Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 36 °C
Hải Phòng 26 °C
Đà Nẵng 32 °C
Yên Bái 28 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 36°C
  • Hải Phòng Hà Nội 26°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 32°C
  • Yên Bái Hà Nội 28°C

Vụ cưỡng chế phá dỡ công viên nước Thanh Hà: Khi lòng dân không yên thì chắc chắn phải xem lại

Pháp luật hình sự
19/02/2020 21:30
PLVN
aa
Chiều ngày (19/2), Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm trực tuyến về trách nhiệm bồi thường Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính qua vụ việc UBND quận Hà Đông cưỡng chế phá dỡ công viên nước Thanh Hà do Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco 5 xây dựng.


Vụ cưỡng chế phá dỡ công viên nước Thanh Hà: Khi lòng dân không yên thì chắc chắn phải xem lại

Công viên nước Thanh Hà- một công trình hơn 3 héc ta trong Khu đô thị mới Thanh Hà đã bị cưỡng chế phá dỡ do UBND quận Hà Đông xác định chủ đầu tư đã xây dựng công viên khi chưa có giấy phép xây dựng.

Theo quyết định buộc khắc phục hậu quả và quyết định cưỡng chế của UBND quận Hà Đông, chủ đầu tư phải thực hiện tháo dỡ công trình xây dựng không có giấy phép.

Do công trình xây dựng có những hạng mục phức tạp cần có thời gian tháo dỡ nên chủ đầu tư đã có văn bản xin gia hạn thời gian tháo dỡ.

Tuy nhiên, ngày 15-16/1/2020, UBND quận Hà Đông thực hiện cưỡng chế tháo dỡ công viên nước Thanh Hà. Lực lượng cưỡng chế đã không tháo dỡ công trình xây dựng mà thực hiện đập, phá toàn bộ các hạng mục xây dựng trong công viên, bao gồm: công trình ngầm, công trình xây dựng nổi; hệ thống thiết bị kỹ thuật, máy móc, cây xanh. Toàn bộ tài sản của Công ty trong công viên đã bị phá hủy thành đống đổ nát. Các thiết bị kỹ thuật mất khả năng sử dụng, trở thành phế liệu.

Sau hai ngày đập, phá công viên, lực lượng cưỡng chế đã dừng thực hiện. Hiện nay, toàn bộ tài sản đã thành đống đổ nát.

Chủ đầu tư ước tính đã bị thiệt hại khoảng 200 tỷ đồng, trong đó các hạng mục thiết bị (tài sản) bị hư hỏng có trị giá khoảng 150 tỷ đồng tiền đầu tư.

Điều này quả thực đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chủ đầu tư. Liệu việc chính quyền ra văn bản yêu cầu tháo dỡ, và cưỡng chế “đập phá” công trình gây thiệt hại về các thiết bị, tài sản của doanh nghiệp như vậy có thỏa đáng?

Các đại biểu tham dự Tọa đàm.

Các đại biểu tham dự Tọa đàm.

Những trao đổi của các đại biểu trong buổi tọa đàm ngày hôm nay, với chủ đề “VỤ CƯỠNG CHẾ PHÁ DỠ CÔNG VIÊN NƯỚC THANH HÀ” sẽ đem đến cho quý độc giả những thông tin cần thiết để hiểu hơn về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc cưỡng chế xử lý vi phạm hành chính.

Tham gia buổi tọa đàm gồm có:

- Ông Đinh Xuân Thảo - Nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội

- Ông Lưu Bình Nhưỡng, Đại biểu Quốc hội khóa 14, Phó chủ nhiệm Ban dân nguyện của Quốc hội

- Ông Trần Minh Sơn, Vụ Pháp luật Dân sự, Kinh tế Bộ Tư pháp, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài Quốc tế Thăng Long

- Luật sư Nguyễn Văn Tú - Công ty Luật TNHH Fanci

- Nhà báo Nguyễn Hòa Văn, Giám đốc Cổng thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam.

