị triệu tập 2 giám định viên và 11 người làm chứng
Bị cáo Lê Quang Huy Phương (SN 1983, nghề nghiệp bác sĩ, trú tại đường Phạm Văn Đồng, phường Vỹ Dạ, TP Huế) bị VKSND TP Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế) truy tố về các tội: Cố ý gây thương tích, Hiếp dâm, Bắt giữ người trái pháp luật, theo quy định tại các điểm c, Khoản 3, Điều 134; Khoản 1, Điều 141 và khoản 1 Điều 157 Bộ Luật Hình sự.
Tại phiên tòa, bị cáo Phương yêu cầu đổi kiểm sát viên Nguyễn Thanh Minh. Trình bày lý do trước toà, bị cáo cho biết sau khi tống đạt cáo trạng, kiểm sát viên hỏi cung bị cáo mà không có mặt của luật sư; Không đáp ứng yêu cầu chính đáng của bị cáo như yêu cầu được đối chất với bị hại; Không phản hồi thông tin bị cáo phản ánh về những dấu hiệu bất thường của cơ quan điều tra trong quá trình tố tụng như đe doạ, ép cung, bức cung ...
Luật sư Hoàng Văn Hướng, đoàn Luật sư TP Hà Nội- một trong những người bào chữa chữa cho bị cáo Phương yêu cầu triệu tập bằng được điều tra viên vụ án vì có nhiều dấu hiệu sai sót trong thủ tục, hồ sơ giám định thương tích của bị hại. Cùng với đó, là triệu tập giám định viên Lê Tự Hùng – trung tâm pháp y tỉnh Thừa Thiên Huế. Tại phiên toà hôm nay, giám định viên Nguyễn Hoài An đi thay, song luật sư Hướng cho rằng, hoạt động giám định là công việc chuyên môn không thể uỷ quyền. Mặt khác, trong kết luận tổn thương lần 1, việc giám định được thực hiện tập thể nhưng chỉ có một người ký, đây là một trong những hiện tượng vi phạm nghiêm trọng Luật tố tụng.
Đặc biệt, luật sư Hướng yêu cầu triệu tập bằng được giám định viên Trần Hương Vương Lan, Viện Khoa học hình sự - người đã giám định băng ghi âm được bị hại Dương Huỳnh Thu Thuỷ ghi lại trong quá trình diễn biến vụ việc. Và nội dung ghi âm này được xác định là 1 trong 2 căn cứ buộc tội bác sỹ Phương tội danh hiếp dâm. “Điều đáng chú ý là toàn bộ nội dung ghi âm do luật sư thu thập xung đột, mâu thuẫn với nội dung ghi âm cơ quan điều tra thu thập, do vậy cần triệu tập giám định viên để làm rõ, luật sư Hướng nhấn mạnh và cho biết thêm, căn cứ buộc tội còn lại là lời khai của bị hại thì cũng mâu thuẫn (mâu thuẫn trong lời khai của chính bị hại cũng như mâu thuẫn giữa lời khai của bị hại với lời khai của bị cáo).
Luật sư nhìn nhận về việc hoãn phiên toà từ HĐXX TAND TP Huế.
Hoãn phiên tòa
Kiểm sát viên Nguyễn Hữu Quỳnh, đại diện VKSND TP Huế cho biết, phiên toà hôm nay vắng một số người tham gia tố tụng, bao gồm 2 giám định viên và 11 nhân chứng trong vụ án.
Theo quan điểm của VKSND TP Huế, đối với kết luận giám định thương tích cũng như bản kết luận đoạn hội thoại do Cơ quan điều tra trưng cầu Viện Khoa học hình sự, thì tại phiên tòa hôm nay cần thiết phải có mặt giám định viên của Viện Khoa học hình sự và giám định viên của Trung tâm giám định pháp y tỉnh Thừa Thiên – Huế để làm rõ một số tình tiết bảo đảm tinh thần đánh giá tính khách quan, làm rõ các tình tiết liên quan.
