Hà Nội 27 °C
TP Hồ Chí Minh 34 °C
Hải Phòng 26 °C
Đà Nẵng 29 °C
Yên Bái 26 °C
  • Hà Nội Hà Nội 27°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 34°C
  • Hải Phòng Hà Nội 26°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 29°C
  • Yên Bái Hà Nội 26°C

Tình nguyện hiến máu có cần luật hóa?

Sức khỏe - đời sống
11/01/2017 10:40
Mai Hiền
aa
Để khắc phục tình trạng thiếu máu khi điều trị, Bộ Y tế vừa gửi tới Bộ Tư pháp Dự án Luật về máu và tế bào gốc, trong đó đề xuất quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc công dân phải thực hiện 1 năm/lần (trừ một số trường hợp) hoặc là việc tự nguyện. Ngay khi hai đề xuất này được đưa ra đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận. Thậm chí, nhiều người cho rằng, việc quy định bắt buộc hiến máu là vi phạm quyền con người.


Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Đề xuất hai giải pháp về hiến máu

Máu và các chế phẩm từ máu là loại thuốc đặc biệt, chỉ được lấy từ người và đến nay mặc dù các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu để tìm các chất thay thế máu nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết quả. Do vậy, máu người vẫn là nguồn nguyên liệu chính để cấp cứu và điều trị bệnh nhân trong giai đoạn trước mắt. Mới đây, để khắc phục tình trạng thiếu máu khi điều trị, Bộ Y tế đề xuất 2 giải pháp về nghĩa vụ của công dân liên quan đến hiến máu trong Dự án Luật về máu và tế bào gốc vừa gửi tới Bộ Tư pháp.

Một là, quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 1 năm/lần nhưng có loại trừ một số trường hợp không thể hiến máu. Theo tính toán của Bộ Y tế, với dân số hiện nay là gần 90,5 triệu người, trong một năm nước ta sẽ có khoảng 46 triệu người phải tham gia hiến máu (trừ 30,3 triệu công dân dưới 18 tuổi và khoảng 14,2 triệu người mắc các bệnh không thể hiến máu). Và hai là, quy định việc hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu.

Bộ Y tế khẳng định cả hai giải pháp đều không có tác động đến tăng chi cho Nhà nước mà chỉ tăng chi cho Quỹ bảo hiểm y tế với mức tăng chi bình quân khoảng 500 tỷ/năm. Việc quy định hiến máu là nghĩa vụ của công dân có mặt tích cực là giúp cho có nguồn máu đầy đủ và ổn định. Nếu thực hiện chính sách này thì hàng năm sẽ tiêu tốn khoảng 4.180 tỷ đồng, trong đó: Quỹ bảo hiểm y tế sẽ phải tăng chi khoảng 400 tỷ/năm, chủ sử dụng lao động sẽ phải bỏ ra khoảng 3.200 tỷ để chi trả tiền lương cho khoảng thời gian mà người lao động sử dụng để đi hiến máu và bản thân người lao động sẽ phải bỏ ra tên 580 tỷ cho việc đi lại phục vụ cho việc hiến máu.

Còn nếu coi việc hiến máu là tự nguyện và trong điều kiện lý tưởng là có 18,2 triệu người hiến máu tình nguyện trong một năm thì hàng năm sẽ tiêu tốn khoảng 2.000 tỷ, trong đó: Quỹ bảo hiểm y tế sẽ phải tăng chi thêm khoảng 524 tỷ/năm, chủ sử dụng lao động sẽ phải bỏ ra khoảng 1.250 tỷ để chi trả tiền lương cho khoảng thời gian mà người lao động sử dụng để đi hiến máu và bản thân người lao động sẽ phải bỏ ra trên 217 tỷ cho việc đi lại phục vụ cho việc hiến máu.