- Thiếu tướng Nguyễn Đình Trọng – Nguyên Chính ủy Cục Bảo vệ An ninh quân đội.

- Đại tá Lê Viết Lĩnh – Nguyên phó cục trưởng Cục Thi hành án Hình sự Bộ Công an

- Trước hết xin được hỏi ông Đinh Xuân Thảo, theo ông pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có quy định như thế nào về việc xử lý đối với các công trình xây dựng không phép và sai phép?

Ông Đinh Xuân Thảo: Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, quy định những loại công trình không phép, sai phép có thể chịu các hình thức xử lý theo điều 21 như cảnh cáo, phạt tiền tước quyền sử dụng giấy phép, khắc phục hậu quả, tịch thu phương tiện sai phạm.

- Trong quy định của pháp luật có sự phân biệt giữa “phá dỡ” và” “tháo dỡ” hay không và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật là phá dỡ hay tháo dỡ?

Đối với việc khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 28 và 30 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì tổ chức, cá nhân vi phạm phải tháo dỡ công trình vi phạm. Xin được hỏi ông, việc tháo dỡ công trình vi phạm theo quy định của pháp luật phải được hiểu như thế nào?

Ông Đinh Xuân Thảo: Đối với việc khắc phục hậu quả, Điều 28, khoản 1, điểm b, Luật xử lý vi phạm Hành chính quy định là buộc "tháo dỡ công trình vi phạm".

Điều 30 là buộc tháo dỡ phần công trình không phép hoặc sai phép. Tháo dỡ chỉ nói ở công trình vi phạm. Ở đây phải hiểu thế nào là công trình vi phạm, thế nào là tháo dỡ.

Trong quá trình xây dựng Luật Xử lý vi phạm Hành chính 2012, khi thảo luận, các ĐBQH thấy phải dùng từ "tháo dỡ" mới chính xác.

Ông Đinh Xuân Thảo - Nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội.

Ông Đinh Xuân Thảo - Nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội.

- Đối với việc khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 28 và 30 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì tổ chức, cá nhân vi phạm phải tháo dỡ công trình vi phạm. Xin được hỏi ông, việc tháo dỡ công trình vi phạm theo quy định của pháp luật phải được hiểu như thế nào?

- Ông Đinh Xuân Thảo: Tại Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 7/12/2007 quy định biện pháp xử lý vi phạm trật tự xây dựng có quy định cụ thể về vấn đề này.

Là người nghiên cứu lập pháp, theo tôi cần phải hiểu "tháo dỡ" hay "phá dỡ" đều là dỡ bỏ công trình để khôi phục hiện trạng ban đầu.

Và phải hiểu "phá dỡ", "tháo dỡ" không phải là đập bỏ, phá hủy.

Xử lý công trình theo cách đập bỏ, hủy hại tài sản thì không pháp luật nào cho phép. Phải bảo quản phương tiện, tang vật, tài sản kèm theo để xử lý theo quy định của pháp luật. Không được tiêu hủy, hủy hoại.

Như vậy, dù theo luật, nghị định, phá dỡ hay tháo dỡ thì cũng không được phép hủy hoại tài sản.

- Thưa ông Lưu Bình Nhưỡng, ông đã nghe trao đổi của ông Đinh Xuân Thảo, theo ông thì hiểu như thế nào là phá dỡ và như thế nào là tháo dỡ theo quy định của pháp luật hiện hành?

Ông Lưu Bình Nhưỡng: Trước khi bàn đến pháp luật, tôi là ĐBQH, theo góc độ dân nguyện phải nói rõ, hai từ khác nhau. Tháo là tháo các bộ phận ra nhưng phải bảo toàn công năng. Nhưng phá là không cần sử dụng nữa. Tháo hay phá phương tiện kỹ thuật là một ví dụ. Khi đã phá thì coi như đã hủy nó.

Ông Lưu Bình Nhưỡng trao đổi với PV báo PLVN.

Ông Lưu Bình Nhưỡng trao đổi với PV báo PLVN.

