Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Bị cưỡng chế mất nhà ở, nhiều người dân xã Yên Lư kêu cứu lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang

Bạn đọc
06/05/2024 10:18
Đại Văn
aa
Nhà cửa bị cưỡng chế, phá dỡ, khiến nhiều hộ dân tại xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, Bắc Giang phải đi ở nhờ, có hộ phải dựng nhà bạt ở tạm khi nhà cửa đã không còn.

Mới đây, Pháp luật Plus- Báo Pháp Luật Việt Nam nhận được nội dung đơn thư cầu cứu của đại diện nhiều hộ dân sinh sống tại thôn An Thái, xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang cầu cứu, phản ánh về việc chính quyền xã Yên Lư tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ nhà cửa là nơi ở, mưu sinh của các hộ dân nằm trên tuyến kênh Nham Biền thuộc xã Yên Lư.

Bắc Ninh: Người dân rơi vào cảnh mất nhà, đi ở nhờ khi bị chính quyền rốt ráo cưỡng chế, phá dỡ nhà cửa
Nội dung đơn khiếu nại và kêu cứu khẩn cấp của các hộ dân.

Điều đáng nói là việc cưỡng chế của chính quyền địa phương được người dân cho là diễn ra quá gấp rút, khiến các hộ dân trở tay không kịp, nhiều tài sản bị phá dỡ hư hại, nhiều hộ gia đình bồng bế nhau đi ở nhờ nhà người thân, con đi ở nhờ nhà bố mẹ và bố mẹ đi ở nhờ nhà con cái.

Cám cảnh hơn, có hộ gia đình đành phải dựng nhà bạt trong vườn của con cháu để ở nhờ khi ngôi nhà mình sinh sống, gắn bó nhiều năm giờ đây trở thành đống gạch ngói đổ nát.

Theo đại diện các hộ dân, sau khi nhận được thông báo cũng như quyết định cưỡng chế của phía chính quyền xã Yên Lư, nhiều hộ dân đã làm đơn kiến nghị, khiếu nại nội dung quyết định gửi tới chính quyền xã Yên Lư cũng như UBND huyện Yên Dũng.

Nhưng nội dung trả lời của UBND huyện Yên Dũng chưa giải quyết được những kiến nghị của người dân thì phía chính quyền xã đã huy động máy móc, thiết bị phá dỡ hàng loạt nhà cửa, nơi ở của người dân, khiến cho họ ngơ ngác, không biết đi đâu về đâu.

Bắc Ninh: Người dân rơi vào cảnh mất nhà, đi ở nhờ khi bị chính quyền rốt ráo cưỡng chế, phá dỡ nhà cửa
Một số quyết định buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả của UBND xã Yên Lư.

Cụ thể, đơn cử đối với trường hợp hộ gia đình anh Tạ Ngọc Ánh, trú tại thôn Yên Tập, xã Yên Lư bị chính quyền xã Yên Lư ban hành Quyết định số 18/QĐ-KPHQ, ngày 03/02/2024, do bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch UBND xã Yên Lư ký buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra đối với ông Tạ Ngọc Ánh.

Một trường hợp khác tương tự như đối với hộ gia đình bà Nguyễn Thị Diện (79 tuổi), trú tại thôn Tân Sơn 1, xã Yên Lư, huyện Yên Dũng. Bà Diện là vợ của liệt sỹ là Ngô Quang Huy đã hị sinh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.

Tại buổi làm việc với phóng viên Pháp Luật Việt Nam, bà Diện nói trong nghẹ ngào "Tôi từng này tuổi rồi, đã sinh sống, mưu sinh trên mảnh đất đấy hàng chục năm nay, trước kia là khu đất hoang, sau đó được các con xây cho ngôi nhà nhỏ để ở, bán hàng tạp hoá mưu sinh qua ngày.

Nhưng giờ chính quyền ban hành quyết định cưỡng chế, phá dỡ mà không có một chính sách hỗ trợ, bồi thường, nói phá là phá thì giờ tôi biết đi đâu ở đâu".

Bắc Ninh: Người dân rơi vào cảnh mất nhà, đi ở nhờ khi bị chính quyền rốt ráo cưỡng chế, phá dỡ nhà cửa
Các hộ dân tại buổi làm việc với phóng viên Pháp Luật Việt Nam.

