Chủ nhật 05/05/2024 20:14

Email: [email protected]

Hotline: 0903211537

Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 27 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 27°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Để chuyện học hành không còn là gánh nặng của mỗi nhà

Sức khỏe - đời sống
17/07/2016 12:15
Nguyễn Hữu Châu
aa
Sinh ra, lớn lên, học chữ và sống ở Sài Gòn (nay là TP HCM), tôi hết sức xúc động trước sự quan tâm đặc biệt mới đây của Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng với việc phát triển giáo dục và đào tạo toàn diện đạt chuẩn hội nhập quốc tế. Đây là vấn đề lớn mà các quốc gia trên thế giới (như Mỹ, Úc, Bhutan, Singapore...) đặc biệt quan tâm, một trong những vấn đề hệ trọng, trước hết trong chiến lược xây dựng con người, chăm lo đời sống mọi mặt của con người.


Tin nên đọc

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Vấn đề cốt lõi mà Bí thư Thành ủy TP HCM quan tâm là chú trọng phát triển thể chất, đạo đức, lối sống, nhân cách, có trách nhiệm với cộng đồng của học sinh, tạo ra sản phẩm giáo dục hoàn chỉnh chứ không chỉ giỏi công nghệ thông tin, toán hay văn học, ngoại ngữ... Phải nung nấu tinh thần khởi nghiệp, nuôi chí lớn, hoài bão, khát khao làm giàu chính đáng.

Bên cạnh đó, theo người đứng đầu Đảng bộ thành phố cần phải lưu tâm đến sách giáo khoa, phải giữ nét văn hóa đặc trưng, vốn quý của người Nam bộ, hào sảng, cao thượng, sống nghĩa tình, có ý chí tạo dựng sự nghiệp cho bản thân, gia đình, phụng sự Tổ quốc, trên cơ sở chương trình giáo dục khung của Bộ GD-ĐT mang tính chất nền tảng.

Bí thư Thăng còn chỉ đạo việc tổ chức thí điểm, lập Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học (ĐH) do Chủ tịch UBND TP HCM làm Chủ tịch nhằm phù hợp với yêu cầu phát triển của TP HCM. Nhưng trước hết là phải kiên quyết không cho “dạy thêm, học thêm” để có thể tạo đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Chuyện học thời xưa

Tôi thuộc thế hệ học sinh ở thành phố này ngồi ghế nhà trường trước những năm 1950, thiết nghĩ cách dạy và học ngày ấy có nhiều điểm đến nay vẫn còn giá trị tham khảo đầy ý nghĩa.

Hồi đó, từ khi học tiểu học đến lúc tốt nghiệp Tú tài toàn phần tiếng Pháp ở trường tại Sài Gòn: Học ở trường công (như Jean Jacques Rousseau nay là Trường THPT Lê Quý Đôn) có, ở trường tư có, kể cả ở trường tôn giáo do người theo đạo Thiên Chúa dòng La San tổ chức ở Thủ Đức, Trường Taberd ở Sài Gòn.

Nhưng điểm giống nhau ở các thầy, cô là với đạo đức nghề nghiệp, đều chuyển tải hết kiến thức của mình cho học sinh. Đối với các học sinh yếu ở một môn hay một số môn thì thầy cô có trách nhiệm phụ đạo mà không đòi hỏi thù lao gì và bản thân học sinh giỏi có ý thức giúp đỡ học sinh kém hơn.

Tất cả học sinh trong lớp, nếu chăm chỉ học tập thì chắc chắn thi đậu. Trường hợp học sinh siêng năng học yếu mà thi rớt thì sau đó nếu cố gắng học vẫn đậu. Không bao giờ có việc gian lận, “chạy” thầy, “chạy” bằng, bởi vì thầy cô giáo luôn là tấm gương sáng đối với học sinh.

Thời điểm đó, không cấm “dạy thêm, học thêm”. Những trường hợp học sinh yếu toàn diện thì cha mẹ buộc phải thuê thầy, cô dạy thêm ở nhà, tiền thù lao cũng vừa phải. Đối với học sinh giỏi vượt trội thì cha mẹ cũng thuê thầy cô để giúp con mình “nhảy” lớp.

