Hà Nội 27 °C
TP Hồ Chí Minh 26 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 28 °C
  • Hà Nội Hà Nội 27°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 26°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 28°C

Sinh viên ra trường hơn 2 năm vẫn không lấy được bằng tốt nghiệp: Nghi vấn một đường dây chuyên “chạy” lấy bằng

Sức khỏe - đời sống
13/06/2016 15:02
X.Thắng - N.Văn
aa
Mặc dù đã hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo hệ liên thông, làm đơn xin cấp bằng từ cuối năm 2014, nhưng cho tới nay, nhiều sinh viên vẫn chưa được cầm trên tay tấm bằng đại học mà đáng lẽ ra họ phải được nhận. Nghịch lý trên đang xảy ra tại Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.


Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, nơi nhiều sinh viên sau hơn 2 năm tốt nghiệp vẫn chưa lấy được bằng. Ảnh: X.ThắngVác bụng bầu đi đòi bằng tốt nghiệp đại học
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, nơi nhiều sinh viên sau hơn 2 năm tốt nghiệp vẫn chưa lấy được bằng. Ảnh: X.ThắngVác bụng bầu đi đòi bằng tốt nghiệp đại học

Ngày mới nhập học Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (sau đây viết tắt là Trường ĐHKD&CN Hà Nội), chị Lê Thị Hoa (SN 1989, quê ở Thanh Hóa) không thể hình dung ra sự khó khăn để được sở hữu một tấm bằng đại học. Như bao sinh viên khác, ngày tốt nghiệp chị cũng khấp khởi mừng vì sắp được nhận tấm bằng đại học - niềm mơ ước bấy lâu. Vậy nhưng, càng chờ chị Hoa càng thất vọng.

Theo chị Hoa, sau khi hoàn tất chương trình THPT, chị vào TPHCM theo học một trường trung cấp. Sau khi tốt nghiệp, chị Hoa ra Hà Nội xin việc làm. Với mong muốn có tấm bằng đại học để tiếp cận một công việc tốt hơn, chị Hoa tiếp tục đăng kí học hệ liên thông Khoa Quản trị kinh doanh (Trường ĐHKD&CN Hà Nội). Ngày 1/6/2014, chị Hoa hoàn tất lễ bảo vệ đề tài tốt nghiệp. Sau đó, theo hướng dẫn của nhà trường, chị Hoa phải viết đơn đăng kí nhận bằng tốt nghiệp. Trong thời gian chờ nhận tấm bằng đại học, chị Hoa trở về quê phụ giúp bố mẹ công việc gia đình.

Vài tháng sau vẫn không thấy trường Đại học thông báo việc nhận bằng tốt nghiệp, chị Hoa sốt ruột gọi điện hỏi thì nhận được câu trả lời từ cán bộ nhà trường là: “Bằng tốt nghiệp vẫn chưa có. Khi nào có sẽ thông báo”. Theo lời chị Hoa, điệp khúc trên cứ lặp đi lặp lại. Chị Hoa cho biết, đã nhiều lần chị phải vác bụng bầu, bắt xe khách từ Thanh Hóa ra Hà Nội nhưng vẫn chưa được nhà trường trả bằng.

Được biết, gia đình chị Hoa có hoàn cảnh kinh tế khá khó khăn. Thời gian theo học hệ liên thông tại Trường ĐHKD&CN Hà Nội, chị Hoa đã phải dùng hết số tiền tiết kiệm trước đó. Thậm chí, có thời điểm chị còn nhờ bố mẹ ở quê vay tiền ngân hàng để có thể tiếp tục theo học. Bao nhiêu cố gắng là vậy nhưng cho tới nay, sau hơn 2 năm ra trường, chị Hoa chưa nhận được bằng tốt nghiệp. Số tiền gia đình vay ngân hàng cho chị Hoa học đến giờ vẫn trả chưa xong. “Bây giờ vướng con nhỏ, công việc gia đình lại lu bu nên tôi cũng không có nhiều thời gian để ra Hà Nội hỏi về tấm bằng tốt nghiệp của mình nữa, đành phải phó mặc đến khi nào nhà trường gọi thì ra lấy vậy. Tôi không hiểu sao nhà trường giữ bằng của sinh viên lâu như vậy? Nhà trường chậm trả bằng tốt nghiệp nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến công việc hiện tại của tôi”, chị Hoa bức xúc.

