Hà Nội 25 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 26 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 25°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 26°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Thoái vốn nhà nước ì ạch, vì đâu nên nỗi?

Thương trường
17/10/2022 12:15
Huy Nguyên - Anh Việt
aa
Nhiều đợt thoái vốn Nhà nước chậm được triển khai, hoặc “mang đến lại mang về”. Nguyên nhân của tình trạng này không chỉ từ yếu tố khách quan.


Kế hoạch thoái vốn Nhà nước tại VCC 4 năm nay vẫn “giậm chân tại chỗ”

Kế hoạch thoái vốn Nhà nước tại VCC 4 năm nay vẫn “giậm chân tại chỗ”

Chuyện ở VNCC

Ngày 19/10 tới, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam (mã VCC) mới tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2022 để thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay.

VCC là công ty con của Tổng công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam (VNCC) - doanh nghiệp có 87% vốn của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). VCC từng là thương hiệu uy tín và hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực tư vấn xây dựng, tuy nhiên, mâu thuẫn nội bộ kéo dài, đặc biệt là mâu thuẫn giữa cựu Tổng giám đốc Trần Huy Ánh và Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Nhật Minh, khiến doanh nghiệp này bất ổn suốt 10 năm nay.

Ông Nguyễn Văn Thắng, nguyên Phó giám đốc VCC, đã kể về những rắc rối, bất đồng giữa lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp khiến kế hoạch thoái vốn Nhà nước tại công ty này “giậm chân tại chỗ” sau 4 năm.

Cụ thể, thời điểm năm 2018, khi VCC có kế hoạch thoái vốn Nhà nước, Ban điều hành đã thuê Vinacontrol thẩm định giá trị doanh nghiệp và đơn vị tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp của VCC là 33.167 đồng/cổ phần. Ông Trần Nhật Minh, Tổ trưởng Tổ đại diện vốn Nhà nước tại VCC đã tổ chức nhiều cuộc họp để nêu ra những bất cập, thiếu sót trong công tác thẩm định giá và yêu cầu đơn vị tư vấn Vinacontrol bổ sung và đánh giá trung thực giá trị tài sản của VCC sát với giá trị thực tế, nhưng Vinacontrol vẫn bảo lưu ý kiến hoặc chỉnh sửa rất ít. Sau đó, tư vấn thẩm định giá VACO do VNCC lựa chọn định giá lại giá trị cho VCC. Đơn vị thẩm định giá mới đã đưa ra kết quả xác định giá trị của VCC cao gấp nhiều lần, là 120.762 đồng/cổ phiếu.

Trong khi đó, Tổng giám đốc Trần Huy Ánh lại cho rằng, Vinacontrol đã xác định đúng giá trị doanh nghiệp của VCC, nếu sai sót thì tư vấn chịu và đề nghị Hội đồng quản trị cứ trình kết quả thẩm định giá này lên công ty mẹ VNCC và Bộ Xây dựng.

Ông Thắng cho biết, thực tế như vậy nên có ý kiến trong Công ty cho rằng giá trị 33.167 đồng/cổ phần không đúng với giá thực tài sản của VCC, để từ đó một nhóm cán bộ sẽ cùng nhau thâu tóm doanh nghiệp với giá rẻ.

Chính việc không thống nhất về kết quả xác định giá trị doanh nghiệp giữa Chủ tịch Hội đồng quản trị, người đại diện phần vốn Nhà nước và Tổng giám đốc VCC (để làm căn cứ cho việc xây dựng phương án thoái vốn) đã khiến kế hoạch thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp này 4 năm qua (kể từ năm 2018 đến nay) không có tiến triển. Trong khi đó, các cán bộ tâm huyết với Công ty gửi đơn thư khắp nơi đề nghị thực hiện xác định giá trị đúng, đủ và phù hợp nhất với giá trị thực tế tài sản của VCC nhằm tránh thất thoát vốn Nhà nước trong quá trình thoái vốn.

Câu hỏi được đặt ra là, vì sao công ty mẹ VNCC đã thuê đơn vị định giá mới vào VCC, nhưng lại không có tiếng nói quyết định trong việc sử dụng kết quả định giá này? Quanh việc thoái vốn của VNCC tại VCC, Báo Đầu tư Chứng khoán đã đặt ra các câu hỏi với lãnh đạo VNCC song không nhận được câu trả lời.