"Các gia đình khác thì phá dỡ hết rồi, nhà tôi thì cũng chuẩn bị phá, những người ấy phải đi ở nhờ, người thì ở nhờ nhà bố mẹ, cũng có nhà thì bố mẹ đi ở nhờ nhà con cái, có gia đình nhà ông Tưởng thì căng bạt trong vườn của người cháu để ở nhờ. Nhiều người dân ở đây khổ sở khi bị phá dỡ hết nhà rồi", bà Diện thất thần nói.

Theo tìm hiểu, xác minh của phóng viên, hộ gia đình anh Tạ Ngọc Ánh, anh Nguyễn Văn Hùng là hai hộ gia đình đã bị chính quyền cưỡng chế phá dỡ nhà và đi ở nhờ nhà bố mẹ đẻ.

"Tôi thì về ở tạm nhà bố mẹ tôi, vợ thì về ngoại, các con tôi thì đi học, ngày ở trường, tối về thì mẹ nó đón về ngoại. Nhà không còn để về nữa", anh Ánh nói trong nước mắt.

Tượng tự gia đình anh Ánh, anh Nguyễn Văn Hùng cùng với vợ con cũng phải khăn gói đi ở nhà bố mẹ đẻ. "Ngôi nhà bị phá dỡ rồi, đấy là nơi vợ chồng tôi mưu sinh nuôi các cháu ăn học.

Nay bị phá dỡ hết không còn cái gì cả. Bây giờ mọi sinh hoạt đều ở nhà ông bà, gia đình tôi cũng không biết ở đâu nữa", anh Hùng buồn bã nói.

Bắc Ninh: Người dân rơi vào cảnh mất nhà, đi ở nhờ khi bị chính quyền rốt ráo cưỡng chế, phá dỡ nhà cửa
Bắc Ninh: Người dân rơi vào cảnh mất nhà, đi ở nhờ khi bị chính quyền rốt ráo cưỡng chế, phá dỡ nhà cửa
Nhiều ngôi nhà ở của người dân bị cưỡng chế phá dỡ trở thành đống đổ nát, hoang tàn.

Chưa hết thất thần trước sự việc ngôi nhà gắn bó với hai vợ chồng và hai đứa con bỗng một ngày trở thành đống đổ nát, ông Quản Văn Tưởng (55 tuổi), trú tại thôn An Thái buồn rầu nói "Ở cái tuổi này rồi, không nhà không cửa, con cái đi học xa, vợ chồng tôi phải ở nhà một góc vườn của người cháu. Cháu nó (con anh Tưởng) đi học trên Hà Nội đến giờ cũng không biết nhà cửa bị đập hết rồi".

Theo như nội dung đơn trình bày của đại diện các hộ dân, sau khi nhận hàng loạt các quyết định của UBND xã Yên Lư, đại diện các hộ dân đã làm Đơn kiến nghị gửi tới lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang, UBND huyện Yên Dũng đề nghị làm rõ việc xác minh nguồn gốc đất cũng như những tài sản gắn liền trên đất đối với những trường hợp bị cưỡng chế và kiến nghị các cơ quan chức năng địa phương rà soát, kiểm tra, xác minh để có phương án, hỗ trợ, bồi thường cho các hộ dân bị phá dỡ nhà cửa, đặc biệt đối với các hộ không có nhà ở, đất ở, sau khi bị cưỡng chế.

Bắc Ninh: Người dân rơi vào cảnh mất nhà, đi ở nhờ khi bị chính quyền rốt ráo cưỡng chế, phá dỡ nhà cửa
Những công trình bị phá dỡ tồn tại hàng chục năm, nằm ngay cạnh cổng trụ sở UBND xã Yên Lư.

Bởi theo trình bày của người dân, về nguồn gốc đất và nhà ở gắn liền trên đất do đời cha ông để lại từ năm 1970 đến nay, nhiều hộ gia đình làm nhà ở từ trước năm 1980 đến nay không vi phạm về xây dựng, không bị chính quyền ban hành bất cứ một quyết định xử phạt bi phạm hành chính về xây dựng. Đất được người dân ở sinh sống ổn định qua nhiều thế hệ (Từ đời ông bà, để lại cho bố mẹ, bố mẹ để lại cho con cái).

