Hà Nội 34 °C
TP Hồ Chí Minh 32 °C
Hải Phòng 30 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 29 °C
  • Hà Nội Hà Nội 34°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 32°C
  • Hải Phòng Hà Nội 30°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 29°C

Hàng quán giữa làn sóng Covid-19: Bán mang về vẫn khó trăm bề

Thương trường
13/07/2021 08:10
aa
Giữa làn sóng dịch Covid-19, việc bán hàng mang về, với không ít chủ hàng, cũng là bài toán nan giải. Chấp hành chủ trương, ai cũng mong dịch qua mau để được trở lại cuộc sống thường nhật.


Lo chồng lo

Từ 0h ngày 13/7, Hà Nội sẽ ngừng tất cả hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Cụ thể là nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ, chỉ cho phép bán hàng mang về.

Hà Nội dừng bán hàng ăn uống tại chỗ, cắt tóc từ 0h ngày 13/7 (Ảnh: Đỗ Linh).

Hà Nội dừng bán hàng ăn uống tại chỗ, cắt tóc từ 0h ngày 13/7 (Ảnh: Đỗ Linh).

Sau khi biết thông tin, chiều ngày 12/7, anh Đoàn Văn Lai, chủ nhà hàng Vườn ẩm thực tại Cửa Nam (Hà Nội) lại làm một công việc bất đắc dĩ là gọi nhân viên đến thông báo việc cắt giảm nhân sự trong thời gian tới.

Đa phần, nhân viên ở đây đều là người gắn bó với quán lâu năm nên ai ở lại Hà Nội, anh sẽ bao ăn, ở miễn phí, còn ai về quê, anh cũng sẽ hỗ trợ kinh phí đôi phần. Nhưng chính anh Lai cũng không biết, quán anh có thể tiếp tục cầm cự trong bao lâu.

"Lần mở cửa gần đây, quán tôi phải chứng kiến một cảnh tượng khá buồn khi lượng khách giảm sâu. Một phần là dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp nên nhiều người hạn chế ra ngoài ăn. Phần nữa là do dịch kéo dài, liên miên suốt 2 năm qua khiến kinh tế của mọi người bị ảnh hưởng nên việc chi tiêu cũng đang dần được thắt chặt. Có thể nhìn thấy rõ nhất là có một bộ phận người dân đang chuyển từ việc ăn quán sang ăn ở nhà" - anh kể.

Hơn nữa, anh Lai còn cho rằng, việc bán hàng mang về hiện cũng không mấy khả quan. Bởi có những ngày, quán anh chỉ bán ra được chục bát bún, nếu trừ đi chi phí vận hành, nhân công, tiền mặt bằng, tiền nguyên vật liệu thì chẳng có lãi, thậm chí còn lỗ.

"Ngày trước dịch, quán tôi có hơn 30 nhân viên, sau cắt giảm thì còn khoảng trên dưới 10 người. Còn mỗi khi có lệnh đóng cửa, tôi chỉ giữ lại 1 - 2 nhân viên ở lại bán hàng, chủ yếu là phục vụ cho khách quen, nhằm duy trì quán. Nếu dịch bệnh không thuyên giảm, tôi sợ, thời gian sắp tới, quán sợ không cầm cự nổi nữa" - anh nói.

Các shipper chờ lấy đơn tại một cửa hàng (Ảnh: Đỗ Linh).

Các shipper chờ lấy đơn tại một cửa hàng (Ảnh: Đỗ Linh).

Cùng chung cảnh ngộ, chị Yến, chủ một quán cà phê trên đường Phạm Ngọc Thạch (Hà Nội) tâm sự, sau gần 2 năm sống chung với dịch, chị đang dần kiệt sức. Đến độ, quán giờ cũng không níu giữ nhân viên vì hết khả năng hỗ trợ kinh phí cho mọi người. Còn mỗi khi thành phố cho phép mở cửa, đón khách trở lại, chị lại đăng tuyển dụng nhân viên mới.