Như bản thân gia đình tôi: cha bị địch cầm tù và lưu đày hơn 4.000 ngày, mẹ tôi bị bệnh tâm thần, thu nhập khó khăn, chị tôi và tôi phải dạy thêm để có tiền trang trải cuộc sống.

Thoát ly tham gia cách mạng ở căn cứ Bắc Tây Ninh (năm 1962), sau ngày 30/4/1975, tôi gặp lại bạn cũ, hầu hết đều đã là bác sĩ, dược sĩ, kĩ sư, giáo viên, nhà kinh doanh thành đạt… Xét lại một số nguyên nhân quan trọng, nhận thấy có những lý do là dù cấp học nào cũng có chấm điểm cho từng môn học; hàng tuần học sinh còn có thời gian chơi thể thao, bơi lội, học thêm tiếng Anh ở Hội Việt – Mỹ (nay là trụ sở của Ủy ban MTTQ TP HCM); buổi tối có thời gian ôn bài, giải trí. Sách giáo khoa thì ổn định. Sách chị tôi học xong để cho tôi. Sáu năm sau em tôi vẫn dùng sách ấy.

Nỗi buồn thời kinh tế thị trường

Sau ngày 30/04/1975, theo chủ trương ban đầu, giáo dục chỉ có trường công, không còn trường tư. Ngân sách mà Nhà nước phải dùng để trả lương cho giáo viên là quá lớn; đương nhiên lương của mỗi giáo viên có thể quá thấp, không đủ để nuôi bản thân giáo viên thì làm sao nuôi cả gia đình. Thực trạng trên đòi hỏi mỗi cán bộ kháng chiến phải tìm việc làm phụ để giảm bớt khó khăn gia đình như đi bán hàng, nuôi heo, gà tại nhà, đi sản xuất xa, bỏ mối bánh mì... Khi từ chiến khu về, nghe lãnh đạo nhắc lại lời dạy của Bác Hồ: Về thành phố “Không được đụng viên đạn bọc đường”, “không được đụng đến cây kim, sợi chỉ của nhân dân”, tôi chọn nghề phụ là đi bỏ mối bánh mì (5 năm liền); qua đó tôi hiểu thấu cuộc sống vất vả của người dân lao động; nhờ vậy tôi đã giữ vững sự liêm chính đến ngày nay.

Đáng tiếc là thời kinh tế thị trường đã có không ít cán bộ không vượt qua chính mình, gục ngã trước bao cám dỗ về tiền tài, vật chất. Bên cạnh những giáo viên bằng lòng với số tiền ít ỏi thu được từ việc bán kẹo, bánh, thức ăn mặn cho học sinh tại ngay sân trường… để giảm bớt khó khăn gia đình thì không ít giáo viên không giữ vững được đạo đức nghề nghiệp làm những điều không phải như: Không chuyển tải hết kiến thức cần thiết để buộc học sinh phải học thêm ở nhà hay trung tâm, tệ hơn là còn buộc phụ huynh học sinh làm đơn xin cho con học thêm.

Thay vì lấy thù lao vừa với công sức bỏ ra thì có người lại lấy thù lao quá đáng, có trường hợp thu nhập đến nửa tỷ đồng/tháng. Họ xem học sinh là đối tượng để lợi dụng làm giàu, góp phần tạo khoảng cách ngày càng lớn giữa giàu và nghèo, tạo sự bất công trong xã hội.

Làm như vậy, gia đình giàu mới có tiền cho con học thêm, còn gia đình nghèo không có tiền cho con học thêm, con sẽ mãi là học sinh dốt, không có cơ hội để tiến thân.

“Gạn đục khơi trong” như thế nào?

Trước tình hình nghiêm trọng trên đây, việc Bí thư Thành ủy chủ trương “cấm dạy thêm, học thêm” vừa là đạo lý, vừa là hợp lòng dân. Tuy nhiên, trong dư luận, bên cạnh ý kiến tán thành, vẫn có ý kiến chưa đồng tình. Có lẽ, việc cấm “dạy thêm, học thêm” nên là ở trường, lớp chính khóa.