"Những ngôi nhà bị phá dỡ không đơn thuần là nơi ở qua nhiều thế hệ người dân chúng tôi mà đối với nhiều hộ dân, cụ thể như gia đình bà Diện, bà Thảo, tuổi đã cao 80, 90 tuổi rồi, các bà ở nhà bán hàng tạp hoá kiếm đồng ra đồng vào mưu sinh ở đó hàng chục năm nay rồi, giờ phá dỡ hết cả các bà ấy cũng không biết đi đâu, về đâu, cũng chỉ đi ở nhà các nhà con cháu những ngày tháng tuổi già", ông Dương Công Khải, đại diện các hộ dân cũng là hộ gia đình có nhà bị phá dỡ cho hay.

Nói về việc nhận quyết định cưỡng chế của phía chính quyền xã Yên Lư, nhiều người dân tỏ quan điểm bức xúc, bất bình trước nội dung quyết định "buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính".

Bắc Ninh: Người dân rơi vào cảnh mất nhà, đi ở nhờ khi bị chính quyền rốt ráo cưỡng chế, phá dỡ nhà cửa
Ông Quản Văn Tưởng (55 tuổi), trú tại thôn An Thái, xã Yên Lư bị chính quyền phá dỡ nhà cửa, hiện gia đình ông Tưởng đi ở nhờ trong căn nhà bạt dựng tạm trong một khu vườn của người cháu.

"Chúng tôi luôn ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, việc thực hiện giải tỏa, hay bất cứ một chương trình, chính sách nào chúng tôi đều ủng hộ, nhưng phía chính quyền xã Yên Lư thực hiện cưỡng chế phá dỡ mà không quan tâm đến đời sống của người dân sau này thì không thể chấp nhận được.

Các hộ dân chúng tôi cũng không có đất ở, nhà ở nơi khác, nhà cửa bị phá dỡ hết rồi thì chúng tôi biết đi đâu, về đâu", anh Nguyễn Văn Hùng trú tại thôn Tân Sơn 1, xã Yên Lư, là một trong những hộ gia đình bị chính quyền cưỡng chế, phá dỡ nhà cửa, bức xúc nói.

"Nguồn gốc đất mà các hộ dân chúng tôi xây dựng nhà cửa sinh sống ổn định hàng chục năm, không hề bị một cơ quan chức năng nào nhắc nhở hay có bất kỳ quyết định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng nào, thế mà phía chính quyền xã lại ra quyết định "buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính... Trong khi đó, có những ngôi nhà bị cưỡng chế nằm trước cổng UBND xã, nó tồn tại hàng chục năm nay", anh Ánh bức xúc.

UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo gì?

Được biết, sau khi tiếp nhận những nội dung kiến nghị của đại diện các hộ dân, ngày 16/1/2024, UBND tỉnh Bắc Giang đã có nội dung Văn bản số 269/UBND-TCD về việc xem xét, giải quyết vụ việc của ông Dương Công Khải và một số công dân gửi tới Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng.

Nội dung Văn bản nêu rõ "Tại phiên tiếp công dân ngày 15/1/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh: Ông Dương Công Khải, ông Dương Ngọc Điền, ông Trần Thanh Tuấn, ông Tạ Ngọc Ánh và bà Đào Thị Hoà cùng trú tại xã Yên Lư, huyện Yên Dũng đến phản ánh về việc UBND huyện Yên Dũng thu hồi đất, giải toả các công trình trên đất để thực hiện Dự án cứng hoá kênh Nham Biền không đúng trình tự, thủ tục theo quy định".

Bắc Ninh: Người dân rơi vào cảnh mất nhà, đi ở nhờ khi bị chính quyền rốt ráo cưỡng chế, phá dỡ nhà cửa
Văn bản chỉ đạo giải quyết vụ việc của UBND tỉnh Bắc Giang nêu rõ "xem xét, xác minh, làm rõ về tài sản trên đất, đặc biệt đối với những hộ không có nhà ở, đất ở nào khác để xử lý, giải quyết theo quy định của pháp luật...

