Hà Nội 30 °C
TP Hồ Chí Minh 0 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 31 °C
  • Hà Nội Hà Nội 30°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 0°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 31°C

Mùa Xuân về trên núi rừng Tu Mơ Rông

Tôn giáo - Dân tộc
23/01/2023 16:41
Ngọc Anh
aa
Nhìn những mầm xanh của khóm sâm Ngọc Linh, chị Y Diêm tự tin, cho biết “Nhiều nhà nghèo đều được hỗ trợ giống để trồng loại cây quý hiếm này.


Tin nên đọc

Đời sống hiện tại ở vùng sâu Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Với niềm yêu đời, yêu lao động, những tâm hồn thường trực đối diện với gian lao đã thắp lên những hi vọng mới, thích ứng với hoàn cảnh, sẻ chia yêu thương

Niềm tin vào tương lai, vững lòng vượt gian khó

Theo một số cán bộ tại các phòng ban của huyện Tu Mơ Rông nhớ lại, khi mới thành lập (năm 2005), Tu Mơ Rông là huyện miền núi đặc biệt khó khăn với dân số gần 30.000 người, đồng bào dân tộc thiểu số trên 95%, chủ yếu là dân tộc Xơ Đăng.

Những ngôi làng yên bình dưới thung lũng, ven núi hay lẻ loi giữa những tán rừng xanh thẳm như ôm ấp, chắn che cho bao phận người. Có một thời, nhắc đến vùng đất này còn gợi lên sự khắc nghiệt của thiên tai, “cái rốn lũ” của Tây Nguyên.

Nhưng xuân 2023, cuộc sống đã dần đổi khác. Các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực được tập trung phát triển, đặc biệt là sản phẩm “Quốc bảo” Sâm Ngọc Linh và các sản phẩm dược liệu đặc hữu khác được chú trọng để phát triển kinh tế.

Screenshot_20230123-115922_Zalo

Sản phẩm OCOP của huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) được người dân quan tâm( Ảnh: UBND huyện Tu Mơ Rông)

Sự cách trở cũng dần xóa nhòa khi những tuyến đường giao thông dẫn đến tận các thôn, làng vùng sâu, vùng xa đã được xây dựng. Lưới điện kéo đến từng nhà. 100% thôn có điện, không còn hộ đói. Giấc mơ ấm no trên chính quê hương dần được hiện thực hóa.

Ði qua bao thăng trầm, anh A Phú và nhiều cư dân xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) chia sẻ: Trước đây, cuộc sống bộn bề gian khó, bám lấy nương rẫy bằng các phương thức sản xuất thủ công, miệt mài đổ sức lao động nhưng thành quả không cao.

Nhưng nay đã khác, người dân dần làm quen với phương pháp nuôi - trồng theo khoa học kỹ thuật, đặc biệt đã mặn mà với việc trồng cây sâm Ngọc Linh, mở ra hướng thoát nghèo bền vững. Xuân này hứa hẹn nhiều ấm áp.

Ngước nhìn những mầm xanh của khóm sâm Ngọc Linh, chị Y Diêm (xã Măng Ri) tự tin: “Nhiều nhà nghèo đều được hỗ trợ giống để trồng loại cây quý hiếm này. Việc chăm sóc và bảo vệ sâm cũng được cộng đồng người Xơ Đăng thực hiện tốt. Chẳng mấy chốc, cuộc sống rồi sẽ ấm no”.

Screenshot_20230123-115934_Zalo

Cây “Quốc bảo” - Sâm Ngọc Linh hứa hẹn đổi đời cho bao phận người ở Tu Mơ Rông ( Ảnh: UBND huyện Tu Mơ Rông)

Nhiều hộ dân khác ở các xã Tê Xăng, Ngọc Lây, Ngọc Yêu… vốn quen bốn mùa vỡ vạc, bồi đắp những thửa ruộng bạc màu cũng cho biết, Nhà nước hướng dẫn gì là nhiệt liệt thi đua làm theo, quyết từ bỏ mọi hủ tục lạc hậu. Trước kia, đâu đó trong những con hẻm nhỏ, những quán xá tạm bợ còn tình trạng uống rượu cồn đến mềm môi nhưng giờ không còn nữa.