Tuy nhiên cần chú ý có những tài sản dùng được từ tháo dỡ, có những tài sản không dùng phá dỡ. Ví dụ nhà bê tông phải phá, nhưng các tài sản khác thì phải dùng từ tháo dỡ.

Chúng ta sử dụng hai từ theo quy định của luật. Nhưng có những câu chuyện thực tiễn cao hơn cả Luật. Đặc biệt với chúng ta, tài sản của bất kỳ ai cũng là của xã hội, đều được quý trọng như nhau, bởi vậy khi tháo dỡ hay phá dỡ thì phải cân nhắc rất kỹ.

Từ đó, theo tôi, cần đặt vấn đề để thấy tháo hay phá có hại không? Tháo và phá có cần thiết không? Tháo hay phá vào lúc nào, người dân có đồng ý không? Tháo hay phá có lồng vấn đề cá nhân vào đó không?

Nếu vì lý do gì đó mà làm tan tành sản phẩm ra thì là hành vi thể hiện sự cân nhắc chưa đầy đủ các khía cạnh thực thi pháp luật.

Nếu nói về khía cạnh pháp lý, Nghị dịnh và Luật có phần vênh nhau. Nhưng đó là câu chuyện của nhà làm chính sách. Tuy nhiên, vẫn phải nhấn mạnh, thực tiễn khi nào tháo dỡ hay phá dỡ, tháo dỡ hay phá dỡ thế nào phải bàn kỹ.

- Đối với các thiết bị kỹ thuật được lắp đặt trong khuôn viên công trình xây dựng vi phạm như trường hợp công viên nước Thanh Hà thì việc tháo dỡ phải được hiểu và thực hiện như thế nào, thưa ông?

Ông Lưu Bình Nhưỡng: Tôi nghĩ UBND quận Hà Đông cần cân nhắc, xin ý kiến chuyên gia. Nếu công trình an ninh quốc phòng thì có thể làm ngay lập tức. Nhưng ở đây, cần phải cân nhắc. Cần cân nhắc tới lợi ích xã hội.

Tôi cho rằng trong vụ việc này, phá dỡ như vậy là không cần thiết. Bây giờ phá thành đống ngổn ngang, thì trông còn phản cảm hơn.

- Thưa ông, Pháp luật có quy định như thế nào về quyền, nghĩa vụ các cơ quan xử lý vi phạm hành chính trong việc xử lý các tài sản liên quan đến hành vi vi phạm hành chính?

Ông Lưu Bình Nhưỡng: Pháp luật đã quy định rất rõ thẩm quyền. Thẩm quyền là cấp quận. Theo thẩm quyền thì cấp quận được yêu cầu cưỡng chế công trình vi phạm. Nhưng thẩm quyền nào cho anh được phá? Anh phải viện dẫn quy định nào cho anh được mang thiết bị đến để phá tan chỗ này? Tôi chưa thấy.

Phó tổng biên tập Trần Đức Vinh phát biểu tại Tọa đàm.

Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam ông Trần Đức Vinh phát biểu tại Tọa đàm.

- Như vậy, đối với việc UBND quận Hà Đông cưỡng chế phá bỏ toàn bộ thiết bị kỹ thuật lắp đặt tại công viên nước Thanh Hà, theo ông việc thực hiện cưỡng chế này có đúng pháp luật hay không?

Ông Lưu Bình Nhưỡng: Trong mỗi chuyên ngành xử lý khác nhau. Vấn đề này xử bằng Nghị định 139/2017/NĐ-CP có thể cảnh cáo, phạt tiền hoặc hình thức xử lý bổ sung khác và cuối cùng là khắc phục hậu quả.

Nhưng cho dù xử phạt cũng phải nộp tiền, còn tài sản của người ta phải tôn trọng. Phải đảm bảo sự sở hữu, giá trị tài sản của người ta nên không được phá dỡ, hủy hoại, làm mất giá trị sử dụng nó. Không được phá hủy tài sản dù của cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp, vì suy cho cùng, đó là tài sản của xã hội.

