Hà Nội 24 °C
TP Hồ Chí Minh 31 °C
Hải Phòng 26 °C
Đà Nẵng 30 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 24°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 31°C
  • Hải Phòng Hà Nội 26°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 30°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Thành công và thất bại của các "siêu ủy ban"

Thương trường
01/08/2016 07:45
Theo Trung Nhân (Plo.vn)
aa
Đặc tính chính trị và nền tảng thị trường sẽ quyết định thành bại của cơ quan quản lý doanh nghiệp nhà nước.


LTS: Bộ Tài chính Việt Nam đang cố gắng tìm kiếm một mô hình quản lý vốn nhà nước và các tập đoàn nhà nước một cách hiệu quả. Báo Pháp Luật TP.HCM giới thiệu với độc giả một số mô hình ở các nước.

Quản lý tài sản nhà nước (TSNN) tại Trung Quốc và Singapore là hai bức tranh trái ngược giữa tuân theo hay đi ngược lại nền tảng cạnh tranh thị trường.

Giấc mơ “siêu ủy ban”

Mô hình Ủy ban Giám sát và Quản lý TSNN (SASAC) được Trung Quốc chính thức công bố vào tháng 3-2003, là một cơ quan ngang bộ và báo cáo trực tiếp với Quốc vụ viện Trung Quốc.

Sự ra đời của SASAC được đặt kỳ vọng thúc đẩy việc tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), tăng cường khả năng sử dụng hiệu quả TSNN.

Cơ quan này có hơn 600 chuyên viên và hiện nay đang nắm quyền quản lý đến 146 tập đoàn kinh tế và tổng công ty sử dụng vốn nhà nước. SASAC cấp trung ương không nắm quyền quản lý toàn bộ DNNN mà chỉ tập trung vào những DN lớn nhất và được đầu tư nhiều nhất trong khu vực nhà nước.

Các nhiệm vụ hoạt động của ủy ban khổng lồ này bao phủ rất nhiều khía cạnh quản lý: Xây dựng dự thảo luật và quy định đối với TSNN, thành lập các đoàn giám sát đặc biệt để giải quyết các vấn đề của DNNN, quản lý và tái cấu trúc các DNNN để giúp tăng giá trị TSNN, chỉ định và sa thải nhân sự lãnh đạo chủ chốt của các DNNN.

Ủy ban này giám sát hoạt động kinh doanh trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau: Từ các ngành vũ khí, hàng không, vũ trụ đến cả các ngành than, thép, muối và thậm chí còn lấn sang cả mua bán lụa và tác phẩm nghệ thuật. Nhiều đơn vị trực thuộc SASAS cũng có cổ phần trong các DN tư nhân. Mạng lưới quản lý và sức ảnh hưởng của SASAC bao phủ gần như toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc, theo tờ Bloomberg nhận định. SASAC được xem như một “siêu ủy ban” với quyền lực kinh tế khổng lồ, nắm trong tay quyền quản lý khối tài sản trị giá gần 16.000 tỉ USD.

Viện Nghiên cứu các nền kinh tế chuyển đổi của Phần Lan nhận định SASAC vừa mang chức năng tập trung hóa và phi tập trung hóa khu vực kinh tế nhà nước. Một mặt, SASAC chia các DNNN theo cấp bậc hành chính và đưa quyền quản lý cho các văn phòng của ủy ban này ở từng cấp bậc.

Mặt khác, bằng cách tách toàn bộ các DN cấp nhà nước ra khỏi quản lý của các bộ, ngành, ủy ban này nhắm đến xây sự giám sát và quản lý thống nhất của một cơ quan trung ương. Các DN nằm dưới sự quản lý của SASAC chiếm gần 70% toàn bộ lợi nhuận của các DNNN, tương đương 20% tổng thu của chính phủ. Chỉ riêng các tổ chức tài chính là không nằm dưới sự quản lý của SASAC.

Temasek Holdings kết thúc năm tài khóa vào tháng 7-2015 với tổng giá trị kỷ lục gần 198,5 tỉ USD (Ảnh: TODAY).
Temasek Holdings kết thúc năm tài khóa vào tháng 7-2015 với tổng giá trị kỷ lục gần 198,5 tỉ USD (Ảnh: TODAY).
Tưởng Khiết Mẫn, chủ nhiệm SASAC, hầu tòa vì cáo buộc tham nhũng  (Ảnh: TÂN HOA XÃ).
Tưởng Khiết Mẫn, chủ nhiệm SASAC, hầu tòa vì cáo buộc tham nhũng (Ảnh: TÂN HOA XÃ).