Ở trường, giáo viên có trách nhiệm phụ đạo học sinh yếu kém mà không lấy thù lao. Cần khuyến khích học sinh giỏi giúp học sinh yếu kém. Cần quy định giáo viên chuyển tải hết kiến thức cần thiết cho học sinh theo chương trình nhà trường đề ra, tuyệt đối cấm việc chuyển tải không hết kiến thức rồi buộc học sinh phải học thêm.

Có lẽ cũng nên cho phép giáo viên dạy thêm đối với học sinh quá yếu kém dù có nỗ lực, nhưng phải có yêu cầu tự giác của phụ huynh và có sự chấp thuận của ban giám hiệu nhà trường. Đối với học sinh học giỏi vượt trội có yêu cầu “nhảy” lớp thì cũng cần được “dạy thêm, học thêm”.

Về thù lao, nên có quy định đối với từng cấp học sao cho hợp lý. Với các trường nội trú mùa nghỉ hè, phụ huynh phải làm việc ở cơ quan nhà nước hay đơn vị tư nhân có yêu cầu có nơi giữ con họ, nên có quy định riêng.

Nay TP HCM được Bộ GD-ĐT cho phép thí điểm xây dựng chương trình GD - ĐT phù hợp với tính đặc thù của TP HCM có vai trò đầu tàu cả nước. Thiết nghĩ, với các cấp học, cần khôi phục lại truyền thống chấm điểm từng môn học. Bãi bỏ chế độ đánh giá, nhận xét mà không dựa trên cơ sở chấm điểm theo Thông tư 30 của Bộ GD-ĐT.

Cần đề ra chính sách phù hợp, công bằng đối với trường công và trường tư. Kể cả việc đầu tư xây dựng trường công và trường tư, phải hợp lý, không phân biệt đối xử. Đề ra chế độ kiểm tra việc giáo viên chuyển tải hết kiến thức cần thiết theo chương trình chính khóa. Trong tuần có xen chương trình thể dục thể thao. Sách giáo khoa phải có tính ổn định ít nhất 10 năm trở lên. Nhất thiết phải bằng mọi cách nâng lương cho giáo viên, đi đôi với việc Nhà nước hỗ trợ giáo viên có nghề phụ ngoài việc giảng dạy ở trường để cải thiện đời sống.

Về việc tổ chức thí điểm xây dựng chương trình GD- ĐT phù hợp với tính đặc thù của TP HCM, ngoài sự quản lý của các ban ngành, chính quyền, cần nghiên cứu việc tham gia của Mặt trận và các đoàn thể theo chức năng vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ trong giám sát hoạt động của chính quyền thực hiện đúng chương trình GD-ĐT, thực hiện đúng chủ trương “cấm dạy thêm, học thêm”. Nhưng trước hết, MTTQ từ T.Ư đến cơ sở có trách nhiệm phản ánh ý kiến của các tầng lớp nhân dân chung quanh chủ trương quan trọng trên. Việc thí điểm cần công bố công khai, minh bạch. Thành lập Ban Chỉ đạo, chọn địa bàn để thí điểm. Định kỳ có kiểm điểm, rút kinh nghiệm trước khi nhân mô hình ra diện rộng…

Ước vọng của lãnh đạo và nhân dân thành phố mang tên Bác Hồ về một cuộc “cách mạng về giáo dục” thật chính đáng. Muốn vậy, tuyệt đại đa số giáo viên phải thể hiện đạo đức nghề nghiệp thì mới tạo ra những học sinh giỏi, trung thực, xứng đáng là con cháu Bác Hồ. Như Bác Hồ đã nói gọn, dễ hiểu, dễ làm: “Dạy tốt, học tốt”, “Văn hóa là học chữ”. “Xây dựng con người là xây dựng người tốt, gia đình tốt; làng tốt thì đất nước phú cường”.

