Chủ nhật 28/04/2024 06:37

Email: [email protected]

Hotline: 0903211537

Hà Nội 27 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 24 °C
  • Hà Nội Hà Nội 27°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 24°C

Thu hút FDI hậu Covid-19, bước ngoặt đối với Việt Nam

Thương trường
05/07/2020 21:27
Vân Hằng
aa
Là một trong số ít quốc gia nhanh chóng kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, Việt Nam đang được đánh giá là một trong những điểm đến an toàn, tiềm năng với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) có tạo nên bước ngoặt đối với Việt Nam hay không thì vẫn cần thời gian.


ảnh 1Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài

Đón “đại bàng” vào đầu tư

Bộ phận nghiên cứu của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI Research) vừa có báo cáo cập nhật về các khu công nghiệp cho thấy đã có những tín hiệu khởi sắc từ dòng vốn FDI vào Việt Nam. Theo SSI Research, dịch Covid-19 mở ra bước ngoặt mới với nhiều nền kinh tế. Với mục đích giảm thiểu sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng, làm gia tăng cấp bách nhu cầu đa dạng hóa danh mục sản xuất, tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào một quốc gia, sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia khác sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.

Cụ thể, các doanh nghiệp lớn như Pegatron, Amazon và Home Depot bắt đầu có hoạt động tuyển dụng và tìm kiếm chuỗi cung ứng. Trong quá trình này, Việt Nam được xem là một trong những điểm đến hấp dẫn, bên cạnh các quốc gia tiềm năng khác trong khu vực như Indonesia, Thái Lan hay Malaysia.

So sánh với Indonesia - nước cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam trong thu hút FDI, SSI Research đánh giá Việt Nam có 3 điểm thuận lợi lớn là: Việt Nam có lợi thế ở gần Trung Quốc nên khoảng cách vận chuyển thuận lợi hơn. Việt Nam cũng rất hỗ trợ doanh nghiệp, có nhiều ưu đãi cho các dự án FDI lớn và rất nhiều hiệp định thương mại tự do (FDI) mà Việt Nam là thành viên, còn Indonesia không tham gia. Bên cạnh đó, VND được đánh giá là ổn định hơn so với đồng tiền của Indonesia cũng khiến nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn.

Qua tiếp xúc và tìm hiểu các nhà đầu tư nước ngoài gần đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) cũng cho biết, đa số các nhà đầu tư đều coi Việt Nam là điểm đến an toàn, tiềm năng trong chính sách đa dạng hóa nguồn cung ứng. Và vì thế, Việt Nam có nhiều lợi thế để đón làn sóng đầu tư mới, khi các tập đoàn đa quốc gia đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa địa điểm đầu tư và tái định vị cơ sở sản xuất sau đại dịch Covid-19. Trong đó, các lĩnh vực mà nhiều tập đoàn có xu hướng dịch chuyển vào Việt Nam hiện nay là công nghệ thông tin và công nghệ cao, thiết bị điện tử, thương mại điện tử, logistic, hàng tiêu dùng và bán lẻ.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đánh giá Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) được thông qua cũng sẽ giúp Việt Nam có sức hấp dẫn lớn với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt làn sóng đầu tư từ châu Âu. “Nền kinh tế của Việt Nam có điều kiện và các cơ hội thu hút thêm các khoản đầu tư khi hiệp định EVFTA và Hiệp định về bảo hộ đầu tư (EVIPA) đi vào thực thi. Các doanh nghiệp từ EU sẽ có điều kiện thuận lợi hơn khi đầu tư tại Việt Nam, qua đó cũng tạo điều kiện thu hút đầu tư” - ông Nguyễn Văn Thân nói.

Thực tế cho thấy, mặc dù Covid-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động đầu tư, nhưng tổng vốn FDI vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay vẫn đạt mức khá. Tính đến ngày 20-6-2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài 6 tháng đầu năm 2020 đạt 15,67 tỷ USD, bằng 84,9% so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, có 1.418 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 8,44 tỷ USD. Về vốn điều chỉnh, có 526 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 3,7 tỷ USD, tăng 26,8% so với cùng kỳ. Vốn điều chỉnh trong 6 tháng năm 2020 tăng do có Dự án tổ hợp hoá dầu miền Nam Việt Nam tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1,386 tỷ USD.

