Hà Nội 29 °C
TP Hồ Chí Minh 31 °C
Hải Phòng 26 °C
Đà Nẵng 33 °C
Yên Bái 24 °C
  • Hà Nội Hà Nội 29°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 31°C
  • Hải Phòng Hà Nội 26°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 33°C
  • Yên Bái Hà Nội 24°C

Thế nào là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?

Tố tụng
06/06/2024 06:59
Nguyễn Xinh
aa
Lạm dụng chiếm đoạt tài sản là gì, hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật đang là câu hỏi bạn đọc quan tâm.

Bạn đọc Trần Quang S. (An Giang) hỏi: Tôi có mượn ô tô của một người bạn để di chuyển, gồm có cả giấy tờ xe.

Trong quá trình mượn xe, tôi khó khăn nên đã đem xe đi bán cho một người khác và giờ tôi không có khả năng trả nợ. Vậy việc làm của tôi có phải là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay không?

Thế nào là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?
Thế nào là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản? (Hình minh họa)

Pháp luật Plus trả lời:

Thế nào là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?

Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hình thức vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thực hiện do cố ý, với mục đích muốn chiếm đoạt được tài sản.

Trên thực tế hiện nay một người sau khi vay, mượn, thuê tài sản bằng các hình thức hợp đồng rồi bỏ trốn, nhưng để chứng minh họ có bỏ trốn, nhằm chiếm đoạt tài sản hay không là vấn đề còn nhiều vướng mắc trong thực tiễn áp dụng.

Dấu hiệu chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.

Ngoài ra, chủ thể của tội phạm này được quy định là người đã được chủ tài sản tín nhiệm giao cho tài sản. Cơ sở giao tài sản là hợp đồng.

Việc giao và nhận tài sản là hoàn toàn ngay thẳng. Chủ tài sản do tín nhiệm đã giao tài sản để người được giao: Sử dụng (theo hợp đồng vay, mượn, thuê); Bảo quản (theo hợp đồng trông giữ, bảo quản); Vận chuyển (theo hợp đồng vận chuyển); Gia công (theo họp đồng gia công chế biến); Sửa chữa (theo họp đồng sửa chữa) V.V..

Dấu hiệu hành vi khách quan: Hành vi khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định có thể là: Chiếm đoạt (không trả lại) tài sản đã được giao bằng thủ đoạn gian dối như giả tạo bị mất; đánh tráo tài sản; rút bớt tài sản v.v..; hoặc bỏ trốn; Không trả lại tài sản được giao khi đến hạn mặc dù có điều kiện, khả năng trả; Đã sử dụng tài sản được giao vào mục đích bất hợp pháp (như dùng vào việc buôn lậu, buôn bán hàng cấm hay đánh bạc...) và đã bị mất tài sản này nên không có khả năng trả lại. Lỗi của chủ thể khi thực hiện hành vi trên là lỗi cố ý.

Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chỉ cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khi thoả mãn một trong các dấu hiệu sau:

Tài sản (chiếm đoạt) trị giá từ 04 triệu đồng trở lên; Chủ thể đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt (có thể là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, hành vi trộm cắp tài sản hoặc hành vi chiếm đoạt khác);

Chủ thể đã bị kết án về tội được quy định tại các điều từ Điều 168 đến Điều 175 (có thể là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tài sản hoặc tội chiếm đoạt khác) hoặc về tội được quy định tại Điều 290 (các hành vi chiếm đoạt có sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử) và chưa được xoá án tích; Tài sản (chiếm đoạt) là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ (như xe máy dùng để chở khách và tiền thu được từ việc chở khách là khoản thu chính của gia đình).

Xử lý hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?

Về mức lý hình sự, căn cứ theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 (Điều này được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cụ thể như sau:

(1) Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

- Có tổ chức;

- Có tính chất chuyên nghiệp;

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Tái phạm nguy hiểm.

(3) Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

(4) Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

(5) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo đó, người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự lên đến 20 năm tù.

Về mức phạt hành chính

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

Lưu ý: Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo đó, đối với hành vi lạm dụng chiếm đoạt tài sản thì có thể bị phạt hành chính 6.000.000 đồng.