Bộ Y tế chọn giải pháp hai

Ngay sau khi hai giải pháp này được đưa ra đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận. Một người dân bày tỏ: “Tự nguyện thì tôi sẽ hiến chứ bắt buộc thì không bao giờ. Máu trên người tôi tôi có quyền, không ai có quyền xâm phạm thân thể tôi”. Một người dân khác cũng chia sẻ: “Tôi là người hay đi tình nguyện, nhưng nếu phương án bắt buộc hiến máu được chọn thì từ nay tôi sẽ không đi hiến máu nữa”.

Bên cạnh đó, nhiều người cũng không khỏi băn khoăn bởi nếu như quy định hiến máu là bắt buộc thì số lượng máu dư thừa sẽ được giải quyết như thế nào? Bởi theo tính toán của WHO, mỗi năm một quốc gia cần khoảng 2% dân số hiến máu, tương đương 18,2 triệu đơn vị máu. Nếu nước ta quy định bắt buộc hiến máu thì mỗi năm sẽ có khoảng 46 triệu đơn vị máu, thừa 28 triệu đơn vị.

Trước sự phản ứng của dư luận, chiều ngày 9/1, đại diện Bộ Y tế đã có cuộc trao đổi với báo chí. Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế cho biết đề xuất “quy định bắt buộc hiến máu” chỉ là một trong những giải pháp được đưa ra thảo luận trong báo cáo đánh giá tác động chính sách đối với Dự thảo Luật về máu và tế bào gốc.

Ông Quang lý giải: “Đã là thảo luận thì có giải pháp nào chúng tôi cũng đều phải đưa ra. Tuy nhiên, khi đưa bất kỳ nội dung nào vào Dự thảo Luật, chúng tôi cũng thảo luận kỹ lưỡng và quyết định quy định việc hiến máu là tự nguyện vào dự thảo”.

Ông Quang cho biết thêm: “Ngay từ đầu Bộ Y tế lựa chọn phương án hiến máu tình nguyện nhưng làm thế nào để chứng minh hiến máu tình nguyện là tối ưu thì phải đưa ra giả định. Trường hợp này giả định là hiến máu bắt buộc. Việc hiến máu tình nguyện hiện trong 2-3 năm gần đây đáp ứng tốt nhu cầu điều trị của người bệnh, lại tiết kiệm được nhiều chi phí. Năm 2016 toàn quốc vận động, tiếp nhận gần 1,4 triệu đơn vị máu; đạt 1,52% dân số hiến máu. Nếu chiếu theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi quốc gia chỉ cần 2% dân số hiến máu tình nguyện thì lượng máu đủ nhu cầu điều trị. Hiện tại, Việt Nam còn thiếu tỉ lệ 0,48% dân số hiến máu. Trong khi đó, phong trào hiến máu tình nguyện đang lan rộng trong thanh, thiếu niên, nhiều tầng lớp người dân. Nếu đẩy mạnh thêm kinh phí cho tuyên truyền, thúc đẩy hiến máu tình nguyện, khi nào đạt tỷ lệ chiếm 2% dân số hiến máu thì phong trào hiến máu đạt ngưỡng thỏa mãn nhu cầu điều trị của người dân”.

Được biết, sau khi đánh giá, nghiên cứu xã hội học trên 1.600 người dân tại 8 tỉnh đại diện cho 8 vùng trên cả nước, chỉ có 30,25% người đồng ý, còn lại 69,75% người không đồng ý với giải pháp “quy định bắt buộc hiến máu”.

Tại sao phải luật hóa việc tình nguyện hiến máu?

Trong báo cáo đánh giá tác động Dự án Luật về máu và tế bào gốc phục vụ cuộc họp do Bộ Tư pháp tổ chức sắp tới cho biết theo tính toán lý thuyết của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở các nước đang phát triển, dựa trên số dân của mỗi nước, cần khoảng 2% dân số hiến máu mỗi năm. Do vậy, để giải quyết tình trạng thiếu máu và bảo đảm an toàn truyền máu, Chính phủ các nước đã đề xuất việc ban hành Luật Hiến máu (Blood Donation Law) hoặc các luật khác có liên quan đến vấn đề hiến máu tình nguyện không lấy tiền như: Luật Truyền máu, Luật Cấm buôn bán máu… Sau khi Luật Hiến máu được Quốc hội các nước ban hành, tình trạng khan hiếm máu cho cấp cứu và điều trị đã cơ bản được giải quyết.