Anh A Thanh (xã Ngọc Yêu) đúc rút, cứ bền bỉ sản xuất, sẻ chia kinh nghiệm cùng nhau thì làng này nối xóm kia đời sống sẽ tươi đẹp dần lên. Nhiều thời điểm, nơi đây mưa kéo về, nước tràn khắp nơi, sự khắc nghiệt như kéo đến tận cùng các ngõ ngách. Thế nhưng, không ai nhụt chí cả.

Trong hành trình tạo nên chuyển biến cho buôn làng, Tu Mơ Rông còn quyết tâm không để hộ dân nào “thiếu Tết”. Những gia đình khó khăn, hàng năm áp Tết, chính quyền địa phương thường động viên, tặng quà. Nhiều mạnh thường quân cũng đến để sẻ chia những món quà thiết thực.

Giữ gìn những “đặc sản”, chăm lo cho thế hệ mai sau

Với quyết tâm “ấm cái bụng, chắc cái nhà”, người dân đồng bào Xơ Đăng cần mẫn và chân chất đã biết trang bị “con chữ” và sức khỏe cho con em mình, đồng thời giữ gìn nghề đặc trưng như: Dệt thổ cẩm, tạc tượng, học tập và truyền nghề đánh cồng chiêng cho con cháu…

Rất nhiều người dân Xê Đăng ở xã Tê Xăng có chung một quyết tâm bỏ tư tưởng “trời sinh voi, sinh cỏ”. Nhà nọ động viên nhà kia có con em đến tuổi đi học mầm non thì đưa đến trường ngay, khơi dậy sở thích trường lớp ngay từ khi tuổi còn nhỏ.

Sau những giờ lao động cần cù, cần mẫn là những tiết học bổ ích ở trường, các nghệ nhân tạc tượng, đánh chiêng ở Tu Mơ Rông lại miệt mài bồi đắp tâm hồn cho giới trẻ, thanh thiếu niên, cộng đồng bằng những tác phẩm giàu giá trị nhân văn. Đó chính là những “đặc sản” tinh thần để khích lệ các thế hệ con cháu mai sau gắn bó với làng, với những giá tri tinh thần vô giá.

Trao đổi với PV nghệ nhân tạc tượng A Đoàn (xã Đắk Hà) bộc bạch, nghề này rất độc đáo, là “đặc sản” của chốn non sâu này. Thật ra, bây giờ gọi là nghề chứ trong ý nghĩ của chúng tôi, đó là công việc tự thân phải làm.

Công việc ngấm vào máu từ lúc cất tiếng khóc chào đời. Không chỉ tạc những điều mình thích mà xuyên bao mùa mưa nắng, những thế hệ giữ nghề như A Đoàn còn rong ruổi khắp buôn sâu, rừng thẳm “chụp” lại những nét đẹp của Tây Nguyên vào ý nghĩ của mình rồi về tái hiện vào những bức tượng tạc, làm cho bức tượng sống động, gần gũi hơn.

Screenshot_20230123-115605_Chrome

Nghệ nhân tạc tượng A Đoàn luôn giữ gìn “đặc sản” của dân tộc mình ( Ảnh: Đ.H)

A Đoàn chia sẻ, ánh mắt cháy bỏng đam mê của những nghệ nhân hát kể sử thi, dáng ngồi gõ chiêng của những người đàn ông lưng trần hay thần thái của những người phụ nữ vừa phát rẫy, vừa dỗ dành con… chính là những vẻ đẹp hồn hậu, phóng khoáng và nhân từ cần giữ lại. Nghệ nhân đưa tất cả nét đẹp này vào từng tượng gỗ.