Như vậy, đối với trường hợp của bạn đang hỏi, hành vi của bạn đã cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mọi câu hỏi và tư vấn pháp luật cần được giải đáp, bạn đọc có thể gọi điện theo số: 0904309996; hoặc gửi Email: toasoan@phapluatplus.vn.

bài liên quan
Bình Dương: Giả danh Phó Giám đốc ngân hàng để chiếm đoạt hơn 60 tỷ đồng

Bình Dương: Giả danh Phó Giám đốc ngân hàng để chiếm đoạt hơn 60 tỷ đồng

Theo hồ sơ, Đặng Thị Thu Cúc tự xưng là Phó Giám đốc chi nhánh một ngân hàng tại Bình Dương và biết thông tin về nhiều thửa đất đang phát mãi để thanh toán khoản vay.
Đăng ký tham gia “Học kỳ Quân đội – Công an” giả mạo cho con, người phụ nữ bị lừa mất hơn 1,6 tỷ đồng

Đăng ký tham gia “Học kỳ Quân đội – Công an” giả mạo cho con, người phụ nữ bị lừa mất hơn 1,6 tỷ đồng

Một người phụ nữ vừa đăng ký tham gia “Học kỳ Quân đội – Công an” giả mạo cho con đã bị nhóm đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt số tiền lên đến hơn 1,6 tỷ đồng.
Ninh Bình: Công an ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo, chiếm đoạt 500 triệu đồng

Ninh Bình: Công an ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo, chiếm đoạt 500 triệu đồng

Bị đối tượng giả danh Công an gọi điện lừa đảo, anh C. đã thực hiện các thao tác theo chỉ dẫn của đối tượng, khiến tài khoản của người thân "bốc hơi" 500 triệu đồng. Rất may sau đó đã được lực lượng Công an địa phương can thiệp và giữ lại được số tiền.
Sập bẫy cuộc gọi giả mạo Công an, cụ bà bị lừa mất hơn 1 tỷ đồng

Sập bẫy cuộc gọi giả mạo Công an, cụ bà bị lừa mất hơn 1 tỷ đồng

Công an quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền là hơn 1 tỷ đồng.
Sử dụng mạng máy tính để chiếm đoạt tài sản, xử lý thế nào?

Sử dụng mạng máy tính để chiếm đoạt tài sản, xử lý thế nào?

Các đối tượng sử dụng không gian mạng để làm phương tiện thực hiện hành vi phạm tội một cách tinh vi nên cơ quan an ninh còn gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết.
Bắt giữ nhóm đối tượng sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức để lừa đảo

Bắt giữ nhóm đối tượng sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức để lừa đảo

Một nhóm đối tượng sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản vừa bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Mới nhất
Đọc nhiều
Cá độ bóng đá bị tội gì và xử phạt như thế nào?

Cá độ bóng đá bị tội gì và xử phạt như thế nào?

Ở Vệt Nam, hành vi cá độ bóng đá được coi là hành vi đánh bạc trái phép mà pháp luật nghiêm cấm. Tùy mức độ vi phạm, người tham gia cá độ bóng đá có thể bị xử phạt với các tội danh khác nhau.
Quảng Ninh: Xử phạt người phụ nữ chia sẻ thông tin sai sự thật về kỳ thi tuyển sinh

Quảng Ninh: Xử phạt người phụ nữ chia sẻ thông tin sai sự thật về kỳ thi tuyển sinh

Với những tài liệu chứng cứ thu thập được, chị L đã bị Công an tỉnh Quảng Ninh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 7,5 triệu đồng.
Nghệ An thu ngân sách nhà nước ước đạt gần 12 nghìn tỷ đồng

Nghệ An thu ngân sách nhà nước ước đạt gần 12 nghìn tỷ đồng

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước tỉnh Nghệ An ước thực hiện 11.897 tỷ đồng, đạt 74,8% dự toán.
Tin bài khác
Tuyên y án với nguyên Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Nai

Tuyên y án với nguyên Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Nai

Ngày 25/6, Tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM xét xử phúc thẩm, tuyên y án bị cáo Trần Quốc Tuấn, nguyên Giám đốc NHNN Việt Nam, chi nhánh tỉnh Đồng Nai 7 năm tù và Võ Khắc Hiển, nguyên Phó Giám đốc NHNN Việt Nam, chi nhánh tỉnh Đồng Nai 3 năm tù.
Vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn ở Hải Hậu, Nam Định: Bị cáo kháng cáo lên tòa cấp trên

Vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn ở Hải Hậu, Nam Định: Bị cáo kháng cáo lên tòa cấp trên

Bị tuyên 14 tháng tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", ông Nguyễn Đức Thiêm kháng cáo lên tòa cấp trên.
Vô ý làm lộ bí mật Nhà nước có bị truy cứu hình sự?