“Một thất bại khổng lồ”

Nicholas Lardy, người đã nghiên cứu về Trung Quốc hơn 30 năm qua và là chuyên gia tại Viện Kinh tế quốc tế Peterson, nhận định: “SASAC là một thất bại khổng lồ”. Dưới sự giám sát của SASAC từ năm 2003 đến năm 2015, mức thu về từ TSNN liên tục xuống dốc. Trả lời phỏng vấn tại Bắc Kinh, ông Lardy nhận định SASAC đã trở thành “một gánh nặng khổng lồ đối với tăng trưởng kinh tế” của Trung Quốc.

Sau gần 10 năm SASAC được đưa vào hoạt động, chính phủ Bắc Kinh đã phải tiến hành cải tổ ủy ban này vì không tạo ra được hiệu quả như mong muốn. Theo nghiên cứu của Viện Peterson chỉ có gần 50% các DNNN được tiến hành cổ phần hóa.

Trong khi đó, nhà nước vẫn giữ trong tay kiểm soát gần 75,4 % cổ phần toàn bộ tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước. Về lý thuyết, SASAC đáng lẽ phải cải thiện hiệu quả sử dụng TSNN. Thế nhưng trên thực tế, ủy ban này chỉ chủ yếu thực hiện giám sát quá trình cải tổ các tập đoàn nhà nước nhưng quyết sách hoạt động các trách nhiệm đối với nhà đầu tư vẫn được nắm bởi cấp quản lý của tập đoàn nhà nước này.

Kể từ khi SASAC được thành lập, chính phủ Trung Quốc được cho là ngày càng lưỡng lự trong việc ra quyết định đóng cửa các DN yếu kém. Ủy ban này liên tục xuất hiện các vấn đề bất cập như thiếu sự minh bạch về thông tin để đánh giá mức độ hiệu quả, thiếu công cụ pháp luật trong tay để thật sự tạo được sự thay đổi, chồng chéo hoạt động giữa cấp trung ương và cấp địa phương, thiếu minh bạch và quá nhiều quyền lực dẫn đến tình trạng tham nhũng và bè cánh,…

Ngay cả khi được tiến hành cải tổ, nhiều chuyên gia vẫn lo ngại đặc tính chính trị của cơ quan này sẽ cản trở những đổi mới mang tính thực chất. SASAC lại là một cơ quan nhà nước nên cách thức vận hành không dựa nhiều trên nền tảng là thị trường và lợi nhuận, dễ bị tác động bởi các yếu tố chính trị. Tờ The Eocnomist nhận định việc đẩy mạnh cổ phần hóa và thu hẹp khối DNNN sẽ đe dọa đến sự tồn tại chính trị của SASAC. Ủy ban khổng lồ này cũng có xu hướng bảo hộ thế độc quyền của DNNN và qua đó gia tăng tầm ảnh hưởng của mình. Thay vì đẩy mạnh tái cấu trúc các DNNN hoạt động không hiệu quả sang khối tư nhân, SASAC có thể lưỡng lự và để cho các tập đoàn nhà nước lớn hơn mua lại các DN nhỏ, không tạo ra sự thay đổi cần thiết đối với nền kinh tế.

Singapore: Khi nhà nước là cổ đông

Trái với sự hoạt động thiếu hiệu quả và gặp nhiều chỉ trích của SASAC, mô hình quản lý TSNN của Singapore được đánh giá rất cao và được nhiều nhà nghiên cứu xem là hình mẫu để học hỏi. Từ năm 1974, Singapore đã bắt đầu quá trình cổ phần hóa các DNNN và nhanh chóng đưa các DN này lên sàn chứng khoán. Singapore cũng tạo ra quỹ đầu tư “Temasek” để quản lý cổ phần trong các DN được cổ phần hóa. Ngày nay quỹ đầu tư này được đánh giá là một trong những mô hình quỹ đầu tư quốc gia thành công nhất trên thế giới.

Temasek Holdings hoạt động dưới hình thức DN đầu tư thương mại nằm dưới quyền sở hữu của chính phủ Singapore, nắm giữ TSNN và quản lý các khoản đầu tư của chính phủ. Tuy nhiên, theo hiến pháp của Singapore, kể cả tổng thống lẫn chính phủ nước này đều không có quyền can dự vào các quyết định kinh doanh của Temasek, trừ khi với lý do bảo vệ dự trữ tài chính ban đầu của công ty này. Bộ Tài chính Singapore đóng vai trò là cổ đông của Temasek. Quyền chỉ định, tái chỉ định hoặc sa thải các thành viên hội đồng quản trị của Temasek buộc phải thông qua sự chấp thuận của tổng thống Singapore. Việc chỉ định hay sa thải CEO của hội đồng quản trị Temasek cũng phải có sự đồng thuận của tổng thống nước này.