Phá hủy tài sản là một vấn đề khác. Trong trường hợp Công viên nước Thanh Hà, đây là một hệ thống máy móc có thể sử dụng được. Trong giai đoạn này là tài sản của chủ đầu tư, không được phá.

Thưa ông Lưu Bình Nhưỡng, khi chủ thể vi phạm hành chính có hành vi vi phạm hành chính thì các tài sản vi phạm của chủ thể liên quan đến vi phạm được xử lý như thế nào, theo quy định của hệ thống pháp luật đang có hiệu lực?

Ông Lưu Bình Nhưỡng: Trong Luật Vi phạm hành chính và trong mỗi chuyên ngành xử lý khác nhau. Vấn đề này xử bằng Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 quy định rất rõ các loại hành vi vi phạm có thể cảnh cáo, phạt tiền hoặc hình thức bổ sung khác như tịch thu, và cuối cùng là khắc phục hậu quả, nếu có hậu quả.

Nhưng lưu ý, cho dù xử phạt cũng phải nộp tiền, còn tài sản của người ta phải được tôn trọng. Vấn đề này Hiến pháp quy định rồi. Tài sản không có tội nên không được phá tài sản.

Phải bảo đảm quyền sở hữu tài sản của người ta, giá trị tài sản của người ta. Nếu là tang vật phải xử lý theo quy định về tang vật. Nếu tài sản đó bị tịch thu thì được sung công, thuộc về Nhà nước, thì nó vẫn là tài sản của Nhà nước và công dân. Không được phá phá hủy, hủy hoại, làm mất giá trị sử dụng của nó. Không được phá hủy tải sản của họ. Điều này pháp luật quy định rõ ràng.

Phá hủy tài sản là một vấn đề khác. Đây là một hệ thống máy móc, thiết bị có thể sử dụng được. Nếu nhà nước quyết định tịch thu thì có thể tịch thu. Nhưng trong giai đoạn này là tài sản của người ta, không được phá.

Trong lĩnh vực trật tự xây dựng, việc xử lý vi phạm, tháo dỡ công trình vi phạm và việc bảo vệ tài sản của chủ thể vi phạm được quy định như thế nào, thưa ông Nguyễn Văn Tú?

Ông Nguyễn Văn Tú: Có 3 ý ở đây là việc bảo vệ tài sản trong cả 3 chủ thể: Người vi phạm, người ra quyết định cưỡng chế và thứ 3 là quy định theo luật pháp.

Bảo vệ tài sản là quy định chung, chắc chắn người vi phạm cũng có ý thức bảo vệ. Mỗi tài sản của cá nhân hay doanh nghiệp cũng là của quốc gia, doanh nghiệp và đều quý giá.

Trách nhiệm này trong Nghị định 166/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định tháo dỡ công trình đã quy định rõ bảo vệ như thế nào. Trước hết phải bảo vệ nguyên giá tri, thứ 2 là bảo vệ nguyên công năng sử dụng.

Trình tự là người vi phạm tự bảo vệ trước. Nhà nước cưỡng chế thì phải thu về, bảo quản giữ gìn nó, trong một khoảng thời gian nhất định, nếu đối tượng vi phạm không đến lấy, nhận về thì Nhà nước mới xem xét sung công.

Trình tự đã quy định rất rõ trong Luật như vậy.

- Xin hỏi luật sư Nguyễn Văn Tú, Hiện nay có quy định nào cho phép cơ quan cưỡng chế phá bỏ tài sản liên quan đến vi phạm trật tự xây dựng hay không?

LS Nguyễn Văn Tú.

LS Nguyễn Văn Tú.

Luật sư Nguyễn Văn Tú: Pháp luật có quy định việc cưỡng chế phá dỡ. Có những trường hợp buộc phải phá bỏ. Có những trường hợp dù việc phá bỏ gây tổn thất lớn cho cá nhân, nhưng vì lợi ích lớn hơn cho xã hội thì buộc phải phá.

