Hà Nội 30 °C
TP Hồ Chí Minh 0 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 31 °C
  • Hà Nội Hà Nội 30°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 0°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 31°C

Niệm khúc tình yêu sự sống từ những đoá hoa

Pháp luật & Văn hóa
11/07/2024 11:44
Nguyên Tô
aa
Thơ Bình Nguyên Trang là một phần kí ức học trò của tôi. Tôi yêu những vần thơ viết về “Tháng Ba” của cô gái tuổi trăng rằm, khi ấy. Đã hơn 30 năm trôi qua, Trang giờ đây đã là một cây bút có tên tuổi trong báo giới và thi ca đương đại, tình cảm của tôi dành cho thơ Trang vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu. Màu đỏ dậy thắp lên bao hoài bão tinh khôi của thanh tân, nay ngún vào “Đêm hoa vàng”- Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2024. Tập thơ đánh dấu sự trở lại của thơ chị, sau 8 năm vắng bóng.

Đêm hoa vàng” là ấn phẩm nghệ thuật hấp dẫn từ hình thức đến nội dung, tinh tế, cặn kẽ đến từng chi tiết nhỏ, là một lời chào trang trọng của Thơ gửi tới độc giả. Bởi thế, vừa mới trình làng đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt của độc giả,

Hơn 40 bài thơ như “Những bông hoa đang thiền”, đính vào phía chân trời: “Thuyền đã mất dấu buồm sông đã vội” và cõi Thiền- Niệm. Có một số bài tôi đã đọc trên trang cá nhân của chị.

Đủ hiểu, 8 năm ấy, nữ thi sĩ không hề buông thơ, trái lại, là sự ân cần chi chút, thậm chí là tâm thế “Cầm lấy nỗi đau như ngọc mà chơi”.

Trang gửi mình vào thơ, tin cẩn như một phép tục huyền cảm xúc, sau ngót 10 năm an lặng. Thì ra, chị không cho phép mình dễ dãi, dù đã được định danh trong lòng độc giả. “Đêm hoa vàng” hiện diện sau một chặng dừng để chị nhận lại gương mặt tâm hồn mình ở một độ chân xác chăng?

Đọc “Đêm hoa vàng”, tôi thấy khuôn mặt thời gian trong sự lật giở của quá khứ và hiện tại. Bởi hiểu rằng chẳng thể ở mãi trong quá khứ, nên Trang tự tại trong hiện tại, bình thản với tương lai. Nhà văn Mỹ Elbert Hubbard có nói: “Trí nhớ dai có thể là điều tốt nhưng khả năng quên mới là dấu hiệu của sự vĩ đại.” Thơ Trang có sự ngoảnh lại, và cũng có sự quên đi.

Niệm khúc tình yêu sự sống từ những đoá hoa

Giống như trong tình yêu, hạnh phúc luôn đi liền với nỗi đau.Vết thương ngọt ngào, cay đắng ấy vẫn là “Môi thanh xuân còn tiếc một chân trời”. Và cũng có những “Đêm hoa vàng” để tiễn biệt “Thuyền đã mất dấu buồm, sông đã vội”?

Người đàn bà đi “Tìm” lại thanh tân, khi trái tim nguyên sơ thuở ban đầu giữa rạo rực: “nắng vàng”, “sông”, “tiếng trẻ thơ”, “sương mai”, “hoa”; để đến trung niên, tình yêu được ẩn dụ qua “anh”. Tuổi trẻ đã rơi theo thời gian, “ngày tóc rụng” trên đầu đầy tiếc nuối. Nguội lạnh loang tràn trong ánh sáng cô đơn:

Em tìm anh

tìm anh

mắt hồ thu lưu lạc

sau cánh cửa ngày lại ngày tóc rụng

em dò dẫm bóng mình trong bóng tối hoang mang

ngôi nhà chúng ta ở phía chân trời

mỗi đêm hai ta đều mơ một vì sao ngoài cửa sổ

những vầng sáng cô đơn như tinh cầu vụn vỡ

âm thầm lạnh trong nhau…

Bình Nguyên Trang gọi tình yêu trong “Nguyện cầu tháng Tám”, ấy là lúc mùa thu vừa ghé thềm đời, mùa và người đã chuyển vào buổi chiều của năm, một sự thu vén, nhưng đó đây những chân cảm vẫn bừng bừng tơ tóc. Một tiếc nuối, một vụn vỡ, một ngọn lửa từng châm bùng, rồi chập chờn tựa phù du, khói sương.