Thực tế, sau khi chuyển giao vốn Nhà nước từ Bộ Xây dựng về SCIC, VNCC cũng là doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước không nắm giữ cổ phần và SCIC sẽ thực hiện thoái vốn tại doanh nghiệp. Nhiều cổ đông và người lao động của VCC kỳ vọng, SCIC sẽ sớm thực hiện thoái vốn tại VNCC để công ty mẹ “thay máu”, từ đó, công ty con cũng có cơ hội thoát khỏi tình trạng bất ổn kéo dài gần chục năm nay.

“Lãnh đạo doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu ngại khó”

Nhìn rộng hơn, từ tháng 9/2022, SCIC đã cấp tập thực hiện thoái vốn ở các doanh nghiệp trong danh sách đã được công bố thoái vốn. Phương thức thoái chủ yếu là bán cả lô, tuy nhiên với diễn biến của thị trường chứng khoán hiện nay, cũng như các yếu tố liên quan tới định giá doanh nghiệp, các đợt thoái vốn không dễ thành công.

Đơn cử, mới đây, SCIC đã đưa ra đấu giá cả lô 56.949.500 cổ phần tại Tổng công ty Đầu tư và môi trường Việt Nam (Viwaseen), nhưng hết thời hạn đăng ký và đặt cọc, không có nhà đầu tư nào đăng ký tham gia. Số cổ phần này chiếm 98,16% vốn điều lệ thực góp của Wiwaseen. Giá khởi điểm của lô cổ phần là hơn 1.348 tỷ đồng, tương đương 23.670 đồng/cổ phần. Viwaseen có 12 công ty con và liên kết với 7 doanh nghiệp khác, lợi nhuận năm 2021 chỉ đạt gần 17 tỷ đồng (trên quy mô vốn điều lệ 580 tỷ đồng).

Hiện SCIC đang chào bán 19.528.409 cổ phần, chiếm 47,63% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Hạ tầng và bất động sản Việt Nam với giá khởi điểm 390,56 tỷ đồng; hay chào bán lô 6.146.200 cổ phần của Công ty cổ phần Điện máy, tương đương 84,31% vốn điều lệ của công ty này, với giá khởi điểm 137 tỷ đồng.

Trước đây, ở không ít doanh nghiệp SCIC quản lý vốn Nhà nước như Công ty cổ phần Du lịch Đồ Sơn (Hải Phòng) cũng bất ổn do thiếu sự đồng lòng giữa các cổ đông, lãnh đạo, SCIC đã phải tái cơ cấu doanh nghiệp, lập lại trật tự quản trị công ty rồi mới thực hiện thoái vốn thành công.

Có không ít khó khăn, thách thức cả chủ quan và khách quan đã khiến tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 “không đạt kế hoạch”. Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước thoái vốn tại doanh nghiệp với giá trị đạt 382 tỷ đồng, thu về 2.180 tỷ đồng.

Theo mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 8/11/2016 của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, việc cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước cũng không đạt ở hai nội dung. Đó là thoái toàn bộ vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc các ngành không cần Nhà nước sở hữu trên 50% vốn; đồng thời, thoái vốn nhà nước xuống mức sàn quy định đối với các ngành mà Nhà nước sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư.

Ông Nguyễn Hải Nam, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tại kỳ họp vừa qua, đã gửi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thoái vốn chỉ đạt 30% về số lượng doanh nghiệp và 11% tổng giá trị phải thoái giai đoạn 2021 - 2025.

Ủy ban Kinh tế kiến nghị cần gắn trách nhiệm người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương liên quan, nhất là trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trong việc xây dựng phương án cổ phần hóa, thoái vốn, chuyển đổi thành công ty cổ phần khả thi, bảo đảm tiến độ, chất lượng, không để chậm trễ hơn nữa do càng để lâu càng khó thực hiện, không tận dụng cơ hội đến từ sự phát triển của thị trường chứng khoán.

Lý giải về việc “vỡ” kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn vừa qua, Bộ Tài chính cho rằng, về nguyên nhân khách quan, các doanh nghiệp cổ phần hóa, thoái vốn có quy mô lớn, sở hữu nhiều đất đai và tồn tại nhiều vấn đề về tài chính. Cùng với đó, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các địa phương thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội ảnh hưởng lớn đến tình hình thị trường tài chính, chứng khoán trong nước và khu vực. Đặc biệt là ảnh hưởng đến công tác xác định giá trị doanh nghiệp, rà soát, lập phương án sắp xếp các cơ sở nhà, đất để thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, triển khai công tác đấu giá phần vốn nhà nước theo quy định. Thứ hai, về nguyên nhân chủ quan, công tác chuẩn bị cổ phần hóa, thoái vốn như xử lý, sắp xếp các cơ sở nhà, đất theo pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; tồn tại tài chính... chưa tốt.

