Hà Nội 28 °C
TP Hồ Chí Minh 27 °C
Hải Phòng 27 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 21 °C
  • Hà Nội Hà Nội 28°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 27°C
  • Hải Phòng Hà Nội 27°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 21°C

Về nơi khởi nguồn của Trường ca Đam San

Nhà nước và Pháp luật
31/05/2020 09:00
Ngọc Anh
aa
Trường ca Đam San của người Ê Đê (huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk) có sức cuốn hút lớn lao đối với người nghe, từ thế hệ này tới thế hệ khác.


Tin nên đọc

Kể khan (hay còn gọi là sử thi, trong đó có sử thi nổi tiếng là Trường ca Đam San) là nghi lễ của tình đoàn kết, quần tụ khi lòng yêu quý nhau đã xích lại gần và nhiều người đã dành tâm huyết sâu sắc cho nét văn hóa truyền thống này.

Xã Cư Suê (huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk) chính là nơi khởi nguồn cho bản trường ca Đam San của người Ê Đê. Hàng năm vào các dịp lễ bà con nơi đây vẫn tụ họp quanh đống lửa múa hát, truyền khẩu cho thế hệ sau lưu giữ nét văn hóa của dân tộc mình.

Đam mê để lưu giữ

Xưa kia, cả vùng chủ yếu là rừng rậm, do các tù trưởng quản lý. Sự giàu có, uy lực được biểu thị cụ thể bằng nhà cửa, vật nuôi. Các điệu kể khan, các đêm sử thi cũng sống động, trầm bổng, ngân xa từ chính những căn nhà dài này. Nhưng, theo thời gian, nghệ thuật này đã mai một đi nhiều. Đáng buồn nữa là lớp trẻ không còn nhiều người mặn mà với những đêm kể khan.

received_264346268141526.

Nghệ nhân Y Wang Hwing huyện Cư Mgar, Đắk Lắk nghệ nhân kể khan có tiếng trong tỉnh (ảnh Báo Đắk Lắk)

Từ năm 2010 đến nay, nhắc đến những điệu kể khan, điệu kể Trường ca Đam San mà có sức truyền cảm da diết ở Cư M’gar, người ta thường nhớ đến hai người: già làng Y Nguôi và Y Wang Hwing.

Nhưng già Y Nguôi đã vĩnh viễn ra đi rồi. Ở tuổi 45, Y Wang Hwing (SN 1975) trở thành một nghệ nhân kể khan trẻ tuổi nhất Đắk Lắk. “Không biết có phải do duyên nợ không mà năm 14 tuổi, một lần nghe cháu của một vua săn voi kể 5 bài khan, tôi đã thấy mê mẩn. Cũng từ đó, cứ rảnh lúc nào tôi lại tranh thủ đến nhà các già làng trong huyện để học kể khan và còn về ghi chép lại những điệu hay”- Hwing tâm sự.

20200507_134806

Cụ Y Lo Niê 71 tuổi em trai của già Làng Y Bri Niê thuộc Buôn Sút M đưng, Cư Suê người hay kể Khan trong những dịp hội làng, sinh hoạt văn hóa của làng kể cho con cháu nghe về trường ca Đam San

Cho đến bây giờ, kể khan trở thành niềm đam mê của anh. Hầu như ngày nào anh cũng dành ít nhất 3 giờ để học kể khan. Khi chúng tôi yêu cầu kể một đoạn trong sử thi Mdrông Dăm, nụ cười Y Wang Hwing chợt bừng sáng.

Anh cất giọng, lúc trầm hùng, khi tha thiết theo từng bước chân Mdrông Dăm đi cứu vợ trở về: “Mtao Kwăt là một người xấu, kẻ đã cướp vợ của chàng Mdrông Dăm là nàng Hbia Êsun. Sau khi bị cướp vợ, Mdrông Dăm tìm đến Mtao Kwăt ném khúc gỗ bay lên cao 3 thước, giơ khiên múa đao và hét to: “Tình yêu là vĩnh cửu, kẻ cướp tình yêu không phải nam nhi”.

20200507_135525

Ngôi nhà dài hay còn gọi là nhà sàn của một hộ đồng bào người Ê Đê xã Cư Suê nơi thường diễn ra các buổi sinh hoạt cộng đồng của thanh niên trong làng

Mê những dấu tích, đắm chìm trong huyền sử của sử thi đã chuyển hóa thành những điệu khan nên nhiều khi trong cuộc sống thường ngày, Y Wang Hwing cũng bay bổng theo nó.

Bồi đắp đời sống tinh thần-phát huy giá trị văn hóa trong cuộc sống hôm nay

Dẫu thời gian của những tập tục đã lùi xa nhưng ở mảnh đất Cư M’gar, người ta vẫn nhớ về sử thi, nhớ về Trường ca Đam San như thể đó chính là cách bồi đắp cho đời sống tinh thần được phong phú, đậm đà hơn.