Trang gửi vào trái tim một tờ thư, nó chớp được tính chất vô thường, ngắn ngủi, đứt đoạn mà đa đoan của thân phận tình yêu. Tiếc nuối, hay xót xa, dẫu là gì, thì tuổi trẻ đã là thứ ánh sáng lộng lẫy nhất của người.

dù tôi hiểu Tình yêu rồi sẽ mất

trách làm sao lá kia từ biệt

như Tháng Tám êm đềm, như giông bão

như cuộc đời, như cỏ, như phù du

sao trong tôi vẫn rực rỡ ngục tù

âm vọng của lời yêu đã cũ

tôi đã sống đời mình như cơn lũ

trôi đi, còn mắc nợ bến bờ

Dù có tiếc nuối, thơ Trang vẫn tràn đầy hy vọng “Có thể một sáng nào ngủ dậy”, tìm thấy giấc mơ xưa. Giấc mơ là điều không có thực, tìm được chiêm bao đã đứt, ấy là cảm xúc mãnh liệt, tựa hồ như lần đầu, cuối cùng hay duy nhất.

có thể một sáng nào ngủ dậy

giấc mơ ngày xưa theo gió quay về

ngoài khung cửa trời xanh màu quá khứ

và tim ta nao nức mùa hè

nắng chất vấn ta về tuổi trẻ

những tháng năm lộng lẫy qua rồi

hay vẫn đấy trong phượng hồng rực cháy

môi thhanh xuân còn tiếc một chân trời

ta đã qua bao đoạn đường đời

phượng nhỏ máu những mặt đường bặt gió

bàn chân bỏng niềm đau vụn vỡ

vết dấu còn phía cuối một câu thơ

Trang “Tìm trong muôn vạn kiếp đời em đã sống”, những nẻo đi về nắng nỏ, mưa giông, muôn trùng đại dương. Biển là nước mắt nhân gian, mặn mòi bào mòn vách đá thinh lặng. Và nữ sỹ vẫn khấn nguyện một niềm.

ta đã yêu và ta ly biệt

ta đã thương đau và ta đã chữa lành

ta đã thấy dẫu mù lòa thời cuộc

ấp ôm mình vô tận biển xanh

Tình ấy là: “Khoảng trời màu tím”, “Con đường”, “Thư”, “Trong mênh mông thiên hà”, có khi lại là “Những ngày không ra phố”, hay “Bài hát mùa đông”, và khép lại vui buồn quá khứ bằng “Tự sự”.

Không mặt nạ

không bụi mù xiêm áo

chợ phù du lời mua bán ồn ào

yên lặng quá

yên lặng là ngôi đền an trú

ta soi vào thăm thẳm đời nhau

Lột xác với cũ mèm

lột xác với bóng đêm

sự thật ngồi im cuối đường hầm

trái tim bởi yêu người

trái tim buồn quá đỗi

đêm rồi đêm run rẩy cánh hoa tàn

Đến đây, người đàn bà thơ dường như đã thâu vào mình niềm thăm thẳm, hụt hẫng. Không còn những khóc cười tiếc nuối của tuổi trẻ, trung niên với những khúc quanh số phận, đã cho Trang tỏ tường mọi nhẽ. Trong khúc “Niệm” nhân vật trữ tình, sau những ca hát nỗi buồn yêu năm tháng đã ngộ ra, rằng, được hay mất cũng chính là ân huệ cho tất cả.

Tháng năm lấy đi và cho thêm. Để quá khứ ngủ im cũng là một sự dễ chịu. Người thơ đã phục sinh trong ánh sáng khác. Những suy vi từ sự quăng quật trên nẻo đời chi chít ngã tư, đã dẫn lối người đến an trú trong ngôi chùa tâm tưởng. Bình Nguyên Trang thức nhận sâu sắc về Phật. Phật không ở đâu xa, mà chính là Mẹ. Tìm mình trong Mẹ.