"Sau khi nghe công dân trình bày và ý kiến của các đại biểu tiếp công dân, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu Chủ tịch UBDN huyện Yên Dũng thực hiện một số nội dung sau: Chỉ đạo rà soát lại nguồn gốc, diễn biến, quá trình sử dụng đất, hiện trạng và việc xử lý vi phạm (nếu có) đối với từng trường hợp.

Quá trình giải quyết phải khách quan, công khai, minh bạch, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân; trong đó xem xét, xác minh, làm rõ về tài sản trên đất, đặc biệt đối với những hộ không có nhà ở, đất ở nào khác để xử lý, giải quyết theo quy định của pháp luật...", nội dung Văn bản nêu.

Nhằm làm rõ những nội dung đơn thư bạn đọc nêu, phóng viên Pháp luật Việt Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND xã Yên Lư, tại buổi làm việc bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch UBND nhân xã Yên Lư cho biết "Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Yên Dũng phía xã đã thành lập các tổ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng thực hiện dự án kênh tiêu thoát lũ Nham Biền".

Theo lời bà Nga, liên quan đến sự việc này còn có 6 hộ không đồng tình với việc cưỡng chế, sau đó phía chính quyền đã thực hiện các bước cưỡng chế đối với các hộ gia đình này. Duy nhất còn một hộ gia đình chưa thực hiện cưỡng chế đó là hộ gia đình bà Diện chưa phá dỡ.

"Đối với hộ gia đình bà Diện, thuộc diện gia đình liệt sỹ, chúng tôi đang xin ý kiến của lãnh đạo tỉnh để có chính sách cho bà Diện. Phía xã hiện cũng đã tìm được nhà cho bà Diện thuê ở sau khi thực hiện tháo dỡ ngôi nhà bà Diện hiện đang sinh sống", bà Nga cho hay.

Khi phóng viên đặt câu hỏi về việc phía chính quyền xã có thực hiện kiểm tra, rà soát đối với từng hộ dân không có nhà ở, đất ở trước khi cưỡng chế theo nội dung Văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Giang hay không?

bà Nga cho hay: "Các hộ dân trong diện phá dỡ đều có đất ở hoặc nhà ở nơi khác. Riêng có hộ gia đình bà Diện phía xã đang xin ý kiến để có chính sách hỗ trợ cho gia đình bà Diện".

Trước những thông tin được phía chính quyền xã Yên Lư đưa ra, các hộ dân bức xúc phản biện, cho rằng, phía chính quyền xã không hề kiểm tra, xác minh, rà soát về việc các hộ dân có đất ở hoặc nhà ở nơi khác.

Các hộ dân chúng tôi như gia đình các ông Chi, ông Tưởng, ông Chúc bà Bé, bà Diện...bị cưỡng chế xong không có nhà để ở cũng như đất ở, phải đi ở nhờ nhà người thân, có nhà còn dựng nhà bạt tạm trong vườn nhà người khác để ở", anh Ánh bức xúc nói.

Liên quan đến một số hộ dân cung cấp giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất (sổ xanh) của một số hộ dân, một cán bộ phòng Quản lý đô thị huyện Yên Dũng cho hay, những nội dung trên sổ xanh này không xác định rõ vị trí, thửa đất, do đó không thể xác định được diện tích đất này có nằm trong diện thực hiện dự án hay không, từ đó không thế xác định được các chính sách hỗ trợ theo quy định đối với các hộ dân này.

Đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc, xác minh làm rõ những kiến nghị của người dân, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân không bị xâm hại.

Báo Pháp Luật Việt Nam tiếp tục thông tin về sự việc.

bài liên quan
Bắc Giang: Vi phạm phòng cháy, chữa cháy, 4 doanh nghiệp bị xử phạt 350 triệu đồng

Bắc Giang: Vi phạm phòng cháy, chữa cháy, 4 doanh nghiệp bị xử phạt 350 triệu đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã xử phạt vi phạm hành chính 350 triệu đồng trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy đối với 4 doanh nghiệp.
Khiếu nại của các hộ dân Khu tập thể Cục Vận tải (Bộ Quốc Phòng): Mòn mỏi vì bị kéo dài

Khiếu nại của các hộ dân Khu tập thể Cục Vận tải (Bộ Quốc Phòng): Mòn mỏi vì bị kéo dài

Một số hộ dân bị thu hồi đất phục vụ Dự án xây dựng đường vành đai 1 đoạn Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái (Dự án) cho rằng, quá trình thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với các hộ dân…chưa được cơ quan chức năng quận Hai Bà Trưng và TP.Hà Nội giải quyết thỏa đáng, thời gian kéo dài khiến quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Vì sao chưa thể giải phóng mặt bằng cho dự án Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh?