Trong buổi làm việc mới đây với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ bàn về định hướng phát triển giáo dục đào tạo của TP HCM, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng nhấn mạnh rằng những gì cần làm thì phải làm ngay để TP HCM tạo đột phá. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong 7 chương trình đột phá của TP HCM và để thực hiện Đề án tổng thể phát triển giáo dục TP HCM trong giai đoạn từ nay đến 2025, Bí thư Thăng đề nghị phải dựa trên nguyên tắc phù hợp với yêu cầu đổi mới căn bản nền giáo dục; việc thay đổi chương trình, sách giáo khoa phải dựa trên nền tảng khoa học giáo dục chứ không thể phụ thuộc vào ý chí chủ quan…

Bộ trưởng Nhạ cho biết sẽ chọn TP HCM là địa phương tiên phong trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, thí điểm thực hiện Đề án tổng thể phát triển giáo dục. Ông Nhạ ủng hộ và chấp thuận nhiều đề xuất mang tính thí điểm, đột phá của TP HCM như khuyến khích TP tự chủ, phân cấp trách nhiệm, giao quyền cho các trường CĐ, ĐH trong việc chủ động xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với chuẩn quốc tế. Sắp tới Bộ xây dựng chương trình giáo dục khung chung mang tính chất nền tảng, phân cấp, ủy quyền cho TP chủ động xây dựng chương trình đào tạo phù hợp. Đề nghị TP tiên phong, quyết liệt không cho phép dạy thêm, học thêm. Trước mắt Bộ chấp thuận cho TPHCM thực hiện xét tốt nghiệp THPT từ năm học tới 2016-2017; đánh giá năng lực ngoại ngữ theo 4 kỹ năng…

bài liên quan
TP HCM tăng cường kiểm soát chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT

TP HCM tăng cường kiểm soát chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT

UBND TP HCM vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc tăng cường quản lý, kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn năm 2024 nhằm hạn chế tình trạng vượt quá dự toán Thủ tướng Chính phủ giao.
Quảng Nam: Khởi tố 3 cựu Trưởng phòng Giáo dục về tội “nhận hối lộ”

Quảng Nam: Khởi tố 3 cựu Trưởng phòng Giáo dục về tội “nhận hối lộ”

Theo điều tra, từ năm 2019 - 2020, Phòng Giáo dục và đào tạo các huyện Nam Giang, Tây Giang, Bắc Trà My được giao làm chủ đầu tư các gói thầu mua sắm trang thiết bị giáo dục.
TP Biên Hòa: Khai mạc Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi cấp thành phố

TP Biên Hòa: Khai mạc Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi cấp thành phố

Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi cấp thành phố Biên Hoà với sự tham gia của 26 thí sinh. Hội thi diễn ra trong 2 ngày (từ 19 - 20/3).
Xem xét, thi hành kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND 2 tỉnh

Xem xét, thi hành kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND 2 tỉnh

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc Hoàng Thúy Lan và Chủ tịch UBND 2 tỉnh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BGDĐT ngày 6/3/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành.
Mới nhất
Đọc nhiều
Đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tại tỉnh Điện Biên, Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an vừa có buổi làm việc với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực l
Hà Giang: Xét xử vụ án “Huỷ hoại rừng” ở Quang Bình

Hà Giang: Xét xử vụ án “Huỷ hoại rừng” ở Quang Bình

Ngày 3/5, TAND huyện Quang Bình mở phiên toà xét xử bị cáo Nguyễn Trọng Khánh (SN 1982, thường trú ở tổ 8, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) về tội “Huỷ hoại rừng”.
Hà Nội: Bắt giữ nhóm thanh niên dùng hàng nóng cướp xe máy người đi đường

Hà Nội: Bắt giữ nhóm thanh niên dùng hàng nóng cướp xe máy người đi đường

Các đối tượng có tuổi đời còn rất trẻ, chủ yếu sinh năm 2007-2009, nhưng rất manh động, sử dụng hung khí tấn công người đi đường để cướp xe máy.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.