Người chắp vững vàng cho bước ta ra đi đến chân trời cao rộng, Người đón ta trở về sau những thua nhẵn sòng đời, hay xênh xang áo xiêm. Mỗi người hãy tự dựng một ngôi chùa trong tâm.Và lời Mẹ chính là chân kinh của Trang.

mẹ dạy thế gian nhiều khóc lắm cười

mẹ dạy có khi một mình- phải sống

mẹ dạy có khi một mình- phải cười

cầm lấy nỗi đau như ngọc mà chơi

đừng lụy kẻ trên đừng chê kẻ dưới

đừng sợ vết thương- sao tránh ở đời

Người Thơ từ tháng năm Trên ban, mà đếm những buổi chiều ngang qua cuộc đời. Thiền là an trú trong tĩnh, vô ngôn, kiệm tiết. Mọi vật đều có tính không, giữa tịch tĩnh thì vô ngôn đã tự nói lên tất cả.Thơ Trang đã truyền vào tôi lời kinh kệ.

Đầy ắp hay trống rỗng

đâu cần chi phải nói

người đã đi qua sông

hay người đang còn đợi

buông mong ngóng đi rồi

VỀ khác gì ĐÃ TỚI

Buổi chiều không tiếng nói

buổi chiều lặng im soi

bàn không và ghế trống

nào phải không ai ngồi

Vô ngôn hay có lời

đâu còn là dấu hỏi

chiều đi chiều lại tới

đâu bận lòng nắng rơi

Niệm khúc tình yêu sự sống từ những đoá hoa
Nhà thơ Bình Nguyên Trang.

Đọc “Đêm hoa vàng” thấy Trang quán chiếu vui buồn trong hơi thở. Một mình, ấy là trạng thức thông tuệ để nhập thiền. Chị cảm nhận được sâu sắc những xa xăm trùng kiếp trên tà áo mùa thu đang hoai úa. Bởi thế mà cuộc đời này đẹp cả trong tàn phai, mất mát.

Chúng ta ở đây hay vẫn trên đường

Thương đau trên vai cần cho cuộc lớn lên, cần cho hạnh phúc

Chúng ta còn đi vì bến bờ kia còn giao ước

Hoạn nạn hôm nay rồi cũng xa vời

Như sự sống này vẫn mãi tinh khôi

Phủ đầy thế gian không cần được gọi tên

Như bình minh ngập tràn thương mến

Như dáng ai ngồi lặng thinh, như màu thu đến

Trên áo vàng phai muôn vạn kiếp người

Tôi đọc thấy màu thiền trong thơ Bình Nguyên Trang. Thơ chị an vui trong từng sát na, vô ưu và nhân từ tuyệt đối. Thương từ nụ cười thiên hạ, xôn xao trước làn tóc rối, giữ lòng trung như một chấm mực buồn bám vào cuộc sống mặc gió mưa cuộc đời. Tâm hồn nhà thơ trổ một bóng cây vui.

“Khoảnh khắc này tôi vui

Hoa vô ưu bừng nở

Thương thế một nụ cười

Lạ mà quen trên phố

Như một chấm mực buồn

Trên trang đời mưa dội

Như một bóng cây vui

Trên bãi bồi sông suối

Màu gì trong tiếng gọi

Vang vang bờ nhân gian

Tôi có cảm nhận, Thơ Bình Nguyên Trang thành thật, đôi khi như lời sám hối.Thi thoảng giật mình vì tiếng động rất khẽ, khi nhận ra chiếc mặt nạ trên sân khấu cuộc đời vừa tự lột. Hành động dũng cảm ấy, khiến tôi liên tưởng đến một đóa bạch liên vừa trút xiêm y. Ngay cả khi những cánh sen rơi xuống, mùi hương thanh quý vẫn vương vương trên bàn tay.

Thấm tháp gì một cuộc vui chơi

Ta diễn người xem người xem ta diễn

Bao nhân vật chết dần trong chật chội

Trong áo khăn bi hài kịch cuộc đời

Người nhấc giùm ta chiếc mặt nạ

Dịu dàng bảo rằng hạnh phúc khó gì đâu

Khi ta rời sân khấu tìm nhau…”

Bình Nguyên Trang đã đi qua bao “Đêm hoa vàng”, đi qua những giấc chiêm bao như thực, như ảo, màu của huy hoàng, màu của đêm. Con người bản năng trong thơ chị là buồn và cô độc.

Dẫu dòng đời là vô thủy vô chung đôi khi mỏi gối, dù sinh mệnh không thoát khỏi nỗi vô thường, thì Người Thơ vẫn luôn thản nhiên trước những đóa hoa đêm.