"Tôi nhớ không nhầm thì ngày 22/6 Hà Nội cho phép mở cửa trở lại dịch vụ ăn uống trong nhà, đến giờ tính ra là được 3 tuần quán phục vụ trực tiếp. Nhưng chỉ được tuần đầu là khách đông, còn lại là vắng dần đều, đặc biệt từ khi TPHCM xuất hiện thêm nhiều hàng trăm ca dương tính mới, khách giảm rõ rệt" - chị cho hay.

Việc bán hàng mang về ở quán chị là giải pháp cuối cùng, bởi không còn sự lựa chọn nào tốt hơn. Cũng như nhiều nơi, chị phải cắt giảm toàn bộ nhân viên, chỉ để lại duy nhất một người trông coi, bán hàng online ở quán.

"Cũng như nhiều quán cà phê, ngoài phục vụ đồ uống, chủ yếu là chúng tôi cung cấp trải nghiệm, ngắm cảnh, không gian cho khách hàng. Cho nên việc bán mang về với chúng tôi là trường hợp bất đắc dĩ. Chúng tôi hiểu điều đó, biết là lỗ nhưng vẫn phải cho quán duy trì vì không muốn mất đi những khách quen. Nhiều hôm cũng dở khóc dở cười khi gom mãi, gom từ sáng tới chiều mới được 10 - 15 đơn" - chị tâm sự.

Quán cà phê của chị Yến nằm trên một con phố sầm uất, đắt đỏ của Hà Nội, diện tích khá rộng với tầng 1 rộng 110 m2, tầng 2 là 68 m2. Theo thỏa thuận, mỗi tháng, chị phải trả 3.000 USD cho việc thuê nhà. Nếu quán chỉ bán được 10-15 đơn hàng mỗi ngày thì chị đang phải bù lỗ, gánh nợ cực lớn.

"Nói chung, quán giờ cũng chẳng có kế hoạch gì đâu, chỉ mong dịch bệnh nhanh qua để còn quay lại làm ăn, hoạt động như trước" - chị mong ước.

Gian nan tìm giải pháp

Sau nhiều lần đóng cửa, từ chối việc bán hàng mang về, quán cà phê sách của chị Hà trên đường Trần Đăng Ninh (Hà Nội) buộc phải tìm giải pháp mới. Lý do là nếu cứ đóng cửa suốt thì quán chị khó mà trụ nổi trong thời gian tới.

"Mọi người thường nghĩ quán ngừng phục vụ trực tiếp là có thể bán mang về nhưng không hiểu rằng, không phải quán nào cũng có thể bán mang về được. Nó còn phụ thuộc vào tệp khách hàng, mô hình mà quán đang hướng đến. Như quán tôi, mọi người đến quán không phải vì thiếu một cốc cà phê hay thiếu một cốc sinh tố mà họ đến đây để tìm không gian trải nghiệm, để đọc sách, để gặp gỡ, để họp hành" - chị nhận định.

Chị Yến cho rằng, dịch bệnh đang khiến nhiều doanh nghiệp chết lâm sàng khi nguồn thu giảm mạnh do các nhu cầu, chi tiêu của khách hàng đều bị hạn chế, thắt chặt trước làn sóng Covid-19.

Vì vậy, nếu doanh nghiệp không tìm được phương hướng mới thì sớm muộn gì cũng đóng cửa, phá sản. Đây cũng là nỗi lo chung của nhiều người đang làm trong ngành F&B (dịch vụ nhà hàng và ăn uống).

Không chịu nổi sức ép, nhiều cửa hàng buộc phải sang nhượng, trả lại mặt bằng (Ảnh: Đỗ Linh).

Không chịu nổi sức ép, nhiều cửa hàng buộc phải sang nhượng, trả lại mặt bằng (Ảnh: Đỗ Linh).

Chia sẻ với Dân trí, anh Hoàng Tùng, CEO của Pizza Home cho biết, năm ngoái, chuỗi của anh có tỷ trọng khách hàng đến ăn tại quán và khách hàng gọi mang về là 50/50. Khi dịch Covid-19 bùng nổ, anh cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tại các điểm bán phụ thuộc vào khách đến ăn tại quán.