Vì sao chưa thể giải phóng mặt bằng cho dự án Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh?

Dự án đường Vành đai 3 tại TP Hồ Chí Minh là một trong những dự án trọng điểm của quốc gia, tuy nhiên, đến nay, việc giải phóng mặt bằng vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện dự án và kế hoạch hoàn thành toàn bộ dự án theo dự kiến vào năm 2026.
Bắc Giang khẩn cấp cách ly người tiếp xúc gần với nữ sinh mắc bệnh bạch hầu

Bắc Giang khẩn cấp cách ly người tiếp xúc gần với nữ sinh mắc bệnh bạch hầu

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bắc Giang cho biết, địa phương này vừa phát hiện trường hợp nữ sinh M.T.B, 18 tuổi, hiện tạm trú tại huyện Hiệp Hòa, dương tính với bệnh bạch hầu. Hiện tại, các trường hợp có tiếp xúc gần với bệnh nhân B. đã được đưa vào khu vực cách ly
INTERPOL Việt Nam bàn giao đối tượng truy nã tại Hàn Quốc cho Công an Bắc Giang

INTERPOL Việt Nam bàn giao đối tượng truy nã tại Hàn Quốc cho Công an Bắc Giang

Tổ công tác của Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (INTERPOL Việt Nam) đã tổ chức bàn giao đối tượng truy nã Nguyễn Văn Tấn (vừa được tiếp nhận, dẫn giải từ Hàn Quốc về Việt Nam) cho Công an tỉnh Bắc Giang.
Bắc Giang: Cần cơ chế “đặc thù” tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến và sản xuất gỗ

Bắc Giang: Cần cơ chế “đặc thù” tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến và sản xuất gỗ

Trồng rừng và chế biến gỗ là một ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Yên Thế, tuy nhiên, do nhu cầu mở rộng nhà xưởng phát triển sản xuất mà không ít cơ sở để xảy ra hiện tượng vi phạm luật đất đai. Cần có một cơ chế “đặc thù” hướng dẫn để các cơ sở sản xuất khắc phục vi phạm, hoàn thiện mô hình sản xuất theo quy định của pháp luật.
Mới nhất
Đọc nhiều
Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Ngày 23/7, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tại Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An tại xã Nghi Phong (Nghi Lộc - Nghệ An).
Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Tin bài khác
Hà Nam: Công an vào cuộc xác minh các sản phẩm, thực phẩm chức năng do Công ty Minh Vương gia công sản xuất

Hà Nam: Công an vào cuộc xác minh các sản phẩm, thực phẩm chức năng do Công ty Minh Vương gia công sản xuất

Công an huyện Kim Bảng vào cuộc xác minh những dấu hiệu bất thường về sản xuất, in ấn trên bao bì và quảng cáo một số sản phẩm, thực phẩm chức năng do Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Minh Vương gia công, sản xuất.
Phú Thọ: Bar New TPT Club hoạt động khi chưa đủ điều kiện kinh doanh

Phú Thọ: Bar New TPT Club hoạt động khi chưa đủ điều kiện kinh doanh

Dù chưa được cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh vũ trường, quán bar, thế nhưng, từ đầu năm 2024, quán bar New TPT Club vẫn công khai hoạt động. Đáng nói, khi trao đổi với phóng viên, lãnh đạo chính quyền địa phương lại không hề nắm rõ về các quy định, các thủ tục, điều kiện để quán bar, vũ trường được phép hoạt động.
Quảng Ninh: Nhiều sai phạm trong việc thực hiện quy hoạch chung và quy hoạch xây dựng tại TP.Cẩm Phả

