Hà Nội 25 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 26 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 25°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 26°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Học sinh lớp 12 tranh luận: Chọn trường đại học "top" hay bình thường?

Sức khỏe - đời sống
07/03/2022 06:45
Phùng Quyên - Hoài Linh
aa
"Mình nghĩ không nên "sống chết" thi bằng được vào trường "top", tiêu chí chọn trường, chọn ngành nên chú ý đến tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp...".


Đó là chia sẻ của nhiều học sinh lớp 12 trước ngưỡng cửa xét tuyển đại học năm nay.

Danh tiếng trường top thu hút nhà tuyển dụng hơn?

Dưới sự tác động của cuộc cách mạng 4.0, cuộc sống của con người chịu tác động lớn từ các công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn công việc, ngành nghề của các bạn học sinh.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT ngày một tới gần, Ngô Hà Anh, học sinh lớp 12A1 trường THPT Kim Liên (Hà Nội) cho biết ngành Kinh tế đối ngoại của trường Đại học Ngoại thương là lựa chọn hàng đầu bạn trong kỳ thi lớn này. "Ban đầu, Quản trị kinh doanh mới là lựa chọn của mình. Sau khi cân nhắc lại, mình nhận thấy Kinh tế đối ngoại là một trong những ngành "tủ" Ngoại thương, không những thế ngành này có nhiều cơ hội phát triển. Và trên hết, phù hợp với mong muốn làm việc cho các công ty đa quốc gia của mình", Hà Anh nói thêm.

Hà Anh cho rằng tốt nghiệp

Hà Anh cho rằng tốt nghiệp "trường top" sẽ thu hút nhà tuyển dụng nhiều hơn. (Ảnh: NVCC)

Đối với nhiều phụ huynh và học sinh, mục tiêu phải vào "trường top", "ngành hot" được đặt lên hàng đầu. Theo Hà Anh, cô bạn này ưu tiên chọn các trường đại học có bề dày đào tạo chất lượng. "Một ngành có thể học ở nhiều trường, nhưng phương hướng và chất lượng đào tạo lại có nhiều điểm khác biệt. Và quan trọng hơn, khi gửi CV, mình cho rằng danh tiếng của trường sẽ có tác động phần nào đến quyết định của nhà tuyển dụng."

Nguyễn Duy Hoài Phong (học sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cầu Giấy) cho rằng, học trong một ngôi trường hàng "top" sẽ giúp bản thân sinh viên được sinh hoạt trong môi trường nhiều tiềm năng, được giao lưu với nhiều người tài giỏi từ đó thúc đẩy bản thân trở nên cố gắng hơn. "Trường top hội tụ nhiều điều kiện tốt để hỗ trợ sinh viên hơn, ngay cả các hoạt động cấp câu lạc bộ cũng chuyên nghiệp và bài bản hơn."

Về vấn đề việc làm sau khi ra trường, Hoài Phong nhận định rằng phần lớn phụ thuộc vào năng lực của bản thân và việc sở hữu bằng "trường top" là một điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng.

Dù không đọ lại danh tiếng với "trường top", một số trường đại học tầm trung ghi điểm trong mắt sinh viên bởi học phí hợp lý và đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt huyết. "Theo mình tìm hiểu, học phí của các trường top đầu như Kinh tế quốc dân, Ngoại thương hay Bách khoa đều khá "chát". Với nhiều gia đình không mấy khá giả, mức học phí này thực sự rất lớn. Bên cạnh đó, mình cho rằng đại học tầm trung có nhiều giáo viên trẻ, dù không có nhiều kinh nghiệm nhưng đổi lại họ rất nhiệt tình và tâm huyết với sinh viên, đồng thời cũng nhanh nhạy trong việc nắm bắt các thay đổi mới, giúp hỗ trợ sinh viên trong học tập", Vũ Thu Trang, học sinh lớp 12A13, trường THPT Quốc Oai chia sẻ.

Học sinh lớp 12 Nguyễn Thị Loan (Hà Nội) bày tỏ vào "trường top" là điều ai cũng mong muốn nhưng đó không phải lựa chọn duy nhất. Với Loan, "một trường đại học tầm trung, có cơ sở vật chất hiện đại, hoạt động phong trào sôi nổi, chương trình đào tạo sát thực tiễn mới là lựa chọn đúng đắn".

Đồng ý với quan điểm này, bạn Nguyễn Văn Tuyến (học sinh lớp 12) bổ sung: "Mình nghĩ không nên "sống chết" thi bằng được vào trường top, tiêu chí chọn trường, chọn ngành nên chú ý đến tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Đây là yếu tố phản ánh chất lượng đào tạo của trường học một cách chân thực và khách quan nhất".

Bạn Nguyễn Linh Ngọc, học sinh lớp 12A7 trường THPT Kim Liên (Hà Nội) nghĩ rằng việc học quan trọng nhất là từ nhu cầu của bản thân người học, tốt nhất nên tự nhận thức được sức học của bản thân bởi trường top hay trường thường đều tốt nếu nó phù hợp với bản thân.