IMG_20200525_091439

Thanh niên trong Buôn Sút Mđưng, xã Cư Suê; huyện Cư Mgar trong ngày lễ hội tại Buôn và nghe già làng kể Khan

Trường ca này (một số tài liệu ghi là Đăm Săn, Đăm San hay Đam Săn), có tên đầy đủ là Bài ca chàng Đam San dài 2.077 câu, là trường ca truyền miệng lâu đời của dân tộc Ê Đê, thể hiện nét lịch sử văn hóa của đồng bào Tây Nguyên. Nội dung của sử thi xoay quanh nhân vật Đam San. Theo tục nối dây trong chế độ mẫu hệ, Đam San phải lấy hai chị em Hơ Nhị và Hơ Bhị làm vợ. Anh đã tìm mọi cách để cưỡng lại số mệnh, nhưng trời "đã chống gậy hèo đến thu xếp việc cưới hỏi", buộc anh phải khuất phục trước sức mạnh của tập tục.

Nhưng rồi, dần dần, Đam San trở thành anh hùng, Đam San lập nên những kỳ tích như thuần phục voi dữ, làm rẫy, bắt cá...Kỳ tích lẫy lừng hơn cả là chiến thắng hai tù trưởng thù địch Mtao Grư và Mtao Mxây (hai tù trưởng đã cướp vợ anh). Đam San chiến thắng, tôi tớ và dân làng của tù trưởng thù địch tự nguyện mang của cải đi theo. Cứ mỗi lần như vậy, anh lại thêm giàu mạnh, uy tín càng cao trong buôn làng. Với khát khao mở ra cuộc sống mới, tiến bộ hơn, Đam San đi cầu hôn Nữ thần Mặt Trời, nhưng thất bại và bị chết trong rừng sáp đen. Tuy nhiên, tinh thần của Đam San vẫn in đậm trên vùng đất sử thi Cư M’gar lẫn đại ngàn Tây Nguyên.

IMG_20200525_091358

Thiếu nữ bên nhà sàn của mình khẳng định tục nối dây như trong Trường ca Đam San không còn nữa

Những dấu tích, những câu chuyện kể về Đam San vẫn in đậm trong trí nhớ người già, những căn nhà dài, khu sinh sống của các tù trưởng xưa, có sức khơi gợi lại như để lưu giữ đặc sản văn hóa vùng cao nguyên này.

Trong Bài ca chàng Đam San có đoạn “Trăm người đi trước, nghìn người đi sau”.

IMG_20200525_091346

Sức mạnh của Cộng đồng luôn được đề cao trong việc xây dựng và bảo vệ buôn làng

Ngày xưa đồng bào Ê Đê ở đây theo tục nối dây của chế độ Mẫu hệ, vấn đề này thể hiện đậm nét trong trường ca Đam San về việc phải lấy Hơ Nhị và Hơ Bhị về làm vợ nhưng chàng trai trẻ đã chống lại tập tục nhưng thất bại trước sức mạnh của tập tục. Hình ảnh Đam San đi cầu hôn Nũ thần Mặt trời nhưng thất bại và chết trong rừng Sáp đen, sau đó biến thành con Ruồi bay vào mồm chị gái. Chị gái Đam San sinh ra Đam San cháu và tiếp tục đi trên con đường của cậu mình đó là tìm đường thoát khỏi hủ tục truyền từ đời này qua đời khác.

Ngày nay xã hội văn minh, dưới ánh sáng văn hóa của thời kỳ mới trong xã hội ta thì tục bắt chồng hay tục nối dây vẫn còn nhưng tục này chỉ có trong suy nghĩ của một số cá nhân già cả và đã chứng kiến tục này từ ngày xưa. Nhưng đa số người dân đồng bào E Đê ở đây đã văn minh hơn, hiểu biết và biết vận dụng ánh sáng văn hóa của nền văn minh vào suy nghĩ và đời sống xã hội, đồng thời giao thoa với văn hóa của các vùng khác, đồng bào khác cùng chung sống trên mảnh đất này và tuyên truyền chỉ bảo cho con cháu sống đúng pháp luật.

20200507_133837

Cây Đa lớn nơi thường được bày đồ cúng làng trong các dịp lễ hội

Chị Thu- Chủ tịch Hội Nông dân xã Cư Suê khẳng định những dấu tích xưa như cây Đa cổ thụ, bến nước mà ngày chị còn bé tí các cụ trong làng mỗi khi có lễ hội vẫn hay cúng cầu mùa tại đó nay những nghi lễ tại đây vẫn còn nhưng lâu lâu mới diễn ra.

