Hà Nội 30 °C
TP Hồ Chí Minh 0 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 31 °C
  • Hà Nội Hà Nội 30°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 0°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 31°C

Tết đi xem người Ê Đê bảo tồn văn hóa cồng chiêng ở huyện Ea Hleo

Tôn giáo - Dân tộc
28/01/2023 07:14
Ngọc Anh
aa
Người Ê Đê ở thôn Drai Điết, xã Dliê Yang, huyện Ea H’leo sở hữu nhiều bài chiêng cổ, truyền thống đặc trưng của người Ê Đê tại vùng đất này.


Tin nên đọc

Tết cổ truyền của đồng bào Ê Đê tại xã Dliê Yang, huyện Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk cũng hòa chung vào với Tết cổ truyền của người Việt, nhưng bên trong cũng có thêm những nét riêng đó là bảo tồn nét văn hóa của riêng người Ê Đê.

Sáng 26/1 (tức ngày 5 âm lịch) chúng tôi có dịp về xã Dliê Yang, huyện Ea Hleo (Đắk Lắk) và được một cán bộ xã này dẫn xuống buôn Drai Điết để xem người Ê Đê nơi này bảo tồn chiêng và các bài tấu chiêng để bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng của nơi này.

Screenshot_20230127-121107_Chrome

Lễ cúng sức khỏe có nghệ thuật chiêng cổ của người Êđê tại buôn Drai Điết (xã Dliê Yang, huyện Ea Hleo (Ảnh: Y Minh niê)

Theo ông Mlô Y Quan, một người lớn tuổi ở buôn Drai Điết (xã Dliê Yang) cho biết, hiện nay, nghệ thuật chiêng cổ của người Êđê ở huyện Ea H’leo vẫn hiện diện trong đời sống của cộng đồng, vẫn gắn bó với những nghi lễ, lễ hội, trong sinh hoạt như trong Lễ cúng cầu mưa, Lễ cúng bến nước, Lễ cúng lúa mới, Lễ mừng thọ của người già….

Điều đặc biệt, mỗi một bài chiêng đánh ở các nghi lễ, lễ hội lại có những nguyên tắc riêng, phù hợp từng hoàn cảnh, đó chính là sự “đối thoại”, cũng chính là nghệ thuật diễn tấu.

Việc diễn tấu chiêng cổ trong Lễ cúng cầu mưa được đánh ở không gian rộng trong buôn như sân Nhà cộng đồng hoặc một khu đất rộng ở trong buôn; trước kia ngồi trên ghế kpan để đánh, hiện nay có thể dùng ghế nhựa thấp; lễ vật gồm có bò, heo, gà, ché rượu (rượu cần).

Còn nghệ thuật chiêng cổ trong đám ma, Lễ bỏ mả, một lễ quan trọng của người Êđê, thì cả dòng họ và cộng đồng buôn đều đến dự, không gian đánh trong đám ma ở nhà của người mất, không gian đánh Lễ bỏ mả ở nhà mả (nhà mồ)…

Các bài chiêng và sinh hoạt đánh chiêng vẫn giữ nguyên dáng vẻ dân gian, mộc mạc, tinh tế và sâu lắng nơi đại ngàn hùng vĩ. Dù rằng, quá trình diễn tấu chiêng trong các nghi lễ có những quy định chặt chẽ, nhưng bên cạnh đó cũng không kém phần ngẫu hứng, sáng tạo, mang những tiết tấu riêng của cộng đồng sở hữu và phù hợp với không gian diễn tấu.

Đến xã Dliê Yang để tìm hiểu về nghệ thuật diễn tấu chiêng cổ, chúng tôi may mắn được tham dự chương trình tái hiện Lễ cúng sức khoẻ của ông Mlô Y Quan do thầy cúng Adrơng Y Blih (buôn Drai Điết) thực hành. Các lễ vật được chuẩn bị đầy đủ, người thân của người được cúng sức khoẻ cũng có mặt đông đủ. Khi lễ vật sắp xếp xong, thầy cúng mời người được cúng ngồi xuống chiếc chiếu hoa bên ché rượu và bắt đầu nghi lễ cúng.

IMG_20230127_120518

Thầy cúng Adrơng Y Blih cùng đội chiêng cúng sức khỏe cho ông Mlô Y Quan (Ảnh Y Minh niê).

Theo thầy cúng Adrơng Y Blih, lễ cúng được thực hiện theo thứ tự các bước, cúng cho người đã khuất, cúng cho ông bà tổ tiên và cuối cùng là cúng cho chủ nhân buổi lễ, lời khấn với ngụ ý “xin các vị thần Núi, thần Sông, thần Rừng phù hộ cho nó (ông Mlô Y Quan) sức khỏe, che chở, bảo vệ nó không gặp tai ương, che chở nó lúc ốm đau…”.