"Trước khi đặt nguyện vọng mình sẽ lọc ra các trường mà mình thích rồi xin ý kiến của thầy cô, bạn bè và gia đình cũng như tự đánh giá năng lực của bản thân. Nếu mình nhận được kết quả khả quan về sức học, mình sẽ chọn các trường top. Nếu không, mình sẽ đặt nguyện vọng ở các trường thấp hơn", Linh Ngọc chia sẻ thêm.

Tuy nhiên, những quan điểm trên hiện nay không còn nằm ở vị trí tiên quyết. Thay vào đó, việc lựa chọn đúng ngành, đúng trường để tránh tình trạng thất nghiệp mới thực sự được quan tâm.

Thấp thỏm chờ đợi

Với mỗi học sinh lớp 12, thời điểm trước kỳ thi luôn là một trong những giai đoạn áp lực nặng nề nhất. Không chỉ phải tính toán, cân nhắc cho việc điền nguyện vọng, với lứa học sinh 2004 năm nay, dịch bệnh cùng áp lực từ việc học online khiến tâm trạng nhiều bạn học sinh thấp thỏm không yên.

Theo Hà Anh việc phải học online xuyên suốt một thời gian dài, đặc biệt là đối với những học sinh cuối cấp là một thiệt thòi rất lớn: "Thành thật mà nói, học trực tuyến dẫn đến có rất nhiều "cám dỗ" và nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của mình. Cùng đó việc học trực tuyến còn khá nhiều bất cập, nên chúng mình phải dành nhiều thời gian hơn để tự học, bù đắp vào những kiến thức chưa hiểu, chưa chắc."

Do dịch bệnh, học trực tuyến là điều khó tránh khỏi. Dù thầy cô đã rất cố gắng nhưng chất lượng giảng dạy vẫn không thể so được với học trực tiếp. Lựa chọn khối H00 của trường đại học Kiến trúc Hà Nội, Nguyễn Thị Loan gặp rất nhiều trở ngại với bộ môn năng khiếu. Đặc biệt Bố cục trang trí màu là nỗi ám ảnh của Loan và nhiều học sinh khác. "Vì học online, chúng mình thường chụp ảnh bài tập sau đó gửi cho thầy. Thông qua ảnh, chất lượng màu sắc không được nguyên vẹn nên rất khó để thầy trò mình trao đổi, chỉnh sửa."

Nguyễn Thị Loan chia sẻ gặp nhiều khó khăn khi ôn các môn năng khiếu qua hình thức trực tuyến. (Ảnh: NVCC)

Nguyễn Thị Loan chia sẻ gặp nhiều khó khăn khi ôn các môn năng khiếu qua hình thức trực tuyến. (Ảnh: NVCC)

Đối mặt với nhiều khó khăn trong việc dạy và học, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ là một dấu hỏi lớn từ độ khó của đề đến điểm chuẩn, đều rất khó để đưa ra dự báo, cùng đó là sự đổi mới trong hình thức, phương thức xét tuyển.

Với Hà Anh, việc lựa chọn trường Đại học Ngoại Thương (Hà Nội) thực sự là một thử thách mang tính bước ngoặt của bản thân: "Đây là ngôi trường với điểm chuẩn cao hàng đầu cùng tỉ lệ "chọi" vô cùng lớn. Hiện tại, trường Đại học Ngoại Thương mới công bố đề án tuyển sinh dự kiến, trong đó việc giữ nguyên đề án xét tuyển đồng thời tăng chỉ tiêu tuyển sinh giúp mình an tâm hơn."

Cô bạn này cho rằng việc trường giữ nguyên phương thức tuyển sinh và dành một tỉ lệ nhất định cho các phương thức liên quan đến học bạ là rất hợp lý và đảm bảo được sức khỏe cho thí sinh khi tình hình dịch bệnh tại Hà Nội ngày càng phức tạp.

"Những thay đổi trong giai đoạn nước rút sẽ tạo ra tâm lý lo lắng, hoang mang cho cả phụ huynh lẫn học sinh. Các thí sinh đều dựa vào đề án của những năm trước mà đưa ra một lộ trình, chiến lược ôn thi phù hợp. Vậy nên nếu các trường đột ngột thay đổi có thể khiến học sinh rơi vào thế bị động, phải ôn cấp tốc, ôn tủ…" Hà Anh nói.

Trái ngược với sự "an tâm" của Hà Anh, Nguyễn Thị Loan và Nguyễn Văn Tuyến tỏ ra lo lắng nếu trường giữ nguyên đề án tuyển sinh của năm trước. Năm 2021, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội tổ chức thi năng khiếu theo hướng thi trực tuyến, khiến nhiều thí sinh lo ngại về tính công bằng, minh bạch của kỳ thi.

