Hà Nội 30 °C
TP Hồ Chí Minh 0 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 31 °C
  • Hà Nội Hà Nội 30°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 0°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 31°C

Bắc Giang: Vẫn còn tình trạng chuyển nhượng rừng và đất lâm nghiệp

Môi trường
08/04/2024 16:34
Nhã Vân
aa
Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang xác định, việc mua bán, chuyển nhượng rừng và đất lâm nghiệp được diễn ra giữa các hộ dân với nhau, người mua chủ yếu là người địa phương khác.

Theo nguồn tin của Pháp luật Plus, giữa tháng 3/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang đã có những đánh giá về việc mua, bán, chuyển nhượng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Yên Dũng, thị xã Việt Yên và thành phố Bắc Giang.

Qua cuộc đánh giá này, cơ quan chức năng đã ghi nhận những mặt tích cực và tồn tại xung quanh công tác quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Vẫn còn tình trạng chuyển nhượng rừng và đất lâm nghiệp

Qua rà soát, cơ bản diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với mục đích sử dụng là đất rừng sản xuất; UBND huyện Yên Dũng, thị xã Việt Yên và thành phố Bắc Giang đã chỉ đạo Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện, thị, thành phố rà soát các hồ sơ chuyển nhượng quyển sử dụng đất rừng, đất lâm nghiệp do đơn vị tiếp nhận và thụ lý đều có hợp đồng, văn bản theo quy định; việc chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật hiện hành.

Đáng chú ý, tính đến tháng 3/2024 thị xã Việt Yên chưa tổng hợp danh sách chủ rừng báo cáo theo quy định.

rung1
Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang nhận định trên địa bàn tỉnh vẫn còn tình trạng chuyển nhượng rừng và đất lâm nghiệp. Ảnh minh họa - tác giả Chí Kiên

Qua kiểm tra hồ sơ lưu trữ tại 03 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai (huyện Yên Dũng, thị xã Việt Yên và thành phố Bắc Giang), cơ quan chức năng nhận định: Có một số trường hợp mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất (đất rừng sản xuất); kết quả kiểm tra cho thấy tất cả các hồ sơ đều có hợp đồng chuyển nhượng theo quy định, việc chuyển nhượng đăng ký biến động quyền sử dụng đất được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục của pháp luật hiện hành. Chưa phát hiện trường hợp nào chuyển nhượng đất lâm nghiệp trái quy định.

Tuy nhiên, thực tế tình trạng mua, bán, chuyển nhượng rừng và đất lâm nghiệp đã và đang diễn ra, được thực hiện giữa các hộ dân với nhau, người mua chủ yếu là người địa phương khác, việc mua, bán thông qua hình thức viết tay mà không thực hiện trình tự thủ tục chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.

Chính quyền cơ sở ở một số địa phương chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm theo quy định của pháp luật trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành còn hạn chế, chưa được thường xuyên, còn lúng túng trong việc tham mưu, đề xuất thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng và quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn.

Công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương có lúc, có nơi chưa thực sự hiệu quả, việc xử lý một số vụ vi phạm về lấn chiếm, tranh chấp đất lâm nghiệp còn chậm, chưa dứt điểm.

Chính quyền xã chưa quyết liệt

Liên quan đến nội dung này, lãnh đạo UBND huyện Yên Dũng đã thông tin: Trên địa bàn huyện Yên Dũng hầu hết diện tích đất rừng và đất lâm nghiệp đã được giao cho các hộ gia đình quản lý sử dụng và cơ bản đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với mục đích sử dụng là đất rừng sản xuất; Công tác quản lý, sử dụng phát huy hiệu quả;

UBND huyện đã chỉ đạo Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện (đơn vị chuyên môn thực hiện nhiệm vụ chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn) rà soát các hồ sơ chuyển nhượng quyển sử dụng đất rừng, đất lâm nghiệp do đơn vị tiếp nhận và thụ lý đều có hợp đồng, văn bản theo quy định; việc chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật hiện hành; không có trường hợp nào vi phạm quy định về chuyển nhượng rừng, đất lâm nghiệp trái quy định của pháp luật.

"Qua rà soát, hiện nay trên địa bàn huyện Yên Dũng có 1.389,12 ha đất rừng sản xuất của 11 xã, thị trấn. Toàn bộ diện tích đã được giao cho các hộ gia đình quản lý, sử dụng; phần lớn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn một phần nhỏ tại thị trấn Nham Biền chưa quy chủ (hiện đang ghi UBND xã) là do trong quá trình đo đạc bản đồ địa chính các chủ sử dụng rừng không có mặt tại địa phương hoặc chưa cung cấp được giấy tờ về việc giao đất giao rừng nên tạm thời quy chủ cho UBND xã", lãnh đạo UBND huyện Yên Dũng thông tin.

rung2
Ảnh minh hoạ - tác giả Chí Kiên

Trong khi đó, phía UBND TP Bắc Giang nhận định: Tình trạng mua, bán, chuyển nhượng rừng và đất lâm nghiệp đã và đang diễn ra tại 02 xã Đồng Sơn và Song Mai; việc mua bán, chuyển nhượng đất rừng chủ yếu được thực hiện giữa các hộ dân với nhau, người mua chủ yếu là người địa phương khác, việc mua, bán thông qua hình thức viết tay mà không thực hiện trình tự thủ tục chuyển nhượng theo quy định của pháp luật hiện hành, không thực hiện trách nhiệm về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Chính quyền xã chưa quyết liệt tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý, ngăn chặn tình trạng mua, bán, chuyển nhượng rừng (do lực lượng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn kiêm nhiệm nhiều công việc).