Không gian thiêng liêng nhất để kể khan là lúc bếp lửa bập bùng cháy, là khi ché rượu cần sắp nhạt, khi con người có cảm giác lâng lâng, khi lòng yêu mến nhau, quý nhau đã xích lại gần. Mỗi buổi kể khan như là nghi lễ của tình đoàn kết, quần tụ. Người kể khan ấn tượng nhất phải tập luyện để giọng điệu đạt đến mức uyển chuyển, lúc oai hùng, lúc trầm lắng…

IMG_20200525_091352

Hút, uống rượu Cần trong các lễ hội tại Buôn làng

Trong các buổi kể khan còn ôn lại truyền thống cha ông của mình, về công trạng, phong tục, tập quán của dân tộc mình. Bình thường, một bài hát kể khoảng chừng 30 - 40 phút. Với đồng bào dân tộc, kể khan không phải là nghề kiếm sống, nó không mang lại lợi ích vật chất nào cho người biết, người kể, người gìn giữ gìn.

Từ đó những giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng người Ê Đê nơi đây vẫn mãi được truyền tai nhau và răn dạy cho con cháu họ sau này. Những cái tốt đẹp thì lưu giữ đến muôn đời, còn những cái xấu, hủ tục thì bỏ đi theo, lùi sâu vào dĩ vãng.

Sâu đây là một số hình ảnh sinh hoạt cuộc sống của người Ê Đê, xã Cư Suê, huyện Cư Mgar do PV Pháp luật Plus ghi lại.

20200507_134806

chiếc Phản gỗ( tiếng Ê Đê gọi là Kpan) dài mà cụ Y Lo Niê và gia đình sử dụng ngày xưa thể hiện là gia đình giàu có, có thế lực trong làng.

Trong không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào Ê Đê xưa thì nhiều nhà dài, kpan (phản dài), nhiều ché rượu Cần, tôi tớ nhiều, lãnh đạo người dân trong một vùng đất rộng lớn, được nhiều người tôn sùng được xem là Tù trưởng của vùng đất đó.

IMG_20200525_091416

Các cụ nhiều tuổi, có uy tín trong làng mặc trang phục thổ Cẩm truyền thống đang tham dự lễ hội tại huyện Cư Mgar

IMG_20200525_091352

Ché rượu Cần là chất xúc tác cho thanh niên, người lớn tuổi cùng nhau hò reo, múa hát trong các dịp lễ hội.

IMG_20200525_091444

Sức mạnh cộng đồng còn thể hiện trong việc cùng nhau làm những công việc có sự góp sức của nhiều người.

IMG_20200525_091402

Bập bênh một trò chơi dân gan có trong sinh hoạt của người Ê Đê.

20200507_134825

Trống da Trâu thường được đánh trong các lễ hội.

IMG_20200525_091436

Kể Khan thu hút sự theo dõi, lắng nghe của nhiều thanh niên.

20200507_135801

Sự quan tâm của Đảng và chính phủ người dân và chính quyền nơi đây từng ngày xây dựng Nông thôn mới giàu đẹp.

20200507_135304

Chiếc cối gỗ dùng để giã gạo ngày xưa của đồng bào trong làng.

Thế đấy, Trường ca Đam ra đời từ sinh hoạt văn hóa từ xa xưa của đồng bào Ê Đê nơi đây, ngày nay quá khứ đã lùi sâu vào dĩ vãng, những hủ tục cũng dần được thay bằng những nét văn hóa tốt đẹp hơn. Những nét văn hóa tốt đẹp của Buôn làng, của đồng bào luôn được gìn giữ và phát huy.

bài liên quan
Bác sĩ Lê Nho Chuyên - Chuyên gia trồng răng toàn hàm tại Hà Nội

Bác sĩ Lê Nho Chuyên - Chuyên gia trồng răng toàn hàm tại Hà Nội

Phương pháp trồng răng implant toàn hàm mang lại rất nhiều lợi ích, cũng như giúp tiết kiệm chi phí nếu bạn tìm được một địa chỉ uy tín.
Ông Nguyễn Văn Chung giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Ông Nguyễn Văn Chung giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Ngày 4/5, tại tỉnh Đắk Lắk, Tòa án nhân dân (TAND) tối cao tổ chức Lễ công bố quyết định bổ nhiệm chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
Chương trình thiện nguyện “Sống yêu thương”: Nhân lên những tấm lòng vàng

Chương trình thiện nguyện “Sống yêu thương”: Nhân lên những tấm lòng vàng

Sáng 10/4, Ban Doanh nhân & Pháp luật, Báo Pháp luật Việt Nam, với sự đồng hành của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã tổ chức chương trình thiện nguyện “Sống yêu thương” - tới thăm, tặng quà Trung tâm Chăm sóc người khuyết tật Hà Nội và các hộ gia đình đặc biệt khó khăn tại xã Vân Hòa (Ba Vì, Hà Nội). Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động nhân dịp kỷ niệm 16 năm ra mắt ấn phẩm Doanh nhân & Pháp luật - Báo Pháp luật Việt Nam (4/4/2008 - 4/4/2024).
Chương trình thiện nguyện “Sống yêu thương”: Lan tỏa lòng nhân ái và sẻ chia đến cộng đồng