Lời thầy cúng vừa dứt cũng là lúc đội cồng chiêng hòa tấu rộn rã mời các vị thần về dự lễ; đó cũng chính là phương tiện gắn kết con người, khẳng định giá trị cộng đồng, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống…

Người tham dự buổi lễ đều có những suy nghĩ cho riêng mình. Riêng tôi đã bị cuốn theo nhịp chiêng, theo những câu chuyện ẩn chứa trong mỗi tiếng chiêng, là sự đoàn kết, gắn bó của người dân… cùng những tín ngưỡng, tâm linh thể hiện mong ước, khát vọng về cuộc sống ấm no, bình yên, hạnh phúc của con người.

Theo ông Nguyễn Huy Dũng- Trởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Ea H’leo: ‘Nghệ thuật chiêng cổ của người Êđê đang hiện diện ở nhiều địa phương trên địa bàn huyện, phổ biến nhất tại 21/53 buôn ở các xã Ea Răl, Ea Khăl, Ea Hiao, Dliê Yang, Ea Nam và Ea Sol. Đối với người Êđê ở đây, cũng như các tộc người Tây Nguyên, chiêng không chỉ là nhạc cụ phổ biến mà còn là tài sản quý giá của gia đình, dòng họ, của tộc người, bởi vì bộ chiêng là một vật thiêng; họ tin rằng, trong mỗi chiếc chiêng đều có một vị thần trú ngụ. Theo đó, âm thanh cồng chiêng cũng mang tính thiêng, họ sử dụng nó như một ngôn ngữ để thông qua đó “đối thoại” với tổ tiên và thần linh.

“Việc bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng cần nhiều hơn nữa sự tuyên truyền của các cán bộ văn hóa có chuyên môn, giá trị đích thực của nó là việc gìn giữ nét văn hóa độc đáo, truyền thống và đó là sức mạnh của cả một tộc người, từ đó sức mạnh của cộng đồng luôn được phát huy”…

Sau đây là một số hình ảnh được PV Pháp luật Plus ghi nhận:

IMG_20230127_120522

Thiếu nữ Ê Đê trong điệu múa truyền thống tại làng Đrai Điết, xã Dliê Yang, huyện Ea Hleo (Ảnh: Ngọc Anh)

IMG_20230127_083538

Buổi biểu diễn cồng chiêng tại xã Dliê Yang, huyện Ea Hleo (Ảnh: Y Minh Niê)

IMG_20230127_083508

Sức mạnh của cộng đồng trong Sử thi Đam San của người Ê Đê được tái hiện (Ảnh: Y Minh Niê)

IMG_20230127_083453

Men say của rượu cần như lời mời gọi mùa Xuân, như những con thác từ thượng nguồn chảy về như sức mạnh của cộng đồng hợp lực lại chống trọi lại với sức mạnh của thiên nhiên thiên tai (Ảnh: Y Minh Niê)

IMG_20230127_083555

Sau một mùa vụ bội thu, người Ê Đê lại tập trung lại nhảy múa, hát ca mừng mùa Xuân đến- mùa của chồi non đang hé nở (Ảnh: Y Minh Niê)

Việc bảo tồn văn hóa cồng chiêng của người Ê Đê tại buôn Drai Điết, xã Dliê Yang, huyện Ea Hleo không những lưu giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc Ê Đê tại đây mà còn thể hiện sự tập hợp sức mạnh của nhiều người trước những việc mang tính cộng đồng.

bài liên quan
Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 39 năm: Đoàn kết – Hiện đại – Nhân văn

Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 39 năm: Đoàn kết – Hiện đại – Nhân văn

Tối ngày 12/7 tại thành phố Quy Nhơn(Bình Định), báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức chương trình Gala dinner kỷ niệm 39 năm ngày báo Pháp luật Việt Nam xuất bản số báo đầu tiên (10/7/1985-10/7/2024).
Báo Pháp luật Việt Nam: Tăng cường đoàn kết để phát triển mạnh mẽ và vững chắc

Báo Pháp luật Việt Nam: Tăng cường đoàn kết để phát triển mạnh mẽ và vững chắc

Ghi nhận kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 của Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đồng thời yêu cầu Báo tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, tăng cường đoàn kết để Báo phát triển mạnh mẽ và vững chắc hơn...
Báo Pháp luật Việt Nam góp phần phản ánh thực tiễn sinh động ở nhiều địa phương

Báo Pháp luật Việt Nam góp phần phản ánh thực tiễn sinh động ở nhiều địa phương

Trong những năm qua, bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật, Báo Pháp luật Việt Nam còn đẩy mạnh hướng về cơ sở, phản ánh thông tin từ địa phương. Những đóng góp của Báo cũng đã được nhiều lãnh đạo địa phương ghi nhận, đánh giá cao.
Sẵn sàng cho những

Sẵn sàng cho những 'bước chuyển' mới

Nhân kỷ niệm 39 năm Ngày Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) phát hành số đầu tiên (10/7/1985 - 10/7/2024), Tổng Biên tập - TS. Vũ Hoài Nam đã chia sẻ về những định hướng phát triển của PLVN trong thời gian tới.
Vinh dự là

Vinh dự là 'Cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp'

Đối với người làm báo Pháp luật Việt Nam (PLVN), ngoài mục tiêu, phương châm hành động “Vì Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” còn mang trong mình niềm tự hào đặc biệt là “Cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp”.
‘Sợi dây’ Chứng khoán APG - GKM Holdings

