Theo đó, hàng loạt địa điểm, diện tích nhà chuyên dùng để cho thuê tại TP Hà Nội đang bị sử dụng sử dụng sai mục đích, gây thất thoát, lãng phí.
Lời tòa soạn: Chưa bao giờ nạn tham nhũng, gây thất thoát lãng phí đất đai nói riêng và nhà đất công nói chung được phát hiện, xử lý nhiều như những năm vừa qua. Điển hình có thể kể đến việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Thành Tài, cựu Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh và các đồng phạm. Hay cựu Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Tín và các cán bộ liên quan cũng đã bị khởi tố và bắt tạm giam vì có những sai phạm liên quan về quản lý đất đai.
Qua đây nhiều bài học đã được rút ra về công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai, nhà đất công sản. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều kẽ hở để xảy ra tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong quá trình thực thi các chính sách về tài sản công... Trong loạt bài viết "Quản lý và sử dụng nhà đất công sản" - Chuyên trang Pháp luật Plus (Báo Pháp luật Việt Nam) sẽ gửi tới quý bạn đọc những gì đã và đang diễn ra trong cách quản lý tài sản công tại nhiều địa phương đang bị lãng phí ra sao, cùng với đó là những ý kiến đóng góp của các chuyên gia nhằm khắc phục vấn đề trên.
Quản lý và sử dụng nhà đất công sản - Kỳ 1: Chỗ làm nhà hàng nơi bỏ hoang xuống cấp
Mới đây, Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP Hà Nội đã ban hành báo cáo về kết quả giám sát về việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của TP Hà Nội. Báo cáo chỉ ra nhiều vấn đề tồn tại, sai phạm cần phải xử lý ngay.
Ngay sau đó, HĐND TP Hà Nội tiếp tục ban hành Nghị quyết số 16/2022/NQ-HĐND do Chủ tịch Nguyễn Ngọc Tuấn ký về kết quả giám sát. Nghị quyết cho biết thống nhất nội dung Báo cáo của HĐND TP Hà Nội. Đồng thời, HĐND TP Hà Nội yêu cầu UBND TP Hà Nội chấp hành thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các kết luận, kiến nghị của đoàn giám sát HĐND TP Hà Nội tại báo cáo trên.
Điểm mặt loạt “đất vàng” sử dụng trái quy định
Tại báo cáo giám sát của HĐND TP Hà Nội đã chỉ ra, hiện có nhiều địa điểm, nhiều diện tích sử dụng không đúng quy định với các hình thức: Chuyển diện tích cho thuê làm cơ sở kinh doanh, dịch vụ sang làm nhà ở; sử dụng sai mục đích; không ký hợp đồng thuê nhà, tự ý chuyển nhượng nhà thuê cho đối tượng khác, cho thuê lại để hưởng chênh lệch; liên doanh liên kết trái phép; nhiều địa điểm bị lấn chiếm, một số địa điểm có tranh chấp về diện tích, không xác định được đối tượng thuê thực tế.
Tại số nhà 281 Đội Cấn do Công ty Cổ phần Du lịch và Xúc tiến đầu tư thuê, cả một khu vực nhà chuyên dùng rộng hơn 9.000m2 được đơn vị này biến thành nhà xưởng cấp 4 với đa dạng các loại hình dịch vụ, từ siêu thị, kho bãi, garage ôtô cho tới kinh doanh nhà hàng…
Theo quan sát của phóng viên, xung quanh khu vực trung tâm của khu đất nói trên hiện đang "mọc" lên một nhà hàng bia Il Divo Beer Garden với diện tích lớn, đang được thi công.
Ngoài việc sửa sang trên diện tích nhà có sẵn, nhà hàng này còn đang dựng những bức tượng, khu tiểu cảnh và sân khấu với quy mô hoành tráng.
Nhà hàng vẫn đang được các công nhân gấp rút hoàn thiện.
Một gara ô tô khác cùng nằm trên khu đất đã đi vào hoạt động.
Một công trình khác có thể kể đến đó là số nhà 36 Bà Triệu thuộc quỹ nhà chuyên dùng đã được đơn vị thuê là Công ty Xuất nhập khẩu Tạp phẩm cải tạo, xây dựng lại sai phép.
Hiện trạng có 3 cửa hàng kinh doanh trên mặt tiền “sầm uất” của phố Bà Triệu, phía sau lưng cửa hàng là nhà các hộ dân sinh sống. Hợp đồng thuê nhà ký với Công ty Xuất nhập khẩu Tạp phẩm đã hết hiệu lực, Công ty đang nợ tiền thuê nhà.
Tòa nhà số 36 Bà Triệu, Hà Nội nằm ở vị trí đắc địa, hiện đã cải tạo và có 3 cửa hàng kinh doanh phía ngoài mặt tiền.