FDI vào Việt Nam chưa có đột biến

“Vốn FDI vào Việt Nam vẫn tăng đều, chưa có sự đột biến, kể cả số liệu đầu tư của từng quốc gia. Các doanh nghiệp FDI đang hưởng lợi lớn từ các chính sách ưu đãi của Việt Nam như thuế, đất đai, nhân công giá rẻ, nhưng nhiều nước khác cũng có lợi thế như Việt Nam nên nhà đầu tư nước ngoài có nhiều lựa chọn. Mặt khác, việc dịch chuyển các chuỗi sản xuất toàn cầu cần thời gian 3-5 năm nên cần đánh giá thận trọng hơn”.

Ông Phạm Đình Thúy - Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng (Tổng cục Thống kê)

Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 4.125 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, tăng 2,6% so với cùng kỳ, tổng giá trị vốn góp 3,51 tỷ USD, bằng 43,2% so với cùng kỳ. Mặc dù số lượt góp vốn, mua cổ phần tăng, song quy mô góp vốn nhỏ, bình quân chỉ có 0,85 triệu USD/lượt góp vốn, nhỏ hơn nhiều so với quy mô bình quân trong 6 tháng năm 2019.

Cơ cấu giá trị góp vốn, mua cổ phần trong tổng vốn đầu tư đăng ký cũng giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2019, từ gần 44% trong 6 tháng năm 2019 xuống 22,4% trong 6 tháng năm 2020. Một số dự án điển hình trong 6 tháng đầu năm nay là: Dự án Nhà máy dệt kim tại khu công nghiệp Texhong Hải (Hồng Kông), vốn đầu tư 214 triệu USD với mục tiêu sản xuất vải dệt kim tại Quảng Ninh; Dự án Nhà máy sản xuất của USI tại Việt Nam (Trung Quốc), vốn đầu tư 200 triệu USD với mục tiêu sản xuất bản mạch điện tử thiết bị tại Hải Phòng.

Cơ hội vàng hay nguy cơ bị thâu tóm?

Trước những dự báo lạc quan về nguồn vốn FDI khá dồi dào đổ vào Việt Nam sau những chuyển dịch nhà máy sản xuất tại nhiều nước trên thế giới, có ý kiến lo ngại, liệu doanh nghiệp Việt Nam có bị thâu tóm sau những thương vụ đầu tư này? Lo ngại đó dựa trên căn cứ là gần đây, một số dự án ở lĩnh vực năng lượng đã được “sang tên đổi chủ” cho các nhà đầu tư nước ngoài sau những lần góp vốn, tăng vốn. Tuy vậy, nguy cơ này cũng chưa rõ ràng.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong 5 tháng đầu năm nay, có 3.528 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (tăng 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái), tổng giá trị vốn góp 2,99 tỷ USD (bằng 39,1% so với cùng kỳ 2019). “Mặc dù số lượt góp vốn, mua cổ phần tăng, song quy mô góp vốn nhỏ, bình quân chỉ có 0,85 triệu USD/lượt góp vốn, nhỏ hơn nhiều so với quy mô bình quân trong 5 tháng đầu năm 2019. Cơ cấu giá trị góp vốn, mua cổ phần trong tổng vốn đầu tư đăng ký cũng giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2019 (từ 45,7% trong 5 tháng năm 2019 xuống 21,5% trong 5 tháng năm 2020)” - Cục Đầu tư nước ngoài cho biết.

Nêu quan điểm về thu hút FDI của Việt Nam sau 3 thập kỷ, TS Huỳnh Thế Du - giảng viên trường Chính sách công và quản lý (thuộc Đại học Fulbright Việt Nam) cho rằng, mục tiêu chính của các nhà đầu nước ngoài là tìm kiếm lợi nhuận. Do đó, họ chỉ đầu tư vào những lĩnh vực có khả năng cạnh tranh để đạt mục tiêu. Ở góc độ này thì Việt Nam là một điểm đến của FDI. Theo các chuyên gia kinh tế, ở góc độ tích cực, FDI mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam. Đầu tiên là việc các nhà đầu tư nước ngoài khai thác lợi thế của Việt Nam, đặc biệt là về lao động.

Lực lượng lao động này nếu không có việc làm trong khu vực FDI thì cũng khó tạo ra được các giá trị khác cho xã hội. Thứ hai, FDI giúp cho nền kinh tế Việt Nam có sức cạnh tranh rất cao, thể hiện ở tỷ trọng xuất khẩu so với GDP. Trong nhiều năm liên tục, FDI vẫn liên tục xuất siêu với giá trị ngày càng lớn, giúp cân bằng nhập siêu với khu vực kinh tế trong nước, làm cho cán cân thương mại của Việt Nam cân bằng hơn. Chưa kể, FDI góp phần tích cực trong đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại của Việt Nam.