‘Sợi dây’ Chứng khoán APG - GKM Holdings

Mối quan hệ thân thiết của GKM – APG được "phác hoạ" thông qua hàng loạt giao dịch, góp cổ phần của GKM Holdings.
Mới nhất
Đọc nhiều
Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Ngày 23/7, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tại Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An tại xã Nghi Phong (Nghi Lộc - Nghệ An).
Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Tin bài khác
Luỹ tre biên giới sáng rực dưới ánh đèn đường biên

Luỹ tre biên giới sáng rực dưới ánh đèn đường biên

Trong thời bình, mối quan hệ “máu thịt” giữa quân và dân tồn tại ở một dạng thức khác. Với biên phòng Đồng Tháp, các anh tự hào nói về sự hiệp đồng với Nhân dân sáng như ánh đèn đường và vững chãi như luỹ tre gai xanh ngắt dọc khắp đường biên.
Phát huy vai trò Tổ tàu thuyền an toàn trong bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới biển, đảo

Phát huy vai trò Tổ tàu thuyền an toàn trong bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới biển, đảo

Giữa trùng khơi bao la, sự đoàn kết của những đội tàu thuyền chính là niềm tự hào, là động lực để ngư dân giữ vững ngư trường, giương cao cờ Tổ quốc khẳng định chủ quyền. Trên những cánh sóng bạc đầu, thành viên của các Tổ tàu thuyền an toàn là những người tiên phong bám biển, gìn giữ biển trời quê hương.
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Thuận trao tặng nhà “Tình nghĩa Quân – Dân”

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Thuận trao tặng nhà “Tình nghĩa Quân – Dân”

Chiều 5/7, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Bình Thuận phối hợp cùng địa phương trao tặng nhà “Tình nghĩa Quân – Dân” cho gia đình bà Nguyễn Thị Rớt tại thôn Dân Hoà, xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
Thiêng liêng nghĩa tình đồng đội…

Thiêng liêng nghĩa tình đồng đội…

Hàng năm, cứ mỗi dịp Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, trong tôi lại bồi hồi xúc động khi nghĩ về nghĩa tình đồng đội; nhớ khôn nguôi những người thủ trưởng, những anh em đồng đội đã cùng tôi “vào sinh ra tử” chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong những năm tháng thanh xuân đẹp đẽ nhất của cuộc đời…
Ngày hội văn hóa dân tộc Mông - Mùa hoa lê huyện Bảo Lạc sẽ diễn ra từ ngày 9/3

Ngày hội văn hóa dân tộc Mông - Mùa hoa lê huyện Bảo Lạc sẽ diễn ra từ ngày 9/3

Ngày hội văn hóa dân tộc Mông - Mùa hoa lê năm 2024 sẽ được tổ chức tại huyện Bảo Lạc, Cao Bằng trong 2 ngày 9/3 và 10/3.
Hơn 2.000 người tham gia nghe giảng pháp tại chùa Long Hưng

Hơn 2.000 người tham gia nghe giảng pháp tại chùa Long Hưng

Ngày 25/2, hội làng chùa Long Hưng diễn ra buổi pháp thoại với chủ đề “Thân khoẻ, tâm an và trí tuệ sáng” của Thượng tọa Thích Tuệ Hải với hàng nghìn người tham dự.
Người Mông tại Lâm Đồng khai hội đầu Xuân

Người Mông tại Lâm Đồng khai hội đầu Xuân

Lễ hội được cộng đồng người H'Mông và các dân tộc anh em Tày, Nùng tại thôn 10C diễn ra vào dịp Tết đến, Xuân về và duy trì 20 năm nay
Đại Đức Thích Đạo Lạc trao quà Tết cho bà con hộ nghèo, cận nghèo

Đại Đức Thích Đạo Lạc trao quà Tết cho bà con hộ nghèo, cận nghèo

Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Đại đức Thích Đạo Lạc – trụ trì chùa Khai Nguyên phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, là nguời con quê hương Trung Nguyên ( Yên Lạc- Vĩnh Phúc) với tấm lòng từ bi của mình, Đại đức đã luôn hướng về quê hương cũng như khắp các vùng miền khác với tinh thần tương thân tương ái, phát huy đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “lá lành đùm lá rách”, góp phần an sinh xã hội.
Mùa vàng quanh đỉnh Ngọc Linh

Mùa vàng quanh đỉnh Ngọc Linh

Thời gian từ cuối tháng 9 đến giữ tháng 10 là những cánh đồng quanh đỉnh núi Ngọc Linh thuộc huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) vàng rực mùa lúa chín.
Kon Tum: Người Mường đón Tết Độc lập trên vùng đất Tây Nguyên

Kon Tum: Người Mường đón Tết Độc lập trên vùng đất Tây Nguyên

Trong những ngày này, không khí Tết Độc lập ngập tràn khắp các thôn ngõ, những lá cờ Tổ quốc được treo ngay ngắn, trang nghiêm.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.