“Vai trò, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu còn chưa cao, còn ngại khó, né tránh, sợ trách nhiệm, thiếu tính chủ động mà trông chờ vào việc thay đổi cơ chế, chính sách mới triển khai, còn tư tưởng đùn đẩy trách nhiệm đến các bộ, Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ quyết định. Trách nhiệm thuộc về các cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp”, Bộ Tài chính thừa nhận.

Việc chậm quyết toán cổ phần hóa cũng ảnh hưởng đến tiến độ thoái vốn. Ví dụ như Tổng công ty Thép Việt Nam chính thức chuyển thành công ty cổ phần từ năm 2011 nhưng đến nay, hơn l1 năm chưa thực hiện quyết toán cổ phần hóa.

Thêm vào đó, việc xây dựng danh mục, kế hoạch thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn còn chưa khả thi, chưa sát với thực tế, chậm rà soát, điều chỉnh kế hoạch nên khi triển khai thực hiện không đạt kết quả, dẫn đến ảnh hưởng đến số thu về ngân sách nhà nước từ cổ phần hóa, thoái vốn.

bài liên quan
SCIC muốn thoái hết vốn khỏi nhà sản xuất phim “Đào, Phở và Piano”

SCIC muốn thoái hết vốn khỏi nhà sản xuất phim “Đào, Phở và Piano”

Vào tháng 12/2023 vừa qua, SCIC từng thông báo thực hiện chào bán cạnh tranh toàn bộ 840.910 cổ phần, chiếm 59,95% vốn đang lưu hành tại CTCP Phim truyện I.
Năm 2023, lợi nhuận sau thuế của SCIC đạt hơn 7.000 tỷ đồng

Năm 2023, lợi nhuận sau thuế của SCIC đạt hơn 7.000 tỷ đồng

Lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đạt 7.003 tỷ đồng bằng 241% kế hoạch năm 2023.
Bổ nhiệm tân Giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước

Bổ nhiệm tân Giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước

Được sự đồng ý của lãnh đạo Chính phủ, ngày 28/2, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC), Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tổ chức Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc SCIC.
Bộ Tài chính bàn giao SCIC về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước

Bộ Tài chính bàn giao SCIC về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước

Sáng nay, 12/11, Bộ Tài chính đã chính thức bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại TCty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN).
SCIC bán đấu giá cổ phần tại CTCP Xây dựng và Dịch vụ công cộng Bình Dương

SCIC bán đấu giá cổ phần tại CTCP Xây dựng và Dịch vụ công cộng Bình Dương

SCIC dự kiến bán đấu giá 3 triệu cổ phần tại CTCP Xây dựng và Dịch vụ công cộng Bình Dương, với giá khởi điểm cả lô là hơn 142,3 tỷ đồng.
SCIC lên danh sách thoái vốn 73 doanh nghiệp: Có tên Nhựa Bình Minh, Licogi…

SCIC lên danh sách thoái vốn 73 doanh nghiệp: Có tên Nhựa Bình Minh, Licogi…

Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa công bố danh sách thoái vốn đợt 1 năm 2023 bao gồm 73 doanh nghiệp.
Mới nhất
Đọc nhiều
Gần 100 vận động viên tham gia Giải Golf thành phố Lào Cai, lần thứ I, năm 2024

Gần 100 vận động viên tham gia Giải Golf thành phố Lào Cai, lần thứ I, năm 2024

Sáng ngày 5/5/2024, tại Sân Golf Sapa Grand Golf Course đã diễn ra Giải Golf thành phố Lào Cai, lần thứ I, năm 2024.
Bộ Công thương đang xây dựng Nghị định phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công thương đang xây dựng Nghị định phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đang khẩn trương xây dựng dự thảo Nghị định quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu...
Cơ hội để người dân “chốt nhà” khi lãi vay xuống dưới 4%/năm

Cơ hội để người dân “chốt nhà” khi lãi vay xuống dưới 4%/năm

Trong bối cảnh một số ngân hàng thương mại chủ động điều chỉnh hạ lãi suất cho vay, thị trường bất động sản được kỳ vọng có khả năng sẽ phục hồi mạnh.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.