Thứ hai là nếu vật đó không thể bảo toàn giá trị chỉ có thể phá bỏ. Luật quy định rất rõ những vật có thể chia tách được thì không được phá.

Việc thực hiện Quyết định cưỡng chế của UBND quận Hà Đông trong trường hợp này theo tôi chưa thỏa đáng. Việc phá dỡ phải đi kèm với việc kiểm kê. Kiểm kê để cho thấy những vật nào có thể tháo thì phải để tháo, chỉ không thể tháo mới có quyền phá.

Về trách nhiệm bồi thường nhà nước, xin hỏi ông Trần Minh Sơn, hiện nay pháp luật có những đạo luật nào quy định về trách nhiệm bồi thường của cơ quan nhà nước, công chức nhà nước gây ra trong khi thực hiện các quyết định hành chính?

Ông Trần Minh Sơn: Vừa qua, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có văn bản, yêu cầu Thanh tra Hà Nội làm rõ 3 vấn đề. Thứ nhất là trách nhiệm của UBND phường, quận để xảy ra việc xây dựng trái phép thi công Công viên Thanh Hà thời gian qua như thế nào.

Nội dung thứ 2 yêu cầu làm rõ quy trình, thủ tục thực hiện việc cưỡng chế đúng hay sai. Và nội dung thứ 3, quan trọng nhất, là đề xuất kiến nghị giải quyết vụ việc này như thế nào, với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước. Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu báo cáo trước ngày 29/2/2020.

Theo dõi thực thi pháp luật có thể thấy trong thời gian qua, từ năm 2009, lần đầu tiên Quốc hội ban hành Luật Trách nhiệm Bồi thường của nhà nước. Luật này cũng đã được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới vào năm 2017 và hiện tại chúng ta đang áp dụng Luật này.

Để thực hiện Luật này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2018/NĐ-CP về quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật. Và để thực thi một loạt các quy định trong Luật Trách nhiệm Bồi thường của nhà nước, các luật liên quan rất nhiều. Chúng ta phải trên cơ sở hồ sơ để có ý kiến chính xác nhất.

Liên quan đến vụ việc cụ thể hôm nay, thì việc xác định trách nhiệm bồi thường của nhà nước đương nhiên là có. Còn việc xác định cụ thể thế nào, đến đâu thì phải căn cứ hồ sơ mới khẳng định được. Chúng ta đang chờ các kết luận, ý kiến ban đầu của cơ quan có thẩm quyền, cụ thể trong trường hợp này là Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã giao cho Thanh tra TP Hà Nội rà soát, kiểm tra, thanh tra toàn bộ và yêu cầu làm rõ 3 nội dung trên.

Bác Hồ đã dạy, sự lãng phí nguy hiểm hơn tham ô, tham nhũng. Tham ô tham nhũng còn có căn cứ thu hồi được, nhưng sự lãng phí trong trường hợp này là phá dỡ, hủy hoại hoàn toàn đương nhiên mất đi.Nhà nước mất đi, xã hội mất đi, cá nhân mất đi. Trong trường hợp này hủy hoại tài sản của cá nhân, doanh nghiệp thì đương nhiên ảnh hưởng tài sản Nhà nước, xã hội.

- Xin hỏi ông Trần Minh Sơn, liên quan đến việc UBND quận Hà Đông cưỡng chế phá dỡ dẫn đến tài sản là các thiết bị của chủ đầu tư lắp đặt tại công viên nước Thanh Hà bị phá hủy, chủ đầu tư cho rằng đây là hành vi hành chính trái pháp luật và khiếu nại yêu cầu bồi thường thiệt hại. Theo quy định của pháp luật thì chủ thể vi phạm có được yêu cầu bồi thường thiệt hại không, thưa ông?

- Ông Trần Minh Sơn: Tôi cho rằng không cần đặt vấn đề bồi thường hay không. Mà phải xác định chủ thể có bị thiệt hại hay không, người ra quyết định, người thực hiện hành vi phá dỡ có sai phạm hay không. Nếu người bị cưỡng chế bị thiệt hại do người có hành vi thi hành công vụ gây ra thì họ có quyền yêu cầu bồi thường theo Luật.

