Hà Nội 27 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 25 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 27°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 25°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Bảo vệ môi trường biển vẫn là bài toán nan giải

Pháp luật hình sự
30/06/2022 06:56
Đỗ Trang
aa
Công tác bảo tồn hệ sinh thái biển và bảo vệ môi trường biển vẫn là bài toán nan giải ở nước ta, bởi việc xác định mức độ ô nhiễm, khả năng ứng phó kịp thời khi sự cố xảy ra trên biển đến nay vẫn còn hạn chế.


Ô nhiễm môi trường biển chủ yếu đến từ áp lực phát triển kinh tế - xã hội. (Ảnh minh họa)

Ô nhiễm môi trường biển chủ yếu đến từ áp lực phát triển kinh tế - xã hội. (Ảnh minh họa)

Nhiều thách thức

Việt Nam đang đứng trước những thách thức về môi trường biển như ô nhiễm nhựa đại dương, nguồn thải lục địa, sự cố môi trường, biến đổi khí hậu. Tình trạng ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng phát sinh do sức ép tăng trưởng kinh tế, du lịch, khai khoáng và sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên biển.

Theo số liệu Tổng cục Thống kê, năm 2019, nước ta có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển với tổng dân số khoảng 51 triệu người. Với chiều dài đường bờ biển trên 3.260km, diện tích vùng biển trên 1 triệu km2, hệ thống đô thị ven biển trải dài dọc bờ biển từ Bắc đến Nam, nền kinh tế biển phát triển mạnh ở hầu hết các tỉnh, thành có biển, mang về nguồn lợi vô cùng to lớn.

Tuy nhiên, chính sự phát triển của kinh tế - xã hội đã tạo ra một áp lực lớn đến môi trường biển Việt Nam. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn 2016-2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có đến 70% các khu, điểm du lịch trong cả nước tập trung khu vực ven biển, không chỉ gây áp lực lên hạ tầng đô thị (hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống xử lý chất thải khi nhu cầu sử dụng điện, nước) mà còn tác động đến không gian của các đô thị ven biển, gây ra sự thay đổi cảnh quan ven biển.

Hơn nữa, vấn nạn ô nhiễm môi trường biển đã trở nên nhức nhối trong nhiều năm nay. Các nguồn thải chính được đề cập trong báo cáo gồm nguồn thải từ hoạt động dân cư (sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ); nguồn thải từ hoạt động công nghiệp (khu công nghiệp, cụm công nghiệp; khai thác khoáng sản); nguồn thải từ hàng hải trên biển; nuôi trồng thủy hải sản trên biển; khai thác, thăm dò dầu khí trên biển.

Phần lớn các chất thải từ đất liền tác động gián tiếp đến môi trường nước biển và hải đảo thông qua các cửa sông ven biển. Kết quả thống kê cho thấy, có 74% lượng chất thải rắn của các địa phương có biển được thu gom (năm 2019); lượng nước thải sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 122 - 163 triệu m3/ngày. Tình trạng ô nhiễm biển đã được ghi nhận ở nhiều khu du lịch ven biển từ Bắc vào Nam như Cửa Lục, Sầm Sơn, Đà Nẵng, Nha Trang và Vũng Tàu...

Bên cạnh đó, các hệ sinh thái biển đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững dẫn đến tình trạng suy giảm đa dạng sinh học. Kết quả nghiên cứu của FAO và một số tổ chức quốc tế khác trong những năm gần đây đều chỉ ra rằng khoảng hơn 80% lượng cá trên các vùng biển ven bờ và ngoài khơi của Việt Nam đã bị khai thác, trong đó có đến 25% lượng cá bị khai thác quá mức hoặc khai thác cạn kiệt; sản lượng đánh bắt giảm đáng kể; nhiều loài sinh vật biển khác đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

Hành động ngay vì môi trường biển

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ rõ hạn chế hiện nay là chưa có nhiều nghiên cứu, đánh giá toàn diện về thải lượng các chất ô nhiễm trực tiếp xả thải ra môi trường biển, phần lớn các nghiên cứu tập trung phân tích, tính toán thải lượng của một ngành nghề hoặc một hoạt động phát thải ra vùng biển. Việc đo lường tác động của những vấn đề mang tính toàn cầu như ô nhiễm nhựa đại dương, biến đổi khí hậu vẫn còn hạn chế. Nói cách khác, bức tranh ô nhiễm biển tại Việt Nam có thể còn nghiêm trọng hơn những số liệu hiện có, đặt ra thách thức và áp lực lớn trong công tác quản lý chất thải trên biển, bảo tồn hệ sinh thái biển và bảo vệ biển ở nước ta.