Chương trình thiện nguyện “Sống yêu thương”: Lan tỏa lòng nhân ái và sẻ chia đến cộng đồng

Ngày 10/4/2024, Ban Doanh nhân & Pháp luật (DN&PL) - Báo Pháp luật Việt Nam, với sự đồng hành của các doanh nghiệp, doanh nhân, nhà hảo tâm sẽ tổ chức chương trình thiện nguyện “Sống yêu thương” - tới thăm và tặng quà Trung tâm Chăm sóc người khuyết tật Hà Nội (Thuỵ An, Ba Vì, Hà Nội) và 23 hộ gia đình đặc biệt khó khăn tại xã Vân Hoà, Ba Vì, Hà Nội. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 16 năm ra mắt ấn phẩm DN&PL (4/4/2008 - 4/4/2024).
Mới nhất
Đọc nhiều
Chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Từ Làng Sen đến Thành phố Hồ Chí Minh'

Chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Từ Làng Sen đến Thành phố Hồ Chí Minh'

Tối ngày 19/5, tại huyện Nam Đàn đã diễn ra Chương trình nghệ thuật “Từ Làng Sen đến Thành phố Hồ Chí Minh”. Chương trình do UBND tỉnh Nghệ An và UBND Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức, nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/
Lễ hội Sen Đồng Tháp lần 2 thu hút hơn 200.000 lượt khách

Lễ hội Sen Đồng Tháp lần 2 thu hút hơn 200.000 lượt khách

Tối ngày 19/5, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Lễ Bế mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần II – năm 2024. Sau 4 ngày diễn ra, lễ hội thu hút hơn 200.000 lượt khách tham quan, thưởng lãm, mua sắm.
Sữa Tươi Tươi Sạch NutiMilk dinh dưỡng chuẩn cao chào sân với diện mạo bắt mắt

Sữa Tươi Tươi Sạch NutiMilk dinh dưỡng chuẩn cao chào sân với diện mạo bắt mắt

Sở hữu bao bì mới ấn tượng, đồng cỏ xanh ngút ngàn, Sữa Tươi Tươi Sạch NutiMilk đã chính thức được phân phối rộng khắp trên thị trường Việt Nam.
Tin bài khác
Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Ngày 27/2, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang đồng loạt tổ chức ngày hội giao quân.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
lay y kien tu hon 500000 nha giao de xay dung du thao luat nha giao

Lấy ý kiến từ hơn 500.000 nhà giáo để xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo

(PLM) - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lấy ý kiến 547.786 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp để phân tích, đánh giá, hoàn thiện các chính sách trong dự thảo Luật Nhà giáo.
chinh thuc trinh chinh phu tang luong toi thieu vung tu ngay 17

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

(PLM) - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.
hang ngan trai tim huong ve lang bac nhan ky niem 134 nam ngay sinh chu tich ho chi minh

Hàng ngàn trái tim hướng về lăng Bác nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh

(PLM) - Hòa trong không khí mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) , hàng ngàn người dân từ khắp mọi miền tổ quốc cùng cùng đông đảo du khách, bạn bè quốc tế đã tới Thủ đô Hà Nội, thành kính vào Lăng viếng Bác.
dai tuong to lam duoc trung uong gioi thieu de bau lam chu tich nuoc

Đại tướng Tô Lâm được Trung ương giới thiệu để bầu làm Chủ tịch nước

(PLM) - Ngày 18/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc cùng các vị lãnh đạo chủ chốt, theo thông cáo của Văn phòng Trung ương Đảng vừa phát hành.
chuong trinh tuyen truyen pho bien phap luat va an toan giao thong hoc duong tinh ninh thuan lan toa van hoa giao thong an toan

Chương trình "Tuyên truyền phổ biến pháp luật và An toàn giao thông học đường tỉnh Ninh thuận” – Lan tỏa văn hóa giao thông an toàn

(PLM) - Ngày 18/5, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông tỉnh Ninh Thuận tổ chức Chương trình "Tuyên truyền phổ biến Pháp luật và An toàn giao thông học đường" tại Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Caravan “ Tuyên truyền phổ biến pháp luật và An toàn giao thông học đường, thiện nguyện và xúc tiến thương mại tại Ninh Thuận”. Đây là năm thứ hai chương trình được tổ chức sau thành công của năm đầu tiên diễn ra vào tháng 5/2023 tại Đắk Nông.