Mỗi bức tượng được tạc ra đều mang thông điệp cho hiện tại và tương lai. Như tượng “Người đàn bà chịu khó” muốn gửi thông điệp về nét đẹp thánh thiện và đáng kính nhất của phụ nữ Tây Nguyên, đó là cần cù và chịu khó. Lớp trẻ giờ ham chơi lắm, còn học đòi nhiều thói hư. Bức tượng này như lời nhắc nhở họ hãy quay về vẻ đẹp giản dị của mình.

Theo ông Võ Trung Mạnh- Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, các nét văn hóa đặc trưng luôn được bồi đắp, gìn giữ. Việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa gắn với thu hút đầu tư phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, để tạo ra những chuyển biến mạnh cho vùng sâu này, việc nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã và đang được triển khai; hình thành chuỗi giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh Chương trình OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 40 triệu đồng/năm; sản lượng cà phê đạt trên 2.470 tấn, mì đạt trên 28.220 tấn, sâm Ngọc Linh trồng đạt 1.210ha (trong đó, nhân dân trồng khoảng 40ha) và các dược liệu khác trên 860ha... Đây là giá trị của sức lao động được quy đổi ra đời sống no ấm của người dân chốn non sâu này.

bài liên quan
Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 39 năm: Đoàn kết – Hiện đại – Nhân văn

Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 39 năm: Đoàn kết – Hiện đại – Nhân văn

Tối ngày 12/7 tại thành phố Quy Nhơn(Bình Định), báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức chương trình Gala dinner kỷ niệm 39 năm ngày báo Pháp luật Việt Nam xuất bản số báo đầu tiên (10/7/1985-10/7/2024).
Báo Pháp luật Việt Nam: Tăng cường đoàn kết để phát triển mạnh mẽ và vững chắc

Báo Pháp luật Việt Nam: Tăng cường đoàn kết để phát triển mạnh mẽ và vững chắc

Ghi nhận kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 của Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đồng thời yêu cầu Báo tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, tăng cường đoàn kết để Báo phát triển mạnh mẽ và vững chắc hơn...
Báo Pháp luật Việt Nam góp phần phản ánh thực tiễn sinh động ở nhiều địa phương

Báo Pháp luật Việt Nam góp phần phản ánh thực tiễn sinh động ở nhiều địa phương

Trong những năm qua, bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật, Báo Pháp luật Việt Nam còn đẩy mạnh hướng về cơ sở, phản ánh thông tin từ địa phương. Những đóng góp của Báo cũng đã được nhiều lãnh đạo địa phương ghi nhận, đánh giá cao.
Sẵn sàng cho những

Sẵn sàng cho những 'bước chuyển' mới

Nhân kỷ niệm 39 năm Ngày Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) phát hành số đầu tiên (10/7/1985 - 10/7/2024), Tổng Biên tập - TS. Vũ Hoài Nam đã chia sẻ về những định hướng phát triển của PLVN trong thời gian tới.
Vinh dự là

Vinh dự là 'Cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp'

Đối với người làm báo Pháp luật Việt Nam (PLVN), ngoài mục tiêu, phương châm hành động “Vì Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” còn mang trong mình niềm tự hào đặc biệt là “Cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp”.
‘Sợi dây’ Chứng khoán APG - GKM Holdings

‘Sợi dây’ Chứng khoán APG - GKM Holdings

Mối quan hệ thân thiết của GKM – APG được "phác hoạ" thông qua hàng loạt giao dịch, góp cổ phần của GKM Holdings.
Mới nhất
Đọc nhiều
Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Ngày 23/7, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tại Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An tại xã Nghi Phong (Nghi Lộc - Nghệ An).
Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Tin bài khác
Luỹ tre biên giới sáng rực dưới ánh đèn đường biên

Luỹ tre biên giới sáng rực dưới ánh đèn đường biên

Trong thời bình, mối quan hệ “máu thịt” giữa quân và dân tồn tại ở một dạng thức khác. Với biên phòng Đồng Tháp, các anh tự hào nói về sự hiệp đồng với Nhân dân sáng như ánh đèn đường và vững chãi như luỹ tre gai xanh ngắt dọc khắp đường biên.
Phát huy vai trò Tổ tàu thuyền an toàn trong bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới biển, đảo