Thổn thức trước những giã biệt hoa vàng, mỗi cánh hoa rơi biểu tượng cho sự qua đi của thời gian. Thấm thía giá trị đời người, cũng là để sống trọn vẹn từng khoảnh khắc và tái sinh mình ở một nguồn ánh sáng mới.

Lòng ta chết dần theo cánh vàng rơi

Sao người điềm nhiên trên mặt bàn đợi cơn gió tới

Người không băn khoăn cuộc đi này sao ta cứ gọi

Sao ta không đủ từ tâm để người chết một mình

Bình Nguyên Trang vẫn kế thừa những nụ hoa thơ ở bình minh thiếu nữ, để khi đã mở cánh và tỏa hương đầy đặn trong đóa đàn bà với đủ đầy cay đắng, hạnh phúc hay xa xót, thơ chị vẫn gửi vào hồn tôi những bồi hồi, xúc động.

Câu chữ giản dị, chân thành, không trang sức nhưng tự nó đã nói với tôi về ý nghĩa đủ đầy của tình yêu sự sống, trong cõi an tĩnh chừng mực như những đóa hoa đêm vàng rực rỡ mà ở đó Trang một mình một lễ hội cuộc đời.

Thơ Trang đã vượt lên những điều thông thường ở giai đoạn trước, để cô lắng trong tầm tư tưởng sâu rộng hơn. Không cần diễn ngôn bóng bẩy, hay cách tân cầu kì, thơ chị là những nút thắt cảm xúc, chỉ chờ một tri âm, để khởi lên “Màu gì trong tiếng gọi/ Vang vang bờ nhân gian”.

Tâm hồn nữ sỹ là cây huyền cầm- “chiếc lá giấu tâm tư vào đêm/ Chờ trăng lên và gió”. Triết lý nghệ thuật Bình Nguyên Trang, chính là tìm bản thể trong sự an trú nội tâm.

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Bắt đối tượng cầm đầu đường dây mua bán trái phép chất ma túy tại Nghệ An

Bắt đối tượng cầm đầu đường dây mua bán trái phép chất ma túy tại Nghệ An

Từng có tiền án về ma túy nên Nguyễn Tuấn Anh hoạt động khép kín, dùng nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi để đối phó với lực lượng Công an.
Thái Nguyên: Nổ lớn tại gia đình làm đậu phụ khiến 3 người thương vong

Thái Nguyên: Nổ lớn tại gia đình làm đậu phụ khiến 3 người thương vong

Một vụ nổ lớn xảy ra trong một ngôi nhà làm đậu phụ tại phường Tân Hương, TP Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên khiến một người thiệt mạng và hai người khác bị thương.
Giải ngân vốn đầu tư công phải "5 quyết tâm" và "5 bảo đảm"

Giải ngân vốn đầu tư công phải "5 quyết tâm" và "5 bảo đảm"

Ngày 16/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thường trực Chính phủ về thúc đẩy đầu tư công năm 2024.
Tin bài khác
Hẹn nhau ở

Hẹn nhau ở 'thiên đường mây' Tà Xùa

Tháng 10 này, thêm một đỉnh núi sẽ được các nhà báo chinh phục khi tham gia mùa 2 “Bước chân trên mây” - giải leo núi do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức. “Thiên đường mây” Tà Xùa chờ đón bước chân của những nhà báo - những người yêu thích khám phá, thử thách bản thân và lan tỏa điều tốt đẹp tại những nơi mình đến.

'Nghe' áo dài kể chuyện văn hóa Việt Nam

Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 hướng tới mục tiêu phát triển và quảng bá du lịch Hà Nội, gắn với quảng bá du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, Lễ hội tôn vinh và bảo tồn nét đẹp văn hóa đặc sắc về tà áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Phát triển du lịch từ những lễ hội

Phát triển du lịch từ những lễ hội

Việt Nam là một đất nước đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc với hàng ngàn lễ hội được tổ chức mỗi năm. Bên cạnh các lễ hội truyền thống tại nhiều địa phương, những lễ hội hiện đại cũng đang thu hút khách tham quan trong và ngoài nước, đóng góp cho việc phát triển du lịch Việt Nam.
Lần đầu tiên diễn ra Lễ hội xe - Fun Wheels Festival Hạ Long tại Quảng Ninh

Lần đầu tiên diễn ra Lễ hội xe - Fun Wheels Festival Hạ Long tại Quảng Ninh

Trong hai ngày 13-14/7, tại Quảng trường 30/10 và sân ngoài Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh, UBND TP Hạ Long (Quảng Ninh) sẽ diễn ra Lễ hội xe - Fun Wheels Festival Hạ Long 2024.
Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích tháp Bình Sơn

Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích tháp Bình Sơn

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký ban hành Quyết định số 598/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt tháp Bình Sơn, thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
Cao Bằng: Ngôi làng đá giúp người Tày thoát nghèo

Cao Bằng: Ngôi làng đá giúp người Tày thoát nghèo

Đặt chân đến với Khuổi Ky, ngay từ xa, du khách đã thu vào tầm mắt với ấn tượng về những ngôi nhà sàn hoàn toàn bằng đá, nép mình bên những dãy núi.
Hà Tĩnh đón hơn 3,5 triệu du khách

Hà Tĩnh đón hơn 3,5 triệu du khách

Một số địa phương đón lượng du khách tham quan lớn như: TX Kỳ Anh (trên 792.000 lượt), Cẩm Xuyên (706.000 lượt), Nghi Xuân (trên 519.000 lượt), Lộc Hà (trên 423.000 lượt), Can Lộc (trên 396.000 lượt)...
Độc đáo Lễ hội đình Trà Cổ nét văn hoá riêng của vùng biên Móng Cái

Độc đáo Lễ hội đình Trà Cổ nét văn hoá riêng của vùng biên Móng Cái

Lễ hội đình Trà Cổ là một hoạt động văn hóa được tổ chức thường niên với quy mô cấp thành phố nhằm tri ân công đức các bậc tiền nhân có công lao to lớn trong việc xây làng lập ấp.
Đề xuất thu phí tham quan vịnh Hạ Long 600.000 đồng/du khách

Đề xuất thu phí tham quan vịnh Hạ Long 600.000 đồng/du khách

Ban Quản lý vịnh Hạ Long đang lấy ý kiến đối với việc thu phí tham quan trên các tuyến, hành trình tham quan, du lịch mới trên vịnh Hạ Long để báo cáo UBND tỉnh xem xét, trước khi trình HĐND tỉnh thông qua.
Nghệ An đón gần 5,5 triệu khách du lịch

Nghệ An đón gần 5,5 triệu khách du lịch

Sáu tháng đầu năm 2024, lượng khách du lịch đạt 5.480.000 lượt bằng 112% so với cùng kỳ năm 2023; tổng thu từ khách du lịch đạt 16.611 tỷ đồng, trong đó doanh thu du lịch ước đạt 6.417 tỷ đồng.
bao phap luat viet nam ky niem 39 nam doan ket hien dai nhan van

Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 39 năm: Đoàn kết – Hiện đại – Nhân văn

(PLM) - Tối ngày 12/7, Báo PLVN đã tổ chức chương trình Gala dinner kỷ niệm 39 năm ngày Báo PLVN xuất bản số báo đầu tiên (10/7/1985-10/7/2024).
bao phap luat viet nam tang cuong doan ket thong nhat trong trien khai nhiem vu cong tac

Báo Pháp luật Việt Nam: Tăng cường đoàn kết, thống nhất trong triển khai nhiệm vụ công tác

(PLM) - Sáng 12/7, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác Đảng – Đoàn thể, kết quả thực hiện kế hoạch công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư Pháp; đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Tư Pháp, các đồng chí lãnh đạo Ban biên tập cùng toàn thể viên chức, người lao động Báo Pháp luật Việt Nam.
bat 20 tan my pham kem danh rang tre em het han dang dap date moi

Bắt 20 tấn mỹ phẩm, kem đánh răng trẻ em hết hạn đang dập date mới

(PLM) - Trên 50.000 sản phẩm là mỹ phẩm, kem đánh răng đã hết hạn sử dụng đang được tẩy date và in dập date mới đã bị Cục QLTT Thành phố Hà Nội bắt quả tang.
thanh pho ho chi minh de xuat giam hoc phi cho moi cap hoc

Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất giảm học phí cho mọi cấp học

(PLM) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa có tờ trình gửi HĐND thành phố về ban hành Nghị quyết quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2024-2025 và các năm học tiếp theo trên địa bàn.
can co co che de khong bo sot nhung nguoi that su co duc co tai

Cần có cơ chế để không bỏ "sót" những người thật sự có đức, có tài

(PLM) - Sáng 9/7, Đảng ủy, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị trực tuyến quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới; và Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.