Một trường hợp khác có chung hoàn cảnh là anh Nguyễn Đình Lễ (SN 1981, quê ở Nghệ An, sinh viên cùng lớp với chị Hoa). Chia sẻ với PV, anh Lễ cho biết: “Tôi không nhớ đã bao nhiêu lần tìm tới trường để hỏi về tấm bằng tốt nghiệp nữa, nhưng kết quả nhận được chỉ là những lời hứa. Hơn 2 năm sau khi ra trường, tôi vẫn chưa có bằng tốt nghiệp. Tôi làm ăn ở Hà Nội nên việc đi lại còn thuận lợi, chứ những bạn khác quê xa, việc đi đòi bằng tốt nghiệp khá tốn kém, mất thời gian và công sức. Đến bây giờ tôi vẫn chưa hiểu nguyên nhân tại sao mình bị giữ bằng tốt nghiệp?”.

Cứ có tiền sẽ có bằng?

Cuộc mặc cả giữa phóng viên và “cò” (ảnh cắt từ clip).
Cuộc mặc cả giữa phóng viên và “cò” (ảnh cắt từ clip).

Trong câu chuyện với PV, anh Lễ cho biết thêm, sau hành trình dài mệt mỏi đi đòi bằng tốt nghiệp đại học không được, anh được một số người bạn cho biết có quen “cò” chuyên lấy bằng tốt nghiệp cho sinh viên của Trường ĐHKD&CN Hà Nội. Vấn đề nằm ở chỗ, anh Lễ phải mất tiền(?!). Khi hỏi cần phải bỏ bao nhiều tiền để lấy được bằng thì anh Lễ được “cò” thông báo chuẩn bị số tiền 3,5 triệu đồng.

Anh Lễ bức xúc: “Chúng tôi đã hoàn thành chương trình học, đáng lẽ ra phải được nhận bằng tốt nghiệp thì nay lại phải bỏ ra một khoản tiền để được nhận nó là điều vô lý. Do không chấp nhận bất công này nên tôi cương quyết không bỏ tiền nhờ “cò”. Tôi không thể hiểu nổi, tại sao nhà trường lại có kiểu làm ăn tắc trách như vậy?”.

Để kiểm chứng thông tin mà anh Lễ cung cấp, thông qua nhiều đầu mối, PV đã liên hệ với một người phụ nữ. Bà này cho biết mình tên là Nhung và khẳng định, chỉ cần có tiền thì có thể lấy được bằng tốt nghiệp đại học còn tồn đọng cho sinh viên của Trường ĐHKD&CN Hà Nội. Theo đó, bà Nhung ra giá với PV là 3,5 triệu đồng/bằng tốt nghiệp và cho biết, muốn lấy bao nhiêu bằng tốt nghiệp cũng được. Chúng tôi băn khoăn, lỡ trao tiền rồi, bằng tốt nghiệp vẫn không lấy được, người nhận tiền biến mất thì bà Nhung trấn an: “Trước mắt, chỉ cần chuyển thông tin đầy đủ về sinh viên cần lấy bằng tốt nghiệp (mã số sinh viên, lớp học, thời gian bảo vệ tốt nghiệp - PV). Khi nào nhận bằng tốt nghiệp thì đưa tiền trực tiếp cũng được”.

Cho rằng mức giá 3,5 triệu đồng/bằng là cao, sau một hồi “nâng lên, đặt xuống”, bà Nhung chốt với chúng tôi giá 3 triệu đồng/bằng tốt nghiệp. Thấy chúng tôi định tiếp tục mặc cả, bà Nhung ngắt lời: “Đây là giá cuối cùng, không thể hạ xuống được nữa. Nếu không lấy thì thôi”. Thấy bà Nhung có vẻ bực, chúng tôi xoa dịu và nói vẫn còn nhiều trường hợp cần lấy bằng tốt nghiệp của Trường ĐHKD&CN Hà Nội. Khi ấy, người phụ nữ này đon đả nói sẽ giảm giá hết mức nếu nhiều người có nhu cầu cùng một lúc.