Tuy vậy, ở chiều ngược lại, dù nguy cơ doanh nghiệp Việt bị thâu tóm chưa rõ ràng, nhưng FDI có mang đến cơ hội vàng hay không vẫn chưa có câu trả lời. Bởi lẽ trên thực tế, hơn 30 năm qua, đầu tư FDI chưa có sức lan tỏa lớn đến doanh nghiệp Việt, chưa giúp doanh nghiệp Việt trở thành một mắt xích trong chuỗi sản xuất toàn cầu để cạnh tranh hơn, lớn mạnh hơn. Đơn cử như việc những doanh nghiệp lớn như Canon, Intel, Samsung… đã có mặt ở Việt Nam từ lâu và xuất khẩu mang lại giá trị cao, nhưng việc hình thành một cụm ngành điện tử hay công nghệ cao ở Việt Nam có liên kết với các doanh nghiệp này còn mờ nhạt.

Môi trường kinh doanh của Việt Nam đang được cải thiện tích cực, thậm chí Thủ tướng Chính phủ còn thành lập tổ công tác đặc biệt để đón được làn sóng FDI mới, nhưng để khai thác lợi thế từ FDI thì bên cạnh sự chủ động của các doanh nghiệp nước ngoài, Việt Nam cần phải cải thiện ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là cần đào tạo nhân lực chất lượng cao, tăng cường khả năng đổi mới - sáng tạo và đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ.

bài liên quan
Dự án Khu III Nam Lý Chiêu Hoàng gặp khó ở cơ chế bồi thường

Dự án Khu III Nam Lý Chiêu Hoàng gặp khó ở cơ chế bồi thường

Cụ thể, dự án kéo dài đến nay đã hơn 20 năm, do chưa hoàn tất công tác bồi thường thu hồi đất, chưa biết ngày triển khai thực hiện hoàn thành dự án.
TP.HCM mời gọi đầu tư khu phức hợp Đầm Sen

TP.HCM mời gọi đầu tư khu phức hợp Đầm Sen

UBND quận 11 cho biết địa phương đang phối hợp với cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch khu phức hợp Đầm Sen để mời gọi đầu tư dự án này.
TP. HCM: Đề xuất đầu tư 250 triệu USD thúc đẩy thị trường tín chỉ carbon

TP. HCM: Đề xuất đầu tư 250 triệu USD thúc đẩy thị trường tín chỉ carbon

Ban Quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM trình UBND TP.HCM phương án đề xuất đầu tư dự án đô thị carbon thấp tại TP.HCM trong các lĩnh vực ưu tiên.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
400 doanh nghiệp dệt may tìm kiếm đơn hàng và cơ hội đầu tư tại Việt Nam

400 doanh nghiệp dệt may tìm kiếm đơn hàng và cơ hội đầu tư tại Việt Nam

Hơn 400 doanh nghiệp dệt may của 16 quốc gia, vùng lãnh thổ đã tham dự Triển lãm Quốc tế ngành dệt may và Công nghệ dệt Việt Nam - VIATT 2024.
Mới nhất
Đọc nhiều
Ông Hoàng Cương được bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính của Bộ Y tế

Ông Hoàng Cương được bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính của Bộ Y tế

Ông Hoàng Cương, Thạc sĩ Quản lí Kinh tế, Kĩ sư, Trưởng phòng chính sách đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính thuộc Bộ Y tế.
Môi biến dạng, viêm nhiễm sau phẫu thuật hình trái tim

Môi biến dạng, viêm nhiễm sau phẫu thuật hình trái tim

Cô gái 24 tuổi (Hà Nội) tới khám tại khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong tình trạng toàn bộ môi và vùng mặt dưới sưng nề. Vùng môi biến dạng, mất cân đối, chảy nhiều mủ trắng bẩn, viêm nhiễm rất nặng.
2 cán bộ kiểm lâm tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

2 cán bộ kiểm lâm tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Quá trình nỗ lực dập lửa, 2 cán bộ kiểm lâm đã không may tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh tại địa bàn giáp ranh xã Phương Tiến, Lao Chải, Xín Chải, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.