Khác với sự lưỡng lự của SASAC, Temasek rất cương quyết bán các TSNN hoạt động không hiệu quả và sẵn sàng đầu tư vào các công ty tư nhân hoặc công ty nước ngoài để đảm bảo tăng tính hiệu quả trong sử dụng ngân sách đầu tư. Trong số 35 DNNN ban đầu Temasek được giao trách nhiệm quản lý vốn đầu tư chính phủ, chỉ còn có 11 DN nằm trong danh sách quản lý. Số DN còn lại hoặc đã bị rút vốn đầu tư hoặc đã được cổ phần hóa hoàn toàn.

Hiện nay chỉ có 30% vốn đầu tư của Temasek nằm tại Singapore. Tuy nhiên theo CCTV, các tập đoàn có liên kết với nhà nước vẫn giữ được vị thế thống lĩnh trong nền kinh tế Singapore. Tính đến năm 2012, sau gần 40 năm hoạt động của Temasek, đóng góp của khu vực nhà nước vẫn chiếm đến gần 60% GDP quốc gia. Nổi bật trong số các tập đoàn này là các tập đoàn hàng không, viễn thông, bất động sản và ngân hàng DBS.

Theo đánh giá của Viện Peterson, sự thành công của Temasek chủ yếu nhờ giải phóng các khu vực kinh tế thống trị bởi nhà nước. Từ năm 1998, Tập đoàn viễn thông Singtel, kiểm soát bởi Temasek, đã được cạnh tranh với các tập đoàn tư nhân như M1 Limited. Tương tự trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng DBS chỉ kiểm soát 2/5 tổng tài sản các ngân hàng tư nhân trong nước. Viện Peterson nhận định hiệu quả hoạt động của DNNN, dù cho được cổ phần hóa hay không, chỉ phát triển khi dựa trên nền tảng là cạnh tranh thị trường.

bài liên quan
Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật

Chiều 23/4, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đã chủ trì cuộc họp Báo cáo tình hình triển khai công tác quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
Sẽ bỏ yêu cầu người khai hải quan nộp chứng từ bản giấy

Sẽ bỏ yêu cầu người khai hải quan nộp chứng từ bản giấy

Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan được giao rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin theo hướng số hóa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, dần tiến đến chấm dứt việc yêu cầu người khai hải quan phải nộp chứng từ giấy thuộc bộ hồ sơ hải quan khi làm thủ tục hải quan.
Căn cứ vào nguyên liệu có đủ cơ sở đưa thuốc lá làm nóng vào diện quản lý?

Căn cứ vào nguyên liệu có đủ cơ sở đưa thuốc lá làm nóng vào diện quản lý?

Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đang được các Bộ, ngành liên quan, chủ yếu là Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, và các bên khác phân tích để xem xét có đưa thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử vào diện quản lý hay không?
Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.
Đề xuất quy định mới về miễn, giảm tiền thuê đất

Đề xuất quy định mới về miễn, giảm tiền thuê đất

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, trong đó có đề xuất quy định mới về miễn, giảm tiền thuê đất.
Mới nhất
Đọc nhiều
Sản lượng điện “đạt kỷ lục mới”, toàn bộ các tổ máy nhiệt điện than được huy động

Sản lượng điện “đạt kỷ lục mới”, toàn bộ các tổ máy nhiệt điện than được huy động

Nắng nóng vẫn diễn biến tiêu cực tuần qua, nhiều kỷ lục mới về công suất cực đại (Pmax) và sản lượng điện tiêu thụ ngày đã được thiết lập.
Sở Y tế TP.HCM cảnh báo về những quảng cáo sai lệch trên Facebook

Sở Y tế TP.HCM cảnh báo về những quảng cáo sai lệch trên Facebook

Thanh tra Sở Y tế TP.HCM vừa có cảnh báo về những quảng cáo sai lệch trên Facebook có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, khi người dân bị thu hút đến các cơ sở không phép và sử dụng các kỹ thuật y tế không an toàn.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 238 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 238 tỷ USD

Trong 4 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế có nhiều khởi sắc, xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam cũng tăng so với cùng kỳ.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.