Hay tại toà N01, ngõ 84 phố Chùa Láng, toàn bộ khu vực kinh doanh dịch vụ bị các hộ dân chiếm dụng kinh doanh từ năm 2016. Công ty Quản lý và phát triển nhà Hà Nội không xác định được đối tượng thuê và không thu được tiền thuê từ diện tích này. Một sự lãng phí rất lớn!
Hình ảnh tại toà N01, ngõ 84 phố Chùa Láng.
Một trường hợp điển hình khác cho việc sử dụng không đúng quy định, diễn ra tại nhà ở 56 Trần Quốc Toản do Công ty Cổ phần Vật liệu và Công nghệ đứng tên thuê từ năm 2014.
Thế nhưng, đơn vị đã tự ý sử dụng diện tích tầng 1 và 2 làm nhà hàng ăn uống; tự ý dựng nhà tạm 2 tầng khung nhôm kính, ốp gạch bên ngoài trong khuôn viên căn biệt thự...
Tại nhà ở 56 Trần Quốc Toản đang mọc lên một nhà hàng ăn uống, dù bên ngoài biển địa chỉ vẫn là Công ty Cổ phần Vật liệu và Công nghệ.
Hay tại Viện nghiên cứu phát triển đô thị thuê nhà chuyên dùng 35 Điện Biên Phủ với diện tích nhà là 164m2 và khuôn viên đất là 538m2. Sau đó, Viện này đã xây dựng thêm diện tích 463 m2, trong đó không phép là 71m2.
Từ năm 2002 đến nay đơn vị chưa thanh toán tiền thuê nhà. Năm 2013, UBND thành phố đã có quyết định thu hồi 565m2 đất có nhà, công trình tại số nhà 35 Điện Biên Phủ nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện được.
Viện nghiên cứu phát triển đô thị tại số 35 Điện Biên Phủ.
Tại nhà chuyên dùng số 6 Nguyễn Công Trứ được Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn sử dụng là khu liên cơ gồm 9 đơn vị trực thuộc thì cả 9 đơn vị đều nợ đọng tiền thuê nhà, trong đó đơn vị nợ tiền nhiều nhất là Công ty Cổ phần Cơ điện xây dựng và hợp tác lao động nợ gần 10 tỷ đồng. Rất nhiều đơn vị tại đây đã thuê, cơi nới, xây thêm công trình cho nhiều đơn vị khác thuê lại.
Nhà chuyên dùng số 6 Nguyễn Công Trứ được Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn sử dụng là khu liên cơ gồm 9 đơn vị trực thuộc, hầu hết các đơn vị thuê đều cơi nới, xây thêm công trình.
Có thể thấy việc sử dụng nhà chuyên dùng trên địa bàn thành phố đang tồn tại nhiều tồn tại, bất cập. Điều đáng nói ở đây là những sai phạm của các công trình nêu trên không được các cơ quan chức năng có liên quan nghiêm túc xử lý, gây thất thoát lớn nguồn thu từ tài sản nhà nước.
Nhà công vụ bị để xuống cấp
Qua giám sát, HĐND TP Hà Nội đánh giá quỹ nhà ở công vụ của thành phố không nhiều nhưng tỷ lệ để trống cao, nhiều địa điểm để trống lâu ngày, không được bảo dưỡng, duy tu kịp thời nên hư hỏng, xuống cấp; giá cho thuê chưa được tính toán xác định theo quy định của Luật Nhà ở 2014.
Cụ thể, theo báo cáo số 95/BC-SXD (ngày 13/5/2022) của Sở Xây dựng thì 7/9 căn hộ chung cư và 2/3 căn nhà đất thuộc quỹ nhà ở công vụ của thành phố đang để trống.
HĐND TP Hà Nội đã chỉ ra một thực trạng, đó là quỹ nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước, bao gồm nhà đã xây dựng từ những năm 1960 - 1970 nay đã xuống cấp; nhà có nguồn gốc là nhà thuộc diện cải tạo, vắng chủ, công tư hợp doanh nên hay phát sinh tranh chấp, khiếu kiện đòi nhà, vướng mắc về diện tích; đối với nhà cơ quan tự quản bàn giao sang thì các hộ đã sửa chữa, xây mới, lấn chiếm, tự chuyển nhượng...
Mặc khác, công tác liên quan đến việc bán nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước chưa được quan tâm thích đáng, công tác thẩm định hồ sơ chưa được tập trung xử lý kịp thời, triệt để dẫn đến thời gian xử lý kéo dài qua nhiều cơ chế chính sách, ngày càng khó khăn hơn.