Để giải quyết tình trạng trên, phía Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đã đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo UBND các huyện, thị, thành phố tích cực tuyên truyền các quy định của pháp luật về mua, bán, chuyển nhượng rừng và đất lâm nghiệp; làm rõ các trường hợp chuyển nhượng đất lâm nghiệp trái quy định (không đủ điều kiện được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâm nghiệp; mua bán thông qua giấy tờ viết tay; không thực hiện thủ tục chuyển nhượng, đăng ký biến động quyền sử dụng đất...) để xử lý nghiêm theo quy định.

Vừa qua, nhiều cơ quan báo chí đã đưa tin vụ việc có người phá rừng với diện tích hơn 10ha tại khu vực Đình Hẩy, thôn Văn Non, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam trái pháp luật.

Liên quan đến vụ việc trên, cơ quan công an huyện Lục Nam đã khởi tố vụ án hình sự hủy hoại rừng tại khu Đình Hẩy, thôn Văn Non, xã Lục Sơn (Lục Nam) xảy ra năm 2023, 2024.

Cùng với đó, ngày 4/4, UBND huyện Lục Nam có văn bản yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm các tập thể, cá nhân để xảy ra vụ phá rừng trên địa bàn thôn Văn Non, xã Lục Sơn.

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Ngày 23/7, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tại Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An tại xã Nghi Phong (Nghi Lộc - Nghệ An).
Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Tin bài khác
Quảng Ninh: Hàng loạt cây xanh bị quật ngã, nhiều tuyến đường ngập lụt khi bão số 2 đổ bộ

Quảng Ninh: Hàng loạt cây xanh bị quật ngã, nhiều tuyến đường ngập lụt khi bão số 2 đổ bộ

Sáng 23/7, bão số 2 đổ bộ vào Quảng Ninh với sức gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9-10 đã quật đổ nhiều cây xanh, biển quảng cáo, gây ngập một số tuyến đường giao thông.
Nam Định, Thái Bình cấm biển để ứng phó với cơn bão số 2

Nam Định, Thái Bình cấm biển để ứng phó với cơn bão số 2

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 2, UBND tỉnh Nam Định và Thái Bình đã khẩn trương chỉ đạo nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão số 2 và mưa lũ có thể gây ra.
Thủ tướng chỉ đạo ứng phó với bão số 2, chủ động sơ tán người dân khỏi vùng nguy hiểm

Thủ tướng chỉ đạo ứng phó với bão số 2, chủ động sơ tán người dân khỏi vùng nguy hiểm

Để ứng phó với bão số 2, Thủ tướng đề nghị theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, rà soát, chủ động sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm để bảo đảm an toàn, nhất là các hộ dân tại khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét.
Bắc Bộ và Trung Bộ mưa to cục bộ, phía Nam có nơi mưa rất to

Bắc Bộ và Trung Bộ mưa to cục bộ, phía Nam có nơi mưa rất to

Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đêm và sáng mưa rào, rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to. Tây Nguyên, Nam Bộ chiều và đêm mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ mưa rất to; nhiệt độ thấp nhất từ 20-23 độ C.
Việt Nam nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở khu vực giữa Biển Đông

Việt Nam nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở khu vực giữa Biển Đông

Việt Nam đã chính thức nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS). Cùng ngày, Bộ Ngoại giao đã ra Tuyên bố về việc Việt Nam nộp Đệ trình nêu trên.
Nhiều nhà máy gạch tuynel trở thành nơi tập kết, xử lý rác thải (Bài 3): Chính quyền cần có biện pháp xử lý quyết liệt

Nhiều nhà máy gạch tuynel trở thành nơi tập kết, xử lý rác thải (Bài 3): Chính quyền cần có biện pháp xử lý quyết liệt

Sau loạt bài phản ánh của Báo Pháp luật Việt Nam về việc một số nhà máy sản xất gạch trên địa bàn huyện Gia Bình và thị xã Thuận Thành biến thành nơi tập kết và xử lý rác thải khi không được cấp phép, gần đây, UBND huyện Gia Bình đã có văn bản báo cáo về kết quả kiểm tra theo thông tin báo nêu.
Quốc Oai (Hà Nội): Cần xử lý nghiêm dự án tái chế rác thải không phép

Quốc Oai (Hà Nội): Cần xử lý nghiêm dự án tái chế rác thải không phép

Hiện nay, Dự án khu tập kết, xử lý, tái chế phế thải công nghiệp tại chỗ của hộ ông Đào Văn Tuấn (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội) xây dựng ‘chui’ trên đất nông nghiệp. Thế nhưng, sai phạm trên không được các cấp chính quyền xử lý triệt để, đã tạo điều kiện hình thành khu tái chế rác thải không phép gây ô nhiễm môi trường.
Đề phòng lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình

Đề phòng lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình

Đêm ngày 10/7, nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.
Thanh niên Việt Nam và ý thức gánh vác trách nhiệm trước biến đổi khí hậu

Thanh niên Việt Nam và ý thức gánh vác trách nhiệm trước biến đổi khí hậu

Đầu tháng 7, 90 đại diện thanh niên truyền cảm hứng đến từ 45 quốc gia đã tập trung tại Luân Đôn để thảo luận các chủ đề hướng tới tương lai - một thế giới phát triển bền vững. Tham gia chương trình, các lãnh đạo trẻ sẽ dành một tuần, từ ngày 1 - 5/7, tập trung thảo luận về vai trò của giới trẻ trong việc định hình tương lai cho cộng đồng của họ.
Xây dựng văn hóa “nói không” với túi ni-lông

Xây dựng văn hóa “nói không” với túi ni-lông

Trước thực trạng “ô nhiễm trắng” tại Việt Nam, nhiều tổ chức và doanh nghiệp đã chủ động, tích cực thực hiện các hoạt động đa dạng nhằm giảm túi ni-lông và sản phẩm nhựa dùng một lần.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.