Trong vụ việc này, cần phải có ý kiến xác minh của thanh tra Hà Nội, chúng ta mới xác định được có vi phạm có hay không. Thiệt hại trong vụ này thì là thiệt hại rất rõ rồi.

Trong trường hợp chủ đầu tư bị thiệt hại về tài sản yêu cầu bồi thường, theo ông, các quy định của pháp luật nào hiện nay cho phép chủ thể vi phạm hành chính bị thiệt hại về tài sản do cưỡng chế hành chính đòi bồi thường thiệt hại?

Ông Lưu Bình Nhưỡng: Người phá dỡ và người ra quyết định có thể là hai chủ thể khác nhau. Có thể thuê cửu vạn phá dỡ mà bây giờ yêu cầu ông cửu vạn đền thì không thể đền được. Theo các quy định pháp luật, chúng ta phải căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước để xem xét hành vi. Hành vi đầu tiên phải là hành vi của người ra quyết định. Cụ thể trường hợp này là liên quan đến Quyết định 4725 và Quyết định 5019 của UBND quận Hà Đông.

Thứ 2 là ai là người chỉ đạo việc phá dỡ?. Quyết định là một chuyện, nhưng chỉ đạo lại là chuyện khác. Tôi thống nhất với ý kiến của anh Sơn, là chúng ta chờ đợi sự xác minh, vào cuộc chính thức của Thanh tra Hà Nội mà vấn đề này UBND TP Hà Nội đã giao cho Thanh tra Hà Nội xem xét. Hành vi này thuộc về ai thì lúc đó mới xem xét người đó có trách nhiệm. Về trách nhiệm, cũng phải xem xét trách nhiệm chính và trách nhiệm liên đới. Nhưng chắc chắn phải có trách nhiệm của người ra quyết định. Còn người tháo dỡ thực hiện quá thẩm quyền thì phải tính tiếp. Tuy nhiên, tôi khẳng định trách nhiệm đầu tiên phải thuộc UBND quận Hà Đông.

- Thanh tra TP Hà Nội đã có quyết định về việc thanh tra trách nhiệm trong việc để xảy ra xây dựng trái phép và quá trình cưỡng chế xử lý tại Công viên nước Thanh Hà. Đây là phản ứng nhanh chóng của Tp Hà Nội trước những gì mà dư luận phản ứng việc UBND quận Hà Đông cưỡng chế Công viên nước Than Hà. Với tư cách một nhà báo, ông có bình luận gì về phản ứng của UBND Tp Hà Nội, thưa nhà báo Nguyễn Hòa Văn?

Nhà báo Nguyễn Hòa Văn: Thành phố Hà Nội đã phản ứng rất thỏa đáng. Công luận lên tiếng, người dân bức xúc. Đây là vụ việc hi hữu, mà lại điển hình. Thường thì người dân bức xúc trước các công trình xây trái phép, không phép, và rất hả hê khi tháy những công trình sai phạm bị tháo dỡ. Nhưng công trình này bị cho là trái phép, phải tháo dỡ, nhưng sao họ lại bức xúc?

Tôi quan sát từ mạng xã hội, từ bình luận của độc giả các trang báo, thậm chí là tại các quán café, mọi người bàn luận rất sôi nổi, và tỏ ra rất khó hiểu, bức xúc với quyết định phá dỡ công viên Thanh Hà.

Hà Nội đã tổ chức thanh tra như thế rất đúng đắn.

Là nhà báo tôi thấy rất khó hiểu việc phá dỡ này. Như anh Nhưỡng có nói vấn đề không phải chỉ là pháp lý mà là đạo lý.

Đạo lý nào mà trước ngày tết nguyên đán, chủ đầu tư đã xin phép, đã trình bầy cần thời gian vì việc tháo dỡ cần có chuyên gia… mà lại tiến hành phá dỡ như vậy?