Tuy nhiên, đến nay toàn bộ các quốc gia có ban hành Luật về máu thì chưa có quốc gia nào quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân. Ví dụ như Luật Hiến máu của Trung Quốc quy định: “Các cơ sở, ban ngành Nhà nước, quân đội, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, các đơn vị, Ủy ban dân cư và Ủy ban thôn xóm cần huy động và tổ chức cán bộ nhân dân của đơn vị mình đi hiến máu nếu ở độ tuổi phù hợp”. Theo đó, các cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong hệ thống nhà nước phải có trách nhiệm tham gia hiến máu và nguồn máu này được lưu trữ và sử dụng phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh cho toàn dân chứ cũng không quy định nghĩa vụ bắt buộc hiến máu.

Lý giải cho việc tại sao Việt Nam phải luật hóa việc tình nguyện hiến máu, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết: “Chúng tôi muốn Luật khẳng định chính sách về hiến máu, bảo đảm quyền lợi cho người hiến máu. Ngoài những quyền lợi mà người hiến máu được hưởng như hiện nay (được tiếp cận với nguồn máu khi có nhu cầu, được tư vấn về các phát hiện bất thường…), chúng tôi đề xuất người hiến máu sẽ được nghỉ 1 buổi làm việc để đi hiến máu và 1 buổi làm việc ngay sau khi hiến máu mà không phải trừ lương hoặc tính vào ngày nghỉ phép, nghỉ lễ theo quy định của pháp luật về lao động và được hưởng chế độ bồi dưỡng sau khi hiến máu hoặc tế bào gốc theo quy định… Nếu Luật ghi nhận hiến máu tình nguyện, người dân sẽ tích cực tham gia, hàng nghìn bệnh nhân cần máu sẽ được cứu sống. Theo thống kê của Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, năm 2016 có khoảng 98% máu hiến tặng là hoàn toàn tình nguyện”.

bài liên quan
Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

Sẵn sàng tâm thế để đón nhận nhiệm vụ mới nếu Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm giao một số Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An thực hiện cấp Phiếu LLTP được thông qua, tuy nhiên, các Phòng Tư pháp cũng mong muốn được tăng cường nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Đồng Nai tích cực xử lý các việc liên quan đến vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ Bình Minh tỉnh Đồng Nai.
Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật

Chiều 23/4, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đã chủ trì cuộc họp Báo cáo tình hình triển khai công tác quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
Danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp Quốc gia

Danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp Quốc gia

Thông tư 04/2024/TT-BYT quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng và danh mục mua sắm tập trung cấp Quốc gia đối với thuốc.
Bộ Y tế yêu cầu tổ chức tốt việc cứu chữa người bệnh dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Bộ Y tế yêu cầu tổ chức tốt việc cứu chữa người bệnh dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thủ tướng yêu cầu xử lý sở hữu chéo, thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu xử lý sở hữu chéo, thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng.
Hà Nội: Phát hiện kho hàng đông lạnh chứa gần 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Hà Nội: Phát hiện kho hàng đông lạnh chứa gần 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng chức năng phát hiện gần 1 tấn thực phẩm gồm các loại thịt lợn, thịt bò, thịt gà, đều là sản phẩm đông lạnh đã được đóng túi, một số đã tẩm ướp sẵn để đưa đi tiêu thụ.
TP HCM tăng cường kiểm soát chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT

TP HCM tăng cường kiểm soát chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT

UBND TP HCM vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc tăng cường quản lý, kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn năm 2024 nhằm hạn chế tình trạng vượt quá dự toán Thủ tướng Chính phủ giao.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.