Việc vắng mặt của giám định viên của Trung tâm pháp y tỉnh Thừa Thiên – Huế và việc vắng mặt của giám định viên Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) cùng 11 người làm chứng sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến việc xem xét, đánh giá chứng cứ một cách toàn diện và ảnh hưởng đến việc xét xử ngày hôm nay.
“Việc vắng mặt của giám định viên Viện Khoa học hình sự, việc vắng mặt giám định viên của Trung tâm Pháp y tỉnh Thừa Thiên – Huế và việc vắng mặt của 11 người làm chứng sẽ ảnh hưởng đến việc xét xử, chứng minh sự thật khách quan của vụ án”, đại diện Viện kiểm sát nêu quan điểm và đồng ý với quan điểm của Luật sư bào chữa cho bị cáo là đề nghị HĐXX xem xét hoãn phiên tòa.
Đối với việc bị cáo yêu cầu thay đổi kiểm sát viên Nguyễn Thanh Minh, quan điểm của đại diện Viện kiểm sát, trong quá trình kiểm sát điều tra, truy tố cũng như tại tòa hôm nay, Viện kiểm sát đã thực hiện bảo đảm theo đúng trình tự của Bộ Luật tố tụng hình sự, không có căn cứ để thay đổi kiểm sát viên.
Sau khi nghị án, HĐXX thống nhất và kết luận không có căn cứ để thay đổi kiểm sát viên theo yêu cầu của bị cáo vì không có căn cứ kiểm sát viên Nguyễn Thanh Minh không vô tư khách quan trong khi làm nhiệm vụ. HĐXX cũng đã quyết định hoãn phiên tòa.
Theo đó, TAND TP Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế) căn cứ điều 293, 294, 297, 299 của Bộ Luật Tố tụng hình sự, căn cứ văn bản lập ngày 8/9/2020 của HĐXX, xét thấy tất cả những người làm chứng và một số giám định viên vắng mặt, điều này ảnh hưởng tranh tụng tại phiên tòa, quyết định hoãn phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án được thụ lý số 103 ngày 27/5/2020 đối với bị cáo Lê Quang Huy Phương, bị VKSND TP Huế truy tố về các tội: Cố ý gây thương tích, Hiếp dâm, Bắt giữ người trái pháp luật, theo quy định tại các điểm c, Khoản 3, Điều 134; Khoản 1, Điều 141 và khoản 1 Điều 157 Bộ Luật Hình sự.
Từ đầu năm 2024, Việt Nam xác định tập trung vào phát triển kinh tế số với 4 trụ cột là: Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, Phát triển kinh tế số các ngành, Quản trị số và Phát triển dữ liệu số. Qua 6 tháng đầu của năm 2024, với 4 trụ cột này, kinh tế số góp phần tạo động lực mới cho kinh tế, tạo lợi thế cạnh tranh mới cho quốc gia.
Bị TAND tỉnh Gia Lai tuyên mức án 12 năm tù với tội danh "Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản", ngay sau đó, bị cáo đã có đơn kháng cáo toàn bộ Bản án, đồng thời mẹ của bị cáo cũng đã có đơn cầu cứu đến các cơ quan chức năng.
Ngày 12/01/2024, TAND tỉnh Phú Yên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Nguyễn Xuân Châu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Việt Thành (Cty Việt Thành - phường Tân Phong, quận 7, TP.Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, bản án sơ thẩm ngay sau đó, đã bị kháng cáo.
HĐXX toà án nhân dân thị xã Bỉm Sơn (tỉnh Thanh Hoá) quyết định trả hồ sơ vụ án "Gây rối trật tự công cộng" xảy ra ở nhà máy gạch Long Thành để điều tra lại.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Ngày 23/7, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tại Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An tại xã Nghi Phong (Nghi Lộc - Nghệ An).
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Ngày 30/10 tại Hà Nội, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cùng các đối tác đã ký kết các hợp đồng liên quan và triển khai chuỗi dự án khí – điện Lô B, đánh dấu bước tiến quan trọng của chuỗi dự án trọng điểm đã kéo dài gần 20 năm này.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.