Vô ý làm lộ bí mật Nhà nước có bị truy cứu hình sự?

Hành vi vô ý làm lộ bí mật Nhà nước sẽ được xử lý như thế nào, đang là câu hỏi bạn đọc quan tâm.
Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước, xử lý thế nào?

Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước, xử lý thế nào?

Nhiều bạn đọc băn khoăn rằng, tội cố ý làm lộ, chiếm đoạt, mua bán tài liệu bí mật Nhà nước phải đối mặt hình phạt như thế nào?
Tham ô tài sản giá trị lớn, có cơ hội thoát án tử không?

Tham ô tài sản giá trị lớn, có cơ hội thoát án tử không?

Khung hình phạt cao nhất đối với tội danh tham ô tài sản là tử hình. Đây là hình phạt thể hiện sự nghiêm khắc, đầy tính răn đe của pháp luật.
Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là gì?

Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là gì?

Bên cạnh việc xem xét, đánh giá chứng cứ phạm tội, cơ quan tố tụng còn cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội.
Các trường hợp không khởi tố vụ án hình sự

Các trường hợp không khởi tố vụ án hình sự

Việc khởi tố vụ án hình sự là một bước quan trọng và cần thiết trong hệ thống pháp luật của nước ta. Vậy khi nào thì không cần khởi tố vụ án hình sự trong giải quyết một vụ việc?
Đề nghị tòa án cấp trên giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm

Đề nghị tòa án cấp trên giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm

Công ty Royal Lighting cho rằng, tòa phúc thẩm có những vi phạm trong thủ tục tố tụng và sai lầm trong việc áp dụng pháp luật.
Khi nào thì phải áp dụng biện pháp tạm giam?

Khi nào thì phải áp dụng biện pháp tạm giam?

Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự.Khi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này, người bị tạm giam sẽ bị cách ly khỏi xã hội một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền con người, quyền công dân.
TAND Thành phố Đà Lạt thụ lý vụ án "Di dời đường dây trung hạ thế"

TAND Thành phố Đà Lạt thụ lý vụ án "Di dời đường dây trung hạ thế"

Theo thông báo thụ lý vụ án số 06/TB-TLVA ngày 14/05/2024 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Lạt.
ha noi xu ly hon 300 truong hop vi pham giao thong qua nguon tin bao zalo

Hà Nội: Xử lý hơn 300 trường hợp vi phạm giao thông qua nguồn tin báo Zalo

(PLM) - Thực hiện Kế hoạch phát động phong trào “Toàn dân tham gia phát hiện cung cấp thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội”, theo thống kê trong vòng 1 tháng qua đã có 727 lượt tin nhắn tương tác gửi đến trang Zalo Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội để phản ánh về trật tự an toàn giao thông.
giu nguoi trong truong hop khan cap doi voi 3 doi tuong vu chan dau hanh hung tai xe xe tai tren cao toc noi bai lao cai

Giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 3 đối tượng vụ chặn đầu, hành hung tài xế xe tải trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai

(PLM) - Công an huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai mới đây đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 3 đối tượng hành hung tài xế xe tải trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
tam ngung cap can cuoc cong dan tren dia ban thanh pho ha noi

Tạm ngừng cấp Căn cước công dân trên địa bàn thành phố Hà Nội

(PLM) - Chiều ngày 24-6, Công an thành phố Hà Nội ra thông báo quan trọng liên quan đến cấp căn cước công dân mới để người dân nắm rõ.
yen bai xay dung ho thac ba dat tam khu du lich quoc te

Yên Bái: Xây dựng hồ Thác Bà đạt tầm khu du lich quốc tế

Hồ Thác Bà được ví như Hạ Long trên núi giữa đại ngàn Tây Bắc vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt quy hoạch thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc tế.
talkshow bao chi doanh nghiep can bat tay trong thoi dai so

Talkshow: Báo chí & Doanh nghiệp: Cần “bắt tay” trong thời đại số

(PLM) - Talkshow với chủ đề: “Báo chí & Doanh nghiệp: Cần “bắt tay” trong thời đại số”, các vị khách mời tham dự chương trình đều khẳng định doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan báo chí trong hành trình phát. Chương trình do Ban Doanh nhân & Pháp luật và Pháp luật Media – Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức - sự kiện rất ý nghĩa khi diễn ra tại thời điểm kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6)…