Một trường hợp khác đã từng tiếp xúc với bà Nhung là chị P.H (trú ở Hà Nội). Theo lời kể của chị H, chị có một cô em theo học tại Trường ĐHKD&CN Hà Nội. Mặc dù đã hoàn thành tất cả các môn học, ra trường hơn một năm nhưng em chị H vẫn chưa nhận được bằng tốt nghiệp. Mỗi lần đi xin việc, nhà tuyển dụng đều yêu cầu phải có bằng tốt nghiệp đại học nên rất nhiều lần, gia đình chị H đến trường hỏi nhưng cán bộ nhà trường đều yêu cầu chờ vì hiện tại bằng vẫn chưa có. Lo lắng cho em gái, chị H đành phải cầu cứu các mối quan hệ tứ phương. Qua một người bạn giới thiệu, gia đình đã liên hệ với chính người phụ nữ có tên Nga có số điện thoại 0987240xxx (đây là số điện thoại của người phụ nữ xưng tên là Nhung mà chúng tôi đã đề cập ở phần trên - PV). Sau khi nghe chị H trình bày, bà Nga khẳng định sẽ nhanh chóng lấy được bằng tốt nghiệp, miễn là gia đình chịu chi phí 3,5 triệu đồng. Tuy nhiên, trong quá trình mặc cả, hai bên không tìm được tiếng nói chung nên chị H từ chối mọi giao dịch với người phụ nữ này.

Bận… nên không tiếp

Để làm rõ những vấn đề trên, chúng tôi đã đến Trường ĐHKD&CN Hà Nội. Trao đổi với PV, ông Trần Kim Sơn, Chánh văn phòng nhà trường cho biết: “Hiện nhà trường đã phân quyền rất rõ ràng. Về mảng đào tạo liên thông do PGS.TS Hà Đức Trụ - Phó Hiệu trưởng nhà trường trực tiếp quản lý. PV có thể liên hệ đặt lịch làm việc với thầy Trụ để làm rõ thêm thông tin”.

Theo hướng dẫn của văn phòng nhà trường, chúng tôi tiếp tục liên lạc với PGS.TS Hà Đức Trụ qua điện thoại. Ông Phó Hiệu trưởng này hỏi lại: “Cái gì?”. Trong khi PV đang trình bày về các trường hợp sinh viên của nhà trường đã tốt nghiệp hơn 2 năm nhưng vẫn chưa lấy được bằng thì ông Trụ hỏi cắt ngang: “Sinh viên nào? Cứ gửi danh sách các sinh viên cho giáo viên chủ nhiệm lớp đó”. PV trình bày: “Được văn phòng nhà trường giới thiệu, ông là người phụ trách toàn bộ về vấn đề đào tạo liên thông nên chúng tôi đề nghị được gặp trực tiếp”. Đáp lại đề nghị của PV, ông Trụ nói rằng: “Không có thì giờ tiếp phóng viên”. Khi PV thắc mắc, tại sao ông không thể tiếp PV để làm rõ những vấn đề liên quan tới nhà trường thì vị Phó Hiệu trưởng này đáp: “Tại sao... thì đi hỏi văn phòng”, rồi tắt điện thoại. Trước cách hành xử của ông Trụ, ông Trần Kim Sơn đề nghị PV để lại giấy giới thiệu cùng câu hỏi về vấn đề cần trao đổi. Sau đó, văn phòng sẽ trực tiếp trình lên Hiệu trưởng nhà trường xem xét trả lời.

Theo tìm hiểu của PV, đã có không ít sinh viên Trường ĐHKD&CN Hà Nội sau khi tốt nghiệp mà không nhận được bằng. Quá trình nhờ “cò” lấy bằng tốt nghiệp cho sinh viên như thế nào? Có hay không một đường dây chuyên “chạy” lấy bằng tốt nghiệp cho sinh viên tại Trường ĐHKD&CN Hà Nội. Những thông tin này sẽ được chúng tôi thông tin tới bạn đọc trong số báo tới.

bài liên quan
Công an Quảng Ninh cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm dụ dỗ, lừa đảo học sinh, sinh viên

Công an Quảng Ninh cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm dụ dỗ, lừa đảo học sinh, sinh viên

Cơ quan chức năng Công an tỉnh Quảng Ninh phát hiện các đối tượng có thủ đoạn dụ dỗ các em học sinh, sinh viên tham gia bán thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để dùng vào việc lừa đảo chiếm đoạt tiền của bị hại.
Sở Y tế TP.HCM thông tin nhanh về 19 sinh viên bị ngộ độc thực phẩm

Sở Y tế TP.HCM thông tin nhanh về 19 sinh viên bị ngộ độc thực phẩm

Chiều 9/5, Sở Y tế TP.HCM đã thông tin nhanh về các trường hợp là sinh viên bị ngộ độc thực phẩm tại Ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM.
Alisa - Địa chỉ trồng răng implant uy tín Hà Nội