TS. Nguyễn Mạnh Hà - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và Phát triển (CCD) nhận định: “Công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung vào bảo tồn những hệ sinh thái trên cạn, vấn đề bảo tồn hệ sinh thái biển và bảo tồn biển đang bị coi nhẹ bởi hai lý do. Một là, Việt Nam còn là nước nghèo nên đầu tư về đa dạng sinh học không thể bằng các nước khác. Trong khi đó, vấn đề đại dương là vấn đề lớn, bị ảnh hưởng bởi rất nhiều tác động khác nhau như rác thải, ô nhiễm, biến đổi khí hậu toàn cầu, do đó đòi hỏi nỗ lực chung và nguồn đầu tư lớn. Hai là, mặc dù các quan trắc và nghiên cứu về vấn đề biển vẫn được tiến hành nhưng chưa được quan tâm nhiều như các vấn đề trên cạn. Dư luận có thể tranh luận gay gắt về vấn đề buôn bán hổ, tê tê, chim hoang dã… nhưng chỉ ít người nói đến nạn buôn bán lậu các loài thủy sản quý hiếm”.

Vài năm gần đây, vấn đề suy thoái hệ sinh thái biển, rác thải đại dương cùng sự sụt giảm các nguồn lợi đi kèm dần được quan tâm hơn, khi những vấn nạn này đã trở nên quá rõ ràng và không thể chối bỏ.

Dù biển bao phủ hơn 70% bề mặt Trái Đất, cung cấp nhiều nguồn tài nguyên dồi dào cho sự sống và sự phát triển kinh tế - xã hội như muối, cá, tôm, dầu mỏ, khí tự nhiên... nhưng biển cả không phải tài nguyên vô tận, vẫn có thể cạn kiệt và suy thoái. Nếu không có những giải pháp, hành động kịp thời, với sự chung tay của toàn thể xã hội để bảo vệ tài nguyên quý giá này thì hậu quả sẽ khó lường. Bảo vệ biển không chỉ là bảo vệ môi trường chung của con người và các loài sinh vật sống trong đó mà còn bảo vệ tương lai của cả nhân loại.

Hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã tổ chức cầu truyền hình trực tiếp “Khát vọng Đại dương xanh” tại 2 điểm cầu là Hà Nội và Khánh Hòa. Chương trình truyền tải thông điệp về vai trò to lớn của biển và đại dương đối với sự sinh tồn của loài người, góp phần nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên và môi trường biển, đảo. Là một quốc gia biển, Việt Nam có khát vọng muôn đời là chinh phục biển, thịnh vượng từ biển và giữ hòa bình cho biển; khẳng định tiềm lực lớn về kinh tế biển và quyết tâm phát triển toàn diện kinh tế biển đi đôi với bảo vệ tài nguyên và môi trường vùng biển, đảo; thể hiện ý chí bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên biển.

bài liên quan
Tội gây ô nghiễm môi trường là gì, xử lý thế nào?

Tội gây ô nghiễm môi trường là gì, xử lý thế nào?

Gây ô nhiễm môi trường nếu dẫn đến hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Ô nhiễm nhựa: Giải pháp từ việc thực thi pháp luật môi trường

Ô nhiễm nhựa: Giải pháp từ việc thực thi pháp luật môi trường

Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đã và đang nghiêm túc xây dựng, thực thi các chính sách pháp luật liên quan đến ô nhiễm nhựa - một trong những vấn đề bức thiết hàng đầu hiện nay.
Không thể chậm trễ việc phân loại rác thải

Không thể chậm trễ việc phân loại rác thải

Bảo vệ môi trường là việc không còn được phép, không còn thời gian chần chừ, khi mà ước tính năm 2023, cả nước phát sinh 24,5 triệu tấn rác thải.
Đổi vỏ hộp sữa lấy quà tặng tại triển lãm Vietnam Dairy 2024