Dù quy định của pháp luật như thế nào, cũng không thể thực hiện bằng biện pháp phản cảm.

Là một nhà báo, tôi thấy lòng dân bức xúc. Cái gì không hợp lòng dân là phải xem lại.

Tôi đồng ý với việc phải xem lại trách nhiệm của người làm. Đây không phải là câu chuyện nhỏ.

bài liên quan
Chương trình thiện nguyện “Sống yêu thương”: Nhân lên những tấm lòng vàng

Chương trình thiện nguyện “Sống yêu thương”: Nhân lên những tấm lòng vàng

Sáng 10/4, Ban Doanh nhân & Pháp luật, Báo Pháp luật Việt Nam, với sự đồng hành của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã tổ chức chương trình thiện nguyện “Sống yêu thương” - tới thăm, tặng quà Trung tâm Chăm sóc người khuyết tật Hà Nội và các hộ gia đình đặc biệt khó khăn tại xã Vân Hòa (Ba Vì, Hà Nội). Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động nhân dịp kỷ niệm 16 năm ra mắt ấn phẩm Doanh nhân & Pháp luật - Báo Pháp luật Việt Nam (4/4/2008 - 4/4/2024).
Chương trình thiện nguyện “Sống yêu thương”: Lan tỏa lòng nhân ái và sẻ chia đến cộng đồng

Chương trình thiện nguyện “Sống yêu thương”: Lan tỏa lòng nhân ái và sẻ chia đến cộng đồng

Ngày 10/4/2024, Ban Doanh nhân & Pháp luật (DN&PL) - Báo Pháp luật Việt Nam, với sự đồng hành của các doanh nghiệp, doanh nhân, nhà hảo tâm sẽ tổ chức chương trình thiện nguyện “Sống yêu thương” - tới thăm và tặng quà Trung tâm Chăm sóc người khuyết tật Hà Nội (Thuỵ An, Ba Vì, Hà Nội) và 23 hộ gia đình đặc biệt khó khăn tại xã Vân Hoà, Ba Vì, Hà Nội. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 16 năm ra mắt ấn phẩm DN&PL (4/4/2008 - 4/4/2024).
Luật Đất đai 2024: Quy định các nguyên tắc, điều kiện cưỡng chế khi thực hiện quyết định thu hồi đất

Luật Đất đai 2024: Quy định các nguyên tắc, điều kiện cưỡng chế khi thực hiện quyết định thu hồi đất

Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất phải bảo đảm các nguyên tắc, điều kiện được quy định rõ tại Điều 89 của Luật Đất đai 2024.
Trạm đăng kiểm Thành Đô - Chi nhánh Bắc Giang bị phong toả tài khoản

Trạm đăng kiểm Thành Đô - Chi nhánh Bắc Giang bị phong toả tài khoản

Cục thuế tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định cưỡng chế hơn 100 triệu đồng từ tài khoản Trạm đăng kiểm Thành Đô - Chi nhánh Công ty Cổ phần Xây dựng Thành Đô Bắc Giang.
Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam sinh hoạt chuyên đề tại Hải Phòng

Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam sinh hoạt chuyên đề tại Hải Phòng

Ngày 1/3, Chi bộ Khối Nội dung và Chi bộ Khối Hành chính thuộc Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề về công tác Đảng tại Hải Phòng và tổ chức dâng hương, nghe giới thiệu về truyền thống lịch sử tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Bạch Đằng Giang, dâng hương tại Tượng đài nữ tướng Lê Chân.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Mới nhất
Đọc nhiều
Việt Nam có 6 cơ sở giáo dục Đại học lọt bảng xếp hạng Châu Á

Việt Nam có 6 cơ sở giáo dục Đại học lọt bảng xếp hạng Châu Á

Theo đó, tổ chức Times Higher Education (THE) công bố bảng xếp hạng ĐH Châu Á năm 2024 với 739 trường đến từ 31 Quốc gia, vùng lãnh thổ.
Công an vào cuộc điều tra rõ nguyên nhân vụ cháy rừng tại huyện Thanh Chương và Nam Đàn