Căn biệt thự công vụ số 12 Nguyễn Chế Nghĩa, phường Hàng Bài, Hoàn Kiếm hiện trạng bị bỏ hoang, căn nhà xuống cấp…
Về nội dung này, theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, từ năm 2016 tới tháng 5/2022, Công ty đã hoàn thiện và chuyển Sở Xây dựng kiểm tra thẩm định 3.469 hồ sơ. Tuy nhiên, trong báo cáo của Công ty lại không nêu về số lượng được giải quyết, xử lý và sổ hồ sơ mời phát sinh.
Đối với trường hợp nhà ở tập thể do các cơ quan tự quản, hiện đang có nhiều khó khăn vướng mắc trong công tác tiếp nhận, bàn giao nhà tự quản để bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước. Đáng chú ý, qua theo dõi kiến nghị cử tri tại nhiều địa phương cho thấy còn những trường hợp đã thực hiện thủ tục mua nhà, đã nộp hồ sơ nhưng chậm được xem xét cấp Giấy chứng nhận.
Báo cáo của HĐND TP Hà Nội cho rằng: Các địa điểm nhà chuyên dùng, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bị bỏ trống trong thời gian dài dẫn đến nhiều công trình nhà xuống cấp, hư hỏng, nguy hiểm.
Theo kết quả rà soát, tính đến năm 2022, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đang quản lý 803 địa điểm nhà chuyên dùng. Trong số này có 66 điểm thuộc danh mục nhà trống, bao gồm 53 điểm trống toàn bộ và 13 địa điểm thuộc diện nhà trống còn tồn tại, vướng mắc, vi phạm; 357 địa điểm thuộc danh mục các địa điểm nhà chuyên dùng có vướng mắc, vi phạm.
Điều này cho thấy việc điều tiết, trách nhiệm quản lý của cơ quan quản lý nhà nước và việc khai thác, kinh doanh của công ty quản lý nhà còn chưa hiệu quả, gây lãng phí tài sản Nhà nước của TP Hà Nội.
Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra của các cơ quan chức năng liên quan đối với việc quản lý, sử dụng quỹ nhà chuyên dùng của thành phố Hà Nội chưa được quan tâm đúng mức, không được duy trì thường xuyên. Đơn vị vận hành chưa có biện pháp chấn chỉnh các trường hợp vi phạm hợp đồng thuê, chưa kịp thời báo cáo các cơ quan quản lý nhà nước để xử lý theo quy định.
Tối ngày 12/7 tại thành phố Quy Nhơn(Bình Định), báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức chương trình Gala dinner kỷ niệm 39 năm ngày báo Pháp luật Việt Nam xuất bản số báo đầu tiên (10/7/1985-10/7/2024).
Từ năm 2019 đến nay, Công ty CP Xây dựng và Thương mại Việt Vương trở thành cái tên 'quen thuộc' khi liên tục trúng hàng loạt gói thầu do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (BQLDA-ĐTXD) quận Ba Đình làm chủ đầu tư với tổng giá trị trúng thầu gần 470 tỷ đồng, tuy nhiên tỉ lệ tiết kiệm rất thấp.
Kiểm toán Nhà nước ngày càng khẳng định là công cụ quan trọng, hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; cung cấp nhiều thông tin xác thực, có chất lượng, giúp Quốc hội có thêm căn cứ quan trọng để xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước…
Sáng nay (1/7), Kỳ họp thứ 17 - kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND TP Hà Nội khóa XVI chính thức khai mạc để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Ngày 23/7, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tại Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An tại xã Nghi Phong (Nghi Lộc - Nghệ An).
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Hàng nghìn căn hộ thuộc các dự án tái định cư ở Hà Nội bị bỏ hoang nhiều năm, trong khi người lao động với mức thu nhập trung bình đang chật vật để tìm nhà.
Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/8, không cho phân lô, bán nền tại 105 thành phố, thị xã, tăng 81 địa phương so với quy định hiện hành.
Bộ Xây dựng cho biết, Bộ đang xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 16/2022/NĐ-CP theo hướng tăng mức tiền phạt kịch khung 1 tỷ đồng, đối với một số hành vi vi phạm liên quan đến xây dựng và kinh doanh bất động sản.
Đối với các dự án nhà ở thương mại, trên cả nước có 49 dự án với 15.169 căn hộ chung cư được cấp phép; có 1.046 dự án với 299.075 căn hộ chung cư đang triển khai xây dựng.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3661/QĐ-UBND, về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị S5 tại một phần ô quy hoạch ký hiệu A2, phục vụ xây dựng Trụ sở Ban Chỉ huy quân sự huyện Thanh Trì.
Sở hữu ưu điểm vượt trội như thiết kế thông minh, linh hoạt, căn hộ 3 phòng ngủ The Sola Park nhận được nhiều quan tâm của giới đầu tư lẫn người mua nhà để ở, đặc biệt là các gia đình đa thế hệ.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.