Alisa - Địa chỉ trồng răng implant uy tín Hà Nội

Nha khoa Alisa trở thành địa chỉ trồng răng uy tín Hà Nội được nhiều bậc Giáo sư, Tiến sĩ và hàng ngàn khách hàng lựa chọn.
Bác sĩ Lê Nho Chuyên - Chuyên gia trồng răng toàn hàm tại Hà Nội

Bác sĩ Lê Nho Chuyên - Chuyên gia trồng răng toàn hàm tại Hà Nội

Phương pháp trồng răng implant toàn hàm mang lại rất nhiều lợi ích, cũng như giúp tiết kiệm chi phí nếu bạn tìm được một địa chỉ uy tín.
Quảng Nam: Khởi tố 3 cựu Trưởng phòng Giáo dục về tội “nhận hối lộ”

Quảng Nam: Khởi tố 3 cựu Trưởng phòng Giáo dục về tội “nhận hối lộ”

Theo điều tra, từ năm 2019 - 2020, Phòng Giáo dục và đào tạo các huyện Nam Giang, Tây Giang, Bắc Trà My được giao làm chủ đầu tư các gói thầu mua sắm trang thiết bị giáo dục.
Mới nhất
Đọc nhiều
Phía sau cơn sốt phân lô đất nông nghiệp - Bài 2: Vô tư xây nhà không phép

Phía sau cơn sốt phân lô đất nông nghiệp - Bài 2: Vô tư xây nhà không phép

Bên cạnh vấn nạn phân lô trái phép, nạn xây nhà trên “lậu” đất nông nghiệp cũng đang gây nhức nhối ở nhiều huyện thuộc tỉnh Đồng Nai
Phê duyệt thêm 2 đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Phê duyệt thêm 2 đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Bộ GD&ĐT vừa ban hành thêm 2 quyết định phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ.
Xử lý nghiêm nếu có vi phạm quy định về An toàn thực phẩm

Xử lý nghiêm nếu có vi phạm quy định về An toàn thực phẩm

Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tại công văn số 2654/CV-BCĐTƯANTTP gửi Bộ Nông nghiệp &Phát triển nông thôn về việc tăng cường kiểm soát và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
lay y kien tu hon 500000 nha giao de xay dung du thao luat nha giao

Lấy ý kiến từ hơn 500.000 nhà giáo để xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo

(PLM) - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lấy ý kiến 547.786 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp để phân tích, đánh giá, hoàn thiện các chính sách trong dự thảo Luật Nhà giáo.
chinh thuc trinh chinh phu tang luong toi thieu vung tu ngay 17

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

(PLM) - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.
hang ngan trai tim huong ve lang bac nhan ky niem 134 nam ngay sinh chu tich ho chi minh

Hàng ngàn trái tim hướng về lăng Bác nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh

(PLM) - Hòa trong không khí mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) , hàng ngàn người dân từ khắp mọi miền tổ quốc cùng cùng đông đảo du khách, bạn bè quốc tế đã tới Thủ đô Hà Nội, thành kính vào Lăng viếng Bác.
dai tuong to lam duoc trung uong gioi thieu de bau lam chu tich nuoc

Đại tướng Tô Lâm được Trung ương giới thiệu để bầu làm Chủ tịch nước

(PLM) - Ngày 18/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc cùng các vị lãnh đạo chủ chốt, theo thông cáo của Văn phòng Trung ương Đảng vừa phát hành.
chuong trinh tuyen truyen pho bien phap luat va an toan giao thong hoc duong tinh ninh thuan lan toa van hoa giao thong an toan

Chương trình "Tuyên truyền phổ biến pháp luật và An toàn giao thông học đường tỉnh Ninh thuận” – Lan tỏa văn hóa giao thông an toàn

(PLM) - Ngày 18/5, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông tỉnh Ninh Thuận tổ chức Chương trình "Tuyên truyền phổ biến Pháp luật và An toàn giao thông học đường" tại Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Caravan “ Tuyên truyền phổ biến pháp luật và An toàn giao thông học đường, thiện nguyện và xúc tiến thương mại tại Ninh Thuận”. Đây là năm thứ hai chương trình được tổ chức sau thành công của năm đầu tiên diễn ra vào tháng 5/2023 tại Đắk Nông.