Đổi vỏ hộp sữa lấy quà tặng tại triển lãm Vietnam Dairy 2024

Vietnam Dairy là triển lãm quốc tế chuyên ngành sữa và sản phẩm sữa duy nhất do Hiệp hội Sữa Việt Nam (VDA) chủ trì và tổ chức định kỳ 2 năm một lần tại Việt Nam.
Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần chế tài đủ mạnh với những vi phạm trong lĩnh vực môi trường

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần chế tài đủ mạnh với những vi phạm trong lĩnh vực môi trường

Dự kiến, tại Kỳ họp thứ 7 khai mạc vào tháng 5 tới, Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) (dự thảo Luật). Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 diễn ra mới đây, một số đại biểu đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung chế tài đủ mạnh để xử phạt nghiêm, qua đó khắc phục tình trạng xâm hại môi trường của Thủ đô.
Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề xuất đấu thầu vớt rác trên kênh

Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề xuất đấu thầu vớt rác trên kênh

Liên quan vụ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè hơn một tháng không được thu gom rác do chờ ký hợp đồng, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM vừa đề xuất một số giải pháp giải quyết.
Mới nhất
Đọc nhiều
Hà Tĩnh: Bắt nghi phạm đâm bạn nhậu tử vong sau hơn 1 giờ gây án

Hà Tĩnh: Bắt nghi phạm đâm bạn nhậu tử vong sau hơn 1 giờ gây án

Chiều 21/5, Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị đã bắt giữ Trịnh Văn Sơn (SN 1993, trú tại thôn Vĩnh Phú, xã Phú Lộc, Can Lộc), nghi phạm trong vụ án khiến một người tử vong.
Công ty Điện lực Bắc Kạn cung cấp nguồn điện an toàn, ổn định phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân

Công ty Điện lực Bắc Kạn cung cấp nguồn điện an toàn, ổn định phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân

Năm 2023 một năm với rất nhiều khó khăn, thách thức, tình hình thế giới nhiều bất ổn ảnh hưởng tới giá nguyên liệu, vật tư thiết bị tăng cao làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời làm hạn chế tăng trưởng kinh tế của địa phương…
Bắt giam nguyên Giám đốc và Phó Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai TP Sầm Sơn

Bắt giam nguyên Giám đốc và Phó Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai TP Sầm Sơn

Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa vừa bắt thêm 3 bị can, trong đó có một nguyên giám đốc và một phó giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn.
Tin bài khác
Hà Tĩnh: Bắt nghi phạm đâm bạn nhậu tử vong sau hơn 1 giờ gây án

Hà Tĩnh: Bắt nghi phạm đâm bạn nhậu tử vong sau hơn 1 giờ gây án

Chiều 21/5, Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị đã bắt giữ Trịnh Văn Sơn (SN 1993, trú tại thôn Vĩnh Phú, xã Phú Lộc, Can Lộc), nghi phạm trong vụ án khiến một người tử vong.
Bắt giam nguyên Giám đốc và Phó Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai TP Sầm Sơn

Bắt giam nguyên Giám đốc và Phó Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai TP Sầm Sơn

Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa vừa bắt thêm 3 bị can, trong đó có một nguyên giám đốc và một phó giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn.
Cảnh báo bị chiếm đoạt thông tin cá nhân khi nhờ làm hộ chiếu nhanh trên mạng

Cảnh báo bị chiếm đoạt thông tin cá nhân khi nhờ làm hộ chiếu nhanh trên mạng

Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân nên tự thao tác nộp hồ sơ cấp hộ chiếu trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
Thanh Hóa: Triệt phá đường dây sản xuất văn bằng, chứng chỉ giả

Thanh Hóa: Triệt phá đường dây sản xuất văn bằng, chứng chỉ giả

Tại cơ quan Công an, các đối tượng khai nhận, khoảng tháng 11/2023, Trần Gia Trung và Ngô Xuân Linh đã thuê một phòng ở chung cư Xuân Mai, phường Đông Hải, TP.Thanh Hóa, sau đó rủ thêm Cao Thanh Lâm để cùng nhau làm các loại tài liệu giả nhằm mục đích bán kiếm lời.
Kon Tum: Giám đốc Công ty mua bán trái phép vật liệu nổ bị Công an bắt giữ