"Dù biết mục đích chính của hình thức thi online là bảo đảm sức khỏe cho thí sinh và cán bộ coi thi. Nhưng khi chứng kiến cảnh anh chị khóa trước "khóc thét" vì kết quả thi khiến mình thực sự lo lắng". Nguyễn Thị Loan cho biết.

Theo bạn Nguyễn Văn Tuyến: "Việc thi online không bảo đảm tính khách quan, chưa đánh giá đúng được năng lực của thí sinh. Vì thế cho nên, mình mong rằng năm nay, trường đại học Kiến trúc Hà Nội sẽ tổ chức kỳ thi năng khiếu theo hình thức trực tiếp để bảo đảm công bằng đối với tất cả thí sinh".

Nguyễn Văn Tuyến mong rằng đại học Kiến trúc Hà Nội sẽ tổ chức thi năng khiếu trực tiếp. (Ảnh: NVCC)

Nguyễn Văn Tuyến mong rằng đại học Kiến trúc Hà Nội sẽ tổ chức thi năng khiếu trực tiếp. (Ảnh: NVCC)

Đến nay, trường đại học Kiến trúc Hà Nội vẫn chưa công bố đề án tuyển sinh năm 2022 khiến nhiều học sinh thấp thỏm, lo lắng.

Xét tuyển học bạ, chứng chỉ ngoại ngữ giúp học sinh dễ thở hơn?

Ngoài những ý kiến về phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, việc tuyển sinh qua hình thức xét tuyển học bạ, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế thu hút sự quan tâm của nhiều học sinh. Trong những năm gần đây, các chứng chỉ ngoại ngữ được sử dụng trong việc tuyển sinh không còn quá lạ lẫm.

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng hình thức này "không công bằng". Bởi lẽ, thứ nhất không phải học sinh nào cũng có cơ hội, khả năng hay điều kiện học IELTS hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương. Thứ hai, điểm học bạ của học sinh có thể không phản ánh chính xác thực lực của một học sinh và có phần thiệt thòi cho các bạn học sinh đang nỗ lực trong thời gian chạy nước rút.

Trao đổi với PV về vấn đề này, học sinh Hà Anh cho biết các chứng chỉ này được sử dụng kèm theo các điều kiện khác như học bạ hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT nên phương thức này đánh giá tương đối đúng và khách quan về năng lực của thí sinh.

"Dùng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS để tuyển sinh là phù hợp vì mỗi cơ sở giáo dục đều mong muốn nâng cao chất lượng ngoại ngữ của sinh viên, góp phần vào quá trình hội nhập toàn cầu. Vậy nên các trường đại học hoàn toàn có quyền chọn ra những sinh viên có điều kiện tốt nhất. Còn về vấn đề học bạ, việc vừa đảm bảo có học bạ đẹp vừa ôn thi tốt nghiệp THPT và ôn thi IELTS cùng lúc là điều không hề dễ dàng. Nói phương thức này không công bằng là chưa thỏa đáng", Hà Anh cho biết.

Cùng chung quan điểm trên, học sinh Nguyễn Thị Loan hoàn toàn đồng ý với hình thức xét tuyển bằng học bạ và các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Dù không hoàn toàn tránh khỏi việc "tô hồng" hay "chạy theo thành tích" nhưng phương thức xét tuyển này giúp các học sinh dễ thở hơn khi có thể "gỡ gạc" nếu điểm thi không đạt như mong muốn.

"Không có sự công bằng nào là tuyệt đối. Thay vì gần thi mới bắt đầu nhồi nhét kiến thức, các bạn học sinh đã lên kế hoạch học tập và phấn đấu suốt 3 năm. Đây thực sự không phải một sớm một chiều mà có được, do đó mình hoàn toàn ủng hộ việc tuyển sinh đại học bằng phương thức xét học bạ" - Loan chia sẻ.

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Gần 100 vận động viên tham gia Giải Golf thành phố Lào Cai, lần thứ I, năm 2024

Gần 100 vận động viên tham gia Giải Golf thành phố Lào Cai, lần thứ I, năm 2024

Sáng ngày 5/5/2024, tại Sân Golf Sapa Grand Golf Course đã diễn ra Giải Golf thành phố Lào Cai, lần thứ I, năm 2024.
Bộ Công thương đang xây dựng Nghị định phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công thương đang xây dựng Nghị định phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đang khẩn trương xây dựng dự thảo Nghị định quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu...
Cơ hội để người dân “chốt nhà” khi lãi vay xuống dưới 4%/năm

Cơ hội để người dân “chốt nhà” khi lãi vay xuống dưới 4%/năm

Trong bối cảnh một số ngân hàng thương mại chủ động điều chỉnh hạ lãi suất cho vay, thị trường bất động sản được kỳ vọng có khả năng sẽ phục hồi mạnh.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.