Công an vào cuộc điều tra rõ nguyên nhân vụ cháy rừng tại huyện Thanh Chương và Nam Đàn

Trong ngày 30/4 và rạng sáng 1/5, vụ cháy rừng lớn đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Lực lượng Công an đã vào cuộc điều tra rõ nguyên nhân.
Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

Đến thời điểm hiện tại, các thí sinh dã được nhà trường cấp tài khoản đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Thời gian đăng ký đến 17h ngày 10/5/2024.
Tin bài khác
Bắt hai đối tượng xây nhà trên đất nông nghiệp khi bị cưỡng chế còn chống đối lực lượng chức năng

Bắt hai đối tượng xây nhà trên đất nông nghiệp khi bị cưỡng chế còn chống đối lực lượng chức năng

Công an TP Hà Nội cho biết Công an huyện Phú Xuyên vừa khởi tố 2 đối tượng gây rối tại UBND xã Minh Tân (Phú Xuyên).
Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng giả danh Công an lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng giả danh Công an lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Xuất thân từ một người làm nghề sửa chữa điện máy, Nguyễn Văn Quang đã giả danh thành Công an để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác với số tiền hơn 240 triệu đồng.
Thủ tướng yêu cầu điều tra, làm rõ vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai khiến 6 chết

Thủ tướng yêu cầu điều tra, làm rõ vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai khiến 6 chết

Tối 1/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 42/CĐ-TTg về vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Nghệ An: Bắt người đàn ông tàn tật điều hành web khiêu dâm hơn 1 triệu thành viên

Nghệ An: Bắt người đàn ông tàn tật điều hành web khiêu dâm hơn 1 triệu thành viên

Dù mang nhiều bệnh lý nặng, di chuyển khó khăn song Nguyễn Đức Vinh vẫn điều hành web truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet với hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu.
Nghệ An: Khởi tố 2 anh em ruột với hành vi "trộm cắp tài sản"

Nghệ An: Khởi tố 2 anh em ruột với hành vi "trộm cắp tài sản"

Tuấn đã đưa chìa khóa, bàn bạc với em trai là Nguyễn Tư Dũng, lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý tài sản của bị hại đối tượng đã điều khiển xe ô tô lên huyện Thanh Chương cất giấu.
Điều tra, làm rõ vụ việc một thi thể nữ giới trong căn hộ cao cấp

Điều tra, làm rõ vụ việc một thi thể nữ giới trong căn hộ cao cấp

Thi thể một người phụ nữ được phát hiện trong trạng thái "chết khô" trên chiếc ghế sofa trong một căn hộ chung cư cao cấp thuộc phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Phòng Cảnh sát giao thông CATP Hà Nội đã triển khai Phương án bảo đảm TTATGT trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2024.
Quảng Ninh: 24 trường hợp phạm nhân được trao Quyết định giảm án dịp 30/4 và 1/5

Quảng Ninh: 24 trường hợp phạm nhân được trao Quyết định giảm án dịp 30/4 và 1/5

Theo quyết định, có 24 trường hợp phạm nhân được trao Quyết định giảm án; trong đó có 11 phạm nhân được giảm hết thời hạn chấp hành án phạt tù.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án thuộc Ban chỉ đạo Trung ương

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án thuộc Ban chỉ đạo Trung ương

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu công an các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án trọng điểm thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi chỉ đạo, vụ án dư luận xã hội quan tâm.
Nghệ An: Mang tiền án vẫn đi vận chuyển 1 bánh heroin và 1.600 viên ma túy

Nghệ An: Mang tiền án vẫn đi vận chuyển 1 bánh heroin và 1.600 viên ma túy

Ngày 25/4, thông tin từ Công an tỉnh Nghệ An cho biết, Công an huyện Nghĩa Đàn đang tạm giữ hình sự đối tượng Lê Văn Hồng (SN 1979), trú xã Tri Lễ, huyện Quế Phong về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.