Phát huy vai trò Tổ tàu thuyền an toàn trong bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới biển, đảo

Giữa trùng khơi bao la, sự đoàn kết của những đội tàu thuyền chính là niềm tự hào, là động lực để ngư dân giữ vững ngư trường, giương cao cờ Tổ quốc khẳng định chủ quyền. Trên những cánh sóng bạc đầu, thành viên của các Tổ tàu thuyền an toàn là những người tiên phong bám biển, gìn giữ biển trời quê hương.
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Thuận trao tặng nhà “Tình nghĩa Quân – Dân”

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Thuận trao tặng nhà “Tình nghĩa Quân – Dân”

Chiều 5/7, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Bình Thuận phối hợp cùng địa phương trao tặng nhà “Tình nghĩa Quân – Dân” cho gia đình bà Nguyễn Thị Rớt tại thôn Dân Hoà, xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
Thiêng liêng nghĩa tình đồng đội…

Thiêng liêng nghĩa tình đồng đội…

Hàng năm, cứ mỗi dịp Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, trong tôi lại bồi hồi xúc động khi nghĩ về nghĩa tình đồng đội; nhớ khôn nguôi những người thủ trưởng, những anh em đồng đội đã cùng tôi “vào sinh ra tử” chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong những năm tháng thanh xuân đẹp đẽ nhất của cuộc đời…
Ngày hội văn hóa dân tộc Mông - Mùa hoa lê huyện Bảo Lạc sẽ diễn ra từ ngày 9/3

Ngày hội văn hóa dân tộc Mông - Mùa hoa lê huyện Bảo Lạc sẽ diễn ra từ ngày 9/3

Ngày hội văn hóa dân tộc Mông - Mùa hoa lê năm 2024 sẽ được tổ chức tại huyện Bảo Lạc, Cao Bằng trong 2 ngày 9/3 và 10/3.
Hơn 2.000 người tham gia nghe giảng pháp tại chùa Long Hưng

Hơn 2.000 người tham gia nghe giảng pháp tại chùa Long Hưng

Ngày 25/2, hội làng chùa Long Hưng diễn ra buổi pháp thoại với chủ đề “Thân khoẻ, tâm an và trí tuệ sáng” của Thượng tọa Thích Tuệ Hải với hàng nghìn người tham dự.
Người Mông tại Lâm Đồng khai hội đầu Xuân

Người Mông tại Lâm Đồng khai hội đầu Xuân

Lễ hội được cộng đồng người H'Mông và các dân tộc anh em Tày, Nùng tại thôn 10C diễn ra vào dịp Tết đến, Xuân về và duy trì 20 năm nay
Đại Đức Thích Đạo Lạc trao quà Tết cho bà con hộ nghèo, cận nghèo

Đại Đức Thích Đạo Lạc trao quà Tết cho bà con hộ nghèo, cận nghèo

Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Đại đức Thích Đạo Lạc – trụ trì chùa Khai Nguyên phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, là nguời con quê hương Trung Nguyên ( Yên Lạc- Vĩnh Phúc) với tấm lòng từ bi của mình, Đại đức đã luôn hướng về quê hương cũng như khắp các vùng miền khác với tinh thần tương thân tương ái, phát huy đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “lá lành đùm lá rách”, góp phần an sinh xã hội.
Mùa vàng quanh đỉnh Ngọc Linh

Mùa vàng quanh đỉnh Ngọc Linh

Thời gian từ cuối tháng 9 đến giữ tháng 10 là những cánh đồng quanh đỉnh núi Ngọc Linh thuộc huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) vàng rực mùa lúa chín.
Kon Tum: Người Mường đón Tết Độc lập trên vùng đất Tây Nguyên

Kon Tum: Người Mường đón Tết Độc lập trên vùng đất Tây Nguyên

Trong những ngày này, không khí Tết Độc lập ngập tràn khắp các thôn ngõ, những lá cờ Tổ quốc được treo ngay ngắn, trang nghiêm.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.