Quảng Ninh: Nhiều sai phạm trong việc thực hiện quy hoạch chung và quy hoạch xây dựng tại TP.Cẩm Phả

Vừa qua, Thanh tra tỉnh Quảng Ninh đã ban hành kết luận thanh tra về việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng trên địa bàn TP.Cẩm Phả giai đoạn 2015-2022.
Cần giải quyết dứt điểm kiến nghị của người dân tại huyện Đông Anh

Cần giải quyết dứt điểm kiến nghị của người dân tại huyện Đông Anh

Ông Phạm Thanh Nhung đề nghị các cấp chính quyền xem xét giải quyết dứt điểm và làm hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình ông bởi diện tích đất 42m2 được bố ông mua lại của bà Cõn có giấy tờ rõ ràng.
Kiên Giang:   “Đất tặc” hoành hành, nhiều nơi ở Phú Quốc “đất biến thành ao”

Kiên Giang: “Đất tặc” hoành hành, nhiều nơi ở Phú Quốc “đất biến thành ao”

Thoạt nhìn cứ nghĩ là ao hồ nước đọng, tuy nhiên khi hỏi người dân địa phương mới biết rõ đó là hệ lụy của nạn “đất tặc” để lại. Những hố nước sâu hoáy đến 3-4 mét có đường kính chừng 8-10m đã làm biến dạng nhiều mặt nền đất ở Phú Quốc
Đất chưa bồi thường, vì sao UBND tỉnh Bình Thuận cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho chủ đầu tư?

Đất chưa bồi thường, vì sao UBND tỉnh Bình Thuận cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho chủ đầu tư?

Đất chưa bồi thường cho người dân nhưng UBND tỉnh Bình Thuận đã cấp sổ đỏ cho doanh nghiệp khiến cho phát sinh khiếu kiện kéo dài.
(Sóc Sơn – Hà Nội): Chuyển hồ sơ sang công an vụ Chủ tịch HĐND xã Quang Tiến bị tố cáo

(Sóc Sơn – Hà Nội): Chuyển hồ sơ sang công an vụ Chủ tịch HĐND xã Quang Tiến bị tố cáo

Thông tin từ Phòng TNMT huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội cho biết: Vụ việc Chủ tịch HĐND xã Quang Tiến bị tố cáo có dấu hiệu lợi dụng quyền hạn chiếm đoạt tài sản; làm giả hồ sơ giấy tờ; làm giả các tài liệu giao dịch để làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được chuyển hồ sơ sang cơ quan công an thụ lý.
Quảng Ninh: UBND TP.Cẩm Phả nói gì về vụ việc tranh chấp đất đai tại phường Cẩm Sơn?

Quảng Ninh: UBND TP.Cẩm Phả nói gì về vụ việc tranh chấp đất đai tại phường Cẩm Sơn?

Ngày 1/7, UBND TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản phúc đáp nội dung đơn của công dân Trần Tiến Trường đối với việc cấp các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại một số thửa đất.
Mường Ảng (Điện Biên): Người dân “sống trong sợ hãi” khi doanh nghiệp nổ mìn khai thác đá

Mường Ảng (Điện Biên): Người dân “sống trong sợ hãi” khi doanh nghiệp nổ mìn khai thác đá

Công ty TNHH Tới Hạnh được cấp phép khai thác đá tại xã Búng Lao, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên trong thời gian 18 năm. Tuy nhiên, mới khai thác được hơn 2 năm mỏ đá đã bị người dân phản ứng gay gắt vì nổ mìn khai thác đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản cũng như sinh hoạt của họ.
Lộ diện doanh nghiệp trúng hàng loạt gói thầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá với tỷ lệ siêu tiết kiệm

Lộ diện doanh nghiệp trúng hàng loạt gói thầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá với tỷ lệ siêu tiết kiệm

Công ty Cổ phần phát triển Việt Hùng bị phản ánh là nhà thầu quen mặt với nhiều đơn vị nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá như: Sở VHTT&DL; Ban QLDA &XD các công trình dân dụng và công nghiệp Thanh Hóa; Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Yên Định; Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Nga Sơn… với điệp khúc “một mình một ngựa” trúng nhiều gói thầu với giá siêu tiết kiệm.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.