"Thời điểm khó nhất, chúng tôi đã phải trả lại những mặt bằng không hiệu quả, dịch chuyển mô hình sang mảng giao đồ ăn và phát triển thêm mô hình mới. Rất may mắn là mô hình của chúng tôi hoạt động tốt. Và sau từng đợt dịch thì khả năng ứng biến của mô hình đã trở nên tốt hơn" - anh đánh giá.

"Với tôi, giai đoạn 2020 - 2021 là một cuộc thanh lọc khắc nghiệt đối với những người làm F&B. Tôi chứng kiến rất nhiều bạn bè làm trong ngành đã không gượng nổi, phải ngừng kinh doanh. Theo tôi ngành F&B sẽ vẫn đi theo hai hướng là trải nghiệm và tối ưu"- anh Tùng nói với Dân trí.

Nhìn theo một hướng tích cực, CEO này nhận thấy, dịch Covid-19 chính là áp lực khiến nhiều doanh nghiệp F&B cần phải chuyển dịch mạnh mẽ hơn lên môi trường online, ứng dụng công nghệ nhiều hơn để tiếp cận khách hàng tốt hơn.

(Link gốc: https://dantri.com.vn/kinh-doanh/hang-quan-giua-lan-song-covid19-ban-mang-ve-van-kho-tram-be-20210713054425135.htm)

Hoàng Dung

bài liên quan
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Nhằm đáp ứng nhu cầu đọc báo của độc giả trong thời đại kỷ nguyên công nghệ số, 10h sáng ngày 28/2, Chuyên trang điện tử Truyền thông Pháp luật Pháp luật + (Phapluatplus.vn) sẽ chính thức thay đổi giao diện mới với nhiều chuyên mục chuyên sâu, hấp dẫn.
Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Đã có 77 phương tiện cơ giới đường bộ, ô tô điện đủ điều kiện hồ sơ để đăng kiểm trong 2 ngày 24, 25/2 trên địa bàn huyện đảo Cô Tô.
UBND huyện Văn Chấn yêu cầu làm rõ vụ công trình nhà nước được san lấp bằng đất nông nghiệp trái phép

UBND huyện Văn Chấn yêu cầu làm rõ vụ công trình nhà nước được san lấp bằng đất nông nghiệp trái phép

UBND huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái vừa có văn bản yêu cầu làm rõ việc công trình nhà nước được san lấp bằng đất nông nghiệp trái phép.
Quảng Ninh: 270 tân binh TP Cẩm Phả hăng hái lên đường nhập ngũ

Quảng Ninh: 270 tân binh TP Cẩm Phả hăng hái lên đường nhập ngũ

Sáng ngày 25/2, tại Quảng trường 12/11 cùng với các địa phương trong toàn tỉnh, TP Cẩm Phả tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024, tiễn 270 thanh niên lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an nhân dân.
Quảng Ninh: Triệu tập 2 đối tượng nằm trên quốc lộ chụp ảnh "câu like"

Quảng Ninh: Triệu tập 2 đối tượng nằm trên quốc lộ chụp ảnh "câu like"

Trải chiếu ra quốc lộ lúc nửa đêm nằm chụp ảnh đăng mạng xã hội câu like, 2 đối tượng bị cơ quan Công an triệu tập xử lý vi phạm.
Mới nhất
Đọc nhiều
Ông Hoàng Cương được bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính của Bộ Y tế

Ông Hoàng Cương được bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính của Bộ Y tế

Ông Hoàng Cương, Thạc sĩ Quản lí Kinh tế, Kĩ sư, Trưởng phòng chính sách đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính thuộc Bộ Y tế.
Môi biến dạng, viêm nhiễm sau phẫu thuật hình trái tim

Môi biến dạng, viêm nhiễm sau phẫu thuật hình trái tim

Cô gái 24 tuổi (Hà Nội) tới khám tại khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong tình trạng toàn bộ môi và vùng mặt dưới sưng nề. Vùng môi biến dạng, mất cân đối, chảy nhiều mủ trắng bẩn, viêm nhiễm rất nặng.
2 cán bộ kiểm lâm tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

2 cán bộ kiểm lâm tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Quá trình nỗ lực dập lửa, 2 cán bộ kiểm lâm đã không may tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh tại địa bàn giáp ranh xã Phương Tiến, Lao Chải, Xín Chải, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.