Kon Tum: Giám đốc Công ty mua bán trái phép vật liệu nổ bị Công an bắt giữ

Công an TP Kon Tum vừa bắt giữ giám đốc một công ty xât dựng để điều tra về hành vi 'Tàng trữ, mua bán trái phép vật liệu nổ'.
Khởi tố người đàn ông chiếm đoạt 170 triệu đồng do người khác chuyển nhầm

Khởi tố người đàn ông chiếm đoạt 170 triệu đồng do người khác chuyển nhầm

Phạm Khắc Dũng nhận được số tiền 170 triệu đồng do chuyển nhầm từ một người khác, nhưng Dũng không trả lại mà chiếm đoạt số tiền này.
Nghệ An: Bắt 2 đối tượng mang tiền án vẫn tiếp tục mua bán ma túy

Nghệ An: Bắt 2 đối tượng mang tiền án vẫn tiếp tục mua bán ma túy

Bị phát hiện, Kha Văn Quyết và Nguyễn Bá Sinh đã điều khiển xe mô tô lao thẳng vào tổ công tác, chống đối quyết liệt.
Nghệ An: Bắt giữ Giám đốc công ty lừa đảo đưa người đi xuất khẩu lao động

Nghệ An: Bắt giữ Giám đốc công ty lừa đảo đưa người đi xuất khẩu lao động

Trần Thị Hằng Nga đã đưa ra các thông tin tuyển dụng lao động nước ngoài, nhận hồ sơ và tiền của nhiều công dân có nhu cầu xuất khẩu lao động, từ đó lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các nạn nhân.
Thanh Hóa: Triệt phá đường dây sản xuất giấy phép lái xe, đăng ký xe giả

Thanh Hóa: Triệt phá đường dây sản xuất giấy phép lái xe, đăng ký xe giả

Chỉ tính từ đầu năm 2024 đến khi bị bắt, các đối tượng này đã làm giả và tung ra thị trường trên cả nước khoảng 2.000 giấy phép lái xe và đăng ký xe giả, thu lời bất chính khoảng 1,5 tỷ đồng.
Hà Giang: Bắt quả tang đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý trong lán trại

Hà Giang: Bắt quả tang đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý trong lán trại

Ngày 18/5, Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết vừa phát hiện, bắt giữ các đối tượng có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.
lay y kien tu hon 500000 nha giao de xay dung du thao luat nha giao

Lấy ý kiến từ hơn 500.000 nhà giáo để xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo

(PLM) - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lấy ý kiến 547.786 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp để phân tích, đánh giá, hoàn thiện các chính sách trong dự thảo Luật Nhà giáo.
chinh thuc trinh chinh phu tang luong toi thieu vung tu ngay 17

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

(PLM) - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.
hang ngan trai tim huong ve lang bac nhan ky niem 134 nam ngay sinh chu tich ho chi minh

Hàng ngàn trái tim hướng về lăng Bác nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh

(PLM) - Hòa trong không khí mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) , hàng ngàn người dân từ khắp mọi miền tổ quốc cùng cùng đông đảo du khách, bạn bè quốc tế đã tới Thủ đô Hà Nội, thành kính vào Lăng viếng Bác.
dai tuong to lam duoc trung uong gioi thieu de bau lam chu tich nuoc

Đại tướng Tô Lâm được Trung ương giới thiệu để bầu làm Chủ tịch nước

(PLM) - Ngày 18/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc cùng các vị lãnh đạo chủ chốt, theo thông cáo của Văn phòng Trung ương Đảng vừa phát hành.
chuong trinh tuyen truyen pho bien phap luat va an toan giao thong hoc duong tinh ninh thuan lan toa van hoa giao thong an toan

Chương trình "Tuyên truyền phổ biến pháp luật và An toàn giao thông học đường tỉnh Ninh thuận” – Lan tỏa văn hóa giao thông an toàn

(PLM) - Ngày 18/5, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông tỉnh Ninh Thuận tổ chức Chương trình "Tuyên truyền phổ biến Pháp luật và An toàn giao thông học đường" tại Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Caravan “ Tuyên truyền phổ biến pháp luật và An toàn giao thông học đường, thiện nguyện và xúc tiến thương mại tại Ninh Thuận”. Đây là năm thứ hai chương trình được tổ chức sau thành công của năm đầu tiên diễn ra vào tháng 5/2023 tại Đắk Nông.